- Giúp Hs thực hiện tốt mọi nề nếp, nội quy của lớp, đội, trờng đề ra trong tuần 34
- Thực hiện tốt nề nếp dạy và học tuần 34
- Phong quang trờng lớp, chăm sóc bồn hoa.
II, Các hoạt động:
1, Nề nếp;
- Duy trì tốt mọi nề nếp đã có, thực hiện tốt nề nếp ra vào lớp,15 phút đầu giờ, hs phải đi học chuyên cần.
2, Học tập:
- Thực hiện đúng chơng trình tuần 34
- Cán sự lớp tăng cờng kiểm tra bài tập về nhà của các bạn.
- Học sinh khá giỏi cần tích cực làm nhiều bài tập nâng cao.
- Bạn Thành, Sơn, Hằng, Hiền cần luyện viế thêm nhiều
Tuần 34 Thứ hai ngày tháng 5 năm 2011 Tiết1: Chào cờ I, Mục tiêu: - Giúp Hs thực hiện tốt mọi nề nếp, nội quy của lớp, đội, trờng đề ra trong tuần 34 - Thực hiện tốt nề nếp dạy và học tuần 34 - Phong quang trờng lớp, chăm sóc bồn hoa. II, Các hoạt động: 1, Nề nếp; - Duy trì tốt mọi nề nếp đã có, thực hiện tốt nề nếp ra vào lớp,15 phút đầu giờ, hs phải đi học chuyên cần. 2, Học tập: - Thực hiện đúng chơng trình tuần 34 - Cán sự lớp tăng cờng kiểm tra bài tập về nhà của các bạn. - Học sinh khá giỏi cần tích cực làm nhiều bài tập nâng cao. - Bạn Thành, Sơn, Hằng, Hiền cần luyện viế thêm nhiều 3,Các hoạt động khác: - Bạn Huy cần theo dõi sát sao các buổi vệ sinh phong quang trờng lớp. Ghi tên theo dõi cụ thể tổng hợp vào thứ 6 - Hoạt động đội, sao khi nghe hiệu lệnh cần nhanh nhẹn xếp hàng ngay ngắn. - Bạn Huy phân công những bạn tới hoa tuần này. .. Tiết 2- Tập đọc Tiết 67: Lớp học trên đường I/ Mục đích yêu cầu - HS biết đọc rõ ràng, rành mạch bài văn; biết đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài. - Hiểu nội dung: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi- ta- li và sự hiếu học của Rê- mi. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3). - HS khá, giỏi phát biểu được những suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em (câu hỏi 4). II/ Đồ dùng daỵ học: Bảng phụ III/ Các hoạt động dạy- học 1- Kiểm tra bài cũ: 2- Dạy bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm và nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2.2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: a) Luyện đọc: - GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giúp HS hiểu nghĩa một số từ khó. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b) Tìm hiểu bài: + Rê- mi học chữ trong hoàn cảnh nào? +) Rút ý 1: + Lớp học của Rê- mi có gì ngộ nghĩnh? + Kết quả học tập của Ca- pi và Rê- mi khác nhau thế nào? + Tìm những chi tiết cho thấy Rê- mi là một cậu bé rất hiếu học? +) Rút ý 2: + Qua câu chuyện này em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em? + Nội dung chính của bài là gì? c) Hướng dẫn đọc diễn cảm: - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn: Cụ Vi- ta- li hỏi tôiđứa trẻ có tâm hồn. - Thi đọc diễn cảm. - Cả lớp và GV nhận xét. 3- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về học bài, luyện đọc lại bài nhiều lần và chuẩn bị bài sau. - HS đọc bài thuộc lòng bài Sang năm con lên bảy và trả lời các câu hỏi về bài. - 1 HS giỏi đọc. Chia đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến mà đọc được. + Đoạn 2: Tiếp cho đến vẫy cái đuôi. + Đoạn 3: Phần còn lại. - HS đọc nối tiếp đoạn. - HS đọc đoạn trong nhóm đôi. - 1- 2 HS đọc toàn bài. - HS đọc đoạn 1. + Rê- mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống. +) Hoàn cảnh Rê- mi học chữ. - HS đọc đoạn 2,3. + Lớp học rất đặc biệt: Học trò là Rê- mi và chú chó Ca- pi. Sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặt được trên đường. Lớp học trên đường đi. + Ca- pi không biết đọc, chỉ biết lấy ra những chữ mà thầy giáo đọc lên. Nhưng Ca- pi có trí nhớ tốt hơn Rê- mi, những gì đã vào đầu thì nó không bao giờ quên. Rê- mi lúc đầu học tấn tới hơn Ca- pi nhưng có lúc quên mặt chữ, đọc sai, bị thầy chê. Từ đó, Rê- mi quyết chí học. Kết quả, Rê- mi biết đọc chữ, chuyển sang học nhạc, trong khi Ca- pi chỉ biết "viết" tên mình bằng cách rút những chữ gỗ. + Lúc nào trong túi Rê- mi cũng đầy những miếng gỗ dẹp, chẳng bao lâu Rê- mi đã thuộc tất cả các chữ cái. + Bị thầy chê trách: "Ca- pi sẽ biết đọc trước Rê- mi", từ đó, Rê- mi không dám sao nhãng một phút nào nên ít lâu sau đã đọc được. + Khi thầy hỏi có thích học hát không, Rê- mi trả lời: Đấy là điều con thích nhất... +) Rê- mi là một cậu bé rất hiếu học. VD: Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành./ Người lớn cần quan tâm, chăm sóc trẻ em, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học tập./ Để thực sự trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, trẻ em ở mọi hoàn cảnh phải chịu khó học hành. + Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi- ta- li và sự hiếu học của Rê- mi. - 3 HS nối tiếp đọc bài. - Cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn. - HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi. - HS thi đọc. Tiết 3 - Toán Tiết 166: Luyện tập I/ Mục tiêu - HS biết giải bài toán về chuyển động đều. - Làm được bài tập 1, BT2; HS khá, giỏi làm được tất cả các bài tập. II/ Đồ dùng daỵ học: Bảng phụ IIICác hoạt động dạy- học 1- Kiểm tra bài cũ: 2- Bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu của tiết học. 2.2- Luyện tập: Bài tập 1 - Mời 1 HS nêu cách làm. - Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 2 - GV hướng dẫn HS làm bài. - Cho HS làm bài vào nháp, một HS làm vào bảng nhóm. HS treo bảng nhóm. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 3: HS khá, giỏi làm thêm. - Mời HS nêu cách làm. - Cho HS làm vào vở. - Mời 1 HS lên bảng chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét. 3- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập. - 2 HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian. - 1 HS đọc bài toán, xác định dạng toán. *Bài giải: a) 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ Vận tốc của ô tô là: 120 : 2,5 = 48 (km/giờ) b) Nửa giờ = 0,5 giờ Quãng đường từ nhà Bình đến bến xe là: 15 0,5 = 7,5 (km) c) Thời gian người đó đi bộ là: 6 : 5 = 1,2 (giờ) Đáp số: a) 48 km/giờ b) 7,5 km c) 1,2 giờ. - 1 HS đọc bài toán, xác định dạng toán. *Bài giải: Vận tốc của ô tô là: 90 : 1,5 = 60 (km/giờ) Vận tốc của xe máy là: 60 : 2 = 30 (km/giờ) Thời gian xe máy đi quãng đường AB là: 90 : 30 = 3 (giờ) Vậy ô tô đến B trước xe máy một khoảng thời gian là: 3 – 1,5 = 1,5 (giờ) Đáp số: 1,5 giờ. - 1 HS đọc bài toán, xác định dạng toán. *Bài giải: Tổng vận tốc của hai ô tô là: 180 : 2 = 90 (km/giờ) Vận tốc ô tô đi từ B là: 90 : (2 + 3) 3 = 54 (km/giờ) Vận tốc ô tô đi từ A là: 90 – 54 = 36 (km/giờ) Đáp số: 54 km/giờ; 36 km/giờ. Tiết 4 - Chính tả Tiết 33: Nghe – viết: Trong lời mẹ hát I/ Mục đích yêu cầu - HS nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài thơ 6 tiếng; viết sai không quá 5 lỗi trong bài. - Viết hoa đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em (BT2). II/ Đồ dùng daỵ học - Giấy khổ to viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị. - Bảng nhóm viết tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em - để làm bài tập 2. III/ Các hoạt động dạy- học 1. Kiểm tra bài cũ: - GV đọc cho HS viết vào bảng con tên các cơ quan, đơn vị ở bài tập 2, 3 tiết trước. 2.Bài mới: 2.1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2.2- Hướng dẫn HS nghe – viết: - GV đọc bài viết. Cả lớp theo dõi. + Nội dung bài thơ nói điều gì? - Cho HS đọc thầm lại bài. - GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: ngọt ngào, chòng chành, nôn nao, lời ru, - GV đọc từng câu thơ cho HS viết. - GV đọc lại toàn bài. - GV thu một số bài để chấm. - Nhận xét chung. 2.3- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: * Bài tập 2: - Cả lớp đọc thầm đoạn văn, trả lời câu hỏi: + Đoạn văn nói điều gì? - GV mời 1 HS đọc lại tên các cơ quan, tổ chức có trong đoạn văn. - GV mời 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị. - GV treo tờ giấy đã viết ghi nhớ, cả lớp đọc thầm. - HS làm bài cá nhân. GV phát phiếu cho một vài HS. - HS làm bài trên phiếu dán bài trên bảng lớp, phát biểu ý kiến. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng. 3- Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai. - HS theo dõi SGK. + Ca ngợi lời hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời đứa trẻ. - HS viết bảng con. - 1 HS nêu cách trình bày bài. - HS viết bài. - HS soát bài. - 2 HS đọc nội dung bài tập. *Lời giải: ủy ban/ Nhân dân/ Liên hợp quốc Tổ chức/ Nhi đồng/ Liên hợp quốc Tổ chức/ Lao động/ Quốc tế Tổ chức/ Quốc tế/ về bảo vệ trẻ em Liên minh/ Quốc tế/ Cứu trợ trẻ em Tổ chức/ Ân xá/ Quốc tế Tổ chức/ Cứu trợ trẻ em/ của Thuỵ Điển Đại hội đồng/ Liên hợp quốc (về, của tuy đứng đầu mỗi bộ phận cấu tạo tên nhưng không viết hoa vì chúng là quan hệ từ) Thứ ba ngày tháng 5 năm 2011 Tiết 1 - Toán T167: Luyện tập I/ Mục tiêu - HS biết giải bài toán có nội dung hình học. - Làm được bài tập 1, BT3 (a,b); HS khá, giỏi làm được tất cả các bài tập. II/ Đồ dùng daỵ học: Bảng phụ III/Các hoạt động dạy- học 1- Kiểm tra bài cũ: 2- Bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2.2- Luyện tập: Bài tập 1: - Mời 1 HS nêu cách làm. - Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 2: HS khá, giỏi làm thêm. - GV hướng dẫn HS làm bài. - Cho HS làm bài vào nháp, một HS làm vào bảng nhóm. HS treo bảng nhóm. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 3: - Mời HS nêu cách làm. - Cho HS làm vào vở. - Mời 1 HS lên bảng chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét. 3- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập. - HS nêu quy tắc và công thức tính chu vi và diện tích các hình. - 1 HS đọc yêu cầu. *Bài giải: Chiều rộng nền nhà là: 8 = 6(m) Diện tích nền nhà là: 8 6 = 48 (m2) = 4800 dm2 Diện tích một viên gạch là: 4 4 = 16 (dm2) Số viên gạch để lát nền là: 4800 : 16 = 300 (viên) Số tiền mua gạch là: 20000 300 = 6 000 000 (đồng) Đáp số: 6 000 000 đồng. - 1 HS đọc bài toán. *Bài giải: a) Cạnh mảnh đất hình vuông là: 96 : 4 = 24 (m) Diện tích mảnh đất hình hình thang là: 24 24 = 576 (m2) Chiều cao mảnh đất hình thang là: 576 : 36 = 16 (m) b) Tổng hai đáy hình thang là: 36 2 = 72 (m) Độ dài đáy lớn của hình thang là: (72 + 10) : 2 = 41 (m) Độ dài đáy bé của hình thang là: 72 – 41 = 31 (m) Đáp số: a) 16m ; b) 41m và 31m. - 1 HS nêu bài toán. *Bài giải: a) Chu vi hình chữ nhật ABCD là: (28 + 84) 2 = 224 (cm) b) Diện tích hình thang EBCD là: (84 + 28) 28 : 2 = 1568 (cm2) c) Ta có: BM = MC = 28 : 2 = 14 (cm) Diện tích hình tam giác EBM là: 28 14 : 2 = 196 (cm2) Diện tích hình tam giác MDC là: 84 14 : 2 = 588 (cm2) Diện tích hình tam giác EDM là: 156 – 196 – 588 = 784 (cm2) Đáp số: a) 224 cm; b) 1568 cm2; c) 784 cm2. Tiết 2 - Luyện từ và câu Tiết 67: Mở rộng vốn từ: Quyền và bổn phận I/ Mục đích yêu cầu - HS hiểu nghĩa của tiếng quyền được thể hiện đúng (BT1); tìm ... các trường hợp còn lại. . Tiết 3: Kĩ thuật $34: lắp ghép mô hình tự chọn (tiết 2) I/ Mục tiêu: HS cần phải : - Lắp được mô hình đã chọn. - Tự hào về mô hình mình đã tự lắp được. II/ Đồ dùng dạy học: - Lắp sẵn 1 hoặc 2 mô hình đã gợi ý trong SGK. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 1- Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS. - Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết trước. 2- Bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: Giới thiệu và nêu mục đích của tiết học. 2.2- Hoạt động 1: HS chọn mô hình lắp ghép. - GV cho các nhóm HS tự chọn một mô hình lắp ghép theo gợi ý trong SGK hoặc tự sưu tầm. - GV yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu kĩ mô và hình vẽ trong SGK hoặc hình vẽ tự sưu tầm. - HS thực hành theo nhóm 4. 2.3- Hoạt động 2: HS thực hành lắp mô hình đã chọn. a) Chọn các chi tiết b) Lắp từng bộ phận. c) Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh. 3- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. .. Tiết 4 - Lịch sử Tiết 34: Ôn tập cuối học kì II I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Nội dung của Hiệp định Giơ- ne- vơ và Hiệp định Pa- ri. - Nêu được diễn biến của trận chiến đấu diễn ra trên bầu trời thủ đô Hà Nội vào ngày 26 – 12 – 1972. - Y nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám và đại thắng mùa xuân năm 1975. II/ Đồ dùng dạy học: - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Tranh, ảnh, tư liệu liên quan tới kiến thức các bài. - Phiếu học tập. III/ Các hoạt động dạy học: 1- Kiểm tra bài cũ: - Nêu nội dung chính của thời kì lịch sử nước ta từ năm 1858 đến nay? 2- Bài mới: 2.1- Hoạt động 1( làm việc cả lớp ) - GV cho HS thảo luận cả lớp các câu hỏi sau: + Nội dung của Hiệp định Giơ- ne- vơ là gì? + Em hãy nêu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc Hội khoá VI. 2.2- Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm) - GV chia lớp thành 4 nhóm học tập. Các nhóm thảo luận theo nội dung sau: + Nêu diễn biến của trận chiến đấu diễn ra trên bầu trời thủ đô Hà Nội vào ngày 26 – 12 – 1972. + Hãy nêu nội dung cơ bản của Hiệp định Pa- ri về Việt Nam? - Mời đại diện một số nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt ý ghi bảng. 2.3- Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm và cả lớp) - Làm việc theo nhóm 2: HS nêu lại ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám và đại thắng 30 – 4 – 1975. - Làm việc cả lớp: - Mời đại diện các nhóm nối tiếp nhau trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, tuyên dương những nhóm trình bày tốt. - HS thảo luận nhóm 4 theo hướng dẫn của GV. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhận xét, bổ sung. - HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhận xét, bổ sung. 3- Củng cố, dặn dò: - Cho HS nối tiếp nhắc lại nội dung vừa ôn tập. - GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị giờ sau kiểm tra. Thứ sáu ngày tháng 5 năm 2011 Tiết 1 - Toán T170: Luyện tập chung I/ Mục tiêu - HS biết thực hiện phép nhân, phép chia; biết vận dụng để tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. - Làm được bài tập 1 (cột 1), BT2 (cột 1) BT3; HS khá, giỏi làm được tất cả các bài tập. II/Các hoạt động dạy- học 1- Kiểm tra bài cũ: 2- Bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2.2- Luyện tập: Bài tập 1: - Mời 1 HS nêu cách làm. - Cho HS làm bài vào bảng con. - GV nhận xét. Bài tập 2: - GV hướng dẫn HS làm bài. - Cho HS làm vào nháp. - Mời 1 HS lên bảng chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 3: - Mời HS nêu cách làm. - Cho HS làm vào vở. - Mời 1 HS lên bảng chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 4: HS khá, giỏi làm thêm. - GV hướng dẫn HS làm bài. - Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo. - Cả lớp và GV nhận xét. 3- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập. - HS nêu 3 dạng toán về tỉ số phần trăm và cách giải. - 1 HS đọc yêu cầu. *Kết quả: a) 23 905 ; 830 450 ; 746 028 b) ; ; c) 4,7 ; 2,5 ; 61,4 - 1 HS đọc yêu cầu. *VD về lời giải: 0,12 x = 6 x = 6 : 0,12 x = 50 x : 2,5 = 4 x = 4 2,5 x = 10 5,6 : x = 4 x = 5,6 : 4 x = 1,4 x 0,1 = x = : 0,1 x = 4 - 1 HS đọc yêu cầu. *Bài giải: Số đường bán trong ngày thứ hai chiếm số phần trăm là: 100% - (35% + 40%) = 25% Số đường cửa hàng đó đã bán trong ngày thứ hai là: 2400 : 100 25 = 600 (kg) Đáp số: 600 kg. - 1 HS đọc yêu cầu. *Bài giải: Vì tiền vốn là 100%, tiền lãi là 20%, nên số tiền 1 800 000 chiếm số phần trăm tiền vốn là: 100% + 20% = 120% (tiền vốn) Tiền vốn để mua số hoa quả đó là: 1800000 : 120 100 = 1500000 (đồng) Đáp số: 1 500 000 đồng. Tiết 2: Tập làm văn T68: Trả bài văn tả người I/ Mục đích yêu cầu - HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người; nhận biết và sửa được lỗi trong bài; viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn. II/ Đồ dùng dạy- học - Bảng lớp ghi một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu cần chữa chung. III/ Các hoạt động dạy- học 1- Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2- Nhận xét về kết quả làm bài của HS: - GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để: a) Nêu nhận xét về kết quả làm bài: - Những ưu điểm chính: + Hầu hết các em đều xác định được yêu cầu của đề bài, viết bài theo đúng bố cục. + Một số HS diễn đạt tốt. + Một số HS chữ viết, cách trình bày đẹp. - Những thiếu sót, hạn chế: dùng từ, đặt câu còn nhiều bạn hạn chế. b) Thông báo điểm. 2.3- Hướng dẫn HS chữa bài: - GV trả bài cho từng học sinh. a) Hướng dẫn chữa lỗi chung: - GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn ở bảng b) Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài. - Đổi bài cho bạn để rà soát lại việc sửa lỗi. - GV theo dõi, Kiểm tra HS làm việc. c) Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay: - GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay. - Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn. d) HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn: - Y/c mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm cùa mình để viết lại. - Mời HS trình bày đoạn văn đã viết lại. - GV chấm điểm đoạn viết của một số HS. 3- Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS viết bài tốt. Dặn HS chuẩn bị bài sau. - HS chú ý lắng nghe phần nhận xét của GV để học tập những điều hay và rút kinh nghiệm cho bản thân. - Cả lớp tự chữa trên nháp. - HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng. - Hai HS nối tiếp nhau đọc nhiệm vụ 2 và 3. - HS phát hiện lỗi và sửa lỗi. - HS đổi bài soát lỗi. - HS nghe. - HS trao đổi, thảo luận. - HS viết lại đoạn văn mà các em thấy chưa hài lòng. - Một số HS trình bày. . Tiết 3: Địa lí $34: Ôn tập học kì II I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS: - Nêu được vị trí địa lí và dân cư của châu A, châu Phi. - Nêu được một số đặc điểm nổi bật của các nước Liên Bang Nga, Hoa Kì, Việt Nam. II/ Đồ dùng dạy học: - Bản đồ Thế giới. Quả Địa cầu. III/ Các hoạt động dạy học: 1- Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu một số đặc điểm về dân cư, kinh tế, văn hoá của Bảo Yên. 2- Bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2.2- Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp) - GV cho cả lớp thảo luận các câu hỏi: + Châu A tiếp giáp với các châu lục và đại dương nào? + Nêu một số đặc điểm về dân cư, kinh tế của châu A? + Nêu những đặc điểm tự nhiên của châu Phi? 2.3- Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm) - GV chia lớp thành 4 nhóm. - Phát phiếu học tập cho mỗi nhóm. Nội dung phiếu như sau: + Nêu một số đặc điểm chính về Liên Bang Nga. + Hoa Kì có đặc điểm gì nổi bật? + Hãy kể tên những nước láng giềng của Việt Nam? - HS trong nhóm trao đổi để thống nhất kết quả rồi điền vào phiếu. - Mời đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, tuyên dương những nhóm thảo luận tốt. - HS thảo luận theo hướng dẫn của GV. - HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV. - Đại diện các nhóm trình bày. - Nhận xét, đánh giá. 3- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. Nhắc học sinh về học bài để giờ sau kiểm tra. .. Tiết 4: Âm nhạc $34: tập Biểu diễn 2 bài hát Em vẫn nhớ trường xưa, Dàn đồng ca mùa hạ. I/ Mục tiêu: - HS hát thuộc lời ca đúng giai điệu và sắc thái của 2 bài hát “Em vẫn nhớ trường xưa” và “Dàn đồng ca mùa ha.” - Học sinh đọc nhạc, hát kết hợp gõ đệm theo phách bài TĐN số 8.. II/ chuẩn bị : - SGK Âm nhạc 5. - Nhạc cụ : Song loan, thanh phách. III/ Các hoạt động dạy học: 1/ KT bài cũ: - KT sự chuẩn bị của HS. 2/ Bài mới: 2.1 HĐ 1: Ôn tập và kiểm tra 2 bài hát “Em vẫn nhớ trường xưa” và “Dàn đồng ca mùa hạ.” - Giới thiệu bài . - GV hát lại 1 lần. - GV hướng dẫn HS ôn tập 2 bài hát trên + Hướng dẫn HS hát gọn tiếng, thể hiệntình cảm thiết tha trìu mến. Hát kết hợp gõ đệmvà vận động theo nhạc - GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. GV kiểm tra theo nhóm hoặc cá nhân hát - GV nhận xét cho điểm 2.2- Hoat động 2: TĐN số 6. 3/ Phần kết thúc: - Hát lại bài “Em vẫn nhớ trường xưa” và “Dàn đồng ca mùa hạ.” - GV nhận xét chung tiết học - Về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài sau. - HS lắng nghe : - HS hát ôn lại 2 bài hát “Em vẫn nhớ trường xưa” và “Dàn đồng ca mùa hạ.” - HS hát và gõ đệm theo nhịp - Lớp chia thanh 2 nửa, một nửa hát một nửa gõ đệm theo nhịp, theo phách - HS lên hát 1 trong 2 bài hát trên. . Tiết 5: Sinh hoạt Sinh hoạt + Múa hát tập thể I. Mục tiêu - HS nhận thấy những ưu khuyết điểm chính trong tuần học vừa qua. - Nắm được phương hướng hoạt động tuần sau. II. Lên lớp 1. GVCN nhận xét chung *Ưu điểm:- HS đi học đều, đúng giờ. - Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. - Tham gia nhiệt tình các hoạt động của lớp, của trường . - Đội viên có khăn quàng đầy đủ. *Nhược điểm:-HS kĩ năng làm văn còn nhiều hạn chế. 2. Phương hướng tuần sau: - Duy trì nề nếp ra vào lớp . - Tăng cường ôn tập cho HS làm quen với dạng đề thi chắc nghiệm. - Ôn tập chuẩn bị thi cuối năm. - Phát huy những ưu điểm, hạn chế những nhược điểm. - Tham gia nhiệt tình các hoạt động của trường . 3. Múa hát tập thể Đọc báo + Múa hát tập thể
Tài liệu đính kèm: