- Biết tên gọi các tháng trong năm, số ngày trong từng tháng.
- Biết xem lịch (tờ lịch tháng, năm )
- Làm BTdạng bài1. Không nêu tháng 1 là tháng giêng, tháng 12 là tháng chạp
- Yêu thích môn toán, tự giác làm bài, biết làm việc đúng giờ giấc
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tờ lịch năm 2004, 2005
- HS: Tờ lịch năm 2004, 2005
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Hát. (1’)
2. Bài cũ: Tháng - năm (3’)
- Gọi 1 HS lên bảng sửa bài 1, 1HS làm bài 1.
Kế hoạch bài học Môn Toán Tuần 22 Ngày soạn: 20 – 01 – 2012 Ngày dạy: 06 – 01 – 2012 Người soạn: Trần Minh Phụng Tên bài dạy LUYỆN TẬP (Tr.109) Tiết: 106 I. Mục tiêu: Biết tên gọi các tháng trong năm, số ngày trong từng tháng. Biết xem lịch (tờ lịch tháng, năm) Làm BTdạng bài1. Không nêu tháng 1 là tháng giêng, tháng 12 là tháng chạp Yêu thích môn toán, tự giác làm bài, biết làm việc đúng giờ giấc II. Đồ dùng dạy học: GV: Tờ lịch năm 2004, 2005 HS: Tờ lịch năm 2004, 2005 III. Các hoạt động dạy học: Khởi động: Hát. (1’) Bài cũ: Tháng - năm (3’) Gọi 1 HS lên bảng sửa bài 1, 1HS làm bài 1. Nhận xét bài cũ. Bài mới: Giới thiệu bài: (1’) Các hoạt động: TL Hoạt động dạy Hoạt động học 10’ 8’ Hoạt động 1: Làm bài 1, 2. + Mục tiêu: Củng cố cách gọi tên các tháng trong 1 năm, số ngày trong từng tháng + Cách tiến hành: Bài 1: Xem lịch rồi cho biết: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài - Yêu cầu HS quan sát tờ lịch năm 2004 và làm bài. - Cho 1 HS làm mẫu câu thứ nhất - Yêu cầu HS tự làm bài vào sách - Gọi 4 HS trả lời miệng Bài 2: Xem lịch năm 2005 rồi cho biết: - Cho HS học nhóm đôi - Gọi các nhóm phát biểu Bài 3: Những tháng nào có 30 ngày, 31 ngày? - Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài - Cho HS quan sát tờ lịch 2005 - Cho HS thảo luận nhóm đôi. - Gọi HS trả lời miệng - Hướng dẫn HS tính ngày của tháng bằng cách nắm bàn tay - KL: Chốt lại cách làm của 3 BT Hoạt động 2: Làm bài 4 + Mục tiêu: Củng cố kĩ năng xem lịch + Cách tiến hành: - Cho HS học nhóm 4 - Hướng dẫn thêm trước tiên phải xác định được tháng 8 có 31 ngày sau đó tính dần đến ngày cần tính - Gọi HS lên bảng làm và nêu cách tính - KL: Chốt lại cách tính - 1HS đọc yêu cầu đề bài. - Quan sát lịch - Một HS làm mẫu. - Cả lớp làm bài - 4 HS trả lời miệng - Học nhóm đôi - 1 số nhóm phát biểu - 1HS đọc yêu cầu của đề bài. - Quan sát lịch - Thảo luận nhóm đôi. - 3 HS trả lời - Thực hành tính theo hướng dẫn của GV - Thảo luận nhóm 4 - 1HS lên bảng làm và nêu cách tính Củng cố: (1’) Cho HS thi đua tính nhanh số ngày của các tháng trong năm bằng cách nắm tay IV. Hoạt động tiếp nối: (1’) Nhận xét tiết học. Tự rút kinh nghiệm: ... Kế hoạch bài học Môn Tập đọc Tuần 22 Ngày soạn: 20 – 01 – 2012 Ngày dạy: 06 – 02 – 2012 Người soạn: Trần Minh Phụng Tên bài dạy NHÀ BÁC HỌC VÀ CỤ GIÀ Tiết: 43 I. Mục tiêu: A. Tập đọc: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật Hiểu nội dung: ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người (trả lời các CH 1, 2, 3, 4) Giáo dục HS phải siêng năng, cần cù trong việc. B. Kể chuyện: Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai. Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. HS: Xem trước bài III. Các hoạt động dạy học: TIẾT 1 Khởi động: Hát (1’) Bài cũ: Bàn tay cô giáo. (4’) Gọi 3 em đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK Nhận xét bài cũ. Bài mới: Giới thiệu bài: (1’) Các hoạt động: TL Hoạt động dạy Hoạt động học 11’ 10’ 7’ 15’ Hoạt động 1: Luyện đọc. + Mục tiêu: Giúp HS bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài, hiểu nghĩa các từ mới + Cách tiến hành: - GV đọc mẫu bài văn. - Cho HS luyện đọc từng câu. - Cho HS tìm từ dễ phát âm sai và hướng dẫn học sinh đọc - Cho HS chia đoạn (4 đoạn như trong SGK) - Cho HS đọc từng đoạn trước lớp. - Cho HS giải thích từ mới: Nhà bác học, cười móm mém - Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm. - Cho HS đọc đồng thanh đoạn 1 - Gọi 3 HS đọc tiếp nối đoạn 2, 3, 4 KL: Nhận xét cách đọc của HS Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. + Mục tiêu: Giúp HS nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài. - Yêu cầu HS đọc thầm chú thích dưới ảnh Ê-đi-xơn và đoạn 1 rồi trả lời câu hỏi: + Nói những điều em biết về Ê-đi-xơn? - Chốt lại: Ê-đi-xơn là nhà bác học người Mĩ (1847 – 1931). Ông đã cống hiến cho loài người hơn một ngàn sáng chế. Tuổi thơ của ông rất vất vả. Ông đi bán báo kiếm sống và tự học tập. Nhờ tài năng và lao động không mệt mỏi, ông trở thành một bác học vĩ đại. + Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào? - Cho HS đọc thành tiếng đoạn 2, 3. Thảo luận câu hỏi: + Bà cụ mong muốn điều gì? + Vì sao cụ muốn có chiếc xe không cần ngựa kéo? + Mong muốn của cụ gợi cho Ê-đi-xơn ý nghĩ gì? - Mời 1 HS đọc đoạn 4. + Nhờ đâu mong ước của bà cụ được thực hiện? + Theo em khoa học mang lại lợi ích gì cho con người? Chốt lại: khoa học cải tạo thế giới, cải thiện cuộc sống con người, làm cho con người sống tốt hơn, sung sướng hơn... TIẾT 2 Hoạt động 3: Luyện đọc lại + Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật + Cách tiến hành: - Đọc mẫu đoạn 3 - Gọi 1 HS đọc diễn cảm đoạn 3. - Treo bảng phụ hướng dẫn HS đọc diễn cảm: + Gọi 1 HS khá đọc + Gọi 3 HS thi đọc - Gọi 3 HS đọc theo vai - Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt. - Đặt câu hỏi dẫn đến nội dung bài - KL:Truyện ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người Hoạt động 4: Kể chuyện. + Mục tiêu: HS tập kể lại câu chuyện theo cách phân vai. + Cách tiến hành: - Cho HS phân thành các vai: người dẫn chuyện, Ê-đi-xơn và bà cụ. - Nhắc nhở HS: Nói lời nhân vật mình nhập vai theo trí nhớ. Kết hợp với lời kể với động tác, cử chỉ, điệu bộ. - Yêu cầu từng tốp 3 em dựng lại câu chuyện theo vai. - Cho HS thi kể - Nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt. - KL: Nhận xét cách kể chuyện của HS - Đọc thầm theo - Đọc tiếp nối câu - Đọc theo hướng dẫn của GV - 1 HS chia đoạn - Đọc tiếp nối đoạn - Giải thích từ mới - Đọc nhóm đôi - Đọc đồng thanh đoạn 1 - 3 HS đọc tiếp nối đoạn 2, 3, 4 - Đọc thầm đoạn 1 - Học cá nhân - Học nhóm đôi - 1HS đọc đoạn 2, 3 - Học cá nhân - 1HS phát biểu - Học nhóm 4 - 1 HS đọc đoạn 4 - Học nhóm đôi - 1HS phát biểu - Đọc thầm theo - 1 HS đọc diễn cảm đoạn 3. - 1 HS khá đọc - 3 HS thi đọc - 3 HS đọc theo vai - Nhận xét - 1HS phát biểu - Hình thành nhóm 3 - Tập kể nhóm 3 - Nhận xét - 1 nhóm thi kể Củng cố: (1’) Hỏi nội dung truyện IV. Hoạt động tiếp nối: (1’) Nhận xét tiết học. Tự rút kinh nghiệm: ... Kế hoạch bài học Môn Chính tả Tuần 22 Ngày soạn: 20 – 01 – 2012 Ngày dạy: 07 – 02 – 2012 Người soạn: Trần Minh Phụng Tên bài dạy NGHE – VIẾT: Ê-ĐI-XƠN Tiết: 43 I. Mục tiêu: Nhe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi Làm đúng BT (2) b HS có ý thức rèn chữ, giữ vở, có óc sáng tạo II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ viết BT2. HS: Bảng con III. Các hoạt động dạy học: Khởi động: Hát. (1’) Bài cũ: Bàn tay cô giáo (4’) Gọi HS viết bảng con: trí thức, chữa bệnh, chân tay Nhận xét bài thi của HS. Bài mới: Giới thiệu bài: (1’) Các hoạt động: TL Hoạt động dạy Hoạt động học 10’ 8’ Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe - viết. + Mục tiêu: Giúp HS nghe - viết đúng bài chính tả vào vở. + Cách tiến hành: Chuẩn bị: - Đọc toàn bài viết chính tả. - Yêu cầu HS đọc lại đoạn viết. - Hướng dẫn HS ôn nội dung đoạn viết và cách viết bằng hệ thống câu hỏi: + Nội dung đoạn văn trên nói lên điều gì? + Những chữ nào trong bài được viết hoa? + Tên riêng Ê-đi-xơn viết thế nào? - Cho HS tìm từ khó - Hướng dẫn HS viết bảng con những chữ dễ viết sai Viết chính tả: - Đọc cho HS viết bài vào vở. - Theo dõi, uốn nắn cách cầm bút, cách ngồi viết. Chấm, chữa bài: - Yêu cầu HS đổi vở bắt lỗi chéo. - Chấm từ 5 - 7 bài và nhận xét bài viết của HS - Cho HS chữa lỗi vào cuối bài - KL: Nhận xét và nhắc nhở viết bài chính tả phải sạch, đẹp Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập. + Mục tiêu: Giúp HS chọn đúng dấu hỏi hay dấu ngã + Cách tiến hành: Bài tập 2: Chọn phần b: Điền dấu hỏi hay ngã? - Cho HS nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi - Mời 2 nhóm lên bảng thi làm bài tiếp sức. Sau đó từng em đọc kết quả, giải câu đố. - Nhận xét, chốt lại + Chẳng, đổi, dẻo, đĩa + Là cánh đồng - Đọc thầm theo - 1 HS đọc - 1HS phát biểu - Một số HS phát biểu - Viết bảng con các từ dễ viết sai - Viết vào vở. - Bắt lỗi chéo - Chữa lỗi sai - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Học nhóm đôi - 2 nhóm HS lên bảng thi làm bài tiếp sức. - Nhận xét. Củng cố: (1’) Cho HS nêu cách giữ gìn tập vở và viết chữ đẹp IV. Hoạt động tiếp nối: (1’) Nhận xét tiết học. Tự rút kinh nghiệm: ... Kế hoạch bài học Môn Toán Tuần 22 Ngày soạn: 20 – 01 – 2012 Ngày dạy: 07 – 02 – 2012 Người soạn: Trần Minh Phụng Tên bài dạy HÌNH TRÒN, TÂM, ĐƯỜNG KÍNH, BÁN KÍNH Tiết: 107 I. Mục tiêu: Có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn. Bước đầu biết dùng compa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước. Làm BT1, BT2, BT3 II. Đồ dùng dạy học: GV: compa. HS: Compa, xem trước bài III. Các hoạt động dạy học: Khởi động: Hát. (1’) Bài cũ: Luyện tập. (4’) Gọi 1 HS lên làm bài tập 3, 4. Nhận xét bài làm của HS. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1’) b. Các hoạt động: TL Hoạt động dạy Hoạt động học 10’ 18’ Hoạt động 1: Giới thiệu hình tròn, compa và cách vẽ hình tròn. + Mục tiêu: Giúp HS làm quen với hình tròn, đường kính, bán kính, compa. + Cách tiến hành: a) Giới thiệu hình tròn. - Đưa ra 1 số mô hình hình tròn: mặt đồng hồ, hình tròn bằng bìa cho HS quan sát - Vẽ 1 hình tròn trên bảng, giới thiệu tâm O, bán kính OM, đường AB. - Nêu nhận xét giống trong SGK. - Gọi HS nêu nhận xét về hình tròn b) Giới thiệu cái compa và cách vẽ hình tròn. - Cho HS quan sát và giới thiệu cấu tạo của compa. Compa dùng để vẽ hình tròn. - Giới thiệu cách vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm - Giới thiệu cách vẽ + Xác định khẩu độ compa bằng 2cm trên thước. + Đặt đầu có đinh nhọn đúng tâm O, đầu kia có bút chì được quay một vòng vẽ thành hình tròn. - KL: Nhắc lại cách vẽ hình tròn Hoạt động 2: Thực hành vẽ hình tròn + Mục tiêu: Giúp HS bước đầu biết dùng compa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước + Cách tiến hành: Bài 1: Nêu tên các bán kính, đường kính có trong mỗi hình tròn - Gọi HS đọc yêu cầu đề bài - Vẽ hình như trong SGK lên bảng cho HS QS - Cho HS thảo luận nhóm đôi - Gọi HS trả lời miệng Bài 2: Hãy vẽ hình tròn ... i lại trên những con đường làng. Ở nông thôn ngày nay, những con đường làng được làm bằng bê tông sạch đẹp. Có những con đường làng dài - ngắn khác nhau. Hoạt động 2: Giữ vệ sinh đường làng - Vì sao cần phải giữ vệ sinh đường làng? - Em hãy nêu những việc làm cụ thể để giữ gìn vệ sinh đường làng? - GV và HS nhận xét, chốt lại: Chúng ta cần phải giữ vệ sinh đường làng vì đó nơi ta thường sinh hoạt hằng ngày, là nơi chúng ta thường xuyên đi lại, tiếp xúc, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mọi người. Để giữ vệ sinh đường làng ta không vứt rác, xác vật chết bừa bãi, không đào xới mặt đường, ... - Thảo luận nhóm 2, đại diện HS trả lời - HS nghe - HS trả lời - HS nghe IV/ Hoạt động tiếp nối: (2’) Nhận xét tiết học. Tự rút kinh nghiệm: ... Kế hoạch bài học Môn Chính tả Tuần 22 Ngày soạn: 28 – 01 – 2012 Ngày dạy: 09 – 02 – 2012 Người soạn: Trần Minh Phụng Tên bài dạy NGHE – VIẾT: MỘT NHÀ THÔNG THÁI Tiết: 44 I. Mục tiêu: Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Làm đúng BT(1) b, BT(2) b Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở, khâm phục và tôn trọng người có tài II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ viết BT3, bảng nhóm HS: Bảng con III. Các hoạt động dạy học: Khởi động: Hát (1’) Bài cũ: “Ê-đi-xơn”. (4’) Cho HS viết bảng con: trắng dẻo, đĩa sôi, ngã ba Nhận xét. Bài mới: Giới thiệu bài: (1’) Các hoạt động: TL Hoạt động dạy Hoạt động học 18’ 10’ Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe - viết + Mục tiêu: Giúp HS nghe và viết đúng bài vào vở. + Cách tiến hành: Hướng dẫn HS chuẩn bị: - Đọc toàn bài viết chính tả. - Yêu cầu HS đọc lại đoạn viết. - Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung đoạn viết và cách viết bằng hệ thống câu hỏi: + Nội dung đoạn văn trên nói lên điều gì? + Tên riêng viết thế nào? - Cho HS nêu từ khó - Hướng dẫn HS viết bảng con những chữ dễ viết sai Viết chính tả: - Đọc cho HS viết bài vào vở. - Theo dõi, uốn nắn cách cầm bút, cách ngồi viết. - Yêu cầu HS đổi vở bắt lỗi chéo. - Chấm từ 5- 7 bài và nhận xét bài viết của HS. - Cho HS chữa lỗi chính tả KL: Nhận xét và nhắc nhở viết bài chính tả phải sạch, đẹp Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập. + Mục tiêu: Giúp HS làm đúng bài tập trong SGK + Cách tiến hành: Bài tập 1: Chọn phần b: Tìm các từ chứa tiếng có vần ướt hoặc ước - Cho 1 HS nêu yêu cầu của đề bài. - Cho học nhóm đôi - Gọi các nhóm trình bày - Nhận xét, chốt lời giải đúng thước kẻ - thi trượt – dược sĩ Bài tập 2: Chọn phần b: thi tìm nhanh các từ chỉ hoạt động chứa tiếng có vần ươt hay ươc - Gọi 1 HS nêu yêu cầu của đề bài. - Phát bảng nhóm cho 6 nhóm. - Mời đại diện các nhóm đọc kết quả. - Nhận xét, chốt lại - KL: Nhận xét cách làm bài của HS ước: bước lên, bắt chước, rước đèn, đánh cược, khước từ ướt: trượt đi, vượt lên, tập dượt, rượt đuổi, lướt ván - Đọc thầm theo - 1 HS đọc - 1HS phát biểu - Viết bảng con các từ dễ viết sai - Viết vào vở. - Bắt lỗi chéo - Chữa lỗi sai - 1 HS nêu yêu cầu của đề bài - Học nhóm đôi - 1 số nhóm trả lời - 1 HS đọc yêu cầu của đề bài. - Học nhóm 4 - Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét. Củng cố: (1’) Cho HS thi viết nhanh: thước kẻ IV. Hoạt động tiếp nối: (1’) Nhận xét tiết học. Tự rút kinh nghiệm: ... Kế hoạch bài học Môn Toán Tuần 22 Ngày soạn: 28 – 01 – 2012 Ngày dạy: 09 – 02 – 2012 Người soạn: Trần Minh Phụng Tên bài dạy NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ Tiết: 109 I. Mục tiêu: Biết nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ một lần). Giải được bài toán gắn với phép nhân. Làm BT1, BT2 (cột a), BT3, BT4 (cột a) Yêu thích môn toán, tự giác làm bài. II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ HS: bảng con III. Các hoạt động dạy học: Khởi động: Hát. (1’) Bài cũ: (3’) Gọi 1 HS đọc các bảng nhân Nhận xét bài cũ. Bài mới: Giới thiệu bài: (1’) Các hoạt động: TL Hoạt động dạy Hoạt động học 8’ 10’ Hoạt động 1: Hướng dẫn HS trường hợp nhân không nhớ, có nhớ + Mục tiêu: Giúp HS biết thực hiện phép tính nhân có nhớ, không nhớ + Cách tiến hành: a) Phép nhân 1034 x 2 - Viết lên bảng phép nhân 1034 x 2 - Yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc và tính vào giấy nháp (nhân lần lượt từ phải sang trái) - Gọi HS nêu lại cách thực hiện b) Phép nhân 2125 x 3 - Hướng dẫn HS tương tự như trên - KL: Nhắc lại cách thực hiện phép nhân Hoạt động 2: Thực hành + Mục tiêu: Giúp HS biết