Giáo án tổng hợp Tuần học số 19 - Lớp 3 năm 2011

Giáo án tổng hợp Tuần học số 19 - Lớp 3 năm 2011

- Biết ngắt nghỉ hơI đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của truyện - Hiểu nghĩa các từ mới trong bài ( giặc ngoại xâm, đô hộ, ngọc trai.)

 - Hiểu nội dung: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta. Trả lời được các câu hỏi SGK.

 - HS kể lại được từng đoạn câu chuyện.( HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện)

 II. Đồ dùng.

 - GV : Tranh minh hoạ truyện trong SGK

- HS : SGK

 

doc 38 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Tuần học số 19 - Lớp 3 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Thứ hai ngày 10 tháng 1 năm 2011
Tập đọc - Kể chuyện
 Hai Bà Trưng
I. Mục tiêu
 - Biết ngắt nghỉ hơI đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của truyện - Hiểu nghĩa các từ mới trong bài ( giặc ngoại xâm, đô hộ, ngọc trai....)
 - Hiểu nội dung: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta. Trả lời được các câu hỏi SGK.
 - HS kể lại được từng đoạn câu chuyện.( HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện)
 II. Đồ dùng.
 - GV : Tranh minh hoạ truyện trong SGK
- HS : SGK
III. Các hoạt động dạy và học 
A. Mở đầu
- GV giới thiệu tên 7 chủ điểm của Tiếng Việt 3 tập 2
B. Bài mới
1. Giới thiệu 
2. HD HS luyện đọc và tìm hiểu bài
 - Đọc diễn cảm toàn bài
 * HD HS luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1
 - Cho HS tiếp nối nhau đọc 4 câu trong đoạn, đọc đoạn
 - kết hợp sửa phát âm cho HS
 - Giúp HS hiểu nghĩa từ chú giải cuối bài.
 - Từng cặp HS luyện đọc
 - Đọc đồng thanh
 - Đọc thầm đoạn một 
- Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với dân ta ?
(Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương, bắt dân ta lên rừng săn thú lạ.......)
- Cho HS luyện đọc lại đoạn một
* HS luyện đọc và tìm hiểu đoạn 2
 - Nối nhau đọc 4 câu
 - Nghe và sửa lỗi phát âm cho HS
 - Đọc cả đoạn2
 - Giải thích địa danh Mê Linh
 - Từng cặp luyện đọc
 - YC đọc thầm và trả lời câu hỏi
- Hai Bà Trưng có tài và có trí lớn như thế nào ?
( Hai Bà Trưng rất giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông)
* HS luyện đọc và tìm hiểu đoạn 3
 - Cho HS đọc nối tiếp
 - Cho đọc giải nghĩa từ chú giải cuối bài
 - Đọc theo cặp
 - Đọc đồng thanh
 - YC đọc thầm và trả lời câu hỏi
 - Vì sao hai Bà Trưng khởi nghĩa ?(Vì Hai Bà yêu nước, thương dân, căm thù quân giặc tàn bạo giết hại ông Thi Sách và gây bao tội ác với nhân dân.)
- Tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa ?( Hai Bà mặc giáp phục thật đẹp, bước lên bành voi rất oai phong. Đoàn quân rùng rùng lên đường, giáo lao, cung nỏ.......) 
- Cho HS luyện đọc lại
* HS luyện đọc và tìm hiểu đoạn 4.
 - Đọc nối tiếp
 - Nghe sửa lỗi phát âm cho HS
 - Đọc theo cặp
 - Đọc đồng thanh
 - Đọc thầm
 - Kết quả của cuộc khởi nghĩa ntn ?( Thành trì của giặc sụp đổ. Tô Định trốn về nước. Đất nước sạch bóng quân thù.)
- Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng ( Vì Hai Bà là người lãnh đạo nhân dân giải phóng đất nước, là hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.)
3. Luyện đọc lại
- Chọn đọc diễn cảm 1 đoạn của bài, HD đọc
- Cho HS thi đọc trước lớp.
- Nhận xét, khen ngợi.
- Khuyến khích HS đọc diễn cảm toàn bài
- Quan sát SGK
- Theo dõi SGK
- 4 HS đọc nối tiếp 
- 2, 3 HS đọc cả đoạn trước lớp
- HS nghe
- Đọc theo cặp đoạn 1.
- Cả lớp đọc đồng thanh 
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1
- 1,2 HS trả lời 
-1 ,2 HS thi đọc lại đoạn văn
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 
- 2, 3 HS đọc đoạn, nghe và luyện đọc theo cặp. 
 - Cả lớp đọc thầm đoạn văn
- 1,2 HS trả lời
- Tiếp nối nhau đọc Đ1 
- 1 em đọc 
- Từng cặp HS luyện đọc 
- Cả lớp đọc đồng thanh 
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3
- 3,4 HS nêu
- Vài HS thi đọc lại Đ3
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 câu trong đoạn
- 2 HS đọc , nghe giải nghĩa 
- luyện đọc đoạn 4 theo cặp
- Cả lớp đọc đồng thanh 
- Đọc theo yêu cầu
- Nhiều em trả lời 
 - HS nghe, thi đọc lại đoạn văn
- Vài HS thi đọc lại bài văn
- Lớp nhận xét, bình chọn
- Nhiều HS đọc
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ
- Quan sát 4 tranh tập kể từng đoạn
2. HD HS kể từng đoạn câu chuyện
- HD QS tranh kết hợp với nhớ cốt chuyện, không cần kể đoạn văn hệt theo văn bản trong SGK
- Cho HS kể theo đoạn
- Khuyến khích HS K,G kể cả câu chuyện
- HS nghe yêu cầu
- QS tranh trong SGK, nghe HD kể chuyện
- 4 HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn của chuyện
- HS khác nhận xét
- vài HS kể cả câu chuyện.
IV. Củng cố, dặn dò
 - Câu chuyện này giúp các em hiểu được điều gì ? ( Dân tộc Việt Nam ta có truyền thống chống giặc ngoại xâm bất khuất từ bao đời nay )
 - Nhận xét chung tiết học.
Toán (91)
Các số có bốn chữ số.
I- Mục tiêu
 - Nhận biết các số có bốn chữ số ( Trường hợp các số đều khác 0).
 - Bước đầu đều biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng.
- Biết nhận ra thứ tự của các số trong một nhóm các số có bốn chữ số.
 II- Đồ dùng 
 - GV: Bộ đồ dùng dạy toán. 
- HS : các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 100, 10 , 1 ô vuông( Bộ học toán 3) 
III- Các hoạt động dạy học 
1. Tổ chức:
2. Bài mới:
a) HĐ 1: Giới thiệu số có bốn chữ số:
- Cho HS sử dụng bộ đồ dùng học toán
- Tấm bìa có mấy cột ?
- Mỗi cột có bao nhiêu ô vuông?
- Cả tấm bìa có bao nhiêu ô vuông?
- Lấy 10 tấm bìa như thế và xếp vào 1 nhóm. nhóm này có bao nhiêu ô vuông?
- Lấy tiếp 4 tấm bìa như thế và xếp vào 1 nhóm khác. Nhóm thứ hai này có bao nhiêu ô vuông?
- Lấy tiếp nhóm thứ ba có 2 tấm bìa, mỗi tấm có 10 ô vuông. Vậy nhóm thứ ba có bao nhiêu ô vuông?
- Lấy tiếp nhóm thứ tư 1 tấm bìa có 3 ô vuông. nhóm thứ tư có bao nhiêu ô vuông?
- Vậy tất cả 4 nhóm có bao nhiêu ô vuông?
+ Kẻ bảng như SGK:
- Đọc dòng đầu của bảng ?
- HD HS viết các số vào bảng theo các hàng từ hàng đơn vị đến hàng nghìn.
+ GV nêu : - số gồm 1nghìn, 4 trăm, 2 chục, 3 đơn vị viết là: 1423, đọc là" Một nghìn bốn trăm hai mươi ba"
- Số 1423 là số có bốn chữ số, kể từ trái sang phải : chữ số 1 chỉ một nghìn, chữ số 4 chỉ 4 trăm, chữ số 2 chỉ 2 chục, chữ số 3 chỉ 3 đơn vị
b) HĐ 2: Thực hành:
*Bài tập 1 / 92
- Nêu yêu cầu BT
- HD HS hiểu mẫu
- Hàng nghìn gồm mấy nghìn?
- Hàng trăm gồm mấy trăm?
- Hàng chục gồm mấy chục?
- Hàng đơn vị gồm mấyđơn vị ?
- Ta viết đựơc số nào ? số đó có mấy chữ số? Giá trị của mỗi chữ số?( Số 3442 có 4 chữ số. Chữ số 3 chỉ 3 nghìn, chữ số 4 chỉ 4 trăm, chữ số 4 chỉ 4 chục, chữ số 2 chỉ 2 đơn vị.)
- Khi viết ta viết theo thứ tự nào?
 *Bài tập 2 / 93
- Nêu yêu cầu BT
- Khi đọc và viết ta viết số theo thứ tự nào?
- Yêu cầu HS làm và chữa bài
- Nhận xét, cho điểm.
 *Bài tập 3 / 93 ( HS K,G làm thêm phần c)
- Nêu yêu cầu BT ?
- Dãy số có đặc điểm gì ? 
( Lấy số đứng trước cộng thêm 1 đơn vị.)
- Muốn điền số tiếp theo em làm ntn?
Nhận xét chốt lại KQ.
3. Củng cố, dặn dò:
- Ghi bảng yêu cầu đọc số: 3246, 6758.
- Nêu giá trị của mỗi chữ số ?
- Dặn dò: Ôn lại bài.
- Hát
- Lấy 1 tấm bìa, quan sát.
 - vài HS nối tiếp nêu
- Thực hành xếp,( đếm thêm 100 để có 100, 200, ..., 1000)
- HS thực hiện theo yêu cầu và nêu KQ
- 2 HS nêu
- HS theo dõi trên bảng
- 2 HS đọc
- Lớp viết nháp 
- nghe, vài em nêu lại 
- 1 HS nêu BT 
- vài HS nối tiếp nêu
- lớp làm nháp, 1 HS làm bảng lớp
- Nhận xét bạn
- vài HS nêu
- 2 HS nêu
- HS làm nháp, 1 HS chữa bài trên bảng 
- 1 HS đọc bài
- 1,2 HS nêu
- Lớp làm vở
- vài HS nối tiếp đọc và nêu giá trị của mỗi chữ số.
- 2 HS đọc
	 Thứ ba ngày 11 tháng 1 năm 2011
 Toán(92)
 Luyện tập
I- Mục tiêu
 - Biết đọc, viết các số có bốn chữ số( các số đều khác o). 
- Biết thứ tự các số có bốn chữ số. 
- Bước đầu làm quen với các số tròn nghìn.( Từ 1000 đến 9000)
II- Đồ dùng 
 GV : Bảng lớp (chép bài 2 )
 HS : SGK
III- Các hoạt động dạy học 
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: Đọc và viết các số:
3457; 2198. Nêu giá trị của mỗi chữ số?
- Nhận xét, cho điểm.
3. Luyện tập:
 *Bài tập 1/94 
- gọi đọc đề?
- Khi đọc, viết số ta đọc,viết theo thứ tự nào?
- Cho HS làm bài vào nháp, 2 HS lên bảng làm bài
- Nhận xét, chốt KQ đúng: 
 Chín nghìn bốn trăm sáu mươi hai:9462
 Một nghìn chín trăm năm mươi tư: 1954
 Bốn nghìn bảy trăm sáu mươi lăm: 4765
 *Bài tập 2/94:
- Gọi đọc bài tập
- HD làm bài theo mẫu
- Làm bài vào vở rồi chữa bài
- Nhận xét , chữa bài:
 6358: Sáu nghìn ba trăm năm mươi tám.
Lưu ý HS đọc đúng qui định với các trường hợp chữ số hàng đơn vị là 1, 4, 5
 *Bài tập 3/94: ( HS K,G làm thêm phần c)
- BT yêu cầu gì?
- Dãy số có đặc điểm gì?
( Hai số đứng liền nhau hơn kém nhau 1 đơn vị.)
- Muốn điền được số tiếp theo em làm ntn?
( Lấy số đứng trước cộng thêm 1 đơn vị)
 - Yêu cầu HS làm vào vở
 - Gọi HS lên bảng chữa bài
 KQ: 8650; 8651; 8652; 8653; 8654; 8655.8656
 3120, 3121, 3122,3123,3124,3125,3126
 6494; 6495; 6496; 6497; 6498; 6499; 6500.
*Bài tập 4/94: 
- Gọi đọc đề?
- HD vẽ tia số: - Điểm 0( trùng với điểm 0 trên thước)
- Điểm gốc của tia số là điểm nào?
- Đặc điểm của các số trên tia số?
