Giáo án Tổng hợp môn Lớp 3 Tuần 29

Giáo án Tổng hợp môn Lớp 3 Tuần 29

Tập đọc – Kể chuyện :

 BUỔI HỌC THỂ DỤC

 (Trang 89)

 “A-mi-xi”

I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

▪ Rèn kĩ năng đọc :

- Đọc đúng các từ ngữ : đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê, nen-li, khuyến khích, khuỷu tay, khỏe ; đọc đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến.

- Hiểu nghĩa các từ : gà tây, bò mộng, chật vật.

- Nắm được ý nghĩa của chuyện : Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh bị tật nguyền.

▪ Rèn kĩ năng nói :

- HS biết dựa vào trí nhớ kể lại được một đoạn chuyện.

▪ Rèn kĩ năng nghe :

- HS lắng nghe bạn kể, biết nhận xét giọng kể của bạn, biết kể tiếp lời bạn.

 

doc 18 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1105Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn Lớp 3 Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc – Kể chuyện :
 BUỔI HỌC THỂ DỤC 
 	 (Trang 89)
	 “A-mi-xi”
I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
▪ Rèn kĩ năng đọc :
- Đọc đúng các từ ngữ : đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê, nen-li, khuyến khích, khuỷu tay, khỏe ; đọc đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến.
- Hiểu nghĩa các từ : gà tây, bò mộng, chật vật.
- Nắm được ý nghĩa của chuyện : Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh bị tật nguyền.
▪ Rèn kĩ năng nói :
- HS biết dựa vào trí nhớ kể lại được một đoạn chuyện.
▪ Rèn kĩ năng nghe :
- HS lắng nghe bạn kể, biết nhận xét giọng kể của bạn, biết kể tiếp lời bạn.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa câu chuyện như SGK.
- Bảng phụ viết đoạn 2.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định tổ chức :
- Kiểm tra sĩ số, hát tập thể.
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3 HS đọc bài “Cùng vui chơi” và trả lời câu hỏi ở SGK.
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Ø Luyuện đọc.
v GV đọc mẫu toàn bài
v Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ :
- Gọi HS đọc nối tiếp câu.
- GV hướng dẫn HS đọc từ khó :
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trong bài.
Yêu cầu HS giải nghĩa từ mới có trong đoạn vừa đọc.
- Yêu cầu HS tập đặt câu với từ : khuyến khích, khỏe.
- HS đọc nối tiếp đoạn theo nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 2 HS đọc nối tiếp đoạn 2 và 3.
Tìm hiểu bài :
v Chuyển ý 
? Nhiệm vụ của bài tập thể dục là gì ?
? Các bạn trong lớp thực hiện bài tập thể dục như thế nào ?
v Chuyển ý 
? Vì sao Nen-li được miễn tập thể dục 
? Vì sao Nen-li cố xin thầy cho được tập như mọi người ?
-Yêu cầu cả lớp đọc thầm 2 đoạn cuối.
? Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm của Nen-li ?
? Em hãy tìm thêm một tên thích hợp đặt cho câu chuyện ?
- Yêu cầu Hs thảo luận nhóm :
- Gọi đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
4/ Luyện đọc lại :
- GV đọc mẫu đoạn 2.
GV lưu ý cách đọc : nhấn giọng ở các từ ngữ :
Rất chật vật, đỏ như lửa, ướt đẫm, cố sức leo, thấp thỏm sợ, khuyến khích, reo lên, nắm chặt.
Hướng dẫn HS đọc đoạn 2.
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn.
- 5 HS phân vai và đọc bài.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá.
Kể chuyện :
Þ Dựa vào trí nhớù, các em hãy kể lại một đoạn chuyện.
- Gọi 1 HS kể mẫu.
- Gọi HS lần lượt kể nối tiếp câu chuyện.
- Cả lớp theo dõi để nhận xét, đánh giá.
5/ Củng cố – dặn dò :
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số. Bắt bài hát .
- 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS theo dõi ở SGK.
- Từng em lần lượt đọc bài.
- 3 HS đọc bài và giải nghĩa từ.
- HS đặt câu :
Cô giáo luôn khuyến khích các em phát biểu ý kiến xây dựng bài.
Bạn ấy trông thật khỏe.
- HS đọc bài theo nhóm. Nhóm trưởng theo dõi, sửa sai cho các bạn trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh, 2 HS đọc nối tiếp.
- 1 HS đọc đoạn 1.
- Mỗi HS phải leo lên đến trên cùng của một cái cột cao rồi đứng thẳng người trên chiếc xà ngang.
- Đê-rốt-xi và Cô-rét-ti leo như hai con khỉ ; Xtác-đi thở hồng hộc, mặt đỏ như gà tây ; Ga-rô-nê leo dễ như không, tưởng như có thể vác thêm một người nữa trên vai.
- 1 HS đọc đoạn 2.
- Vì cậu bị tật từ nhỏ, bị gù.
- Vì cậu muốn vượt qua chính mình, muốn làm những việc các bạn làm được.
- HS đọc bài.
- Nen-li leo lên một cách chật vật, mặt đỏ như lửa, mồ hôi ướt đẫm trán. Thầy giáo bảo cậu xuống nhưng cậu vẫn cố sức leo. Cậu rướn người lên thế là nắm chặt được cái xà. Thầy khen cậu giỏi, bảo cậu xuống nhưng cậu vẫn cố gắng để đứng thẳng được trên xà, vẻ mặt cậu rạng rỡ,chiến thắng.
- Quyết tâm của Nen-li / Cậu bé can đảm / Chiến thắng bệnh tật / Một tấm gương đáng khâm phục. . . 
- Đại diện nhóm báo cáo các tên của nhóm mình tìm được.
- HS theo dõi ở SGK.
- HS lắng nghe.
- 3 HS đọc 3 đoạn .
- 5 HS đọc bài.
- HS lắng nghe.
- 1 HS kể mẫu.
- HS lần lượt kể chuyện.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Toán 
DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT
I / MỤC TIÊU :
Giúp HS :
- Nắm được quy tắc tính diện tích hình chữ nhậtkhi biết số đo hai cạnh của nó.
- Vận dụng để tính được diện tích một số hình đơn giản theo đơn vị đo là xăng-ti-mét vuông.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Một hình chữ nhật bằng bìa có kích thước : 20 x 30 cm.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra vở bài tập của HS tổ 2.
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Xây dựng quy tắc tính diện tích hình chữ nhật.
- Vẽ hình chữ nhật như SGK lên bảng.
? Hình chữ nhật này có mấy ô vuông ?
? Mỗi ô vuông có diện tích là bao nhiêu ?
? Vậy diện tích của hình chữ nhật này là bao nhiêu ?
? Muốn tính số ô vuông của hình chữ nhật này em tính bằng cách nào ?
? Nêu số đo của các cạnh của hình chữ nhật.
? Em có nhận xét gì về cách tính diện tích hình chữ nhật ?
- GV ghi quy tắc lên bảng.
- Gọi vài em đọc lại.
- Cả lớp đọc đồng thanh quy tắc ở bảng.
3/ Luyện tập :
Bài 1 : Viết vào ô trống (theo mẫu)
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV kẻ sẵn bảng như SGK.
- Hướng dẫn HS làm mẫu.
- Lần lượt từng em làm ở bảng, các em khác ghi kết quả ra bảng con.
ð
Bài 2 : 
- 1 HS đọc bài toán.
- 1 HS nhắc lại quy tắc.
 - Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- 1 HS sửa bài ở bảng.
ð
Bài 3 : Tính diện tích hình chữ nhật.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- 2 HS thực hiện bài ở bảng.
- 2 tổ, mỗi tổ làm 1 câu của bài.
- GV nhận xét, đánh giá.
ð
4/ Củng cố – dặn dò :
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS làm bài tập ở vở ; chuẩn bị bài tiếp theo.
- HS trình vở để GV kiểm tra.
- HS theo dõi ở bảng.
- Có 12 ô vuông.
- Mỗi ô vuông có diện tích là 1 cm2.
- Hình này có diện tích là 12 cm2.
- Mỗi hàng có 4 ô vuông, có 3 hàng như thế nên lấy : 4 3 = 12 
- Chiều dài : 4 cm ; chiều rộng 3 cm.
- Ta có : 
 Diện tích hình chữ nhật là :
 4 3 = 12 (cm2)
4 là số đo chiều dài ; 3 là số đo chiều rộng.
Vậy : Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy số đo chiều dài nhân với số đo chiều rộng (cùng đơn vị đo)
HS đọc lại.
- Cả lớp đọc đồng thanh quy tắc.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS theo dõi ở SGK.
- HS lần lượt làm ở bảng.
- 1 HS đọc bài toán.
- 1 HS nhắc lại.
- HS làm bài vào vở :
Giải :
Diện tích miếng bìa đó là :
14 5 = 70 (cm2)
Đáp số : 70 cm2
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- 2 HS làm ở bảng :
a) Diện tích hình chữ nhật là : 
5 ´ 3 = 15 (cm2)
b) Đổi 2 dm = 20 cm
Diện tích hình chữ nhật là :
20 ´ 9 = 180 (cm2)
- HS lắng nghe và thực hiện.
Toán :
LUYỆN TẬP
I / MỤC TIÊU :
Giúp HS :
- Rèn luyện kĩ năng tính diện tích hình chữ nhật theo kích thước cho trước.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ tóm tắt bài toán 2, 3.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Nêu quy tắc tính diện tích hình chữ nhật.
- Gọi 2 HS đọc kết quả bài 3.
2/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1 : Tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
- 1 HS đọc bài toán.
? Hai cạnh hình chữ nhật đã cho như thế nào 
? Vậy ta phải làm thế nào ?
? Nêu quy tắc tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
8 cm
8 cm
20 cm 
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS sửa bài ở bảng.
ð
Bài 2 : Tính diện tích hình chữ nhật.
 A B
 D C M
 P N
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- 2 HS làm bài ở bảng.
ð
Bài 3 : 
- Gọi 1 HS đọc bài toán.
? Bài toán yêu cầu tính gì ?
? Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta phải biết gì ?
? Muốn tìm chiều dài em làm thế nào ?
- Cả lớp làm bài vào vở.
ð
4/ Củng cố – dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm bài tập ở vở và chuẩn bị bài tiếp theo.
1 HS nêu.
2 HS đọc kết quả bài 3.
1 HS đọc bài toán.
Hai cạnh của hình không cùng số đo.
Ta đổi 4 dm = 40 cm.
Giải :
Đổi : 4 dm = 40 cm.
Chu vi hình chữ nhật là :
(40 + 8) ´ 2 = 96 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là :
40 ´ 8 = 320 (cm2)
Đáp số : 320 cm2.
HS quan sát hình ở bảng.
Giải :
Diện tích hình chữ nhật ABCD là :
8 ´ 10 = 80 (cm2)
Diện tích hình chữ nhật DMNP là :
20 ´ 8 = 160 (cm2)
Diện tích hình H là :
80 + 160 = 240 (cm2)
Đáp số : 240 cm2.
HS làm bài vào vở.
1 HS đọc bài toán.
Tính diện tích hình chữ nhật.
Phải biết chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật.
Lấy : 5 ´ 2 = 10 (cm)
Giải :
Chiều dài hình chữ nhật là :
5 ´ 2 = 10 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là :
10 ´ 5 = 50 (cm)
Đáp số : 50 cm.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Chính tả : (Nghe - viết)
 BUỔI HỌC THỂ DỤC 	
I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
▪ Rèn kĩ năng viết chính tả :
- Nghe – viết chính xác, trình bày đúng đoạn 4 của truyện : Buổi học thể dục. Ghi đúng dấu chấm than vào cuối câu cảm, câu cầu khiến.
- Viết đúng các tên riêng người nước ngoài trong truyện.
- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm dễ viết sai : s / x.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ viết sẵn bài tập 2.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Kiểm tra bài cũ :
- GV đọc, HS viết bảng con : nhảy cao, đấu võ, bóng rổ.
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Ø
v 
- GV đọc mẫu toàn bài viết.
- 2 HS đọc lại, cả lớp theo dõi ở SGK.
? Câu nói của thầy giáo đặt trong dấu gì ?
? Những chữ nào trong bài viết phải viết hoa 
- GV đọc cho HS viết bảng con các từ : Nen-li, khuỷu tay, thở dốc, rạng rỡ.
v HS viết bài :
- GV đọc bài cho HS viết vào vở
v Chấm chữa bài :
- Yêu cầu HS nhìn SGK chấm bài và ghi lỗi ra lề vở.
- GV chấm lại 5 -7 bài để nhận xét.
3/ Bài tập :
Bài 2 : Viết tên các bạn Hs trong câu chuyện : Buổi học thể dục.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
Bài 3 : điền vào chỗ trống :
a) s hay x.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- 2 HS ở hai tổ làm bài ở bảng, các HS khác làm vào vở.
- GV chốt lại kết quả đúng.
- Gọi vài em đọc lại.
4/ Củng cố – dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS hoàn thiện bài tập ở vở và chuẩn bị bài tiếp theo.
- HS viết bảng con.
- HS theo dõi ở bảng.
- 2 HS đọc lại bài viết.
- Câu nói của thầy giáo được đặt sau dấu hai chấm, trong dấu ngoặc kép.
- Các chữ đầu câu, chữ đầu đề bài, tên riêng của người.
- HS viết bảng con.
- HS viết bài vào vở.
- HS nhìn SGK chấm bài.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài :
Ga-rô-nê, Nen-li, Đê-rốt-xi, Xtác-đi.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- 2 tổ thi làm bài ở bảng.
- Nhảy xa, nhảy sào, sới vật.
- Vài HS đọc lại.
 ... ÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định tổ chức :
- Kiểm tra sĩ số, hát tập thể.
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra vở bài tập của HS tổ 2.
- 2 HS làm miệng bài tập 1 và 2 ở tiết trước.
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1 : Hãy kể tên những môn thể thao bắt đầu bằng những tiếng sau : bóng, chạy, đua, nhảy.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập và đọc các từ mẫu.
- 2 tổ thảo luận và tìm từ ghi ra giấy.
- Gọi đại diện tổ báo cáo, GV ghi bảng.
- GV khen ngợi tổ tìm được nhiều từ.
Bài 2 : Tìm và ghi lại các từ ngữ nói về kết quả thi đấu có trong truyện vui.
- 1 HS đọc đề bài và câu chuyện.
- Yêu cầu HS tự tìm cá nhân.
- Gọi HS phát biểu kết quả tìm được, GV ghi bảng.
- Cả lớp đọc thầm truyện vui.
? Anh chàng trong truyện có cao cờ không ? Anh ta có thắng ván nào trong cuộc chơi không ?
? Truyện đáng cười ở điểm nào ?
Bài 3 : Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu văn.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- 1 HS khác đọc 3 câu văn ở bảng.
- Gọi 3 HS điền dấu phẩy thích hợp vào 3 câu văn ở bảng, các HS khác làm vào vở bài tập.
- GV chốt lại kết quả đúng.
- Gọi HS đọc lại vài lần.
 4/ Củng cố – dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm bài tập ; xem trước bài mới.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số. Bắt bài hát.
- HS trình vở để GV kiểm tra.
- 2 HS làm bài miệng.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập và đọc các từ mẫu.
- HS thảo luận :
a)bóng : bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng ném, bóng nước, bóng bàn . . .
b) chạy : chạy vượt rào, chạy việt dã, chạy vũ trang . . . 
c) đua : đua xe đạp, đua ôtô, đua thuyền, đua ngựa, đua voi . . . 
d) nhảy : nhảy cao, nhảy xa, nhảy sào, nhảy ngựa, nhảy cầu, nhảy cừu, nhảy dù . . .
- HS đọc đề bài và câu chuyện.
- HS làm bài.
- Các từ : được, thua, không ăn không thua, thắng, hòa.
HS đọc thầm.
- Anh này đánh cờ kém, không thắng ván nào.
- Anh chàng đánh ván nào thua ván ấy nhưng dùng cách nói tránh để khỏi nhận là mình thua.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc 3 câu văn ở bảng.
- 3 HS làm bài ở bảng.
a)Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt, SEAGam 22 đã thành công rực rỡ.
b) Muốn cơ thể khỏe mạnh, em phải năng tập thể dục.
c) Để trở thành con ngoan, trò giỏi, em cần học tập và rèn luyện.
- HS đọc lại.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Thủ công 
 LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (T2) 	
I / MUÏC TIEÂU :
- HS laøm ñöôïc ñoàng hoà ñeå baøn theo ñuùng quy trình kó thuaät. (laøm khung, maët, ñeá vaø chaân ñôõ ñoàng hoà)
- HS yeâu thích saûn phaåm cuûa mình laøm ra.
II / ÑOÀ DUØNG DAÏY HOÏC :
- Ñoàng hoà ñeå baøn.
- Ñoàng hoà laøm saün baèng giaáy.
- Giaáy, keùo, hoà daùn.
III / CAÙC HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC :
TG
Hoaït ñoäng cuûa GV
Hoaït ñoäng cuûa HS
1/ Kieåm tra baøi cuõ :
- GV kieåm tra duïng cuï hoïc taäp cuûa HS.
- Nhaéc laïi caùc böôùc tieán haønh laøm ñoàng hoà.
- GV nhaän xeùt, ñaùnh giaù.
2/ Baøi môùi :
Ø Giôùi thieäu vaø ghi ñeà baøi :
Tieát naøy, caùc em seõ thöïc haønh laøm caùc boä phaän cuûa ñoàng hoà ñeå baøn.
Þ Khi gaáp vaø daùn caùc tôø giaáy ñeå laøm ñeá, khung, chaân ñôõ ñoàng hoà, caàn mieát kó caùc neáp gaáp vaø boâi hoà cho ñeàu.
3/ Thöïc haønh :
- Yeâu caàu HS tieán haønh laøm ñoàng hoà.
- GV theo doõi, uoán naén cho töøng em.
4/ Cuûng coá – daën doø :
- GV nhaän xeùt tieát hoïc.
- Daën HS giöõ gìn caùc boä phaän cuûa ñoàng hoà vöøa laøm ñöôïc ñeå tieát sau hoaøn chænh saûn phaåm.
- HS ñeå ñoà duøng leân baøn cho GV kieåm tra.
- HS nhaéc laïi caùc böôùc thöïc hieän : 
Caét giaáy.
Laøm khung, maët, ñeá, chaân ñôõ cuûa ñoàng hoà.
- HS laéng nghe.
- HS thöïc haønh laøm ñoàng hoà.
- HS laéng nghe vaø thöïc hieän.
TOÁN
 PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100000
I / MỤC TIÊU :
Giúp HS :
- Biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 100000.
- Củng cố về giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính và về tính diện tích hình chữ nhật.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ tóm tắt bài 4.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 1 HS nêu quy tắc tính diện tích hình chữ nhật.
- Kiểm tra vở bài tập của HS tổ 2.\
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Hướng dẫn thực hiện phép cộng :
 45732 + 36194
Ghi : 45732 + 36194 = ?
- Dựa vào phép cộng các số có bốn chữ số, hãy thực hiện phép cộng trên.
- Gọi 1 HS đặt tính ở bảng :
- Gọi lần lượt từng em thực hiện các lượt cộng.
- GV ghi bảng.
Vậy : 45732 + 36194 = 81926 
3/ Luyện tập :
Bài 1 : Tính :
- GV ghi bảng, gọi lần lượt 2 HS thực hiện.
- Cả lớp nhận xét, sửa chữa.
ð
Bài 2 : Đặt tính rồi tính.
- GV ghi bảng, gọi HS thực hiện.
- GV nhận xét, đánh giá.
ð
Bài 3 : Tính diện tích hình chữ nhật.
- GV vẽ hình ở bảng, gọi 1 HS thực hiện, cả lớp làm bài vào vở.
Hình chữ nhật có : 
Chiều dài : 9 cm ; chiều rộng : 6 cm
Diện tích : . . . cm2 ?
ð
Bài 4 : 
A
B
C
D
2350 m
3 km
350 m
- Gọi 1 HS giải ở bảng, cả lớp làm vào vở.
- Cả lớp nhận xét, sửa chữa.
ð
4/ Củng cố – dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm bài tập ở vở ; chuẩn bị bài tiếp theo.
- 1 HS nêu quy tắc tính diện tích hình chữ nhật.
- HS trình vở để GV kiểm tra.
- 1 HS thực hiện.
- HS nêu miệng các lượt cộng, GV ghi bảng.
- HS thực hiện ở bảng :
- HS thực hiện ở bảng :
18257 + 64439 ; 35046 + 26734
52819 + 6546 ; 2475 + 6820
- HS thực hiện :
Giải :
Diện tích hình chữ nhật ABCD là :
9 ´ 6 = 54 (cm2)
Đáp số : 54 cm2.
Giải :
Đổi : 3 km = 3000 m
Độ dài đoạn đường AC là :
2350 – 350 = 2000 (m)
Độ dài đoạn đường AD là :
2000 + 3000 = 5000 (m)
Đáp số : 5000 m.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tập làm văn 
VIẾT VỀ MỘT TRẬN THI ĐẤU THỂ THAO
I / MỤC TIÊU :
- Rèn kĩ năng viết : Dựa vào bài làm miệng ở tiết trước, HS viét được một đoạn văn ngắn 5 đến 7 câu kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã xem. Bài viết đủ ý, diễn đạt rõ ràng, thành câu, giúp người nghe hình dung được trận đấu.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Viết sẵn các gợi ý ở bài tập 1 lên bảng (bài tập 1 ở tiết trước)
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 em nói miệng về một trận thi đấu thể thao.
- GV nhận xét, bổ sung cho từng bài của HS.
2/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
- Gọi 1 HS đọc lại các câu hỏi gơi ý ở bảng.
- GV nhắc nhở : 
Có thể dựa vào gợi ý để viết, có thể không dựa vào gợi ý mà kể linh hoạt theo hiểu biết của mình.
Viết đủ ý, diễn đạt rõ ràng, viết câu đúng. . Nên làm bài ra nháp, sửa chữa lỗi . . . sau đó mới làm bài vào vở.
3/ HS viết bài :
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu để các em viết được bài.
- Gọi vài em đọc bài viết trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá.
4/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS chuẩn bị bài tiếp theo.
- 2 HS nói miệng.
- 1 HS đọc các câu hỏi gợi ý ở SGK.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài.
- Vài HS đọc bài viết của mình.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Đạo đức :
TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
I / MỤC TIÊU :
- HS biết sử dụng tiết kiệm nước để không bị ô nhiễm.
- HS có thái độ phản đối những hành vi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiễm nguồn nước.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Vở bài tập đạo đức.
- Phiếu học tập dành cho hoạt động 2.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1) Kiểm tra bài cũ :
? Hằng ngày, em cần làm gì để bảo vệ nguồn nước ở nơi em sống không bị ô nhiễm ?
- Gọi vài HS trả lời.
- GV nhận xét, đánh giá.
2) Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Ø Vào bài.
▪ Hoạt động 1 : Xác định các biện pháp.
+ Mt : HS biết đưa ra các biện pháp tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
+ Th :
- Yêu cầu các nhóm thảo luận về thực trạng nguồn nước ở địa phương em và đưa ra các biện pháp tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- Gọi đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung.
ÄKL : Khen ngợi các ý kiến hay. Chốt lại việc nên làm để bảo vệ nguồn nước.
▪ Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm.
+ Mt : HS biết đưa ra ý kiến đúng, sai.
+ Th :
- GV phát phiếu học tập có ghi các ý kiến, yêu cầu các nhóm đánh giá các ý kiến và giải thích lí do.
a) Nước sạch không bao giờ cạn.
b) Nước giếng khơi, giếng khon không phải trả tiền nên không cần tiết kiệm.
c) Nguồn nước cần được giữ gìn và bảo vệ cho cuộc sống hôm nay và mai sau.
d) Nước thải của nhà máy, bệnh viện cần được xử lí.
đ) Gây ô nhiễm nguồn nước là phá hoại môi trường.
e) Sử dụng nước ô nhiễm sẽ có hại cho sức khỏe.
- Gọi các nhóm hỏi - đáp với nhau trước lớp về các ý kiến trên.
ÄKL : GV chốt lại ý kiến đúng : Các ý kiến : c, d, đ, e là đúng ; ý kiến a, b là sai, đó là việc cần tránh.
▪ Hoạt động 3 : Trò chơi : Ai nhanh, ai đúng ?
+ Mt : HS ghi nhớ các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
+ Th :
- GV kẻ sẵn 2 bảng : mỗi bảng ghi các cột : việc làm tiết kiệm nước ; việc làm gây lãng phí nước ; việc làm bảo vệ nguồn nước ; việc làm gây ô nhiễm nguồn nước.
- 2 tổ, mỗi tổ 4 em thi tìm việc và ghi vào bảng. Tổ nào tìm nhanh, đúng thì tổ đó thắng.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá.
3/ Củng cố – dặn dò :
 Gv nhận xét tiết học.
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm và báo cáo :
Hiện nay ở địa phương em, đã có nguồn nước sạch chảy về cung cấp cho mọi gia đình sử dụng. Đó là nguồn nước từ hồ chứa Sông Vố. Bên cạnh đó một số gia đình sử dụng nguồn nước từ giếng khơi . . . Các nguồn nước từ sông, suối chảy về được dùng cho việc tưới tiêu. . . Nhiều người ở đây chưa có ý thức bảo vệ nguồn nước, vứt rác, xác động vật chết xuống sông, hồ, thả trâu, bò tắm dưới sông  làm bẩn nguồn nước.
Biện pháp : bản thân mỗi người phải có ý thức bảo vệ nguồn nước ở địa phương mình. Đồng thời động viên khuyến khích mọi người cùng thực hiện giữ gìn, bảo vệ nguồn nước.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện phiếu học tập :
- Sai, vì lượng nước sạch có hạn và rất nhỏ so với nhu cầu . . . 
- Sai, vì nguồn nước ngầm có hạn.
- Đúng, vì không làm như vậy thì ngay từ bây giờ, chúng ta cũng không đủ nước để dùng.
- Đúng, vì sẽ không làm ô nhiễm nguồn nước.
- Đúng, vì nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng xấu đến cây cối, loài vật và con người.
- Đúng, vì sử dụng nước bị ô nhiễm sẽ gây ra nhiều bệnh tật cho người và động vật. . . 
- HS hỏi – đáp trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện thi làm bài ở bảng.
- HS lắng nghe và thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 3 Tuan 29 DVKhoa.doc