Giáo án Tổng hợp môn phụ Lớp 3 - Tuần 10, 11, 12

Giáo án Tổng hợp môn phụ Lớp 3 - Tuần 10, 11, 12

Đạo đức

Bài 5 – Tiết 10 Chia sẻ vui buồn cùng bạn (tt)

I/ MỤC TIÊU:

 1.HS hiểu:

 - Cần chúc mừng khi bạn vui, chia s3, động viên, an ủi khi bạn buồn.

 - Ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn.

 - Trẻ em có quyền: Được kết giao bạn bè, được đối xử bình đẳng, đượchỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn.

 2. HS biết cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn.

 3. HS biết quý trọng các bạn biết quan tâm chia sẻ vui buồn cùng bạn.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC (Đ D D-H ):

 - Vở BT ĐĐ

 - Tranh minh hoạ cho tình huống hoạt động 1 -tiết 1.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: (Tiết 1)

 

doc 10 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 866Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn phụ Lớp 3 - Tuần 10, 11, 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Thứ hai, ngày.....tháng....năm 200.
Đạo đức
Bài 5 – Tiết 10 Chia sẻ vui buồn cùng bạn (tt)
I/ MỤC TIÊU: 
	1.HS hiểu:
	- Cần chúc mừng khi bạn vui, chia s3, động viên, an ủi khi bạn buồn.
	- Ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn.
	- Trẻ em có quyền: Được kết giao bạn bè, được đối xử bình đẳng, đượchỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn.
	2. HS biết cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn...
	3. HS biết quý trọng các bạn biết quan tâm chia sẻ vui buồn cùng bạn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC (Đ D D-H ):
	- Vở BT ĐĐ
	- Tranh minh hoạ cho tình huống hoạt động 1 -tiết 1.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: (Tiết 1)
GV HS
A/ KTBC: 	 
- Thế nào là chia sẻ vui buồn cùng bạn? 	- 3 hs trả lời.
B/ BÀI MỚI: (Tiết 2)
1.Giới thiệu bài:
2.Tìm hiểu bài
	 * Hoạt động 1: PHÂN BIỆT HÀNH VI ĐÚNG, HÀNH VI SAI.
Mục tiêu: HS biết phân biệt hành vi đúng, hành vi sai đối với bạn bè khi có việc vui buồn.
Cách tiến hành:
	B1. Yêu cầu hs đọc BT 1 VBT.	- 1 hs đọc to, cả lớp dò theo.
	 B2. Thảo luận theo nhóm cặp.	B3. Đại diện nhóm nêu kết quả.
	 B4. GV kết luận:
- Các việc ở mục a,b,c,d,đ,g là đúng vì thể hiện sự quan tâm đến....
- Các việc ở mục e, h là việc làm sai........
Hoạt động 2: LIÊN HỆ VÀ TỰ LIÊN HỆ. 
Mục tiêu: HS biết tự đánh giá việc thực hiện chuẩn mực đạo đức của bản thân và của các bạn khác trong lớp, trong trường. Đồng thời giúp các em khắc sâu hơn ý nghĩa của việc cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn.
Cách tiến hành: 	 
	B.1 Chia nhóm giao việc BT5	- B.2 Các nhóm thảo luận theo câu	hỏi BT5
 (1)	
	B.3 Đại diện nhóm báo cáo trước lớp.
	B.4 GV KẾT LUẬN:
	Bạn bè phải biết cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng nhau.
* Hoạt động 3: TRÒ CHƠI PHÓNG VIÊN.
Mục tiêu: Củng cố bài.
Cách tiến hành:
	Cho HS lần lượt đóng vai 	- Đóng vai theo nội dung BT6 VBT
	* Gọi hs đọc thuộc lòng câu ghi nhớ.
	 GV KẾT LUẬN: 
	- Khi bạn bè có chuyện vui, buồn, em cần chia sẻ cùng bạn để niềm vui được nâng lên, nỗi buồn được vơi đi. Mọi trẻ em đều có quyền được đối xử bình đẳng.	3. Nhận xét dặn dò:
* Nhận xét lớp, ....... Bài sau: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
Thứ ba, ngàytháng.năm 200..
TỰ NHIÊN – XÃ HỘI
Tiết 19- Bài 19
Các thế hệ trong một gia đình
I/ MỤC TIÊU: 
	- Biết các thế hệ trong một gia đình.
	- Phân biệt được gia đình 2 thế hệ và gia đình 3 thế hệ.
	- Giới thiệu với bạn về các thế hệ trong gia đình của mình.
II/ ĐDD-H: 
	- Các hình trong SGK trang 38, 39.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
GV HS
 	A. MỞ ĐẦU: 
- Hãy kể về gia đình em: gồm những ai? 	3 hs kể.
	B. BÀI MỚI: 
	1. Giới thiệu bài 
	2. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: THẢO LUẬN THEO CẶP 
. Mục tiêu: Kể được người nhiều tuổi nhất và người ít tuổi nhất trong gia đình mình.
.Cách tiến hành: 
	1. Làm việc theo nhóm: 
	2. Các nhóm thảo luận , 2em kể cho nhau 	nghe.
	3. Gọi một số em đại diện kể trước lớp.	
	4. Nhận xét , chốt lại : Trong mỗi gia đình thường có những người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống.
(2)
* Hoạt động 2: QUAN SÁT TRANH THEO NHÓM
. Mục tiêu: 
Phân biệt được gia đình 2 thế hệ và gia đình 3 thế hệ.
.Cách tiến hành:	
B1. Làm việc theo nhóm. 	- Các nhóm quan sát tranh và tìm hiểu: 
- Thế hệ thứ nhất trong gia đình Minh là ai?
- Bố mẹ Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình?
- Bố mẹ Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình Lan?
- Minh và em của Minh là thế hệ thứ mấy trong
 gia đình Minh?
- Lan và em của Lan ....?
- Đối với những gia đình chưa có con, chỉ có vợ
 chồng chung sống...mấy thế hệ?
	B2. Một số nhóm trình bày kết quả.
B3. KẾT LUẬN: 
	- Gia đình Minh : 3 thế hệ.
	- Gia đình Lan: 2 thế hệ
	- Cũng có gia đình chỉ có một thế hệ.
* Hoạt động 3: GIỚI THIỆU VỀ GIA ĐÌNH MÌNH: 
	Trò chơi: Mời bạn đến thăm gia đình tôi:
. Mục tiêu: Biết giới thiệu với các bạn trong lớp về các thế hệ trong gia đình của mình.
.Cách tiến hành: 
	Tổ chức cho hs chơi trò chơi (từng cặp kể cho nhau nghe).
	- Từng đợt một nhóm cử một em kể về gia đình mình, cả lớp nhận xét ...gia đình bạn có mấy thế hệ.
	3.Củng cố, dặn dò: 
	Nhận xét tiết học... Bài sau: Họ nội - Họ ngoại.
Thứ......, ngàytháng.năm 200..
TỰ NHIÊN – XÃ HỘI
Tiết 20- Bài 20
Họ nội - Họ ngoại
I/ MỤC TIÊU: 
	- Giải thích được thế nào là họ nội, họ ngoại.
	- Xưng hô đúng với các anh, chị, em của bố mẹ.
	- Giới thiệu được về họ nội, họ ngoại của mình.
	- Ứng xử trước những người họ hàng của mình.
II/ ĐDD-H: 
	- Các hình SGK trang 40, 41
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 GV HS
 	 A.KTBC: 
- Thế nào là gia đình 2 thế hệ? 3 thế hệ? 	- 3 hs trả lời. (3) 
	B. BÀI MỚI: 
	1. Giới thiệu bài 	 
 2. Các hoạt động:	 
 * Hoạt động 1: LÀM VIỆC VỚI SGK
 Mục tiêu: Giải thích được những người thuộc họ nội - họ ngoài gồm những ai.
. Cách tiến hành: 
	B1.Làm việc theo nhóm . 	- Nhóm trưởng điều khiển nhóm QS hình
	1 và TLCH:
+ Hương đã cho các bạn xem ảnh của những ai?
+ Ông bà ngoại Hương sinh ra ai?
+ Ông bà nội Quang sinh ra ai?
	B2. Làm việc cả lớp: 	- Đại diện nhóm báo cáo.
	B3. Kết luận: 
- Ông bà sinh ra bố và các anh cị em ruột của bố cùng các con của họ là những ngượi thuộc họ NỘI.
- Ông bà sinh ra mẹ..........thuộc họ NGOẠI.
* Hoạt động 2: KỂ VỀ HỌ NỘI- HỌ NGOẠI: 
 . Mục tiêu: Biết giới thiệu về họ nội , họ ngoại của mình.	
 . Cách tiến hành: 
B1. Làm việc theo nhóm: 	- Từng em kể trong nhóm về họ nội, họ
	ngoại của mình.
B2. Làm việc cả lớp: 	- Một số em kể trước lớp 
B3. Kết luận: --* Mỗi người, ngoài bố, mẹ, anh, chị, em ruột của mình còn có những người họ hàng thân thích khác đó là họ nội và họ ngoại.
 * Hoạt động 3: ĐÓNG VAI: 
. Mục tiêu: Biết cách ứng xử thân thiện với họ hàng của mình.
. Cách tiến hành: 
B1. Tổ chức HD: Bố mẹ đi vắng, có anh của bố 
(hoặc em của mẹ) đến thăm... 	B2. Các nhóm lần lượt đóng vai: Chú ý
	cách tiếp khách (ứng xử).
B3. Thảo luận cả lớp: 
- Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong tình huống 
vừa rồi? Nếu em ở vào tình huống đó em sẽ ứng xử ra sao? 
B4. Kết luận: Chúng ta phải biết quan tâm, yêu quý, giúp đỡ những người họ hàng thân thích của mình.
 3.Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét tiết học....
	- Bài sau: Các thế hệ trong một gia đình.
Thứ.., ngàytháng.năm 200.. 
THỦ CÔNG (4)
Bài 6 –Tiết 9 Ôn tập chương 1
Phối hợp gấp, cắt, dán hình (tt) 
I/ MỤC TIÊU:
	- Đánh giá kiến thức, kĩ năng của hs qua sản phẩm gấp hình hoặc phối hợp gấp, cắt, dán một trong những hình đã học.
II/ ĐDD-H :
	- Mẫu các bài 1, 2, 3, 4, 5.
	- Giấy nháp, giấy thủ công, bút màu, kéo thủ công
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: (Tiết 2) 
(5)
TUẦN 11
Thứ hai, ngày.....tháng....năm 200.
Đạo đức
Bài 6 – Tiết 11 
Ôn tập và thực hành kỹ năng
 giữa học kì 1
I/ MỤC TIÊU: 
	Củng cố, ôn tập các hành vi đạo đức đã học từ đầu năm đến giờ.
	Rèn luyện kỹ năng thực hiện các hành vi đạo đức đã được học ở 5 bài đầu.
II/ (Đ D D-H ):
	Các câu hỏi và một nhành cây có lá để tổ chức thi “Hái hoa dân chủ” 
III/ CÁCH TỔ CHỨC :
	- Tất cả học sinh đều được tham gia, GV mời một em lên hái câu hỏi treo ở nhành cây, ... khi trả lời xong câu hỏi cả lớp nhận xét... và có quyền chỉ định một bạn khác lên tiếp tục,...
IV/ NỘI DUNG CÂU HỎI: 
	Câu 1. Bác Hồ có những tên gọi nào ?
	Câu 2: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày, tháng năm nào ? Tại đâu?
	Câu 3: Bác Hồ sinh vào ngày, tháng, năm nào? 
	Câu 4: Giữ lời hứa là thể hiện điều gí?
	Câu 5: Khi không thực hiện được lời hứa ta cần phải làm gì?
	Câu 6: Nêu một số câu ca dao, tục ngữ về giữ lời hứa.
	Câu 7: Thế nào là tự làm lấy việc của mình?
	Câu 8: Tự làm lấy việc của mình sẽ giúp em điều gì? 
	Câu 9: Trong giờ kiểm tra, Nam gặp bài toán khó, Hà liền đưa bài cho Nam chép nhưng Nam từ chối. Theo em, Nam đúng hay sai? Vì sao?
	Câu 10: Vì sao ta phải luôn quan tâm, chăm sóc mọi người trong gia đình hằng ngày?
	Câu 11: Vì sao ta cần phải chia sẽ vui buồn cùng bạn?
	* Mỗi câu được ghi hai phiếu và gắn vào bông để hs lên hái và trả lời.
V/ ĐÁP ÁN: 
Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Aùi Quốc, Hồ Chí Minh.
	2. Ngày 02/9/1945 .Tại quãng trường Ba Đình - Hà Nội.
	3. Ngày 19 tháng 5 năm 1890.
	4. Là thể hiện sự lịch sự, tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.
	5. Cần xin lỗi và báo sớm cho người đó.
	6. 	Nói lời phải giữ lấy lời
	 Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
	- Lời nói đi đôi vớiviệc làm.
	- Lời nói gió bay. (1)
	7. Là luôn cố gắng để làm lấy công việc của bản thân mà không nhờ vào ai cả.	
	8. Sẽ giúp bản thân mỗi chúng ta tiến bộ, không làm phiền người khác.
	9. Nam đúng, vì Nam muốn tự mình làm bài, hiểu bài...
	10. Vì họ là những người thân của ta...
	11 Vì sẽ giúp bạn vơi đi nỗi buồn, ....
Thứ ba, ngày..tháng.....năm 200..
TỰ NHIÊN – XÃ HỘI
Tiết 23- Bài 23
Phòng cháy khi ở nhà
I/ MỤC TIÊU: 
	- Xác định được một số vật dễ gây cháy và giải thích được vì sao không được đặt chúng ở gần lửa.
	- Nói được những thiệt hại do chúng gây ra.
	- Nêu được những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu.
	- Cất diêm, bật lửa cẩn thận, xa tầm với của em nhỏ.
II/ ĐDD-H: 
	- Các hình trong SGK trang42, 43.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
GV HS
 	A.KHỞI ĐỘNG: 	
	- Đố em những vật gì dễ gây cháy? 
(2) 
	B. BÀI MỚI: 
	1. Giới thiệu bài 
	2. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: LÀM VIỆC VỚI SGK VÀ CÁC THÔNG TIN SƯU TẦM ĐƯỢC VỀ THIỆT HẠI DO CHÁY GÂY RA: 
. Mục tiêu: Xác định được một số vật dễ gây cháy và giải thích vì sao không được đaaaặt chúng ở gần lửa; nói được những thiệt hại do cháy gây ra.
 .Cách tiến hành: 
	1. Làm việc theo cặp: 	- Quan sát hình 1,2.
- Em bé trong hình 1 sẽ gặp tai nạn gì?
- Chỉ ra những vật dễ cháy (hình 1)?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu can dầu hoả hoặc đống củi
 khô bị bắt lửa?
- Bếp ở hình 1 hay hình 2 an toàn hon? Vì sao?
	2. Các nhóm thảo luận , đại diện trình	 bày.
	3.Kể chuyện hoả hoạn..., phân tích nguyên
 nhân.
* Hoạt động 2: THẢO LUẬN VÀ ĐÓNG VAI: 
. Mục tiêu: 
-Nêu được những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà?
.Cách tiến hành:	
B1. Động não (BT2-VBT) 
	B2. Thực hành.
B3.Đóng vai.	- Nhóm 1: vứt que diêm lung tung ra sàn	nhà
	- Nhóm 2: Chơi đốt giấy.	
B4. Làm việc cả lớp.
- Nhận xét các hành vi mà hai nhóm vừa đóng vai. 
* KẾT LUẬN: (SGK) 
	- Đọc bài học ở SGK.
* Hoạt động 3: TRÒ CHƠI GỌI CỨU HOẢ: 
. Mục tiêu: 
- HS biết phản ứng đúng khi gặp cháy.
.Cách tiến hành:
	1. GV nêu tình huống cháy cụ thể.
	2. Thực hành báo động cháy.
	3. Nhận xét và hướng dẫn 1 số cáchthoát hiểm khi gặp cháy. Cách gọi điện thoại 114 báo cháy ở TP.
	3.Củng cố, dặn dò: 
	Nhận xét tiết học... 
(3)
Thứ năm, ngàytháng.năm 200..
TỰ NHIÊN – XÃ HỘI
Tiết 24- Bài 24
Một số hoạt động ở trường
I/ MỤC TIÊU: 
	- Kể được tên các môn học và nêu được một số hoạt động học tập diễn ra trong các giờ học của các môn học đó.
	- Hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với các bạn trong lớp, trong trường.
II/ ĐDD-H: 
	- Các hình SGK 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 GV HS
 	 A.KTBC: 
- Phòng cháy khi ở nhà.	- 3 hs thực hiện.
	B. BÀI MỚI: 
	1. Giới thiệu bài 	 
 2. Các hoạt động:	 
 * Hoạt động 1: QUAN SÁT THEO CẶP: 
 Mục tiêu: Biết một số hoạt động học tập diễn ra trong các giờ học.
	- Biết mối quan hệ giữa GV và HS, HS và HS trong từng hoạt động học tập
. Cách tiến hành: 
	B1. HD hs quan sát: 
- Trong từng hoạt động đó GV làm gì? HS làm gì? 	- B2. Một cặp lên Hỏi - Đáp trước lớp. 
	B3. Thảo luận cả lớp
- Em thường làm gì trong giờ học? 
- Em có thích học nhóm không?
- Em thích học nhóm ở môn học nào?
- Em thường làm gì khi học nhóm?
- GV kết luận:...
* Hoạt động 2: LÀM VIỆC THEO TỔ HỌC TẬP:
 . Mục tiêu: - Biết kể tên các môn học mà hs được học ở trường.
- Biết nhận xét thái độ - kết quả học tập của bản thân và của một số bạn.
- Biết hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với bạn.
 . Cách tiến hành: 
B1. Làm việc theo nhóm: Thảo luận theo gợi ý:
- Ở trường công việc chính của hs là gì?
- Kể tên các môn họcbạn được học ở trường?	
	B2. Đại diện nhóm báo cáo kết quả...
B3. Kết luận: Nhận xét....
	3.Củng cố, dặn dò:
- Cho hai cặplên đố nhau trước lớp: Kể lại các hoạt động ở trường mà em biết?
	- Nhận xét tiết học....
	- Bài sau: Học tiếp theo.
(4)
Thứ sáu, ngàytháng.năm 200.. 
 Cắt dán chữ I,T (tt)
I/ MỤC TIÊU:
	- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ I.T.
	- Kẻ, cắt, dán được chữ I.T đúng quy trình kỹ thuật.
	- Thích cắt dán chữ.
	- Trưng bày sản phẩm.
II/ ĐDD-H :
	- Mẫu dán sẵn chữ I.T và chữ I.T rời.
	- Giấy nháp, giấy thủ công, kéo thủ công
	- Quy trình kẻ, cắt, dán chữ I.T. 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: (Tiết 2) 
GV HS
	A. KTBC: 	
	-Kiểm tra dụng cụ HS.
	B. BÀI MỚI: 
	1. Giới thiệu bài  
	2. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: THỰC HÀNH KẺ, CẮT, DÁN CHỮ I, T:
 	. Mục tiêu: HS nhận biết chiều cao , độ rộng của từng chữ.
	. Cách tiến hành:
- Bước 1: Cho HS nhắc lại quy trình cắt dán 
chữ I, T 	- Quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T:
	B1) Kẻ chữ I, T.
	B2) Cắt chữ I, T.
	B3) Dán chữ I, T.
- B2.	 HS nhận xét lải kích cỡ...
	+ Độ rộng chữ I là 1 ô, chiều cao 5 ô.
	+ Độ rộng của đầu chữ T là 3 ô. Chiều 
	cao cả chữ là 5 ô,...
* Hoạt động 2: HD CÁCH DÁN...
. Mục tiêu: HS nắm được thao tác dán cho chữ đẹp, không bị nhăn...
. Cách tiến hành:
 	- Bôi hồ mặt trái...
	- Dán đúng vị trí, dùng giấy nháp đặt lên và miết cho thẳng...
* Hoạt động 3: TỔ CHỨC TRƯNG BÀY SẢN PHẨM: 
	Cho các nhóm trưng bày và nhận xét , chấm chọn....
	3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học....., chuẩn bị bài sau: Cắt dán chữ U
(5)

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 10,11,12.doc