cách thực hiện đúng phép tính nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số. Và vận dụng phép nhân để giải toán + Cách tiến hành: Bài 1: Tính - Cho HS làm vào bảng con - Uốn nắn sửa sai cho HS Bài 2: Đặt tính rồi tính - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở - Gọi 4 HS lên bảng thi làm nhanh - Cho HS đổi vở kiểm tra chéo Bài 3: Toán có lời văn - Cho HS đọc đề toán. - Đặt hệ thống câu hỏi + Một bức tường xây hết bao nhiêu viên gạch? + Bài toán hỏi gì? + Muốn tìm số viên gạch xây hết 4 bức tường ta làm thế nào? - Cho HS thảo luận nhóm đôi - Cho 1 HS lên bảng thi làm nhanh - Nhận xét, chốt lại - Yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện tính nhẩm? - Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm Bài giải Số viên gạch xây 4 bức tường là: 1015 x 4 = 4060 (viên gạch) Đáp số: 4060 viên gạch. Bài 4: Tính nhẩm - Hướng dẫn HS tính nhẩm theo như SGK - Cho HS chơi trò chơi truyền điện - 1HS đọc đề bài. - 1 HS lên bảng đặt tính. Cả lớp đặt tính ra giấy nháp. - 1 HS nêu lại cách thực hiện - Làm bài vào bảng con - Làm bài vào vở - 4 HS lên bảng thi làm nhanh - Đổi vở kiểm tra chéo - 1HS đọc đề toán. - Phát biểu - Thảo luận nhóm đôi - 1 HS lên bảng thi làm nhanh - Nhận xét - 1 HS nêu cách thực hiện tính nhẩm - Làm bài vào vở, 1 HS lên bảng giải - Theo dõi - Chơi trò chơi Củng cố: (1’) Cho 1 HS thi làm nhanh: 1130 x 4 IV. Hoạt động tiếp nối: (1’) Nhận xét tiết học. Tự rút kinh nghiệm: ... Kế hoạch bài học Môn Tập làm văn Tuần 22 Ngày soạn: 28 – 01 – 2012 Ngày dạy: 10 – 02 – 2012 Người soạn: Trần Minh Phụng Tên bài dạy NÓI, VIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC Tiết: 22 I. Mục tiêu: Kể được một vài điều về người lao động trí óc theo gợi ý trong SGK (BT1) Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) (BT2) Giáo dục HS biết rèn chữ, giữ vở, yêu quý những người lao động trí óc. II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ viết các câu hỏi gợi ý HS: Xem trước bài III. Các hoạt động dạy học: Khởi động: Hát (1’) Bài cũ: Nói về trí thức - Nghe kể: Nâng niu từng hạt giống. (4’) Gọi 1 HS kể lại câu chuyện “Nâng niu từng hạt giống”. Nhận xét. Bài mới: Giới thiệu bài: (1’) Các hoạt động: TL Hoạt động dạy Hoạt động học 18’ 10’ Hoạt động 1: Kể về người lao động trí óc + Mục tiêu: Giúp các em biết nói về một người lao động trí thức + Cách tiến hành: Bài tập 1: Hãy kể về 1 người lao động trí óc mà em biết - Mời 1HS đọc yêu cầu của bài. - Cho HS kể tên một số nghề lao động trí óc - Mời 1 HS nói về một người lao động trí óc mà em chọn. - Treo bảng phụ cho HS đọc gợi ý - Cho HS tập kể theo nhóm đôi - Mời 1 HS thi kể trước lớp. - Nhận xét, chốt lại. Hoạt động 2: Viết về người lao động trí óc + Mục tiêu: Giúp viết thành một đoạn văn ngắn mà các em vừa kể. + Cách tiến hành: Bài tập 2: Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS viết vào vở từ 7-10 câu những lời mình vừa kể. - Theo dõi nhắc nhở các em. - Mời 3 HS đọc bài viết của mình trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương những bạn viết tốt. - 1HS đọc yêu cầu của bài. - 4 HS kể - 1HS nói về người lao động trí thức. - Đọc gợi ý - Học nhóm đôi - 1 HS thi kể chuyện. - 1HS đọc yêu cầu đề bài. - Viết bài vào vở. - 3HS đọc bài viết của mình. Cả lớp nhận xét. Củng cố: (5’) Cho HS thi kể về người lao động trí óc IV. Hoạt động tiếp nối: (1’) Nhận xét tiết học. Tự rút kinh nghiệm: ... Kế hoạch bài học Môn Toán Tuần 22 Ngày soạn: 28 – 01 – 2012 Ngày dạy: 10 – 02 – 2012 Người soạn: Trần Minh Phụng Tên bài dạy LUYỆN TẬP (Tr.114) Tiết: 110 I. Mục tiêu: Biết nhân số có bốn chữ số với một số có một chữ số (có nhớ một lần) Làm BT1, BT2 (cột 1, 2, 3), BT3, BT4 (cột 1, 2) Yêu thích môn toán, tự giác làm bài. II. Đồ dùng dạy học: GV: Phiếu BT HS: Xem trước bài III. Các hoạt động dạy học: Khởi động: Hát. (1’) Bài cũ: Nhân số có 4 chữ số với số có một chữ số (4’) Gọi 2HS lên bảng sửa bài 1. Nhận xét, cho điểm. Bài mới: Giới thiệu bài: (1’) Các hoạt động: TL Hoạt động dạy Hoạt động học 11’ 7’ 9’ Hoạt động 1: Làm bài 1, 2 + Mục tiêu: Giúp cho HS củng cố lại cách nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số. Củng cố về tìm số bị chia. + Cách tiến hành: Bài 1: Viết thành phép nhân và ghi kết quả - Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài - GV làm mẫu phép tính đầu - Cho học cá nhân làm vào vở - Gọi 1 HS lên bảng làm bài - Nhận xét, chốt lại Bài 2: Số? - Mời HS đọc yêu cầu đề bài. - Đặt câu hỏi: Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào? - Yêu cầu HS cả lớp làm bài vào PBT, gọi 1 HS lên bảng sửa bài. KL: nhắc HS đặt tính nhân cẩn thận Hoạt động 2: Làm bài 3. + Mục tiêu: Củng cố lại cho HS cách giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính. + Cách tiến hành: Bài 3: Toán giải - Mời HS đọc đề bài. - Cho HS thảo luận nhóm 4 - Cho HS gắn bài lên bảng và nhận xét - Nhận xét, chốt lại Bài giải Số lít dầu chứa trong cả hai thùng là: 1025 x 2 = 2050 (l) Số lít dầu còn lại là: 2050 – 1350 = 700 (l) Đáp số: 700 lít dầu. Hoạt động 3: Làm bài 4 + Mục tiêu: Củng cố cho HS cách “gấp, thêm” một số lên nhiều lần. + Cách tiến hành: Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống - Hướng dẫn mẫu cột 1 - Hỏi: Gấp một số khác với thêm một số như thế nào? - Yêu cầu HS làm bài vào vở - Cho 1 nhóm thi tiếp sức - Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. KL: yêu cầu HS chú ý về cách tính thêm 1 số đơn vị và gấp 1 số lần - 1HS đọc yêu cầu đề bài. - HS quan sát - Học cá nhân làm vào vở - 1 HS lên bảng làm bài - Cả lớp nhận xét bài của bạn. - 1HS đọc yêu cầu của bài. - Phát biểu - Làm bài vào PHT, 1 HS lên sửa bài. - 1HS đọc đề bài. - Thảo luận nhóm 4 - Đại diện nhóm gắn bài lên bảng - Nhận xét - Theo dõi - 1HS trả lời. - Làm bài vàovở - Mỗi nhóm 3 HS thi tiếp sức - Nhận xét bài Củng cố: (1’) Cho HS thi làm nhanh: Viết thành phép nhân và ghi kết quả: 1035 + 1035 IV. Hoạt động tiếp nối: (1’) Nhận xét tiết học. Tự rút kinh nghiệm: ...
Tài liệu đính kèm: