Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2007-2008

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2007-2008

 I. Mục tiêu: Kiểm tra lấy điểm đọc và ôn tập phép so sánh.

a)Kiến thức:

- Hs đọc thông các bài tập đọc đã học trong 8 tuần đầu của lớp 3( phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 65 chữ một phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ).

- Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho .

b)Kỹ năng: Rèn Hs

- Hs trả lời được 1 –2 câu hỏi trong nội dung bài.

- Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành phép so sánh

c)Thái độ:

 - Giáo dục Hs biết quan tâm đến mọi người.

 II. Chuẩn bị:

* GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc.

 Bảng phụ viết sẵn câu văn BT2.

 * HS: SGK, vở.

 III/ Các hoạt động:

1. Khởi động: Hát.

2. Giới thiệu và nêu vấn đề:

 Giới thiệu bài , ghi tên bài.

 

doc 47 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1042Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2007-2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 5 tháng 11 năm 2007
	 Tập đọc
 Tiết 25 Ôn tập giữa học kì một (Tiết 1)
 I. Mục tiêu: Kiểm tra lấy điểm đọc và ôn tập phép so sánh.
a)Kiến thức: 
- Hs đọc thông các bài tập đọc đã học trong 8 tuần đầu của lớp 3( phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 65 chữ một phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ).
- Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho .
b)Kỹ năng: Rèn Hs
Hs trả lời được 1 –2 câu hỏi trong nội dung bài.
Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành phép so sánh
c)Thái độ: 
 - Giáo dục Hs biết quan tâm đến mọi người.
 II. Chuẩn bị:
* GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc.
 Bảng phụ viết sẵn câu văn BT2.
	* HS: SGK, vở.
 III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiệu bài , ghi tên bài. 
Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc .
- Mục tiêu: Giúp Hs củng cố lại các bài tập đọc đã học ở 8 tuần trước.
 - Gv yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
- Gv đặt một câu hỏi cho đoạn vừa đọc
- Gv ghi điểm.
* Hoạt động 2: Làm bài tập 2.
- Mục tiêu: Củng cố lại cho Hs tìm các sự vật được so sánh.
- Gv yêu cầu Hs đọc đề bài
- Hs mở bảng phụ đã viết 3 câu văn
- Gv mời 1 Hs lên làm mẫu câu 1.
+ Tìm hình ảnh so sánh?
+ Gạch dưới tên hai sự vật được so sánh với nhau?
 - Gv yêu cầu Hs làm bài vào vở.
- Gv mời 4 – 5 Hs phát biểu ý kiến.
- Gv nhận xét, chốt lại.
Hồ nước như một chiếc gương bầu dục khổng lồ.
Cầu Thê Húc cong cong như con tôm.
Con rùa đầu to như trái bưởi.
* Hoạt động 3: Làm bài tập 3.
- Mục tiêu: Giúp HS tìm các từ ngữ thích hợp trong dấu ngoặc để điền vào chỗ trống.
- GV mời Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- Gv mời 3 Hs lên bảng làm bài.
- Gv nhận xét, chốt lại.
Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời như một cách diều.
Tiếng gió rừng vi vu như tiếng sáo.
Sương sớm long lanh tựa những hạt ngọc.
PP: Kiểm tra, đánh giá.
7-8 Hs lần lượt lên bốc thăm bài tập đọc, về chỗ chuẩn bị 1’.
Hs đọc từng đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.Hs trả lời câu hỏi. 
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs quan sát.
1 Hs lên làm mẫu.
Hồ (như) một chiếc gương bầu dục.
Hồ – chiếc gương.
Hs cả lớp làm bài vào vở.
4 –5 Hs phát biểu ý kiến.
Hs cả lớp nhận xét.
Hs chữa bài vào vở.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu của bài.
Làm bài vào vở.
3 Hs lên bảng làm bài.
Hs nhận xét.
5. Tổng kềt – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài: Tiết ôn thứ 2.
Nhận xét bài học.
 Tập đọc:
 Tiết 26	 Ôn tập giữa học kì một(Tiết 2)
I/ Mục tiêu: 
Kiến thức: 
- Hs đọc thông các bài tập đọc đã học trong 8 tuần đầu của lớp 3( phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 65 chữ một phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ).
- Biết đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu được in đậm trong kiểu câu: Ai là gì? .
Kỹ năng: Rèn Hs
Hs trả lời được 1 –2 câu hỏi trong nội dung bài. Kể lại được câu chuyện đã học trong 8 tuần đầu.
Biết đặt câu hỏi đúng.
Thái độ: 
 - Giáo dục Hs ý thức tự ôn tập, biết nhận lỗi và sửa lỗi.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc.
 Bảng phụ viết sẵn câu văn BT2. Ghi tên các truyện đã học trong 8 tuần đầu.
	* HS: SGK, vở.
 III/ Các hoạt động:
1.Khởi động: Hát.
2.Bài cũ: 
3.Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiệu bài , ghi tên bài.
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc .
- Mục tiêu: Giúp Hs củng cố lại các bài tập đọc đã học ở các tuần trước.
 - Gv yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
- Gv đặt một câu hỏi cho đoạn vừa đọc
- Gv cho điểm
* Hoạt động 2: Làm bài tập 2.
- Mục tiêu: Củng cố lại cho Hs cách đặt câu hỏi cho các bộ phận được im đậm.
- Gv cho Hs đọc yêu cầu bài
- H: Trong 8 tuần vừa qua, các em đã học những mẫu câu nào?
- Hs mở bảng phụ đã viết 2 câu văn
- Gv mời 1 Hs lên làm mẫu câu 1.
- Gv yêu cầu Hs làm bài vào vở.
- Cho Hs tiếp nối nhau nêu câu hỏi mình đặt được.
- Gv nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động 3: Làm bài tập 3.
- Mục tiêu: Giúp HS nhớ kể lại nội dung một câu chuyện đã học.
- GV mời Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv cho Hs kể tên các câu chuyện mình đã học.
- Gv mở bảng phụ đã viết tên câu chuyện đã học.
- Gv cho Hs thi kể chuyện theo vai nhóm 4.
- Gv nhận xét, chốt lại. Tuyên dương những bạn kể chuyện hay, hấp dẫn.
PP: Kiểm tra, đánh giá.
8 Hs lần lượt lên bốc thăm bài tập đọc.
Hs đọc từng đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
Hs trả lời câu hỏi. 
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs : Mẫu câu “ Ai là gì? Ai làm gì?
Hs quan sát.
1 Hs làm mẫu
Hs cả lớp làm bài vào vở.
Hs tiếp nối nêu câu hỏi của mình.
Hs cả lớp nhận xét.
Ai là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường?
Câu lạc bộ thiếu nhi là gì?
Hs chữa bài vào vở.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs trả lời.
Hs suy nghĩ , tự chọn nội dung.
Hs thi kể chuyện.
Hs nhận xét.
 5. Tổng kềt – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài: Tiết ôn tập 3.
Nhận xét bài học.
 Tiết 41 Toán
GÓC VUÔNG - GÓC KHÔNG VUÔNG
A/ Mục tiêu:
1.Kiến thức: - Làm quen với các khái niệm: góc, góc vuông, góc không vuông.
- Biết dùng êke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ góc vuông.
2. Kỹ năng: Rèn Hs nhận biết được góc vuông và góc không vuông .
3.Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
B/ Chuẩn bị:
	* GV: Ê ke, thước dài, phấn màu .
	* HS: Bảng con , Ê ke , vở.
C/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.(1’)
2. Bài cũ: Luyện tập (3’)
Gọi học sinh lên bảng sửa bài 3. 4.
- 3-5 Hs nêu cách tìm số chia.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.(1’)
Giới thiệu bài , ghi tên bài .
Phát triển các hoạt động.(30’)
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1: Giới thiệu góc (12’)
MT: Giúp hs làm quen với góc .
* Làm quen với góc .
Gv yêu cầu hs quan sát đồng hồ thứ nhất .
Hai kim trong các mặt đồng hồ trên có chung một điểm gốc , ta nói hai kim đồng hồ tạo thành một góc .
Yêu cầu hs quan sát đồng hồ thứ hai , thứ ba .
- Gv vẽ các hình vẽ góc gần như các góc tạo bởi hai kim trong mỗi đồng hồ .
Gv hỏi : Theo em mỗi hình vẽ trên được coi là một góc không ? M
 A E 
 G
 0 B D P N
H: Mỗi hình vẽ trên có được coi là góc không?
- Góc được tạo bởi hai cạnh có chung một gốc. Góc thứ nhất có 2 cạnhlà OAvà OB;góc thứ 2 có cạnh là DE và DG
- Cho Hs nêu các cạnh của góc thứ 3.
- Điểm chung của hai cạnh đượctạo thành góc gọi là đỉnh của các góc. Góc thứ nhất có đỉnh là 0, góc thứ 2 có đỉnh làD , góc thứ 3 có đỉnh là P.
 * Góc vuông và góc không vuông
-Yêu cầu hs nêu tên đỉnh , các cạnh tạo thành của góc vuông AOB .
-Tiếp theo vẽ hai góc MPN ; CEG lên bảng và giới thiệu : Góc MPN ; CED là góc không vuông 
Yêu cầu hs nêu tên các đỉnh các cạnh của từng góc .
 * Giới thiệu ê-ke .
 - Cho hs quan sát ê-ke loại to và giới thiệu : Đây là thước ê-ke .Thước ê-ke dùng để kiểm tra 1 góc vuông hay không vuông và còn dùng để vẽ góc vuông .
+ Thước ê-ke có hình gì? 
+ Thước ê-ke có mấy cạnh , mấy góc ? 
+Tìm góc vuông trong thước ê-ke của mình ?
+ Hai góc còn lại có vuông không ? 
 * Hướng dẫn hs dùng ê-ke để tìm góc vuông.
Đặt một cạnh của góc vuông trong thước trùng với cạnh còn lại của góc cần kiểm tra thì góc này là góc vuông . Nếu không trùng thì là góc không vuông . 
* Hoạt động 2 : Luyện tập(18’) 
MT: Giúp hs nhận biết và xác định góc vuông , góc không vuông .
Bài 1 : 
- Gv yêu cầu đọc bài 1 a
- Gv yêu cầu cả lớp dùng ê-ke để kiểm tra .
- Gv theo dõi và giúp đỡ các em yếu .
- Gv cho Hs đọc bài 1b
- Gv theo dõi và giúp đỡ các em yếu .
Bài 2: 
- Yc hs đọc đề bài 
- Gv hướng dẫn hs dùng ê-ke vẽ góc .
Đặt đỉnh ê-ke trùng với điểm đã cho và thực hành vẽ .
Vẽ cạnh OB theo hai cạnh góc vuông của ê-ke .
- Cho Hs thảo luận nhóm 2
Gv nhận xét .
 Bài 3:
- Gv yêu cầu hs đọc đề bài . 
- Cho Hs quan sát hình
- Hướng dẫn Hs dùng thườc Ê ke để kiểm tra các góc.
H: Hình tứ giác MNPQ có các góc nào?
- Gv theo dõi và giúp đỡ hs yếu .
- Gv nhận xét .
Bài 4 :
- Yêu cầu hs đọc đề và nhận xét 
- Gv phát giấy khổ lớn vẽ sẵn hình , yêu cầu hs thảo quan sát, thảo luận và thực hiện trò chơi . 
Trò chơi “Ai tinh mắt “
Gv phổ biến luật chơi :Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng .Số góc vuông trong hình bên là : 
A .1 B. 2 C . 3 D . 4 
GV nhận xét , tổng kết , tuyên dương .
 PP:Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
HT:Lớp , cá nhân .
Hs quan sát đồng hồ thứ nhất 
Hs quan sát đồng 2 và 3.
Hs nhận xét.
Hai kim đồng hồ có chung một điểm góc , vậy kim đồng hồ này cũng tạo thành một góc .
Hs trình bày theo hiểu biết cá nhân .
Hs đọc tên các góc .
Hs nhận xét bổ sung .
Hs quan sát và lắng nghe . 
2 cạnh của góc thứ 3 là PM và PN
Hs đọc tên các góc .
Hs quan sát và nhận xét .
Hs quan sát và nêu tên góc vuông đỉnh O ; cạnh OA , cạnh OB .
Góc P , cạnh PN và cạnh PM ;góc E , cạnh EC và cạnh ED .
 ... --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
II. Tập làm văn:(5 điểm). 28 phút
Đề bài:
 Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.
 Bài làm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Tiết 9 Sinh hoạt lớp tuần 9
I. Mục tiêu:
 - Nhằm giúp Hs nhận ra ưu điểm để phát huy, khuyết điểm để sửa chữa.
 - Giáo dục Hs tunh thần phê và tự phê cao.Có ý thức nhiệt tình giúp đỡ bạn.
 - Đề ra kế hoạch tuần 10.
II. Cách tiến hành:
 1. Lớp trưởng nhận xét chung.
 2. Các tổ trưởng nhận xét.Các tổ viên nêu ý kiến bổ sung.
 3. Gv đánh giá:
 * Đạo đức:
 - Đa số các en ngoan, biết vâng lời, lễ phép với người lớn tuổi.
 - Có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ bạn học yếu.
 * Học tập:
 - Các em có ý thức học bài và làm bài tốt.
 - Oân tập thi giữa kì rất tốt.
 - Phát biểu xây dựng bài sôi nổi.
 Tồn tại:
 - Trong lớp còn 1 số em còn nói chuyện: Thiên Minh, Huy, Xuân Trung, Hoan, Thân 
 - 1 số em chưa thuộc bảng nhân, chia : Quỳnh, Tiến, Vương, Phi 
 - Chữ viết xấu : Lan, Hồ Như Ý, Hoan, Vi 
 - Chưa cố gắng trong học tập, còn quên sách vở : Văn Minh, Nam, Vương 
 * Bình xét thi đua:
 Khen thưởng: Linh, Chinh, Châu Nhi  
 Phê bình : Văn Minh, Nam, 
 4. Kế hoạch tuần 10
 - Tiếp tục duy trì nề nếp lớp.
 - Đọc 5 Điều Bác Hồ dạy thường xuyên. Tiếp tục phát huy đôi bạn cùng tiến, truy bài 15’ đầu giờ hiệu quả hơn.
 - Tiếp tục ôn tập thi giữa kì môn Toán.
 - Phát động phong trào thi đua: Hái hoa điểm 10. Chào mừng 20 - 11
 - Nhắc nhở Hs mặc đồng phục, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trước khi đến lớp.
 - Kiểm tra đồ dùng, sách vở của Hs.
 * Gặp phụ huynh em Văn Minh.
 ***********************
Họ và tên: 	 THI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ I
Lớp :  MÔN : TIẾNG VIỆT (Lớp 3)
	Thứ ngày tháng 11 năm 2007
 Điểm
Lời nhận xét của giáo viên:
 ĐỀ BÀI:
A. BÀI KIỂM TRA ĐỌC:(10 điểm)
 I. Đọc thành tiếng:(6 điểm)
 II. Đọc thầm:(4 điểm) – (30’)
1. Đọc thầm bài: NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
 Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
 Cũng như tôi, mấy học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ. Theo Thanh Tịnh
 2.Dựa vào nội dung bài đọc,đánh dấu x trước câu trả lời đúng:
a.Buổi tựu trường của tác giả vào mùa nào?
 Mùa đông.
 Mùa xuân
 Mùa thu 
 Mùa hạ 
 b. Buổi mai hôm ấy mẹ dẫn tác giả đi đâu? 
 Mẹ dẫn đi chơi. 
	 Mẹ dẫn đi về nhà.
 Mẹ dẫn đi học.
 c.Các bạn học trò trong bài như thế nào?
 Bỡ ngỡ , đi từng bước nhẹ.
 Ngập ngừng e sợ
 Cả hai ý kiến trên.
d. Em hãy đặt 2 câu có hình ảnh so sánh?
 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------
 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------
 e. Đặt câu hỏi cho các bộ phận in đậm dưới đây:
 1. Em là học sinh trường Trung học cơ sở Nay Der.
 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 2. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
 B. BÀI KIỂM TRA VIẾT:
I. Chính tả:(Nghe viết). (5 điểm). Thời gian 12 phút
 Bài: MÙA HOA SẤU
 (Từ đầu đến một chiếc lá đang rơi như vậy.)
 (SGKTiếng Việt I- Lớp 3.trang 73)
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 II. Tập làm văn:(5 điểm). 28 phút
Đề bài:
 Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.
 Bài làm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Họ và tên : BÀI KIỂM TRA
 Lớp : Môn : Tự nhiên và Xã hội
1. Đánh dấu x vào trước câu đúng nhất.
 a. Nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng vì trong mũi có:
Lông mũi giúp cản bớt bụi làm không khí vào phổi sạch hơn.
Các mạch máu nhỏ li ti giúp sưởi ấm không khí vào phổi.
	Các chất nhầy giúp cản bớt bụi, vi khuẩn và làm ẩm không khí vào phổi.
 Cả ba ý trên.
 b. Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh đường hô hấp?
 	Giữ ấm cơ thể. Giữ vệ sinh mũi, họng.
 Aên uống dầy đủ chất. Tập thể dục thường xuyên.	
 Giữ nơi ở đủ ấm, thoáng khí, tránh gió lùa.
	 Thực hiện tất cả các việc trên.
Những bộ phận nào của cơ thểđặc biệt cần giữ ấm để đề phòng bệnh viêm đường hô hấp?
 Cổ , ngực
 Hai bàn chân.
 Tất cả các bộ phận trên.
 2. Viết chữ Đ vào trước câu trả lời đúng, chữ S vào trước câu trả lời sai.
 a. Vi khuẩn lao có thể tấn công và gây bệnh đối với những người nào?
 Người khoẻ mạnh có sức đề kháng cao.
 Người ốm yếu có sức đề kháng kém.
 Người hút thuốc lá hoặc người thường xuyên hít phải khói thuốc lá.
 b. Người mắc bệnh lao thường có những biểu hiện gì?
 Ho ra máu 
 Sốt nhẹ vào buổi chiều.
 Người gầy đi.
 Tất cả các ý trên.
3.Chọn các từ trong khung để điền vào chỗ  cho phù hợp.
 Trung ương thần kinh, phản xạ, tự động, bất ngờ.
 Khi gặp một kích thích  , cơ thể  phản ứng rất nhanh.Những phản ứng như vậy được gọi là  . Tuỷ sống là  điều khiển mọi hoạt động của loại phản xạ này.
 4. Để phòng bệnh thấp tim chúng ta cần phải làm gì?
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 5.Để bảo vệ thần kinh chúng ta cần phải làm gì?
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9.doc