Giáo án Tổng hợp Tuần 23 - Lớp 3

Giáo án Tổng hợp Tuần 23 - Lớp 3

Tập đọc –kể chuyện Nhà ảo thuật

I/ Mục tiêu :

*Tập đọc :

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: quảng cáo, biểu diễn, ảo thuật, nổi tiếng, tổ chức, lỉnh kỉnh, rạp xiếc,.

- Giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên ở đoạn 4

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :

- Nắm được nghĩa của các từ mới: ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài.

- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em.

 

doc 47 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1142Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Tuần 23 - Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Tập đọc –kể chuyện
I/ Mục tiêu : 
*Tập đọc :
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : 
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: quảng cáo, biểu diễn, ảo thuật, nổi tiếng, tổ chức, lỉnh kỉnh, rạp xiếc,...
Giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên ở đoạn 4 
Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Rèn kĩ năng đọc hiểu : 
Nắm được nghĩa của các từ mới: ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài. 
Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em.
3. Thái độ:
- GDHS tình thân ái, biết giúp đỡ mọi người
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn.
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Chiếc máy bơm ( 4’ )
Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và hỏi :
+ Ác-si-mét đã nghĩ ra cách gì để làm cho nước chảy ngược lên, giúp nông dân đỡ vất vả ? 
Giáo viên nhận xét, cho điểm
Giáo viên nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 2’ )
Giáo viên treo tranh minh hoạ chủ điểm và hỏi :
+ Tranh vẽ gì ?
Giáo viên giới thiệu: chủ điểm Nghệ thuật là chủ điểm nói về những người làm công tác nghệ thuật ( nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, hoạ sĩ, diễn viên xiếc); những hoạt động nghệ thuật: các bộ môn nghệ thuật 
Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :
+ Tranh vẽ gì ?
Giáo viên: Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài: “Nhà ảo thuật”. 
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài ( 15’ )
Mục tiêu : giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. 
Nắm được nghĩa của các từ mới.
Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại
GV đọc mẫu toàn bài
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài 
Giáo viên nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi.
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn : bài chia làm 4 đoạn.
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1.
Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn.
Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp.
Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy 
GV kết hợp giải nghĩa từ khó: ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài
Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối : 1 em đọc, 1 em nghe
Giáo viên gọi từng tổ đọc.
Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3, 4.
Cho cả lớp đọc Đồng thanh 
Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài (18’ )
Mục tiêu : giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện.
Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận 
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi :
+ Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật ? 
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi :
+ Hai chị em Xô-phi đã gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật như thế nào ?
+ Vì sao hai chị em không chờ chú Lí dẫn vào rạp ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3, 4 và hỏi :
+ Vì sao chú Lí tìm đến nhà Xô-phi và Mác ?
+ Những chuyện gì đã xảy ra khi mọi người uống trà?
+ Theo em, chị em Xô-phi đã được xem ảo thuật chưa ?
Giáo viên : nhà ảo thuật Trung Quốc nổ tiếng đã tìm đến tận nhà hai bạn nhỏ để biểu diễn, bày tỏ sự cảm ơn đối với hai bạn. Sự ngoan ngoãn và lòng tốt của hai bạn đã được đền đáp.
+ Nội dung câu chuyện nói điều gì ?
Giáo viên chốt: Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em. 
Hát
3 học sinh đọc
Học sinh trả lời
Các bạn thiếu nhi đang biểu diễn các tiết mục văn nghệ: hát chèo, thổi kèn, đánh đàn, đóng vai hề, có bạn đang vẽ 
Học sinh quan sát và trả lời
Học sinh lắng nghe.
Cá nhân 
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
Cá nhân
Cá nhân, Đồng thanh.
HS giải nghĩa từ trong SGK.
Học sinh đọc theo nhóm ba.
Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối.
Cá nhân 
Đồng thanh 
Học sinh đọc thầm.
Vì bố của các em đang nằm viện, mẹ rất cần tiền chữa bệnh cho bố, các em không dám xin tiền mẹ mua về.
Tình cờ gặp chú Lí ở ga, hai chị em đã giúp chú mang những đồ đạc lỉnh kỉnh đến rạp xiếc.
Hai chị em nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác nên không muốn chờ chú trả ơn.
Chú muốn cảm ơn hai bạn nhỏ rất ngoan, đã giúp đỡ chú.
Đã xảy ra hết bất ngờ này đến bất ngờ khác: một cái bánh bỗng biến thành hai; các dải băng đủ sắc màu từ lọ đường bắn ra; một chú thỏ trắng mắt hồng nằm trên chân Mác.
Chị em Xô-phi đã được xem ảo thuật ngay tại nhà.
Học sinh suy nghĩ và tự do phát biểu
Tập đọc –kể chuyện
I/ Mục tiêu : 
*Kể chuyện :
Rèn kĩ năng nói : 
Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, học sinh biết nhập vai kể lại tự nhiên câu chuyện Nhà ảo thuật theo lời của Xô-phi ( hoặc Mác )
Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể linh hoạt cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
Rèn kĩ năng nghe : 
Biết tập trung theo dõi bạn kể chuyện. 
Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn.
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn.
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 17’ )
Mục tiêu : giúp học sinh đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. 
Phương pháp : Thực hành, thi đua 
 Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 3 trong bài và lưu ý học sinh đọc đoạn văn.
Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối 
Cho học sinh đọc truyện theo cách phân vai 
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
Hoạt động 4 : hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. ( 20’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, học sinh biết nhập vai kể lại tự nhiên câu chuyện Nhà ảo thuật theo lời của Xô-phi ( hoặc Mác )
Phương pháp : Quan sát, kể chuyện
 Giáo viên nêu nhiệm vụ: trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, học sinh biết nhập vai kể lại tự nhiên câu chuyện Nhà ảo thuật theo lời của Xô-phi ( hoặc Mác )
Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài 
Cho học sinh quan sát tranh và nêu nội dung truyện trong từng tranh
Tranh 1: hai chị em Xô-phi và Mác xem quảng cáo về buổi biễu diễn của nhà ảo thuật Trung Quốc
Tranh 2: chị em Xô-phi giúp nhà ảo thuật mang đồ đạc đến nhà hát
Tranh 3: nhà ảo thuật tìm đến tận nhà để cảm ơn hai em
Tranh 4: Những chuyện bất ngờ xảy ra khi mọi người uống trà.
Giáo viên nhắc học sinh: khi nhập vai mình là Xô-phi ( hay Mác ), em phải tưởng tượng chính mình là bạn đó, lời kể phải nhất quán từ đầu đến cuối là nhân vật đó ( không thể lúc là Xô-phi, lúc lại tưởng mình là Mác ). Nói lời nhân vật mình nhập vai theo trí nhớ. Kết hợp lời kể với động tác, cử chỉ, điệu bộ; dùng từ xưng hô: tôi hoặc em.
Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, cho học sinh tự phân vai
Cho học sinh thi dựng lại câu chuyện theo vai
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hấp dẫn, sinh động nhất với yêu cầu :
Về nội dung : Kể có đủ ý và đúng trình tự không ?
Về diễn đạt : Nói đã thành câu chưa ? Dùng từ có hợp không ?
Về cách thể hiện : Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không ? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa ?
Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo.
Giáo viên cho 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm học sinh lên sắm vai.
Củng cố : ( 2’ )
Giáo viên: qua giờ kể chuyện, các em đã thấy: kể chuyện khác với đọc truyện. Khi đọc, em phải đọc chính xác, không thêm, bớt từ ngữ. Khi kể, em không nhìn sách mà kể theo trí nhớ. để câu chuyện thêm hấp dẫn, em nên kể tự nhiên kèm điệu bộ, cử chỉ 
Giáo viên hỏi:
+ Các em học được ở Xô-phi và Mác những phẩm chất tốt đẹp nào?
+ Truyện khen ngợi hai chị em Xô-phi, truyện còn ca ngợi ai nữa ?
Học sinh các nhóm thi đọc.
Học sinh đọc truyện phân vai 
Bạn nhận xét 
Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, học sinh biết nhập vai kể lại tự nhiên câu chuyện Nhà ảo thuật theo lời của Xô-phi ( hoặc Mác )
Học sinh hình thành nhóm, phân vai
Học sinh thi dựng lại câu chuyện.
Cá nhân 
Yêu thương cha mẹ; Ngoan ngoãn, sẵn sàng giúp mọi người
Chú Lí – nghệ sĩ ảo thuật tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay.
Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Toán
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh biết cách thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ hai lần không liền nhau )
Kĩ năng: học sin ... 
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : các hình trang 88, 89 trong SGK.
Học sinh : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ ) 
Bài cũ: Lá cây ( 4’ )
Giáo viên cho học sinh nêu đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ
Nhận xét 
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Khả năng kì diệu của lá cây (1’)
Hoạt động 1: Làm việc với SGK theo cặp ( 7’ )
Mục tiêu: Nêu được chức năng của lá cây.
Phương pháp : thảo luận, giảng giải 
Cách tiến hành :
Giáo viên yêu cầu từng cặp học sinh dựa vài hình 1 trang 88, tự đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi theo gợi ý: 
+ Trong quá trình quang hợp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ?
+ Quá trình quang hợp xảy ra trong điều kiện nào ?
+ Trong quá trình hô hấp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ? 
+ Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp, lá cây còn có chức năng gì ?
Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày kết quả thảo luận.
Kết luận: Lá cây có 3 chức năng:
+ Quang hợp
+ Hô hấp
+ Thoát hơi nước.
Giáo viên giảng thêm cho học sinh biết về vai trò quan trọng của việc thoát hơi nước đối với đời sống của cây: nhờ hơi nước được thoát ra từ lá mà dòng nước liên tục được hút từ rễ, qua thân và đi lên từ lá; sự thoát hơi nước giúp cho nhiệt độ của lá được giữ ở mức độ thích hợp, có lợi cho hoạt động sống của cây  
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm ( 7’ ) 
Mục tiêu : Kể được những lợi ích của lá cây.
Phương pháp : thực hành, thảo luận 
Cách tiến hành :
Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm dựa vào thực tế cuộc sống và quan sát các hình trang 89 trong SGK để nói về lợi ích của lá cây. Kể tên những lá cây thường được sử dụng ở địa phương.
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua trong cùng một thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các lá cây được dùng vào các việc như:
+ Để ăn
+ Làm thuốc
+ Gói bánh, gói hàng
+ Làm nón
+ Lợp nhà 
Nhận xét, tuyên dương 
Hát
Học sinh nêu 
Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
Học sinh thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau về chức năng của lá cây
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 47 : Hoa. 
Rèn chữ viết 
GV tiếp tục hướng dẫn HS rèn thêm về chữ viết.
Cho HS luyện viết ở bảng con: chữ hoa Q cỡ nhỏ
Cho học sinh viết: Quê cha đất tổ 
Cho HS luyện viết ở vở
Nhận xét 
HS viết bảng con.
HS viết vào vở.
Ôn Tập làm văn 
Giáo viên cho học sinh kể được một vài điều về một người lao động trí óc mà em biết ( tên, nghề nghiệp; công việc hằng ngày; cách làm việc của người đó ). Qua đó, giúp học sinh viết lại được những điều em vừa kể thành một đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu ), diễn đạt rõ ràng, sáng sủa
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài 
Giáo viên cho học sinh kể tên một số nghề lao động trí óc
Giáo viên hướng dẫn: các em có thể kể về một người thân trong gia đình ( ông, bà, cha mẹ, chú bác, anh chị ), một người hàng xóm, cũng có thể là người em biết qua đọc truyện, sách, báo, xem phim
Giáo viên cho học sinh đọc các gợi ý trong SGK:
+ Người đó tên là gì ? Làm nghề gì? Ở đâu? Quan hệ thế nào với em?
+ Công việc hằng ngày của người ấy là gì?
+ Người đó làm việc như thế nào?
+ Công việc ấy quan trọng, cần thiết như thế nào với mọi người ?
+ Em có thích làm công việc như người ấy không?
Giáo viên yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe về một người lao động trí óc
Cho học sinh thi kể trước lớp
Giáo viên gọi 1 học sinh khá kể mẫu cho cả lớp nghe
Giáo viên nhận xét, bổ sung vào từng bài kể cho học sinh
Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu 
Giáo viên chú ý nhắc học sinh viết bài tự nhiên, chân thật những điều vừa kể.
Cho học sinh làm bài
Gọi một số học sinh đọc bài trước lớp.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những bạn có bài viết hay.
Học sinh nêu. 
Bác sĩ, Giáo viên, kĩ sư xây dựng, kiến trúc sư, kĩ sư hàng không, kĩ sư cầu đường, nhà nghiên cứu 
Học sinh đọc
Học sinh tập kể theo nhóm đôi
Cá nhân
Cả lớp lắng nghe bạn kể và nhận xét xem bạn kể có tự nhiên không, nói đã thành câu chưa.
Lớp nhận xét
Viết lại những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu
Học sinh làm bài
Cá nhân
Ôn Chính tả 
GV tiếp tục cho học sinh làm đúng các bài tập và đặt câu phân biệt một số chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: l / n hoặc ut/uc
Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
Buổi trưa lim dim
Nghìn con mắt lá
Bóng cũng nằm im
Trong vườn êm ả.
Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
Con chim chiền chiện
Bay vút vút cao
Lòng đầy yêu mến
Khúc hát ngọt ngào.
Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
Nồi: Bố em mới mua nồi cơm điện.
Lồi: Mắt con cóc rất lồi 
No: Chúng em đã ăn no 
Lo: Mẹ đang lo lắng vì bệnh tình của em.
Trút: Ba thở phào vì trút được gánh nặng.
Trúc: Cây trúc này rất đẹp
Lụt: Các tỉnh miền Trung đang lụt rất nặng
Lục: Bé lục tung đồ đạc lên.
Điền l hoặc n vào chỗ trống:
Điền ut hoặc uc vào chỗ trống:
Đặt câu để phân biệt hai từ trong từng cặp từ sau:
Ôn Luyện từ và câu
GV tiếp tục giúp học sinh củng cố hiểu biết về các cách nhân hoá, ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào ?, tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Như thế nào ?, trả lời đúng các câu hỏi
 Bài 1: Đọc những dòng thơ sau rồi điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp: 
Phì phò như bễ
Biển mệt thở rung 
Ngàn con sóng khoẻ
Lon ta lon ton 
Gọi HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài 
Cho học sinh thi đua sửa bài.
Gọi học sinh đọc bài làm: Từ ngữ chỉ các sự vật được nhân hoá trong những dòng thơ ở phần a và b là: biển, con sóng.
Nhận xét
 Bài 2: Ghi lại những từ ngữ chỉ đặc điểm và chỉ hoạt động của người được lấy để tả đặc điểm và hoạt động của sự vật trong các dòng thơ nêu ở bài tập 1. cho biết nghĩa của từng từ ngữ đó. 
Gọi HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài. 
Cho học sinh thi đua sửa bài.
Gọi học sinh đọc bài làm :
+ Mệt thở rung: nổi sóng 
+ Khoẻ: sóng to
+ Lon ta lon ton: sóng xô nhanh vào bờ như trẻ con chạy 
Nhận xét 
 Bài 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch dưới trong mỗi câu sau: 
Khi còn bé, Anh-xtanh rất tinh nghịch
Mô-da là một nhạc sĩ thiên tài
Cầu thủ Hồng Sơn đi bóng rất điêu luyện.
Gọi HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài. 
Cho học sinh thi đua sửa bài.
Gọi học sinh đọc bài làm : 
Khi còn bé, Anh-xtanh như thế nào?
Mô-da là một nhạc sĩ như thế nào?
Cầu thủ Hồng Sơn đi bóng như thế nào?.
Nhận xét 
 Bài 4: Điền tiếp bộ phận câu trả lời câu hỏi Như thế nào? để các dòng sau thành câu: 
Gọi HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài. 
Cho học sinh thi đua sửa bài.
Gọi học sinh đọc bài làm : 
Mảnh vườn nhà bà em rất tươi tốt.
Đêm rằm, mặt trăng tròn vành vạnh.
Mùa thu, bầu trời xanh biếc, cao vời vợi.
Bức tranh đồng quê trông thật đẹp mắt.
Cá nhân 
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài 
Cá nhân
Lớp bổ sung, nhận xét.
Cá nhân 
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài 
Lớp bổ sung, nhận xét.
Cá nhân 
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài 
Cá nhân
Lớp bổ sung, nhận xét.
Cá nhân 
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài 
Cá nhân
Lớp bổ sung, nhận xét.
Ôn Toán
GV giúp học sinh rèn luyện kĩ năng nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ một lần ). Củng cố kĩ năng giải toán có hai phép tính, tìm số bị chia nhanh, đúng, chính xác
Bài 1 : đặt tính rồi tính :
3418 x 2
2527 x 3
1419 x 5
1914 x 5
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn
GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính
GV Nhận xét
Bài 2 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Để tính được cô bán hàng phải trả lại cho Bình bao nhiêu tiền ta phải biết được những gì ?
Giáo viên: vậy chúng ta phải tính được số tiền mua 4 quyển vở trước, sau đó mới tính được số tiền cô bán hàng phải trả lại cho Bình.
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
Bài 3 : Cho hình và trong đó có một số ô vuông đã tô màu.
GV gọi HS đọc yêu cầu
Yêu cầu học sinh làm bài
HS nêu và làm bài
HS thi đua sửa bài
Lớp nhận xét.
Học sinh nêu
HS đọc 
Bình mua 4 quyển vở, mỗi quyển giá 1200 đồng. Bình đưa cho cô bán hàng 5000 đồng. 
Hỏi cô bán hàng phải trả lại cho Bình bao nhiêu tiền ? 
Để tính được cô bán hàng phải trả lại cho Bình bao nhiêu tiền ta phải biết được số tiền mua 4 quyển vở là bao nhiêu. 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 23.doc