Giáo án tổng hợp Tuần học 26 - Lớp 3 năm học 2012

Giáo án tổng hợp Tuần học 26 - Lớp 3 năm học 2012

Tập đọc:

1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:Chú ý các từ ngữ: quấn khố, ẩn trốn, hoảng hốt.

2.Rèn kĩ năng đọc –hiểu:

Hiểu ý nghĩa và nội dung của truyện:Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.Trả lời được các câu hỏi trong sgk.

B.Kể chuyện:

 -Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh, giọng kể phù hợp với nội dung.

 *GDKNS:Thể hiện sự cảm thông, đảm nhận trách nhiệm, xác định giá trị.

II.Đồ dùng:

 1/Giáo viên: _Tranh minh hoạ bài tập đọc , các đoạn truyện

 _Bảng phụ ghi sẳn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc

 

doc 21 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Tuần học 26 - Lớp 3 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Từ ngày: 12/3/2012 đến ngày:16/3/2012
Ngày soạn:10/3/2012 Thứ Hai:12/3/2012
Tiết 1+2:Tập đọc –Kể chuyện:
SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
I.Mục tiêu:
A.Tập đọc:
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:Chú ý các từ ngữ: quấn khố, ẩn trốn, hoảng hốt...
2.Rèn kĩ năng đọc –hiểu:
Hiểu ý nghĩa và nội dung của truyện:Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.Trả lời được các câu hỏi trong sgk.
B.Kể chuyện:
 -Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh, giọng kể phù hợp với nội dung.
 *GDKNS:Thể hiện sự cảm thông, đảm nhận trách nhiệm, xác định giá trị.
II.Đồ dùng:
 1/Giáo viên: _Tranh minh hoạ bài tập đọc , các đoạn truyện 
 _Bảng phụ ghi sẳn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc 
 2/Học sinh : _SGK 
III.KTBC:3p
-2 học sinh đọc bài Hội đua voi ở Tây Nguyên, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-Gv nhận xét- ghi điểm.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1p
24p
10p
10p
2p
18p
HĐ1:Giới thiệu bài
HĐ2:Luyện đọc
-Gv đọc diễn cảm toàn bài.
-HD luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
+GV sửa lỗi phát âm.
+Gv kết hợp giải nghĩa từ.
*HĐ3:Tìm hiểu bài
-Em hãy tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó .
-Khi cha mất , việc Chữ Đông Tử quấn khố chôn cha, còn mình thì ở không. Cho em thấy tình cảm của Chử Đồng Tử với cha như thế nào ?
-GV giảng : Chữ Đồng Tử thật là một người con cóhiếu, cha đã mất , chôn xuống đất ,nhưng chàng vẫn lấy chiếc khố duy nhất quấn khố chôn cha , còn mình thì ở không . Sau khi cha mất , cuộc sống của Chử Đồng Tử thế nào ? Có chuyện gì lớn đã xảy ra với chàng trai nghèo khó nhưng hiếu nghĩa này ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2 .
-Gọi 1 học sinh đọc đoạn 2.
- Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung diễn ra như thế nào ?
- Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử ?
- Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã giúp dân làm những việc gì ?
- Nhân dân làm gì để tỏlòng biết ơn Chữ Đồng Tử ?
HĐ4:Luyện đọc lại
-Gv đọc diễn cảm 1,2 đoạn văn và hướng dẫn học sinh đọc một số câu, đoạn văn.
KỂ CHUYỆN
 HĐ1:Gv nêu nhiệm vụ
*HĐ2:HD làm bài tập.
-Gv cho học sinh thảo luận theo cặp.
-Yêu cầu đại diện HS nêu ý kiến . Nghe và nhận xét từng ý kiến , tên nào đúng , hay , tên nào không nên đặt và giải thích rõ lí do cho HS hiểu .
-Gv chia lớp thành các nhóm nhỏ , mỗi nhóm 4 HS , yêu cầu các nhóm chọn kể theo lời của một trong hai nhân vật , sau đó tiếp nối hau kể chuyện . 
_ GV gọi 4 HS kể tiếp nối câu chuyện trước lớp 
Học sinh nhắc đề.
-Nghe GV đọc.
-Học sinh luyện đọc từng câu.
-Đọc từng đoạn trước lớp.
-Đọc từng đoạn trong nhóm.
-Đọc đồng thanh cả bài.
-Học sinh đọc thầm đoạn 1 và trả lời.
-Học sinh nghe GV giảng .
-1học sinh đọc đoạn 2.
-Học sinh trả lời.
-Học sinh thi đọc câu, đoạn văn.
-1 học sinh đọc cả truyện.
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh quan sát lần lượt từng tranh minh hoạ trong sgk theo cặp, nhớ nội dung từng đoạn và đặt tên cho từng đoạn.
+ Đoạn 1 : Cảnh nhà Chử Đồng Tử / Người con hiếu thảo / nghèo khó mà yêu thương nhau .
+ Đoạn 2 : Cuộc gặp gỡ kì lạ / Mối duyên của trời .
+ Đoạn 3:Giúp dân /Truyền nghề cho dân
+ Đoạn 4 : Tưởng nhớ / Lễ hội hàng năm.
-Học sinh kể chuyện trong nhóm .
-Thi đua kể chuyện trước lớp.
Hs yếu đọc 1 đoạn.
Hs yếu đặt tên 1đoạn.
V.Hoạt động nối tiếp: 2p
-Học sinh nói lại ý nghĩa của truyện.
-Dặn học sinh về nhà tiếp tục kể chuyện cho người thân nghe.
-Nhận xét tiết học.
Tiết 3 -Toán : Tiết 126
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
 -Biết cách sử dụng tiền Việt Nam với các mệnh giá đã học.
-Biết cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.Bt 1,2(a,b), 3,4.
-Biết giải bài toán có liên quan đến tiền tệ.
II.Đồ dùng:
 1/Giáo viên : Các tờ giấy bạc 
 2/Học sinh : VBT , SGK 
III.KTBC:3p
 Yêu cầu HS nhận biết các tờ giấy bạc loại 2000, 5000, 10000đồng 
 GV nhận xét 
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1p
29p
HĐ1:Giới thiệu bài
HĐ2:Thực hành
Bài 1-Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?
-Muốn biết chiếc ví nào có nhiều tiền nhất , trước hết chúng ta phải tìm được gì ?
-Yêu cầu HS tìm xem mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền ?
-Vậy chiếc ví nào có nhiều tiền nhất ?
-Chiếc ví nào có ít tiền nhất ?
Bài 2(a,b)
Khuyến khích học sinh làm nhiều cách.
Bài 3:Gv yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời.
-tranh vẽ những đồ vật nào ? Giá của từng đồ vật đó là bao nhiêu ?
- Bạn Mai có bao nhiêu tiêu tiền ?...
Bài 4:-Gọi học sinh đọc đề bài.
Bài giải
Mẹ mua hết số tiền là:
6700 + 2300 = 9000 (đồng )
Cô bán hàng phải trả lại số tiền là:
10000 - 9000 = 1000 (đồng)
ĐS:1000 đồng
Học sinh nghe giới thiệu.
-Bài toán yêu cầu chúng ta tìm chiếc ví nhiều tiền nhất.
-Chúng ta phải tìm được mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền.
-Hs tìm bằng cách cộng nhẫm và trả lời.
-Chiếc ví c nhiều tiền nhất là 10000 đ.
-Chiếc víbcó ít tiền nhất là 3600 đ
-Học sinh trao đổi theo cặp.
-Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
-1 học sinh đọc đề .
-1 học sinh lên bảng giải, cả lớp làm vào vở.
Hs yếu nêu 1 cách.
V.Hoạt động nối tiếp: 2p
-Gọi vài học sinh nhận diện các tờ tiền do GV đưa.
-Dặn học sinh làm bài trong vở bài tập.
-Nhận xét tiết học.
Ngày soạn:11/3/2012 Thứ Ba:13/3/2012
Tiết 1 –Mĩ thuật: Tiết 26
TẬP NẶN TẠO DÁNG TỰ DO :NẶN HOẶC VẼ , XÉ DÁN HÌNH CON VẬT
I.Mục tiêu:
-Nhận biết được đặc điểm, hình khối của các con vật.
-Biết cách nặn hoặc vẽ, xé dán và tạo dáng con vật.Hs khá giỏi: Hình nặn hoặc vẽ, xé dán cân đối, gần giống con vật mẫu.
 -Biết chăm sóc và yêu mến các con vật 
II.Đồ dùng:
Gv: Tranh vẽ con vật của các hoạ sĩ và học sinh.
 Đất nặn hoặc giấy màu.
HS:Vở tập vẽ, giấy màu hoặc đất nặn.
 III.KTBC:3p
Gv kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.-Nhận xét.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1p
5p
7p
13p
4p
HĐ1:Giới thiệu bài
HĐ2:Quan sát, nhận xét.
_ GV giới thiệu ảnh hoặc các bài tập nặn một số con vật để HS nhận biết về 
+ Tên con vật 
+Hình dáng , màu sắc của chúng 
+Các bộ phận chính của con vật như đầu , mình , chân 
_ Đặt câu hỏi để HS quan sát tìm ra sự khác nhau của các bộ phận chính một vài con vật. 
_ Yêu cầu HS kể tên một vài con vật quen thuộc và tả lại hình dáng của chúng .
HĐ3:Cách nặn hình con vật
GV giới thiệu cách nặn:Nặn từ 1 thỏi đất: -Lấy đất vừa với hình con vật.
-Kéo, vuốt, uốn các bộ phận: đầu, chân.
Tạo dáng con vật theo các tư thế: nằm, đứng , đi, quay, cúi...
+Nặn các bộ phận rồi ghép dính lại.
-Nặn mình (hình lớn trước)
HĐ4:Thực hành
HĐ5:Nhận xét, đánh giá
Gv giới thiệu một số bài hoàn thành để Hs quan sát, nhận xét.
-GV tóm tắt, bổ sung.
Học sinh nghe.
-Học sinh quan sát và nêu nhận xét.
-Học sinh kể tên và tả lại hình dáng của chúng.
-Học sinh theo dõi.
Học sinh thực hành theo nhóm.
-Học sinh đặt sản phẩm lên bàn, cả lớp nhận xét.
Hs yếu nêu 1 con vật.
V.Hoạt động nối tiếp: 2p
-Học sinh nhắc lại các bộ phận trên cơ thể con vật mà mình vừa nặn.
-Nhận xét tiết học.
Tiết 2- Toán :Tiết 127
LÀM QUEN VỚI THỐNG KÊ SỐ LIỆU
I.Mục tiêu
 - Bước đầu làm quen với dãy số liệu thống kê 
 - Biết xử lí số liệu ở mức độ đơn giản và lập dãy số liệu .BT 1.3.
 -Thích thú học toán . 
II.Đồ dùng:
1/Giáo viên : Tranh , SGK , SGV
 2/Học sinh : VBT , SGK
III.KTBC:3p
GV yêu cầu HS tính nhẩm 5000 + 2000 = 10000 – 9000 =
 GV nhận xét – ghi điểm.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1p
14p
15p
HĐ1:Giới thiệu bài
HĐ2:Làm quen với dãy số liệu
a)GV cho học sinh quan sát bức tranh trong sgk và hỏi:
+Bức tranh này nói về điều gì?
-GV giới thiệu: các số đo chiều cao trên là dãy số liệu.
b)Làm quen với thứ tự và số hạng của dãy.
+GV hỏi:Số 122cm là số thứ mấy trong dãy?...
+Dãy số liệu trên có mấy chữ số?
-Gv gọi 1 học sinhlên bảng ghi tên của 4 bạn theo thứ tự chiều cao: anh, Phong, Ngân ,Minh.
HĐ3:Thực hành
Bài 1: 
-Bài toán yêu cầu chúng talàm gì ?
-GV yêu cầu HS có thể sắp xếp tên các bạn hs trong dãy số liệu theo chiều cao từ thấp à cao , và ngược lại.
Bài 3: 
-Yêu cầu hs quan sát hình minh hoạ trong sgk.
-Hãy đọc , viết số kg gạo được ghi trên từng bao gạo.
Học sinh nghe.
-Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
-1 học sinh đọc tên và số đo chiều cao của từng bạn, 1 học sinh khác ghi lại.
-Trả lời:là số thứ nhất.
-Có 4 chữ số.
-1 học sinh lên bảng ghi, vài học sinh đọc lại.
-Học sinh trả lời.
-Thảo luận theo cặp.
-Học sinh thi đua nhóm.
Hs yếu nhắc lại.
V.Hoạt động nối tiếp: 2p
-Học sinh nhắc lại dãy số liệu. Cho ví dụ.
-Dặn học sinh làm bài tập.
-Nhận xét tiết học.
Tiết 3- Tự nhiên và xã hội: Bài 51
TÔM , CUA
I.Mục tiêu:
-Nêu được ích lợi của tôm, cua đối với đời sống con người.
-Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của tôm, cua trên hình vẽ hoặc vật thật.
- Thích thú tìm hiểu môi trường tự nhiên 
II.Đồ dùng:
 1/Giáo viên: _ Các hình trong SGk trang 98 , 99
 2/Học sinh : _ Sưu tầm các tranh ảnh về việc nuôi đánh bắt và chế biến tôm , cua 
III.KTBC:3p
Gọi học sinh trả lời câu hỏi: Nêu được sự lợi hại của các loại côn trùng.
Gv nhận xét. 
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1p
15p
14p
HĐ1:Giới thiệu bài
HĐ2:Quan sát và thảo luận
_ GV yêu cầu HS quan sát hình các con tôm và cua trong SGk trang 98,99 .
+ Bạn có nhận xét gì về kích thước của chúng ?
+ Bên ngoài cơ thể của những con tôm , cua có gì bảo vệ ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không ?
+ Hãy đến xem cua có bao nhiêu chân , chân của chúng có gì đặc biệt ?
*Kết luận : Tôm và cua có hình dạng , kích thước khác nhau nhưng chúng đều không có xương sống . Cơ thể chúng được bao phủ bằng một lớp vỏ cứng , có nhiều chân và chân phân thành các đốt 
HĐ3: Thảo luận cả lớp 
+GV gợi ý cho cả lớp thảo luận 
_ Tôm cua sống ở đâu ?
_ Nêu ích lợi của tôm và cua 
_ Giới thiệu về hoạt động nuôi đánh bắt hay chế biến tôm , cua mà em biết 
*Kết luận 
_ Tôm cua là những thức ăn chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người ...
Học sinh nhắc đề.
-Học sinh quan sát và thảo luận theo nhóm.
_ Đại diện các nhóm lên trình bày . Mỗi nhóm giới thiệu về một con vật 
-Học sinh nghe.
-Học sinh trả lời.
-Nghe kết luận.
Hs yếu đọc.
V.Hoạt động nối tiếp: 2p
-Học sinh đọc mục bạn cần biết.
 ...  Hs trả lời: các chữ hoa T, D , N 
- 1 HS nêu quy trình viết chữ hoa T , cả lớp theo dõi và nhận xét 
- 2 HS lên bảng viết , Cả lớp viết vào bảng con .
- 1 HS đọc : Tân Trào 
- Hs quan sát từ ứng dụng.
- Hs nhận xét từ ứng dụng 
- 3 HS lên bảng viết . HS dưới lớp viết vào vở nháp .
- 3 HS đọc 
 - Nghe giảng 
- HS viết bảng con: Dù , Nhớ , Tổ 
-Hs tập viết vào vở tập viết. 
HS yếu hoàn thành bài viết .
V.Hoạt động nối tiếp:2p
-Học sinh nêu lại từ và câu ứng dụng vừa học.
 - Gv nhận xét tiết học 
Ngày soạn:14/3/2012 Thứ Sáu:16/3/2012
Tiết 1 – Thủ công:Tiết 26
LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (tiết 2)
I.Mục tiêu:
 -Biết cách làm lọ hoa gắn tường.
-Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa tương đối cân đối.Với học sinh khéo tay có thể trang trí lọ hoa đẹp.
- Hứng thú với giờ học làm đồ chơi .
II.Đồ dùng:
 1/Giáo viên: _ Mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy thủ công được dán trên tờ bìa 
 _ Một lọ hoa gắn tường đã được gấp hoàn chỉnh nhưng chưa dán vào bìa 
 _ Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường 
 2/Học sinh : _ Giấy thủ công , tờ bìa, hồdán , bút màu , kéo thủ công
III.KTBC:3p
 Gv Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.
 Nhận xét.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1p
29p
HĐ 1: Giới thiệu bài 
HĐ 2: Hướng dẫn hs thực hành làm lọ hoa gắn tường:
-Yêu cầu hs nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường bằng cách gấp giấy.
- GV nhận xét và sử dụng tranh “Quy trình làm lọ hoa” để hệ thống lại các bước làm lọ hoa gắn tường:
+ Bước 1: Gấp phần giấy để làm đế lọ hoa và các nếp gấp cách đều.
+ Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
+ Bước 3: Làm thành lọ hoa gắn tường
-GV tổ chức cho hs thực hành làm theo nhóm . Trong quá trình HS thực hành , GV quan sát , uốn nắn , giúp đỡ cho những em còn lúng túng để các em hoanø thành sản phẩm.
-HS nghe.
-HS trả lời theo yêu cầu của GV
-HS theo dõi lắng nghe, nhận xét.
- HS thực hành theo nhóm.
Hs yếu nêu 1 bước.
V.Hoạt động nối tiếp: 2p
-Học sinh nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường
 - GV dặn dò hs chuẩn bị tốt cho tiết 3.
 - Nhận xét tiết học.
Tiết 2 –Toán :Tiết 130
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ (GHK II)
 .................................................................................
Tiết 3 – Chính tả (Nghe – Viết):
RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO
(Từ đầu đến ...”nom rất vui mắt”)
I.Mục tiêu:
 _Nghe – viết chính xác , Đẹp đoạn đầu bài Rước đèn ông sao 
 _Làm đúng bài tập chính tả phân biệt r/d/gi , ên/ ênh 
II.Đồ dùng:
 1/Giáo viên: _ Bảng lớp kẻ sẵn bảng nội dung bài tập 2a .
 2/Học sinh : _VBT , Bảng con 
III.KTBC:3p
 Gọi 1 HS đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp , HS dưới lớp viết vào vở nháp , các từ sau: cao lênh khênh , bện dây, bập bênh.
-Gv nhận xét và ghi điểm cho học sinh.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1p
24p
5p
HĐ1:Giới thiệu bài
HĐ2:HD nghe-viết
a)Trao đổi về nội dung bài viết 
_ Đọc đoạn văn 1 lần 
_ Hỏi :Mâm cỗ Trung thu của Tâm có những gì ?
b)Hướng dẫn cách trình bày 
_ Đoạn văn có mấy câu ?
_ Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa ? Vì sao ?
c/Hướng dẫn viết từ khó 
d)Viết chính tả 
_GV đọc cho học sinh viết.
e)Soát lỗi
g)Chấm bài 
_GV chấm một số bài của HS 
_GV nhận xét bài viết .
HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập 
+Bài 2
a/Gọi HS đọc yêu cầu 
_ Dán 3 tờ phiếu lên bảng , chia lớp thành 3 nhóm 
_ Gọi 1 HS đọc các từ mà nhóm mình tìm được
_ Chốt lại các từ đúng 
_ HS nghe giới thiệu .
_ Theo dõi GV đọc, sau đó 1 HS đọc lại 
_ Mâm cỗ trung thu của Tâm có bưởi , ổi , chuối , mía 
_ Đoạn văn có 4 câu 
_ Những chữ đầu câu : Tết , Mẹ , Em và tên riêng Tâm , Trung thu 
_ Học sinh viết từ khó.
_ HS viết .
_ HS đổi chéo vở và mở sách dò
_ 1 HS đọc yêu cầu trong SGk
– HS thi tiếp sức trong nhóm
_ 1 HS đọc các từ tìm được
_ Viết bài vào vở
 Hs yếu hồn thành bài viết. 
V.Hoạt động nối tiếp:2p
-Nhắc học sinh về nhà viết lỗi chính tả.
-Nhận xét tiết học.
Tiết 4 –Tập làm văn: Tiết 26
KỂ VỀ HỘI KHỎE PHÙ ĐỔNG CẤP TRƯỜNG
I.Mục tiêu:
 - Kể lại một cách tự nhiên , rõ ràng một ngày hội mà em biết theo gợi ý của SGK
 - Dựa vào những điều vừa kể , viết được một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu kể về những môn thi trong hội khỏe phù đổng cấp trường.
 _ Học sinh thích thú khi học môn tập làm văn.
II.Đồ dùng:
 1/Giáo viên: Bảng phụ viết sẳn các câu hỏi gợi ý của bài tập 1 
 2/Học sinh : VBT
III.KTBC:3p
 Gọi 2 HS lên bảng nhìn tranh lễ hội tuần 25 , tả lại quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội .
 Nhận xét và cho điểm HS 
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1p
29p
HĐ1:Giới thiệu bài
HĐ2:HD học sinh kể
Bài tập 1(kể miệng)
_GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1 
_ GV yêu cầu HS đọc thành tiếng phần gợi ý của bài tập 
+ Hội khỏe được tổ chức khi nào , ở đâu ?
+ Mọi người đi xem hội như thế nào ?( GV có thể hướng dẫn : Hội là nơi tập trung nhiều trò vui , nhiều điều lí thú nên thu hút nhiều người đến tham dự )
+ Diễn biến của ngày hội , những môn được tổ chức trong ngày hội ? GV gợi ý từng ý nhỏ :
_ Mở đầu hội có hoạt động gì ?
_ Những trò vui gì có trong ngày hội ?
- Em có cảm tưởngnhư thế nào về ngày hội đó ?
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh dựa vào gợi ý nói cho nhau nghe 
_ Gọi 5 đến 7 HS nói trước lớp , nhận xét và chỉnh sửa cho bài của HS 
Bài 2 :GV gọi HS đọc yêu cầu của bài 
. Nhắc HS khi viết phải chú ý diễn đạt thành câu , dùng câu , chấm để phân tách các câu cho bài rõ ràng 
_ Nhận xét và cho điểm HS 
Học sinh nghe.
-1 học sinh đọc yêu cầu.
- 1học sinh đọc gợi ý.
-Học sinh trả lời câu hỏi.
-1học sinh giỏi kể mẫu.
-Học sinh nói theo cặp.
Học sinh thi đua nói.cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
-1học sinh đọc yêu cầu.
-học sinh viết bài.
-Một số học sinh đọc bài viết.
 Giúp học sinh yếu nói được theo câu hỏi.
V.Hoạt động nối tiếp:
-Nhận xét tiết học.
Tiết 5: Sinh hoạt tập thể
TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TUẦN 26
KẾ HOẠCH TUẦN 27
I.Mục tiêu:
-Học sinh biết tổng kết tình hình học tập tuần 26.
-Nắm bắt được kế hoạch tuần 27.
-Gd cho học sinh tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập.
II.Đồ dùng:
GV chuẩn bị nội dung, kế hoạch tuần 27.
III.KTBC:3p
GV kiểm tra tinh thần chuẩn bị của các tổ trưởng.
GV nhận xét
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
2p
23p
HĐ1:Gv giới thiệu nội dung.
HĐ2:Tiến hành
-GV theo dõi và giải đáp thắc mắc của học sinh.
*Kế hoạch tuần 27:
-Tiến hành kiểm tra giữa học kỳ II.
 -Kèm học sinh yếu .
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập .
-Tiếp tục ôn các bài hát múa của Đội.
-Sinh hoạt Sao.
-Lao động chăm sóc bồn hoa và thu gom rác xung quanh sân trường.
Học sinh lắng nghe.
-Các tổ tiến hành họp và báo cáo.
-Lớp trưởng nhận xét.
-Học sinh nhận khuyết điểm và sửa chữa.
-Cả lớp tự đề ra hướng khắc phục cho thời gian đến.
-Học sinh lắng nghe kế hoạch tuần 27.
V.Hoạt động nối tiếp: 7p
Gv tổ chức cho học sinh hát múa tập thể.
Tiết 1: Thể dục:Bài 51
NHẢY DÂY – TRÒ CHƠI”HOÀNG ANH –HOÀNG YẾN”
I.Mục tiêu:
-Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ. Yêu cầu thuộc bài và thực hiện được các động tác tương đối đúng.
-Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác và nâng cao thành tích .
-Học trò chơi: Hoàng Anh –Hoàng Yến. Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu biết tham gia chơi.
II.Đồ dùng:
G v chuẩn bị sân tập , còi và sân cho trò chơi.
III.KTBC:2p
Vài học sinh nhắc lại nội dung bài trước.
Gv nhận xét.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
3p
25p
2p
HĐ1:Phần mở đầu
-Gv phổ biến yêu cầu giờ học.
-Khởi động: Đi theo vòng tròn và hít thở sâu.
-Trò chơi: Tìm những con vật bay được.
Gv điều khiển cho học sinh chơi, quy định luật chơi, cách xử phạt nếu học sinh nào không nêu được tên hoặc nêu trùng tên con vật bạn đã nêuthìsẽbịphạt.
HĐ2:Phần cơ bản
*Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ.
-GV cho học sinh triển khai đội hình đồng diễn thể dục.
*Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.
-Gv chia tổ cho học sinh tập luyện.
-Gv theo dõi và nhắc nhở, sửa sai.
*Làm quen trò chơi: Hoàng Anh –Hoàng Yến.
-Gv nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi chủ động.
HĐ3:Phần kết thúc
Hồi tĩnh:Đi chậm theo vòng tròn.
-Học sinh lắng nghe.
-Cán sự điều khiển.
-Học sinh tham gia trò chơi tích cực.
-Lớp triển khai đội hình đồng diễn.
-Các tổ tập luyện theo khu vực quy định.
-Học sinh chơi thử 1 lần sau đó chơi.
-Học sinh tập hồi tĩnh.
Hs yếu biết cách cầm cờ.
V.Hoạt động nối tiếp: 2p
-Học sinh nhắc lại nội dung bài vừa học.
-Giao bài về nhà:Ôn bài TD với cờ, Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân.
-Nhận xét tiết học.
Tiết 1 –Thể dục:Bài 52
NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN
TRÒ CHƠI “HOÀNG ANH-HOÀNG YẾN”
I.Mục tiêu:
-Ôn tập nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác.
-Chơi trò chơi:Hoàng Anh –Hoàng Yến. Yêu cầu bước đầu biết tham gia chơi tương đối chủ động.
-GD cho học sinh tinh thần đồng đội.
II.Đồ dùng:
Gv chuẩn bị còi, sân cho trò chơi.
III.KTBC:2p
Học sinh nhắc lại nội dung bài trước.
Gv nhận xét.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
3p
25p
2p
HĐ1:Phần mở đầu
-Gv phổ biến yêu cầu giờ học.
-Khởi động: Chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
-Trò chơi: Tìm những con vật bay được.
Gv điều khiển cho học sinh chơi, quy định luật chơi, cách xử phạt nếu học sinh nào không nêu được tên hoặc nêu trùng tên con vật bạn đã nêu thì sẽ bị phạt.
HĐ2:Phần cơ bản
*Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ.
-GV cho học sinh triển khai đội hình đồng diễn thể dục.
*Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.
-Gv chia tổ cho học sinh tập luyện.
-Gv theo dõi và nhắc nhở, sửa sai.
*Chơi trò chơi: Hoàng Anh –Hoàng Yến.
-Gv nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi chủ động.
HĐ3:Phần kết thúc
Hồi tĩnh:Đi lại và hít thở sâu.
-Học sinh lắng nghe.
-Cán sự điều khiển.
-Học sinh tham gia trò chơi tích cực.
-Lớp triển khai đội hình đồng diễn.
-Các tổ tập luyện theo khu vực quy định.
-Học sinh chơi thử 1 lần sau đó chơi.
-Học sinh tập hồi tĩnh.
V.Hoạt động nối tiếp: 3p
-Học sinh nhắc lại nội dung bài vừa học.
-Giao bài về nhà:Ôn bài TD với cờ, Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân.
-Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAn 26.doc