Giáo án tổng hợp Tuần học 19 - Lớp 3 năm 2007

Giáo án tổng hợp Tuần học 19 - Lớp 3 năm 2007

/ Mục tiêu:

- Rèn đọc : Đọc trôi chảy toàn bài . Đọc đúng : thuở xa, võ nghệ.

- Hiểu : giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu, trẩy quân.

- Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.

II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ truyện.

III/ Hoạt động dạy và học:

A/ Tập đọc :

1/ Giới thiệu chủ điểm và bài học.

2/ Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :

a- GV đọc diễn cảm toàn bài

b- Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu đoạn 1 :

- HS đọc nối tiếp câu- từng cặp luyện đọc đoạn 1.

 + Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm với nhân dân ta ?

 

doc 126 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 511Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Tuần học 19 - Lớp 3 năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuan 19
 Thứ 2 ngày 15 tháng 1 năm 2007
Tập đọc - Kể chuyện
Hai Bà Trưng
I/ Mục tiêu: 
- Rèn đọc : Đọc trôi chảy toàn bài . Đọc đúng : thuở xa, võ nghệ.
- Hiểu : giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu, trẩy quân.
- Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ truyện.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Tập đọc :
1/ Giới thiệu chủ điểm và bài học.
2/ Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
a- GV đọc diễn cảm toàn bài
b- Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu đoạn 1 :
- HS đọc nối tiếp câu- từng cặp luyện đọc đoạn 1.
 + Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm với nhân dân ta ?
b- Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu đoạn 2 :
- Đọc nối tiếp câu- 2 HS đọc trớc lớp
 + Hai Bà Trưng có tài và chí lớn như thế nào ?
c- Đoạn 3, 4 : Đọc nối tiếp câu, đoạn.
 + Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa ?
 + Kết quả cuộc khởi nghĩa như thế nào ?
 + Vì sao bao đời nay nhân dân ta luôn tôn kính Hai Bà Trưng ?
3/ Luyện đọc lại :
- GV chọn1 đoạn để đọc diễn cảm.
- Một vài HS thi đọc đoạn văn.
- Một HS đọc lại bài văn.
B/ Kể chuyện :
1/ GV nêu nhiệm vụ :
2/ Hướng dẫn HS kể từng đoạn của truyện theo tranh :
- GV lưu ý HS :
 + Để kể đợc ý chính mỗi đoạn, các em phải quan sát tranh kết hợp nhớ cốt truyện.
 + Kể chuyện sáng tạo .
- HS lần lượt quan sát từng bức tranh trong SGK
- 4 HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn của truyện theo tranh
- Cả lớp và GV theo dõi và nhận xét
*Củng cố, dặn dò: 
- Câu chuyện này giúp em hiểu được điều gì ?
- HS tiếp tuc luyện tập kể chuyện ở tiết tự học.
 ----------------------------------------------------------
Toán :
Các số có 4 chữ số
I/ Mục tiêu: 
- Nhận biết các số có 4 chữ số.
- Bước đầu biết đọc viết các số có 4 chữ số và nhận ra giá trị các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Các tấm bìa, mỗi tấm có 100, 10, 1 ô vuông.
III/ Hoạt động dạy và học:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Giới thiệu số có 4 chữ số :
- GV cho HS lấy 1 tấm bìa ( như SGK) rồi quan sát, nhận xét để biết mỗi tấm bìa có 10 cột, mỗi cột có 10 ô vuông, mỗi tấm bìa có 100 ô vuông. Nhóm thứ nhất có 10 tấm bìa, vậy nhóm thứ nhất có 1000 ô vuông. Nhóm thứ 2 có bốn tấm bìa vậy nhóm thứ 2 có 400 ô vuông. Nhóm thứ 3 có 2 cột, mỗi cột có 10 ô vuông, vậy nhóm thứ 3 có 20 ô vuông. Nhóm thứ 4 có 3 ô vuông. Như vậy trên hình vẽ có 1000 ô vuông, 400, 20 và 3 ô vuông.
- GV cho HS quan sát bảng các hàng, hàng đơn vị đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn.
- GV hướng dẫn HS nêu : Số gồm 1nghìn, 4 trăm, 2 chục và3 đơn vị viết là : 1423
Đọc là : Một nghìn bốn trăm hai mươi ba
- GV hướng dẫn HS quan sát rồi nêu :
 Số 1423 là số có 4 chữ số, HS chỉ vào từng chữ số rồi nêu:
- Chữ số 1 chỉ 1nghìn, chữ số 4 chỉ 4 trăm, chữ số 2 chỉ 2 chục, chữ số 3 chỉ 3 đơn vị
3/ Thực hành : BT 1, 2, 3 ,4 ( VBT)
- HS đọc yêu cầu bài tập - GV hướng dẫn và giải thích thêm
- HS làm bài vào vở- GV theo dõi, chấm bài .
* Chữa bài :
a- Bài 1 : HS nhìn vào các hàng để viết số và đọc số
b- Bài 2 : HS nhìn vào các số ở các hàng để đọc số, viết số
c- Bài 3 : HS viết số còn thiếu vào ô trống : củng cố thứ tự các số trong dãy số
d- Bài 4 : HS điền số thích hợp vào tia số ( củng cố các số tròn nghìn )
*Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học .
 -------------------------------------------------------
Thứ 3 ngày 16 tháng 1 năm 2007
Thể dục: 
 Trò chơi: Thỏ nhảy.
I/ Mục tiêu: 
- Ôn các bài tập RLTTCB. Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác.
- Học trò chơi : Thỏ nhảy.
II/ Địa điểm - Phương tiện :
III/ Hoạt động dạy và học:
1/ Phần mở đầu ;
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Trò chơi : Bịt mắt, bắt dê.
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
2/ Phần cơ bản :
 - Ôn các động tác RLTTCB : ĐI theo vạch thẳng, đi 2 tay chống hông, đi kiễng gót, đi vượt chướng ngại vật, đi chuyển hướng.
- HS ôn tập theo từng tổ theo khu vực qui định.
- Làm quen với trò chơi : Thỏ nhảy.
 + GV nêu tên trò chơi .
 + GV làm mẫu, rồi cho các em bật nhảy thử: lưu ý HS khi bật nhảy phải thẳnghướng, động tác nhanh , mạnh, khéo léo. Chân khi chạm đất phải nhẹ nhàng, hơi chùng gối.
3/ Phần kết thúc :
- Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài, nhận xét giờ học.
 -----------------------------------------------------------
Toán.
Luyện tập
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
- Củng cố đọc viết số có 4 chữ số.
- Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có 4 chữ số trong từng dãy số.
- Làm quen bước đầu với số tròn nghìn.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: 2 HS lên bảng điền số.
 4881 -> .......-> 4883 -> .....4885 -> .........-> ........
B/ Bài mới :
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện tập: Bài 1, 2, 3(vở bt).
- Gọi HS đọc yêu cầu từng bài tập. GV giải thích, hướng dẫn thêm.
- HS làm bài vào vở. GV theo dõi, chấm bài.
* Chữa bài:
a- Bài 1: Gọi từng cặp HS: 1 em đọc số, 1 em viết số.
 Ví dụ: Ba nghìn năm trăm tám mươi sáu: 3586.
b- Bài 2: GV viết số lên bảng, gọi HS đọc số.
c- Bài 3: GV ghi sẵn bài tập lên bảng phụ, gọi HS lên bảng điền vào chổ.......
 Ví dụ: 4357, 5458, 4559, 4560, 4561, 4562.
d- Bài 4: Củng cố cho HS về số lớn nhất có 3 chữ số, số bé nhất có 4 chữ số, các số tròn nghìn.
*Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học.
 ---------------------------------------------------------------
Chính tả (NV).
Hai Bà Trưng.
I/ Mục tiêu: 
- Nghe viết chính xác đoạn 4 của truyện. Viết hoa đúng tên riêng.
- Điền đúng vào chổ trống l/n, iêt/ iêc.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Hoạt động dạy và học:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS nghe viết : 
a- Hướng dẫn HS nghe viết:
- Gv đọc lần 1 đoạn 4 của bài. Một HS đọc lại.
 + Tìm các tên riêng có trong bài chính tả.
 + Các tên riêng đó viết như thế nào?
 + HS viết từ khó vào nháp:- Lần lượt, sụp đỏ, khởi nghĩa, lịch sự.
b- GV đọc bài cho HS viết bài vào vở.
c- Chấm, chữa bài.
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập : 
- HS làm bài 1a vào vở BT. 1 HS chữa bài ở bảng phụ: 
 Lành lặn nao núng lanh lảnh.
* Bài tập 2: Cả lớp chơi trò chơi: Tiếp sức.
Chia lớp thành 3 nhóm, chia bảng thành 6 cột, HS lần lượt lên viết nhanh, viết nhanh xong trao phấn cho bạn tiếp theo. Nhóm nào xong nhanh nhất, có kết quả đúng thì nhóm đó thắng cuộc.
*Củng cố, dặn dò: nhận xét giờ học.
 ------------------------------------------------------------
Tự nhiên xã hội .
Vệ sinh môi trường (tiếp).
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khoẻ con người.
- Những hành vi đúng để gữi cho nhà tiêu hợp vệ sinh.
II/ Đồ dùng dạy học: Các hình trang 70, 71 (sgk).
III/ Hoạt động dạy và học:
* Hoạt động 1: Qua sát nhanh. 
- Bước 1: Quan sts cá nhân.
- Bước 2: Yêu cầu 1 số em nêu nhận xét những gì quan sát thấy trong hình.
- Bước 3: Thảo luận nhóm: 
 + Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bữa bãi?
 + Cần làm gì để tránh các hiện tượng trên?
- Các nhóm trình bày, GV nhận xét và kết luận.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm:
- Bước 1: GV chia nhóm Hs yêu cầu HS quan sát H3, 4 (tr 71).
 Chỉ và nói ra tên từng loại nhà tiêu có trong hình.
- Bước 2: Thảo luận:
 + ở nơi em sống thường sử dụng loại nhà tiêu nào?
 + Bạn và người trong gia đình cần làm gì để gữi cho nhà tiêu luôn sạch sẽ.
* Kết luận: Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh, xử lý phân người và động vật hợp lý sẽ góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường, không khí và nước.
 --------------------------------------------------------------
Tập đọc :
Báo cáo kết quả tháng thi đua
“ Noi gương chú Bộ đội”.
I/ Mục tiêu: 
- Đọc đúng: Đoạt giải, khen thưởng..... đọc trôi chảy, rõ ràng, rành mạch từng nội dung, đúng giọng 1 bản báo cáo.
- Hiểu nội dung 1 báo cáo. Rèn cho HS thói quen mạnh dạn, tự tin khi điều khiển 1 cuộc họp tổ, họp lớp.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, 4 băng giấy.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: 3 HS đọc thuộc lòng bài: Bộ đội về làng.
B/ Bài mới :
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện đọc: 
a- GV đọc toàn bài.
b- hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng đoạn trước lớp: HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
 + Đoạn 1: 3 dòng đầu.
 + Đoạn 2: Nhận xét các mặt.
 + Đoạn 3: Đề nghị khen thưởng.
- GV theo dõi Hs đọc, sữa lỗi phát âm.
- Giúp HS hiểu nghĩa từ khó.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- 2 HS thi đọc cả bài.
3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Theo em, báo cáo trên của ai?
- Bản báo cáo gồm những nội dung nào?
- Báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì?
4/ Luyện đọc lại:
GV tổ chức cho HS thi đọc bằng các hình thức:
- Trò chơi: Gắn đúng vào nội dung báo cáo.
- Một vài HS thi đọc toàn bài. Cả lớp và GV bình chọn bạn đọc tốt nhất.
5 /Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học.
 ----------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 17 tháng 1 năm 2007.
Toán.
Các số có 4 chữ số (tiếp).
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết các số có 4 chữ số (trường hợp chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm là không).
- Đọc viết các số có dạng nêu trên.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: Đọc số, viết số.
B/ Bài mới : 
1/ Giới thiệu bài:
2/ Giới thiệu số có 4 chữ số, các trường hợp có chữ số o.
- GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét bảng trong bài học rồi tự viết số, đọc số.
- GV lưu ý HS: Khi viết số, đọc số đều viết, đọc từ trái sang phải (là hàng cao đến hàng thấp hơn).
Hàng
Viết số
Đọc số
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
2
0
0
0
2000
Hai nghìn
2
7
0
0
2700
Hai nghìn bảy trăm
2
7
5
0
2750
Hai nghìn bảy trăm năm mươi
2
0
2
0
2020
Hai nghìn không trăm hai mươi
2
4
0
2
2402
Hai nghìn bốn trăm linh hai
2
0
0
5
2005
Hai nghìn không trăm linh năm
3/ Thực hành: Bài 1, 2, 3, 4 (sgk).
- HS đọc yêu cầu từng bài tập, GV giải thích thêm.
- HS làm bài tập vào vỡ. Gv theo dõi, chấm 1 số bài.
* Chữa bài.
a- Bài 1: Củng cố cho HS viết, đọc số. 
b- Bài 2: HS đổi vỡ cho nhau kiểm tra kết quả viết và đọc số.
c- Bài 3: HS điền số còn thiếu vào ô trống.
d- Bài 4: HS nêu đặc điểm từng dãy số.
4/ *Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học.
 ------------------------------------------------------
Đạo đức.
Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
I/ Mục tiêu: HS hiểu được:
- Thiếu nhi thế giới đều là anh em.
- HS tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu, biểu lộ tình đoàn kết với thếu nhi quốc tế.
- Có thái độ tôn trọng, thân ... đúng mẫu.
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/ Hoạt động dạy và học:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Đọc thêm bài : Em vẽ Bác Hồ.
- GV đọc mẫu. HS tiếp nối nhau đọc ( mỗi em 2 dòng thơ )
- Luyện đọc theo nhóm. Thi đọc giữa các nhóm.
- Hỏi : Hình ảnh Bác Hồ bế 2 cháu Bắc, Nam trên tay có ý nghĩa gì ?
- Một số HS thi đọc thuộc.
3/ Bài tập 2: Dựa vào bài TLV miệng tuần 3, hãy viết báo cáo gửi cô tổng phụ trách theo mẫu.
- Một HS đọc yêu cầu bài và mẫu báo cáo.
- GV nhắc HS nhớ nội dung báo cáo đã trình bày, viết lại đúng mẫu, đủ thông tin, rõ ràng.
- HS viết báo cáo vào vở.
- Một số HS đọc bài viết.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn báo cáo viết tốt nhất.
4/ *Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học
 -----------------------------------------------------------
Tiếng việt.
Ôn tập (tiết 6).
I/ Mục tiêu: 
- Đọc thêm bài : Mặt trời mọc ở ... đằng Tây.
- Luyện viết đúng các chữ có âm, vần dễ sai: r/ d/ g.
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/ Hoạt động dạy và học:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Đọc thêm bài : Mặt trời mọc ở ... đằng Tây.
- GV đọc mẫu bài văn - Giới thiệu về Pu-skin.
- HS đọc nối tiếp câu.
- Luyện đọc theo nhóm 3 ( đoạn 2 )
- Hỏi : Qua nội dung bài đọc, em thấy tài năng của Pu- skin như thế nào ?
3/ Bài tập 2: 
- GV nêu yêu cầu BT.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm BT vào vở.
- GV dán 3 tờ phiếu lên bảng lớp, mời 3 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức (chọn 11 chữ thích hợp với 11 chổ trống bằng cách gạch bỏ những chữ không thích hợp )
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Một số HS đọc lại đoạn văn đã điền chữ thích hợp.
- Cả lớp chữa bài theo lời giải đúng.
- Các từ cần điền: Rét, buốt, ngắt, lá, trước , nào, lại, chúng, biết, làng, tay.
4/ *Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học.
 -------------------------------------------------------------
Tự nhiên xã hội.
Thú. 
I/ Mục tiêu: Sau bài học HS biết:
- Chỉ và nói tên các bộ phận cơ thể của các loại thú nhà được quan sát.
- Nêu lợi ích của các loài thú nhà.
- Vẽ và tô màu 1 loại thú nhà mà HS yêu thích.
II/ Đồ dùng dạy học: Các hình trong sgk.
III/ Hoạt động dạy và học:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
- Bước 1: Làm việc theo nhóm.
+ HS quan sát hình các loại thú nhà trong sgk. Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận.
+ Kể tên các con thú nhà mà em biết?
Trong số các con thú đó:
+ Con nào có mõm dài, tai vễnh, mắt híp...?
+ Con nào có thân hình vạm vỡ, sừng cong như lưỡi liềm?
+ Thú mẹ nuôi thú con mới sinh bằng gì?
...................................................................
- Bước 2: Làm việc cả lớp:
+ Đại diện các nhóm trình bày, mỗi nhóm giới thiệu về 1 con. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
* Kết luận:Những động vật có đặc điểm như có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật vó vú.
* Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp.
 Nêu ích lợi của việc nuôi các loại thú như: Lợn, trâu, bò, ...
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp: 
- Bước 1: HS lấy giấy và bút chì, bút màu để vẽ con thú nhà em biết.
- Bước 2: Trình bày.
*Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học.
 ---------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 22 tháng 3 năm 2007.
Thể dục.
Ôn bài thể dục với hoa hoặc cờ.
I/ Mục tiêu: 
- Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa. Yêu cầu thuộc bài và thực hiện được động tác tương đối chính xác.
- Biết tham gia trò chơi chủ động.
II/ Địa điểm- Phương tiện: Hoa đeo tay.
III/ Hoạt động dạy và học:
1/ Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờp học.
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
- Đứng tại chổ khởi động các khớp.
- Chơi trò chơi: Làm theo hiệu lệnh.
2/ Phần cơ bản:
- Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa:
 + GV cho HS ôn bài thể dục 2-3 lần, mỗi lần tập liên hoàn 2 x 8 nhịp. Cán sự điều khiển, GV giúp đỡ, sữa sai cho HS.
 + HS triển khai đội hình đồng diễn để tập bài thể dục phát triển chung 1 lần, mỗi động tác 3 x 8 nhịp.
- Thi trình diễn giữa các tổ bài thể dục phát triển chung.
- Chơi trò chơi: Hoàng Anh Hoàng Yến.
- Yêu cầu HS phải tập trung chú ý, phản xạ nhanh, chạy hoặc đuổi thật nhanh theo đúng lệnh.
3/ Phần kết thúc:
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học.
Toán :
Luyện tập
I/ Mục tiêu: 
- Củng cố về đọc, viết các số có 5 chữ số.
- Củng cố thứ tự trong một nhóm các số có 5 chữ số.
- Củng cố các phép tính với số có 4 chữ số.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập :
 Viết các số thích hợp vào chỗ chấm :
 a- 37042, 37043, ......, ...... , ...... , ........ 
 b- 58607, ........ , ....... , ....... , 58611, ....... , .......
- Nhận xét bài làm của HS.
B/ Bài mới :
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS luyện tập: BT 1, 2, 3, 4 ( VBT )
- Gọi HS đọc yêu cầu từng bài tập - GV giải thích, hướng dẫn thêm.
- HS làm bài tập vào vở. GV theo dõi và chấm bài .
* Chữa bài :
a- Bài 1 : Củng cố cho HS cách đọc số ( gọi 1 số HS đọc )
Ví dụ : 21600 : Đọc : Hai mươi mốt ngàn sáu trăm.
b- Bài 2 : Yêu cầu ngược lại bài 1 ( củng cố cho HS cách viết số )
c- Bài 3 : HS nối được các số với các vị trí tương ứng trên tia số.
d- Bài 4 : Tính nhẩm :
 - Gọi HS nêu cách nhẩm :
 Ví dụ : 2000 x 3 + 300
 Nhẩm : Hai nghìn nhân 3 bằng sáu nghìn. Sáu nghìn cộng ba trăm bằng sáu nghìn ba trăm.
 Vậy : 2000 x3 + 300 = 6300.
*Củng cố, dặn dò: Gv nhận xét giờ học.
 --------------------------------------------------
Tiếng việt.
Ôn tập (tiết 7).
I/ Mục tiêu: 
- Đọc thêm bài : Ngày hội rừng xanh.
- Củng cố và mở rộng vốn từ qua trò chơi ô chữ.
II/ Đồ dùng dạy học: 7 phiếu (như T6).
III/ Hoạt động dạy và học:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Đọc thêm bài : Ngày hội rừng xanh.
- GV đọc diễn cảm bài thơ. 
- Đọc từng dòng thơ : Mỗi HS đọc nối tiếp 2 dòng thơ.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Hỏi : Hãy cho biết em thích hình ảnh nhân hoá nào nhất ?
- HS thi đọc thuộc lòng bài thơ.
3/ Giải ô chữ:
- Một, hai HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại, quan sát ô chữ và điền chữ mẫu.
- GV yêu cầu HS quan sát ô chữ trong sgk, hướng dẫn HS làm bài.
 + Bước 1: Dựa theo gợi ý, phán đoán từ ngữ đó là gì?
 + Bước 2: Ghi các từ ngữ vào ô trống theo dòng(hàng ngang) có đánh số thứ tự, viết bằng chữ in hoa, mỗi ô trống ghi một chữ cái.
 + Bước 3: Sau khi đã điền đủ 8 từ ngữ vào các ô trống theo dòng ngang dọc từ mới xuất hiện ở dãy ô chữ in màu.
- GV chia lớp thành 6 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ phiếu. HS làm bài theo nhóm. Hết thời gian quy định, các nhóm dán bài lên bảng lớp, đại diện nhóm đọc kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, sữa chữa, kết luận nhóm thắng cuộc là nhóm giải ô chữ đúng nhanh.
- Cả lớp làm bài vào VBT.
 1- Phá cỗ 5- Tham quan.
 2- Nhạc sỹ 6- Chơi đàn.
 3- Pháo hoa 7- Tiến sỹ.
 4- Mặt trăng 8- Bé nhỏ.
 (Từ mới xuất hiện: Phát minh)
4/ *Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học.
 ----------------------------------------------------------
Thứ 6 ngày 23 tháng 3 năm 2007
Tiếng việt.
Ôn tập (tiết 8).
I/ Mục tiêu: 
- Đọc thêm bài : Đi hội chùa Hương.
- Giúp HS làm tốt bài luyện tập :Đọc hiểu, luyện từ và câu.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Hoạt động dạy và học:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Đọc thêm bài : Đi hội chùa Hương.
- GV đọc diễn cảm bài thơ.
- Luyện đọc từng dòng thơ ( mỗi em 2 dòng )
- Luyện đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Tìm hiểu nghĩa các từ được chú thích cuối bài .
- Hỏi : Theo em , khổ thơ cuối bài nói lên điều gì ?
- HS luyện đọc thuộc lòng trong nhóm - 1 số em thi đọc thuộc.
3/ Luyện tập :
- Gọi HS đọc yêu cầu bài luyện tập.
- GV hướng dẫn, nhắc nhở thêm :
 + Đọc thật kĩ bài văn, bài thơ trong khoảng 15 phút.
 + Đánh dấu nhân vào ý đúng.
 + Làm bài xong, kiểm tra kết quả.
4/ Chữa bài : Đánh dấu nhân vào các ý :
- Câu1 : ý c ; - Câu 2 : ý a ; - Câu 3 : ý b 
- Câu4 : ý a ; - Câu 5 : ý b.
*Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học.
 -------------------------------------------------
Thủ công :
Làm lọ hoa gắn tường ( tiết 3 )
I/ Mục tiêu: Tiết 1
II/ Đồ dùng dạy học: Tiết 1
III/ Hoạt động dạy và học:
- HS tiếp tục hoàn thành làm lọ hoa gắn tường.
- GV gợi ý cho HS cắt , dán bông hoa có cành , lá để cắm trang trí vào lọ hoa.
( cách cắt, dán bông hoa như đã học ở bài 5 )
- HS trang trí và trưng bày sản phẩm. GV tuyên dương, khen ngợi những em có sản phẩm đẹp, sáng tạo.
- GV đánh giá kết quả học tập của HS.
- HS bình chọn những sàn phẩm đẹp nhất.
*Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần , thái độ và kết quả học tập của HS.
- Dặn HS chuẩn bị vật liệu cho giờ học sau : Làm đồng hồ để bàn.
 ---------------------------------------------------
Toán :
Số 100.000 - Luyện tập
I/ Mục tiêu : Giúp HS :
 - Nhận biết số 100 000.
- Nêu được số liền trước và số liền sau của 1 số có 5 chữ số.
- Củng cố về thứ tự các số.
II/ Đồ dùng dạy học: Các thẻ số.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: Gv kiểm tra viết số, đọc số có 5 chữ số ( 2- 3 HS )
B/ Bài mới :
1/ Giới thiệu bài:
2/ Giới thiệu số 100.000 :
- Yêu cầu HS lấy 8 thẻ có ghi số 10.000, gắn lên bảng :
Hỏi : Có mấy chục nghìn ?
- GV yêu cầu HS lấy thêm 1 thẻ ghi số 10000 đặt cạnh 8 thẻ trên.
Hỏi : Tám chục nghìn thêm 1 chục nghìn nữa là mấy chục nghìn ?
- Yêu cầu HS lấy tiếp1 thẻ ghi số 10000 đặt cạnh 9 thẻ trên.
Hỏi : Chín chục nghìn thêm 1 chục nghìn nữa là mấy chục nghìn ?
GV : Để biểu diễn số mười chục nghìn người ta viết số 100. 000. ( GV viết lên bảng )
Hỏi : Số mười chục nghìn gồm mấy chữ số ? Là những chữ số nào ?
- HS đọc số- Viết số.
3/ Thực hành : BT 1, 2, 3 ( VBT )
- HS đọc yêu cầu bài tập. GV giải thích thêm.
- HS làm bài tập vào vở, GV chấm bài.
* Chữa bài :
a- Bài 1 : Củng cố về thứ tự các số trong dãy số.
- Gọi 1số HS lần lượt đọc từng dãy số đã điền.
b- Bài 2 : HS điền các số thích hợp lên tia số.
Hỏi : Hai vạch biểu diễn 2 số liền nhau trên tia số hơn, kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
- Gọi 1 số HS lên bảng điền vào tia số.
c- Bài 3 : HS nêu cách tìm số liền trước, số liền sau.
- HS đọc kết quả bài làm.
*Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học
 -----------------------------------------------------
Hoạt động tập thể :
Sinh hoạt lớp
I/ Đánh giá các hoạt động tuần 27 :
 - Thực hiện nghiêm túc nội qui của nhà trường.
 - HS đi học đều, đúng giờ.
* Tồn tại : Một số HS đồng phục chưa đúng qui định.
II/ Kế hoạch tuần 28:
 - Tiếp tục thực hiện nghiêm túc nội qui.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an L3 Tuan 1935 CKTKNKNS.doc