( Hai số đứng liền nhau hơn kém nhau 1000 đơn vị).
- Muốn viết tiếp số tròn nghìn em làm ntn?
(Lấy số đứng trước cộng thêm 1000)
- Yêu cầu HS vẽ vào vở, điền tiếp vào tia số theo yêu cầu
- Chấm 10 bài, nhận xét, chốt KQ đúng
- Đọc dãy số tròn nghìn vừa viết?
4. Củng cố:
- Cho HS thi đọc và viết số.
- Dặn dò: Ôn lại cách đọc và cách viết.
- 2, 3 HS làm
- Nhận xét bạn
 - 1 HS nêu BT
- Làm theo YC
- Nhận xét bạn
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- Nghe HD
- Làm vở, 2 HS làm bài trên bảng.
-nhận xét bạn
- 1 HS nêu BT
- 2,3 HS nêu cách làm.
- HS làm bài vào vở
-3 HS chữa bài bảng lớp
- Nhận xét bạn.
- 2 HS đọc 
- Quan sát mẫu
- 3,4 HS trả lời
- HS làm bài, 1 HS chữa bài trên bảng
- 2 HS đọc xuôi, đọc ngược.
- Vài em thi 
- HS 1: Đọc số bất kì
- HS 2: Viết số vừa đọc
Chính tả(37): Nghe - viết 
 Hai Bà Trưng
I. Mục tiêu
 - Nghe viết chính xác, đoạn 4 của truyện Hai Bà Trưng.Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng BT2(a),3(a). (HSK,G làm thêm BT2b,3b).
 II. Đồ dùng
	GV : Bảng lớp viết ND BT2
	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học 
A. Mở đầu
- Nêu gương một số HS viết chữ đẹp, có tư thế ngồi viết đúng, khuyến khích HS viết tốt hơn ở HK II.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: nêu mục đích yêu cầu 
2. HD HS nghe - viết
a. HD HS chuẩn bị
- Đọc đoạn 4 của bài Hai Bà Trưng
- Các chữ Hai và Bà trong Hai Bà Trưng được viết như thế nào ?
- Vì sao phải viết hoa như vậy ?
- Tìm các tên riêng trong bài chính tả ?( Tô Định, Hai Bà Trưng)
b. Đọc bài cho HS viết
c. Chấm, chữa bài
- Chấm, nhận xét bài viết của HS.
3. HD HS làm bài tập chính tả.
* Bài tập 2/7
- Nêu yêu cầu bài tập
- HD HS làm bài
- GV nhận xét, chữa bài
 Lời giải : lành lặn, nao núng, lanh lảnh, đi biền biệt, thấy tiêng tiếc, xanh biêng biếc.
* Bài tập 3/7
- Nêu yêu cầu BT
- HD chơi trò chơi tiếp sức
- Chữa bài chốt lại KQ đúng
- HD HS khá, giỏi làm và chữa B ... định trung điểm của đoạn thẳng.
 II- Đồ dùng
GV : SGK
HS : SGK.
III- Các hoạt động dạy học 
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Nêu quy tắc so sánh số có 4 chữ số?
- Nhận xét, cho điểm.
3. Luyện tập.
 *Bài tập1/101: 
- BT yêu cầu gì?
- Muốn điền dấu đúng ta làm ntn?
- Gọi 2 HS làm trên bảng, mỗi HS làm 1 cột.
- Chữa bài, nhận xét.
 7766 < 7676 1000g = 1kg
 9102 < 9120 950g < 1kg
 5005 > 4905 1km < 1200m
 *Bài tập 2/101:
- Gọi đọc đề bài?
- Muốn xếp được các số theo thứ tự đó ta cần làm gì? 
( So sánh các số có 4 chữ số với nhau rồi xếp.)
- HD HS làm bài, rồi chữa bài
 a) 4082; 4208; 4280; 4808
 b) 4808; 4280; 4208; 4082.
 *Bài tập3/101: 
- BT có mấy yêu cầu? Đó là những yêu
cầu nào?
- Cho HS thi viết nhóm đôi
- Gọi 2 HS thi trên bảng.
 Số bé nhất có 3 chữ số là : 100
 Số lớn nhất có 3 chữ số là : 999
 Số bé nhất có 4 chữ số là : 1000
 Số lớn nhất có 4 chữ số là : 9999
*Bài tập 4/101(K,G làm thêm phần b) :
 - BT yêu cầu gì?
- Nêu cách xác định trung điểm của đoạn thẳng?
- Chữa bài, nhận xét
 Trung điểm của đoạn thẳng AB ứng với số 300. Trung điểm của đoạn thẳng CD ứng với số 200.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nêu cách so sánh số có 4 chữ số?
- Cách XĐ trung điểm của đoạn thẳng.
- VN: Ôn lại bài đã chữa.
- Hát
- 2, 3 HS nêu
- 2 HS nêu yêu cầu
-2 HS nêu cách làm
- Lớp làm vở , 2 HS làm bài trên bảng lớp
- Nhận xét, chữa bài
 - 2HS đọc đề bài
-2 HS nêu cách làm
- HS làm bài vào vở
- 2 HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét bài bạn.
- 2HS nêu yêu cầu
- Lớp làm nháp
- 2 HS lên bảng thi viết
- Nhận xét, cổ vũ cho các bạn
- 1 HS nêu
- 2,3 HS nêu
- Cả lớp làm bài ra nháp rồi nêu KQ bài làm.
- 2 HS nêu
 Tập viết(20)
Ôn chữ hoa N ( tiếp theo )
I. Mục tiêu
 - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa N (1 dòng Ng ), V,T(1dòng)
 - Viết tên riêng Nguyễn Văn Trỗi bằng chữ cỡ nhỏ(1dòng).
 - Viết câu tục ngữ : Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước phải thương nhau cùng bằng chữ cỡ nhỏ(1 lần).
 II. Đồ dùng
 - GV : Mẫu chữ viết hoa N ( Ng ) từ ứng dụng.
 - HS : Vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ.
- GV đọc : Nhà Rồng, Nhớ
- Nhận xét cho điểm
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài
 Nêu MĐ, YC của tiết học. 
2. HD HS viết trên bảng con.
a. Luyện viết chữ hoa.
- Tìm các chữ viết hoa có trong bài ?
- Viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
b. Luyện viết từ ứng dụng ( tên riêng )
- gọi đọc từ ứng dụng
- Nói về anh hùng Nguyễn Văn Trỗi.
- HD HS viết bảng tay
c. Luyện viết câu ứng dụng
- Gọi đọc câu ứng dụng
- Giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ.
- HD HS viết bảng tay
3. HD HS viết vào vở tập viết
- Nêu yêu cầu viết.
- QS động viên những em viết yếu.
4. Chấm, chữa bài.
- Chấm bài
- Nhận xét bài viết của HS.
- Viết bảng con, 2 em lên bảng.
- Nhận xét bài bạn
- 2,3 HS nêu
- Quan sát chữ mẫu, theo dõi GV viết 
- luyện viết chữ N vào bảng tay
- 1 HS đọc
- Tập viết chữ Ng, V, T(Tr )
Nguyễn Văn Trỗi.
- 1 HS đọc
- HS nghe
- Tập viết bảng con : Nhiễu, Nguyễn.
- Viết bài vào vở theo HD
- ( K,G viết thêm ngoài yêu cầu)
- Nghe nhận xét, chữa lỗi.
IV. Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét chung giờ học.
 - Dặn HS tiếp tục rèn chữ viết cho đẹp.
Tự nhiên và xã hội(40).
Thực vật
I-Mục tiêu: 
 - Biết cây đều có thân, lá, rễ, hoa, quả.
 - Nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật trong tự nhiên
 - Quan sát hình vẽ hoặc vậtvà chỉ được thân , rễ ,lá ,hoa ,quả của một số cây 
II- Đồ dùng dạy học
 - GV: Giấy A4, hình trong sách trang 76,77,các cây ở sân trường
 - HS: Bút mầu,hồ dán.
III- Hoạt động dạy và học:
1.Tổ chức.
2.Kiểm tra:
- Kể tên các bài đã học về chủ đề xã hội?
- Nhận xét cho điểm:
3.Bài mới:
 *Hoạt động1: Nêu được những điểm giống và khác nhau của cây cối xung quanh.
Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên.
Bước 1:Tổ chức, hướng dẫn.
 - Chia lớp làm 3 nhóm
 - HD học sinh quan sát
 - Giao việc
 Bước 2: QS theo nhóm ngoài trời.
 Bước 3: Các nhóm báo cáo kết quả
- Nhận xét chốt lại kết quả
*Kết luận: Xung quanh ta có rất nhiều cây cối. chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân , lá, hoa, quả.
 *Hoạt động 2: Nhận biết , gọi tên một số loài cây được giới thiệu trong SGK.
 - QS tranh SGK kể tên các cây có trong sách?
- GV nhận xét, kết luận:
 Hình 1: Cây khế.
 Hình 2: Cây vạn tuế
 Hình 3: Cây kơ- nia.
 Hình 4: Cây lúa ruộng bậc thang.
 Hình 5: Cây hoa hồng
 Hình 6: Cây súng.
- Kể tên những cây khác mà em biết
4.Hoạt động nối tiếp:
- Nêu đặc điểm giống và khác nhau của cây cối?
- Nêu ích lợi của cây cối?
- VN: học bài và có ý thức chăm sóc cây
 - Hát.
- 2,3 HS nêu.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS nhận nhóm; Phân công nhóm trưởng.
- Các nhóm thực hành theo yêu cầu của GV
- 4 nhóm báo cáo kết quả
- Nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát tranh SGK
- 5,6 HS nêu nối tiếp
 - Nhiều HS nêu
- 2 ,3 HS nêu
 Thứ sáu ngày 21 tháng 1 năm 2011 
 Toán(100)
Phép cộng các số trong phạm vi 10 000.
I- Mục tiêu
 - Biết cộng các số trong phạm vi 10 000 ( Bao gồm cách đặt tính và tính đúng)
 - Biết giải các bài toán có lời văn.
 II- Đồ dùng
GV : SGK
HS : SGK
III- Các hoạt động dạy học 
1. Tổ chức:
2. Bài mới:
a) HĐ 1: HD cách thực hiện phép cộng 3526 + 2759.
- Ghi bảng : 3526 + 2759 = ?
- Nêu cách đặt tính?
- Bắt đầu cộng từ đâu?
- Nêu từng bước cộng?
 3526
 ( nêu như SGK) +
 2759
 6285
- Vậy 3526 + 2759 = 6285
b) HĐ 2: Thực hành.
 *Bài tập 1/102: 
- BT yêu cầu gì?
- Gọi 4 HS làm trên bảng
- Nhận xét, chữa bài.
 6829; 9261; 7075;9043
 *Bài tập 2/102: ( K,G làm thêm phần b)
- BT yêu cầu mấy việc?
- Nêu cách đặt tính? Thứ tự thực hiện? Làm bài.
- Chấm bài, nhận xét.
 2634 1825 5716 707
 + + + +
 4848 455 1749 5857
 7482 2280 7465 6564
 *Bài tập 3/102:
- Gọi đọc đề bài ?
- BT cho biết gì? hỏi gì?
- Muốn biết cả hai đội trồng bao nhiêu cây ta làm ntn?
- Gọi 1 HS tóm tắt và giải trên bảng.
Bài giải
Số cây cả hai đội trồng được là:
3680 + 4220 = 7900( cây)
 Đáp số: 7900 cây
 *Bài tập 4/102: 
- BT yêu cầu gì? GV kẻ bảng cho HS Quan sát
- Gọi HS nêu miệng
- Nghe nhận xét chốt lại kết qủa 
 + Trung điểm của cạnh AB là điểm M.
 + Trung điểm của cạnh BC là điểm N.
 + Trung điểm của cạnh CD là điểm P.
 + Trung điểm của cạnh DA là điểm Q.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu cách cộng số có 4 chữ số?
- VN: Ôn lại bài.
- Hát
- Quan sát trên bảng
- 2 HS nêu 
Lớp làm nháp
2 HS nêu cách đặt tính và cách tính
- 1 HS nêu
- HS làm bảng tay
- 4 HS lên bảng làm bài
- Nhận xét, bổ sung
- 2 HS nêu
- Cả lớp làm vở 
- 4 HS chữa bài bảng lớp
- 1 HS đọc
- 2,3 HS trả lời
- Làm vở
- 1 HS làm bài trên bảng
- Nhận xét, chữa bài
- 2 HS nêu
- 4,5 HS nêu KQ
- Nhận xét, bổ sung
- 2 HS nêu
_______________________________________
Chính tả (40): Nghe - viết 
Trên đường mòn Hồ Chí Minh
I. Mục tiêu
 - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng bài tập 2a( K,G làm thêm BT2b)
 II. Đồ dùng 
- GV : Bảng lớp viết ND BT 2
- HS : Vở chính tả.
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ
- GV đọc : sấm, sét, xe sợi, chia sẻ.
- Nhận xét cho điểm
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: nêu MĐ, YC tiết học.
2. HD HS nghe - viết.
a. HD HS chuẩn bị
- Đọc đoạn văn viết chính tả.
- Đoạn văn nói lên điều gì ?( Nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc)
- Cho HS tự tìm và viết từ khó
b. Đọc chính tả cho HS viết bài.
c. Chấm, chữa bài
- Chấm bài
- Nhận xét bài viết của HS.
3. HD HS làm BT chính tả.
 *Bài tập 2(a)/ 19
- Nêu yêu cầu BT
- HD HS làm và chữa bài
sáng suốt, xao xuyến, sóng sánh, xanh xao.
- HD HS khá, giỏi làm BT2b
 *Bài tập 3/20
 Nêu yêu cầu BT
 Cho HS làm và chữa bài
 Nhận xét chốt lại kết quả:
- Ông em đã già nhưng vẫn sáng suốt.
- Lòng em xao xuyến trong giờ phút chia tay các bạn.
- Thùng nước sóng sánh theo từng bước chân của mẹ.
- Bác em bị ốm nên da mặt xanh xao.
- 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con.
- Nhận xét bài bạn
- 1 HS đọc lại, cả lớp theo dõi SGK.
- 2 HS trả lời.
- Đọc thầm lại đoạn văn;Tự viết những tiếng dễ sai chính tả.
- Nghe, viết bài
- 1 HS nêu
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở.
- 4, 5 em đọc kết quả.
- HS làm theo HD
- 2HS nêu yêu cầu
- Làm việc cá nhân
- 4 em lên bảng. Nhận xét bạn
IV. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn bài.
 Tập làm văn(20)
Báo cáo hoạt động.
I. Mục tiêu
 - Bước đầu biết báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua dữa theo bài tập đọc đã học.
 - Biết viết 1 phần báo cáo trên ( Về học tập , hoặc về lao đông theo mẫu .
II. Đồ dùng 
 - GV : Mẫu báo cáo để khoảng trống điền nội dung.
 - HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể lại chuyện :Chàng trai làng Phù ủng.
- Nhận xét chốt lại KQ
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. HD HS làm bài tập
 *Bài tập 1:
- Nêu yêu cầu BT
- Yêu cầu làm việc theo tổ, các thành viên trong tổ trao đổi, lần lượt từng HS đóng vai tổ trưởng báo cáo
- Nhận xét chốt lại bài báo cáo tốt 
 *Bài tập 2:
- Nêu yêu cầu bài tập
- Phát bản phô tô cho từng HS
- Từng HS tưởng tượng mình là tổ trưởng viết báo cáo về các mặt học tập ,lao động
- Gọi một số HS đọc báo cáo
- GV nhận xét và cho điểm
- 2 HS nối tiếp nhau kể chuyện.
- Nhận xét bạn
- 1 HS nêu bài tập
- Cả lớp đọc thầm lại bài Báo cáo kết quả tháng thi đua " Noi gương chú bộ đội"
- HS trao đổi nhóm, báo cáo theo yêu cầu trước lớp
- Lớp nhận xét bạn
- 3 HS nêu
- Làm bài cá nhân theo yêu cầu
- 5,6 HS đọc báo cáo
- Nhận xét, bổ sung.
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học.
	- Dặn HS về nhà học bài.
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu
	- HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình
	- Nhận thấy kết quả của mình trong tháng
	- GDHS có ý thức trong học tập, trong mọi hoạt động
II Nội dung sinh hoạt
1. GV nhận xét ưu điểm :
	- Đi học đều đúng giờ
	- Có ý thức xây dựng đôi bạn cùng tiến 
	- Giữ gìn vệ sinh chung
	- Ngoan lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè
	- Thực hiện tốt nề nếp lớp
	- Trong lớp chú ý nghe giảng: Mạnh , Ngọc , Trang, Huyền
2. GV nhận xét tồn tại:
	- Quên vở:Trang, Anh.
 - Chưa chú ý nghe giảng: Hùng , Tuấn
3. Vui văn nghệ
4. Đề ra phương hướng tuần sau
 - Duy trì nề nếp trường lớp.
 - Khắc phục những tồn tại. Phát huy những ưu điểm đã đạt được.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 19.doc