Giáo án tổng hợp lớp 3 - Tuần 9 năm 2011

Giáo án tổng hợp lớp 3 - Tuần 9 năm 2011

I. Mục đích:

:- Đọc đúng rành mạch đoạn văn, bài văn đã học(tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/1phút) trả lời được 1 CH về nội dung đoạn, bài.

-Tìm đúng những sư vật dược so sánh với nhau trong các câu đã cho BT2.

-Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh BT3.

*HS khá giỏi: đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 55 tiếng /1phút)

 

doc 130 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 713Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp lớp 3 - Tuần 9 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Thứ –Ngày
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Lồng ghép
HAI
 17/10
1
Tập đọc
Ôn tập (tiết 1)
2
Kể chuyện
Ôn tập (tiết 2)
3
Toán
Góc vuông,góc không vuông
4
Đạo đức
Chia sẻ vui buồn cung bạn
GDKNS
BA
18/10
1
Chính tả
Ôn tập (tiết 3)
2
Tập đọc
Ôn tập (tiết 4)
3
Toán
Thực hành nhận biết và vẽ góc vuông
4
TNXH
Ôn tập-KT con người và sức khỏe
TƯ
19 /10
1
LTVC
Ôn tập (tiết 5)
2
Toán
Đề-ca-mét,Hec-tô-mét.
3
Thủ công
Ôn tập chương I
NĂM
20/10
1
Chính tả
Ôn tập (tiết 6)
2
Toán
Bảng đơn vị đo dộ dài
3
TẬP VIẾT
Kiểm tra đọc
4
TNXH
Ôn tập
SÁU
21 /10
1
TLV
Kiểm tra viết
2
Toán
Luyện tập
3
SHL
Ngày soạn : ngày 14 tháng 10. năm 2011
Ngày dạy : Thứ hai, ngày 17. tháng 10. năm 2011
TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN
ÔN TẬP
KIỂM TRA TẬP ĐỌCVÀ HỌC THUỘC LÒNG(Tiết 1). 
I. Mục đích: 
:- Đọc đúng rành mạch đoạn văn, bài văn đã học(tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/1phút) trả lời được 1 CH về nội dung đoạn, bài.
-Tìm đúng những sư vật dược so sánh với nhau trong các câu đã cho BT2.
-Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh BT3.
*HS khá giỏi: đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 55 tiếng /1phút)
II.Chuẩn bị: 
 Phiếu viết tên từng bài tập đọc ( không có yêu cầu bài HT).
 Từ tuần 1 đến tuần 8 sách Tiếng Việt 3, tập một.
III. Lên lớp: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định: 
2/ KTBC: 
3/Bài mới: 
a/ Giới thiệu: Nội dung học tập trong tuần ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt trong 8 tuần đầu của học kì 1. 
b/ Kiểm tra tập đọc: 
-GV căn cứ vào số HS trong lớp, phân phối thời gian hợp lí để mỗi HS đều có điểm, Cách kiểm tra như sau: 
-Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc ( sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 2 phút ) 
-HS đọc 1 đoạn theo chỉ định trong phiếu.
-GV đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc –nhận xét – ghi điểm. 
c/ Bài tập 2: 
-GV mở bảng phụ đã viết 3 câu văn, mời 1 HS phân tích câu 1 làm mẫu: 
-Tìm hình ảnh so sánh (nói miệng): 
+GV gạch dưới tên 2 sự vật được so sánh với nhau: Hồ - chiếc gương.
-Lời giải đúng 
+Hồ nước như một chiếc gương bầu dục lớn khổng lồ.
+Cầu Thê Húc cong cong như con tôm.
+Con rùa đầu to như trái bưởi.
d/ Bài tập 3: 
Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo thành hình ảnh so sánh.
(một cánh diều, những hạt ngọc, tiếng sáo.)
*HS khá giỏi: đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 55 tiếng /1phút)
4.Củng cố – dặn dò: 
GV nhận xét tiết học. Khuyến khích HS về học thuộc những câu văn có hình ảnh so sánh.
Nhắc HS đọc lại các truyện đã học trong các tiết tập đọc từ đầu năm, nhớ lại các câu chuyện được nghe trong các tiết TLV, chọn kể lại 1 câu chuyện trong giờ học tới.
-HS lắng nghe.
-Một HS đọc thành tiếng yêu cấu của bài tập. Cả lớp theo dõi trong SGK
-HS phân tích câu 1 làm mẫu 
-Hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ.
Giải vào nháp 
4 HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến , cả lớp nhận xét.
+Hồ - chiếc gương bầu dục khổng lồ.
+Cầu Thê Húc - con tôm.
+Đầu con rùa - trái bưởi.
-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập. Cả lớp theo dõi SGK.
-Giải vào vở. 
-2HS lên bảng thi viết. Sau đó từng em đọc lại bài làm.
Cả lớp nhận xét .
+Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời như một cánh diều.
+Tiếng gió rừng vi vu như tiếng sáo.
+Sương sớm long lanh như những hạt ngọc.
ÔN TẬP
KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG(Tiết 2).
I.Mục đích yêu cầu: 
-Mức độ yêu cầu về kỹ năng đọc như tiết 1.
-Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai là gì?(BT2)
-Kể lại được từng đoạn câu chuyện đã học(BT3)
II. Chuẩn bị: 
-Phiếu ghi tên từng bài tập đọc .
-Bảng phụ. 
III. Các hoạt động trên lớp 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Giới thiệu: Củng cố kiến thức ở môn Tiếng Việt. 
2/ Kiểm tra tập đọc: (1/ 4 số HS) thực hiện như ở tiết 1.
3.Bài tập:
Bài tập 2: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm.
- GV nhắc HS: Để làm đúng bài tập, các em phải xem các câu văn được cấu tạo theo mẫu câu nào. Trong 8 tuần vừa qua các em đã học những mẫu câu nào? 
-GV nhận xét, viết lên bảng câu hỏi đúng.
 Bài tập 3: Kẻ lại một câu chuyện đã học trong 8 tuần đầu.
4/ Củng cố, dặn dò: GV khen ngợi, biểu dương những HS kể chuyện hấp dẫn, nhắc những HS chưa KT đọc hoặc KT chưa đạt Y/C về nhà tiếp tục luyện đọc.
- 1-2 em đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo.
-Ai là gì? Ai làm gì? 
-HS giải vào vở.
-Nhiều HS tiếp nối nhau nêu câu hỏi mình đặt được.
-2 HS đọc lại 
a/ Ai là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường?
b/ Câu lạc bộ thiếu nhi là gì? 
-1 em đọc yêu cầu của bài.
-HS nêu tên truyện đã học. 
-Truyện trong tiết tập đọc: 
Cậu bé thông minh; Ai có lỗi?; Chiếc áo len; Chú sẻ và bông hoa bằng lăng; Người mẹ; Người lính dũng cảm; Bài tập làm văn; Trận bóng dưới lòng đường; Lừa và ngựa; Các em nhỏ và cụ già. 
-Truyện trong tiết TLV: Dại gì mà đổi,
-HS tự chọn nội dung để kể 1 đoạn.
-HS thi đua kể. 
-Cả lớp nhận xét.
TOÁN
GÓC VUÔNG, GÓC KHÔNG VUÔNG
I/ Mục tiêu
-Bước đầu có biểu tuợng về góc, góc vuôpng, góc không vuông.
-Biết sử dụng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông(theo mẫu).
-Ham thích học Toán.
II/ Chuẩn bị: Ê ke-thước góc. 
III/ Các hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ On định: 
2/ KTBC: Luyện tập.
-KT việc sửa bài tập.
-Trong phép chia hết, muốn tìm số chia ta phải làm sao?
-Nhận xét.
3/ Bài mới: 
GT bài: Ghi tựa
a/ GT cho HS xem hình ảnh của 2 kim đồng hồ tạo thành 1 góc vuông.
‰ 
-GV đưa ra hình vẽ góc.
b/ GT góc vuông và góc không vuông.
-GV vẽ 1 góc vuông:AOB. A
 O B 
Và GT đây là góc vuông, sau đó GT tên đỉnh, cạnh của góc vuông.
Ta có góc vuông: AOB
+Đỉnh O
+Cạnh OA, OB 
c/ GT êke.
GV cho HS xem xét êke và GT đây là êke.
Dùng để nhận biết hoặc KT góc vuông, hoặc góc không vuông.
Thực hành bài tập: 
Bài 1: Dùng êke vẽ góc vuông, góc không vuông.
Bài 2: Nêu tên đỉnh và cạnh của mỗi góc sau:
Bài 3: Trong hình tứ giác MNPQ góc nào là góc vuông, góc nào là góc không vuông.
Nhận xét ghi điểm. 
BT 4 trang 42.Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
GV cho HS chơi trò chơi (GV chia lớp làm 2 đội)
*Bài tập làm thêm(nếu còn thời gian)
Còn thời gian GV cho HS GV cho HS nêu tên đỉnh và cạnh góc vuông;tên đỉnh và cạnh các góc không vuông của hình:MDN;PEQ;XGY
4/ Củng cố, dặn dò: 
-Cho 1 số hình để HS KT góc vuông và góc không vuông.
HS lên bảng sửa bài 4.
Khoanh tròn vào chữ B.
Đồng hồ ghi 1 giờ 25’
..... ta lấy số bị chia, chia cho thương.
HS quan sát để có biểu tượng về góc gồm có 2 cạnh xuất phát từ 1 điểm.
-HS nêu hai tác dụng của êke. 
+ Dùng êke để KT góc vuông HS dùng êke để KT trực tiếp 4 góc của hình chữ nhật, là có góc vuông hay không?
+Dùng êke để vẽ góc vuông, có đỉnh O, có cạnh OA và OB.
-Đặc tính góc vuông của êke trùng với đỉnh O, vẽ cạnh OA và cạnh OB theo cạnh của êke, ta được góc vuông đỉnh O, cạnh OA và OB.
- Cho HS tự vẽ góc vuông đỉnh M, cạnh MC và MD vào vở.
- Cả lớp quan sát, sau đó HS nêu tên đỉnh và cạnh của mỗi góc chẳng hạn: --Góc vuông đỉnh A, cạnh AD. AE
-Góc không vuông đỉnh B, cạnh BG và BH.
Góc không vuông đỉnh B, cạnh BG và BH.
Góc không vuông đỉnh C, cạnh CI và CK.
-Góc vuông đỉnh A, cạnh AD và AE.
-Góc vuông trong hình có đỉnh M, đỉnh Q, các góc không vuông trong hình có đỉnh N, P.
Hai đội lên thi làm
 Đội 1 Đội 2
A. 1 C. 3 A. 1 C. 3
B. 2 D. 4 B. 2 D.4
ĐẠO ĐỨC(Tiết 1-2)
CHIA SẺ BUỒN VUI CÙNG BẠN
 (GDKNS)
I/ Mục tiêu
- Biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, buồn
- Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn.GDKNS:KN lắng nghe ý kiến của ban;KN thể hiện sự cảm thông chia sẻ.
- Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày.
* HS khá giỏi: Hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn
II/ Chuẩn bị: 
Tranh minh hoạ cho tình huấn cho từng hoạt động (tiết 1).
III/ Các hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định: 
2/ KTBC: Quan tâm anh chị em trong gia đình.
Nhận xét.
3/ Bài mới: 
a.Khám phá:Gọi HS kể lại những chuyện vui buồn của các em.Lúc đó em làm thế nào?GV chốt lại và giới thiệu bài-Ghi tựa.
b.Kết nối:
Hoạt Động1: Thảo luận phân tích tình huống.
Cách tiến hành.
1/ Yêu cầu HS QS tranh tình huống và cho biết nội dung.
-GV GT tình huống: đặt câu hỏi.
-Nếu là bạn cùng lớp với ÂN, em sẻ làm gì để an ủi, giúp đỡ bạn? Vì sao?
GV kết luận: Khi bạn có chuyện buồn, em cần động viên, an ủi bạn hoặc giúp đỡ bạn bằng những việc phù hợp với khả năng (như giúp bạn chép bài, giảng lại bài cho bạn nếu bạn nghỉ học; giúp bạn làm tốt việc nhà...), để bạn có thêm sức mạnh vược qua khó khăn.
c.Thực hành:
Hoạt Động 2: Đóng vai:
 -GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm HS xây dựng kịch bản và đóng vai trong một các tình huống.
GV kết luận: 
-Khi bạn có chuyện vui, cần chúc mừng, chung vui với bạn.
-Khi bạn có chuyện buồn, cần an ủi động viên và giúp bạn bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
Họat Động 3: Cách tiến hành:
GV lần lượt đọc từng ý kiến.
a/ Chia sẻ vui buồn cùng bạn làm thêm thân thiết, gắn bó.
b/ Niềm vui, nỗi buồn là của riêng mỗi người, không nên chia sẻ với ai.
c/ Niềm vui sẽ được nhân lên, nỗi buồn sẽ được vơi đi nếu được cảm thông chia sẻ.
d/ Người không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của bạn bè thì không phải là người bạn tốt.
đ/ Trẻ em có quyền được hổ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn.
e/ Phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn có hoàn cảnh khó khăn là vi phạm quyền trẻ em.
*GV kết luận: 
-Các ý kiến a, c, d, đ, e.là đúng.
-Y kiến b là sai.
Tiết 2
Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến: 
-Yêu cầu học sinh suy nghĩ và bày tỏ ý kiến của mình theo các tình huống sau. Sau đó giáo viên đưa ra đán án đúng và kết hợp giáo dục. 
Tình huống1: Bà nội An mất, nhớ nội An thỉnh thỏang mắt rớm lệ, thấy thế Toàn trêu: “ Đồ mít ướt” 
-Tòan làm thế đúng hay sai
Tình huống2: Bạn Thuận bị liệt, nên ngày nào Lan cũng nán lại ở lại lớp 1 tí để giúp Thuận đưa xe đẩy dựng ở góc lớp ra cổng. 
Tình huống3: Các bạn trong lớp chúc mừng bạn Thơ được đi dự “ Cháu ngoan Bác Hồ toàn thành”
Tình huống4Tuấn và Hải bắt chước dáng đi khập khiểng và trêu Linh về dáng đi đó của Linh 
Tình huống5: Mai giúp Thu chép bài để Thu có thời gian chăm mẹ ốm
-Nhận xét câu trả lời của các nhóm +  ... ong giờ ra chơi ở trường.
-Cách chơi như thế nào?
-GV tổng kết các trò chơi của HS trong lớp.
Bước 2: Thảo luận cặp đôi:
-YC các cặp đôi quan sát các hình vẽ SGK, thảo luận xem các bạn đang chơi trò gì, trò chơi nào dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác, giải thích vì sao.
-GV nhận xét câu trả lời của HS.
=>GV kết luận: Trong giờ giải lao hay giờ ra chơi, để thư giản, các em có thể chơi rất nhiều trò chơi khác nhau. Tuy nhiên trong khi chơi, các em cần chú ý đến những trò chơi gây nguy hiểm không chỉ cho bản thân mà cón cho những người khác nữa. 
c.Thực hành: 
-Hoạt động 2: Nên và không nên chơi những tró chơi nào?
*Mục tiêu:Biết lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm khi ở trường.
-Bước 1: Thảo luận nhóm theo câu hỏi:
+Khi ở trường, bạn nên chơi những trò chơi nào và không nên chơi những trò chơi nào?
-GV phát phiếu thảo luận:
PHIẾU THẢO LUẬN
Nên chơi
Không nên chơi
Vì sao
+
+..............................
+
+
+.
+
-GV nhận xét câu trả lời của HS.
-GV có thể tổ chức trò chơi nên và không nên cho HS chơi và luyện trí nhớ.
GV kết luận: Khi ở trướng các em nên chơi các trò chơi lành mạnh, không gây nguy hiểm, nhẹ nhàng như nhảy dây, đọc sách,Các em không nên chơi các trò chơi nguy hiểm như leo trèo,đánh nhau, đuổi bắt,Có như thế em mới bảo vệ được mình và không gây nguy hiểm cho bản thân cũng như cho mọi người xung quanh.
*Hoạt động 3: Làm gì khi thấy bạn khác chơi trò chơi nguy hiểm.
*Mục tiêu:Biết quan tâm đến các bạn.
-Thảo luận nhóm đóng vai.
-GV phát cho mỗi nhóm một tình huống YC các nhóm thảo luận, tìm ra cách giải quyết tình huống và đóng vai cho cả lớp xem.
-Nhóm 1: Nhìn thấy các bạn đang chơi trò đánh nhau.
-Nhóm 2: Em nhìn thấy các bạn nam chơi đá cầu.
-Nhóm 3: Em nhìn thấy các bạn leo lên tường..
-Nhóm 4: Em nhìn thấy các bạn đang chơi chuyền.
-GV nhận xét cùng đưa ra đáp án đúng.
-Tuyên dương các nhóm đóng vai hay.
* HS khá giỏi: Biết cách xử lí khi xảy ra tay nạn: báo cho ngưới lớn hoặc thầy cô giáo, đưa người bị nạn đến sở y tế gần nhất.
d.Vận dụng:
-Nhận xét giờ học.
-GDTT cho HS nên chơi những trò chơi an toàn và không nên chơi những trò chơi nguy hiểm.
-Về nhà học bài và thực hiện những gì mình đã học được vận động các em nhỏ thực hiện như mình.
HS kể
-HS nhắc lại 
- HS kể: 
-VD: Chơi mèo đuổi chuột, bắn bi, nhảy dây, đọc truyện,
-HS nêu ra.
-HS QS tranh vẽ và tiến hành thảo luận cặp đôi.
-Đại diện trình bày kết quả.
=> Các bạn đang chơi trò chơi ô quan, trò chơi quay gụ(cù), nhảy dây, đá bóng, bắn bi, đá cầu, đọc sách(truyện), đánh nhau,
-Trong các trò chơi đó trò chơi quay gụ(cù), đánh nhau là nguy hiểm. Vì quay gụ không cẩn thận sẽ quẳng gụ có đầu đinh nhọn vào mặt các bạn khác, gây chảy máu. Còn trò chơi đánh nhau sẽ có thể bị ngã, trầy xước, 
-Lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
-Tiến hành thảo luận nhóm và ghi kết quả vào phiếu.
-Chẳng hạn:
PHIẾU THẢO LUẬN
Nên chơi
Không nên chơi
Vì sao
+ Ô ăn quan
.
+
+Leo trèo cấu thang
+Vì trò chơi nhẹ nhàng, hông gây nguy hiểm.
+Vì leo trèo có thể bị ngã gây tai nạn.
- Đại diện nhóm dán kết quả lên bảng và trình bày trước lớp. Lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
-HS lắng nghe, ghi nhớ.
-HS thảo luận tình huống và đóng vai.
-N1: Em sẽ ngăn các bạn, nếu các bạn không nghe thì em báo cô giáo chủ nhiệm.
-N2: Em sẽ tham gia chơi cùng các bạn ấy hoặc xem.
-N3: Em sẽ nói với các bạn chơi như vậy là rất nguy hiểm,
-N4: Chơi cùng các bạn
-Lớp quan sát nhận xét bổ sung.
-Lắng nghe và ghi nhận.
Ngày soạn : ngày 8 tháng 11. năm 2011
Ngày dạy : Thứ sáu, ngày 18. tháng 11. năm 2011
TẬP LÀM VĂN
Tiết : 13
VIẾT THƯ
(GDKNS)
I/. Yêu cầu:
-Biết viết một bức thư ngắn theo gợi ý.
-Rèn kĩ năng viết.Biết dung từ đặt đúng câu viết đúng chính tả.GDKNS:KN giao tiếp,KN tư duy sáng tạo.
-Yêu quý, tôn trọng thư từ của người khác.
II/. Chuẩn bị:
Viết sẵn các câu hỏi gợi ý lên bảng.
III/. Lên lớp:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
-Nói, viết về cảnh đẹp đất nước. 
-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung. 
3/ Bài mới: 
a.Khám phá:Để liên lạc được với người than.Ngoài việc dung điên thoại để liên lạc.Ta còn làm cách nào để liên lạc?GV chốt lại.Kết thúc chủ điểm Bắc, Trung Nam Bài hoc hôm nay các em sẽ làm một bài tập thú vị: Viết một bức thư cho một người bạn cùng lứa tuổi ở miền Nam (hoặc miền Trung, miền Bắc) để làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt. 
 -Ghi tựa
b.Kết nối:
*HD HS tập viết thư cho bạn:
 GV HD HS phân tích đề bài để viết được lá thư đúng yêu cầu. 
+Bài tập yêu cầu các em viết thư cho ai ?
-Việc đầu tiên các em cần xác định rõ: 
-Em viết thư cho bạn tên là g? Ở tỉnh nào? Ở miền nào?
Lưu ý: Nếu các em không có thật một người bạn ở miền khác của đất nước thì có thể viết thư cho một người bạn mình được biết qua đọc báo nghe đài. . . hoặc một người bạn em tưởng tượng ra. 
+Mục đích viết thư là gì ?
+Những nội dung cơ bản trong thư là gì ?
+ Hình thức của lá thư như thế nào ?
Hướng dẫn - nói về nội dung thư theo gợi ý. 
c/ Thực hành:
HS viết thư: 
-GV theo dõi giúp đỡ từng em 
-GV mời 5 -7 em đọc thư. Chấm điểm những lá thư viết đủ ý, viết hay, giàu cảm xúc. 
d.Vận dụng: 
-GV biểu dương những HS viết thư hay. 
-Nhắc HS về nhà viết lại lá thư sạch đẹp, gởi qua đường bưu điện, nếu người bạn em viết thư là có thật.
-3 HS đọc đoạn viết về cảnh đẹp đất nước ta. 
HS nêu
-HS nhắc lại.
-HS đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý. 
-Cho một bạn học sinh ở một tỉnh thuộc miền khác với miền em đang ở; nếu em là người miền Bắc em sẽ viết thư cho một bạn miền Trung hoặc miền Nam; nếu em là người miền Trung em sẽ viết thư cho một bạn ở miền Nam hoặc miền Bắc. 
-Làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt. 
-Nêu lí do viết thư, tự giới thiệu, hỏi thăm bạn, hẹn bạn cùng thi đua học tốt. 
-Như mẫu trong bài thư gửi bà (SGK /81).
-4 HS nói tên, địa chỉ người các em muốn viết thư. 
- HS khá giỏi nói mẫu phần lí do viết thư.
-Tự giới thiệu. 
 Bạn Hoa thân mến !
Chắc bạn rất ngạc nhiên khi nhận được thư này, vì bạn không hề biết mình. Nhưng mình lại biết bạn đấy. Vừa qua, mình đọc báo Nhi Đồng và được biết về tấm gương vượt khó của bạn. Mình rất khâm phục nên muốn viết thư làm quen với bạn. . . 
Mình tự giới thiệu nhé: Mình tên là Nguyễn Thu Hương, HS lớp 3. . . 
 Người bạn mới quen
 Hương
 Nguyễn Thị Hương
-HS viết vào vở.
-HS viết xong + cả lớp nhận xét.
TOÁN
Tiết : 65
GAM
I/. Yêu cầu
-Biết gam là một đơn vị đo khối lượng và sự liện quan giữa gam và ki-lô-gam.Biết đọc kết quả khi cân 1 vật bằng cân 2 đĩa và cân đồng hồ.Biết cộng trừ nhân, chia với số đo khối lượng là gam.
-Vận dụng vào giải các BT.
-Ham thích học Toán.
II/. Chuẩn bị:
Cân đĩa và cân đồng hồ cùng các quả cân và một gói hàng nhỏ để cân. 
Phấn màu, bảng phụ.
III/. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc bảng nhân 9.
-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung 
3/ Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
-Giới thiệu về gam
b. GT về gam và MQH giữa gam và kg.
-Cho HS nêu lại đơn vị đo khối lượng đã học?
-Để đo khối lượng các vật nhẹ hơn 1kg ta còn có các đơn vị đo nhỏ hơn kg. 
-GV nêu: Gam là 1 đơn vị đo khối lượng.
* Gam viết tắt là g
 1000 g = 1kg
-Giới thiệu các quả cân thường dùng: 1g, 2g, 5g, 10g, 20g,cân đĩa, cân đồng hồ. 
- Cân mẫu gói hàng nhỏ bằng 2 loại cân, đều ra cùng 1 kết quả. 
 Thực hành 
Bài 1: 
-GV có thể chuẩn bị một số vật (nhẹ hơn 1kg) và thực hành cân các vật này trước lớp để HS đọc số cân.
-Hoặc YC HS quan sát hình minh hoạ BT để đọc số cân từng vật.
-Hộp đường cân nặng bao nhiêu gam?
-3 quả táo cân nặng bao nhiêu gam?
-Vì sao em biết 3 quả táo cân nặng 700 gam?
-HD HS làm các bài còn lại.
 Bài 2: 
-HS quan sát tranh để trả lời số cân.
-Quả đu đủ cân nặng bao nhiêu gam?
-Vì sao em biết quả đu đủ cân nặng 800g
-Làm tương tự với phần b.
-Lưu ý cho HS chiều quay của kim chỉ khối lượng trùng với chiều quay của kim đồng hồ. 
Bài 3: Làm phép tính 
-GV hướng dẫn ta thực hiện tính bình thường như với các số tự nhiên, sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả.
-YC HS làm bài và đổi cheo bài để kiểm tra.
-GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 4: -Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Cả hộp sữa cân nặng bao nhiêu gam?
-Cân nặng của hộp sữa chính là cân nặng của vỏ hộp cộng với cân nặng của sữa bên trong hộp.
-Muốn tính số gam sữa bên trong hộp ta làm thế nào?
-YC HS làm bài.
-Nhận xét ghi điểm.
*Bài tập làm thêm(nếu còn thời gian) 
Gv gọi HS đọc đề bài 5
 -4/Củng cố – Dặn dò: 
-Thu vở – chấm điểm 
-Củng cố lại nội dung
-Về nhà giải các BT ở VBT. Tập cân một số đồ dùng học tập của mình xem nặng bao nhiêu gam.
-HS đọc lại bảng nhân 9.
-là ki lô gam. 
-HS nhắc lại. 
-HS quan sát
-HS quan sát tranh vẽ cân hộp đường trong bài học để trả lời: “hộp đường cân nặng 200g”.
-HS quan sát tranh vễ 3 quả táo để nêu khối lượng 3 quả táo. 
-Chẳng hạn: Cân thăng bằng nên khối lượng 3 quả toá bằng khối lượng của 2 quả cân 500g và 200g. Tức là 3 quả táo cân nặng 700g. 
- HS tự làm bài với 2 tranh vẽ tiếp theo rồi chữa bài: Gói mì chính cân nặng 210g, quả lê cân nặng 400g. 
-Nhận xét
-HS quan sát hình vẽ cân quả đu đủ bằng cân đồng hồ. HS có thể đếm nhẩm: 200, 400, 600, 800. Rồi nêu kết quả: Quả đu đủ cân nặng 800g. 
-Vì kim trên mặt kim đồng hồ chỉ vào số 800g.
-Làm bảng con: 
 163g + 28g = 191g 50g x 2 = 100g
 42g - 25g = 17g 96g : 3 = 32g
-HS đọc yêu cầu của bài.
-Cả hộp sữa cân nặng 455g.
-Ta lấy số gam sữa cả hộp trừ đi số gam cân nặng của vỏ hộp.
-1 HS lên bảng, lớp giải vào trong vở. 
 Giải: 
 Trong hộp có số gam sữa là: 
 455 – 58 = 397 (g)
 Đáp số: 397 g sữa 
-Lắng nghe và ghi nhận.
HS lên bảng giải-HS cả lớp theo dõi nhận xét.
SINH HOẠT LỚP
 I/ Giáo viên nêu cầu tiết sinh hoạt cuối tuần. 
Các tổ trưởng nhận xét chung về tình hình thực hiện trong tuần qua. 
Tổ 1; Tổ 2; Tổ 3; Tổ 4:
Giáo viên nhận xét chung lớp. 
Về nề nếp: 
Về học tập: 
Về vệ sinh:
 II/ Biện pháp khắc phục: 
Giao bài và nhắc nhở thường xuyên theo từng ngày học cụ thể. 
Hướng tuần tới chú ý một số các học sinh còn yếu hai môn Toán và Tiếng Việt, có kế hoạch kiểm tra và bồi dưỡng kịp thời. 
NGƯỜI SOẠN CHUYÊN MÔN DUYỆT
 LÊ THỊ DINH LÊ VĂN CƯ

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 Tuan 913.doc