- Biết tên gọi các tháng trong năm, số ngày trong từng tháng
- Biết xem lịch (tờ lịch tháng, năm )
- HS làm bài tập 1,2 ( GV không nêu tháng 1 là tháng giêng, tháng 12 là tháng chạp)
II-. Đồ dùng dạy học
-Tờ lịch năm 2009, lịch tháng 1, 2, 3 năm 2004.
III-. Các hoạt động dạy học chủ yếu
TUẦN 22 Thứ hai, ngày 6 tháng 2 năm 2012 SINH HOẠT ĐẦU TUẦN .. .. .. .. .. .. .. TOÁN TIẾT 106: LUYỆN TẬP I-. MỤC TIÊU - Biết tên gọi các tháng trong năm, số ngày trong từng tháng - Biết xem lịch (tờ lịch tháng, năm) - HS làm bài tập 1,2 ( GV không nêu tháng 1 là tháng giêng, tháng 12 là tháng chạp) II-. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Tờ lịch năm 2009, lịch tháng 1, 2, 3 năm 2004. III-. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra bài cũ: + GV yêu cầu HS nắm bàn tay lại để đếm số tháng trong năm + Nhận xét 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Theo sách giáo viên. * Luyện tập. Bài tập 1.HSTB + Yêu cầu học sinh quan sát tờ lịch tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm 2004. a) Ngày 3 tháng 2 là ngày thứ mấy? + Ngày 8 tháng 3 là ngày thứ mấy? + Ngày đầu tiên của tháng 3 là thứ mấy? + Ngày cuối cùng của tháng 1 là thứ mấy? b) Thứ Hai đầu tiên của tháng 1 là ngày nào? + Chủ nhật cuối cùng của tháng 3 là ngày nào + Tháng 2 có mấy thứ Bảy? c) Tháng 2 năm 2004 có bao nhiêu ngày? Lưu ý: Giáo viên có thể thay bằng các tờ lịch tháng khác nhưng đảm bảo các câu hỏi yêu cầu học sinh: + Cho ngày trong tháng tìm ra thứ của ngày? + Cho thứ và đặc điểm của ngày trong tháng, tìm ra ngày cụ thể. Bài tập 2. HSTB + Tiến hành như bài 1. Bài tập 3. HSK,G + Yêu cầu học sinh kể với bạn bên cạnh về các tháng có 31; 30 ngày trong năm. Bài tập 4. HSK,G + Yêu cầu học sinh tự khoanh và tự chữa bài. Chữa bài + Ngày 30 tháng 8 là ngày thứ mấy? + Ngày tiếp theo sau ngày 30 tháng 8 là ngày nào, thứ mấy? + Ngày tiếp theo sau ngày 31 tháng 8 là ngày nào, thứ mấy? + Vậy ngày 2 tháng 9 là ngày thứ mấy? + 3 học sinh lên bảng làm bài. + Lớp theo dõi và nhận xét. + Nghe Giáo viên giới thiệu bài. + Học sinh quan sát lịch và trả lời câu hỏi của bài. + Là ngày thứ Ba. + Là ngày thứ Hai. + Là ngày thứ Hai. + Là ngày thứ Bảy. + Là ngày mùng 5. + Là ngày 28. + Tháng 2 có 4 ngày thứ Bảy. Đó là các ngày 7; 14; 21; 28. + Có 29 ngày. + Là ngày Chủ nhật. + Là ngày 31 tháng 8; Thứ Hai. + Là ngày 1 tháng 9; Thứ Ba. + Là ngày thứ Tư. 3. Củng cố & dặn dò: + Tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau. . MỸ THUẬT TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN TIẾT 43: NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ I. MỤC TIÊU : A. Tập đọc. - Đọc rõ ràng, rành mạch. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật - Hiểu ND: ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến , luơn mong muốn đem khao học phục vụ con người ( trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 ) B. Kể chuyện . : Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Tranh ảnh minh họa câu chuyện trong SGK. -Bảng phụ hoặc hoặc băng giấy viết đoạn văn cần luyện. - Một vài đạo cụ để kể chuyện phân vai. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra 2 Học sinh. - Đọc bài “Bàn tay cô giáo” - Giáo viên nhận xét và cho điểm. B. Bài mới. 1- Giới thiêu bài mới. 2-Luyện đọc. a/ Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài. - Đoạn 1: Cần đọc nhấn giọng chậm rãi, khoan thai. - Đọan 2: Giọng bà cụ chậm chạp, mệt mỏi. Giọng Ê-đi-xơn thể hiện sự ngạc nhiên. - Đoạn 3: Giọng vui (Ê-đi-xơn), giọng bà cụ phấn chấn. - Đoạn 4: Giọng người dẫn chuyện thán phục, giọng bà cụ phấn khởi. b/Giáo viên hướng dẫn Học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu. - Luyện đọc từ khó: Ê-đi-xơn, bác học, nổi tiếng, đèn điện, may mắn, miệt mài, móm mém. - Đọc từng đoạn. - Cho Học sinh đọc đoạn. - Giải nghĩa từ ngữ : nhà bác học, cười móm mém. Giáo viên giải nghĩa thêm từ miệt mài. c/ Đọc từng đoạn trong nhóm. - Học sinh chia nhóm 4. d/ Đọc đồng thanh. 3- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài. - Nói những điều em biết về Ê-đi-xơn ? HSK,G Giáo viên chốt lại: Ê-đi-xơn là nhà bác học nổi tiếng người Mĩ, sinh năm 1847, mất năm 1931. Ông đã cống hiến cho loài người hơn 1000 sáng chế. Tuổi thơ của ông rất vất vả. Ông phải đi bán báo kiếm sông và tự học tập. Nhờ tài năng và lao động không mệt mỏi, ông đã trở thành mộ nhà bác học vĩ đại vào bậc nhất thế giới. - Câu chuyện giữa Ê – đi – xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào ? HSTB - Bà cụ mong muốn điều gì ? HSK - Vì sao cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo ? HSTB - Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê- đi – xơn ý nghĩ gì ?HSK - Nhờ đâu mong ước của bà cụ được thực hiện ?HSG Theo em, khoa học mang lại lợi ích gì cho con người ?HSG ND: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê- Đi- Xơn 4-Luyện đọc lại - Giáo viên đọc mẫu đoạn 3. - Hướng dẫn Học sinh đọc đoạn 3. + Giọng Ê-đi-xơn : reo vui khi sáng kiến lóe lên. + Giọng bà cụ: phấn chấn. Giọng người kể khâm phục. + Cần nhấn giọng ở các từ ngữ sau: lóe lên, reo lên, nảy ra, vô cùng ngạc nhiên, bình thường, đầu tiên. - Tổ chức Học sinh thi đọc. - Giáo viên nhận xét. -Từng Học sinh đọc bài & trả lời câu hỏi. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh đọc nối tiếp từng câu. - Học sinh đọc từ ngữ khó. - Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn. - 1 Học sinh đọc phần giải nghĩa từ trong SGK. - Mỗi Học sinh đọc một đoạn nối tiếp, nhóm nhận xét. - Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1. - 3 Học sinh đọc nối tiếp đoạn 2, 3, 4. - Cả lớp đọc thàm đoạn 1 và trả lời câu hỏi. - xảy ra vào lúc Ê- đi – xơn vừa chế ra đèn điện , mọi người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Bà cụ là một trong số những người đó. - Các cá nhân luyện đọc đoạn 3 theo hướng dẫn của Giáo viên. - Bà mong ông Ê- đi – xơn làm được một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại rất êm. - Vì xe ngựa rất xóc. Đi xe ấy cụ sẽ bị ốm. - Chế tạo một chiếc xe chạy bằng dòng điện - Nhờ óc sáng tạo kì diệu , sự quan tâm đến con người và lao động miệt mài của nhà bác học để thực hiện bằng được lời hứa. + Khoa học cải tạo thế giới, cải thiện cuộc sống của con người. +.làm cho con người sống tốt hơn, sung sướng hơn. - 1 nhóm đọc phân vai (người dẫn chuyện, Ê-đi-xơn, bà cụ). - Lớp nhận xét. KỂ CHUYỆN + G.viên nêu nhiệm vụ: Vừa rồi các em đã đọc truyện Nhà bác học và bà cụ theo các vai. Bây giơ, ø các em sẽ không nhìn sách, tập kể lại câu chuyện theo cách phân vai. + Hướng dẫn Học sinh kể chuyện theo vai. * Giáo viên hướng dẫn:Nói lời nhân vật mình nhập vai theo trí nhớ. Kết hợp lời kể với động tác, cử chỉ, điệu bộ. - Giáo viên nhận xét & bình chọn nhóm kể tốt nhất. * Cho Học sinh tập kể theo nhóm. * Cho Học sinh thi kể. + Củng cố – dặn dò. - Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? - GVKL : Ê- đi- xơn là bác học vĩ đại. Sáng chế của ông cũng như của nhiều nhà khoa học góp phần cải tạo thế giới, đem lại nhiều điều tốt đẹp cho con người. -Về nhà các em nhớ lại câu chuyện cho người thân trong gia đình nghe. Thứ ba , ngày 7 tháng 2 năm 2012 CHÍNH TẢ Tiết 43: Ê-ĐI-XƠN I. MỤC TIÊU : - Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuơi .HS mắc không quá 5 lỗi / bài - Làm đúng BT(2) a II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC -Bảng lớp & bảng phụ (hoặc băng giấy). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A- Kiểm tra bài cũ. - Giáo viên đọc cho Học sinh viết các từ ngữ sau: chăm chỉ, trở thành, trước thử thách, nhanh trí, tiến sĩ, hiểu rộng, biển cả. - Giáo viên nhận xét. B-Giới thiệu bài mới. a/ Hướng dẫn Học sinh chuẩn bị. - Giáo viên đọc đoạn chính tả. -Những chữ nào trong bài được viết hoa? - Tên riêng Ê – đi – xơn viết như thế nào? - Luyện viết từ dễ sai: Ê-đi-xơn, vĩ đại, sáng tạo, kì diệu. b/ Giáo viên đocï cho Học sinh viết. - Giáo viên nhắc tư thế ngồi viết. c/ Giáo viên chấm, chữa bài. - Cho Học sinh tự chữa lỗi. - Giáo viên chấm 5 à 7 bài. 3- Hướng dẫn Học sinh làm bài tập. Bài tập 2: Giáo viên chọn câu a * Câu a: - Giáo viên nhắc lại yêu cầu: chọn tr hoặc ch điền vào chỗ trông còn thiếu đó sao cho đúng. Sau đó giải đố. - Cho Học sinh làm bài. - Cho Học sinh thi làm bài trên bảng phụ (hoặc trên bảng băng giấy) đã chuẩn bị trước. - Giáo viên nhận xét & chốt lại - 2 Học sinh viết trên bảng lớp. - Lớp viết vào bảng con. - Học sinh lắng nghe. - 2 Học sinh đọc lại đoạn chính tả. - Những chữ đầu đoạn, đầu câu, tên riêng Ê-đi-xơn. -Viết hoa chữ cái đầu tiên có gạch nối giữa các tiếng. - Học sinh viết vào bảng con. - Học sinh viết vào vở. - Học sinh chữa lỗi bằng viết chì. - 1 Học sinh đọc yêu cầu câu a. - Học sinh làm bài cá nhân. - 2 Học sinh lên bảng thi & đọc kết quả cho lớp nghe - Lớp nhận xét. - 2 Học sinh đọc lại câu đố đã giải. - Học sinh chép lời giải đúng vào VBT. lời giải đúng. Mặt tròn, mặt lại đỏ gay Ai nhìn cũng phải nhíu mày vì sao. Suốt ngày lơ lững trên cao Đem về đi ngủ, chui vào nơi đâu? + Củng cố – dặn dò. - Về nhà các em nhớ tìm những câu đố trong đó có từ chứa tiếng bắt đầu bằng tr / ch. - Về nhà HTL các câu đố đã học. .. TOÁN Tiết 107: HÌNH TRÒN, TÂM, ĐƯỜNG KÍNH, BÁN KÍNH I-. MỤC TIÊU -Có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm bán kính, đường kính của hình tròn -Bước đầu biết dùng com pa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước -HS làm bài tập 1,2,3 II-. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Compa, phấn màu. -Một số đồ vật có dạng hình ... . * Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số. a) Phép nhân: 1034 x 2 = ? + Giáo viên viết lên bảng phép nhân 1034 x 2 + Khi thực hiện phép nhân này, ta phải thực hiện tính bắt đầu từ đâu? b) phép nhân 2125 x 3 + + Hướng dẫn thực hiện như phép nhân 1034 x 2. Lưu ý học sinh phép nhân 2125 x 3 là phép nhân có nhớ từ hàng đơn vị qua hàng chục. * Luyện tập. Bài tập 1.HSTB + Yêu cầu học sinh tự làm bài. + Theo dõi. Bài tập 2.HSTB + Yêu cầu học sinh đặt tính rồi tính như BT1. Bài tập 3.HSK,G + Gọi 1 học sinh đọc đề, nêu yêu cầu của đề và tóm tắt đề toán theo hướng dẫn của giáo viên. Tóm tắt 1 bức tường : 1015 viên gạch. 4 bức tường : ...?... viên gạch. + Chữa bài cho học sinh. Bài tập 4.HSK,G + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? + Viết lên bảng 2000 x 3 = ? và yêu cầu học sinh nhẩm trước lớp. + Yêu cầu học sinh tự làm tiếp bài. + Yêu cầu học sinh nhận xét bài trên bảng của bạn. + Chữa bài. + Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài. + Lớp theo dõi và nhận xét. + Nghe Giáo viên giới thiệu bài. + Học sinh đọc: 1034 x 2 + + 2 học sinh lên bảng đặt tính, lớp đặt tính vào vở nháp, sau đó nhận xét cách đặt tính của 2 bạn trên bảng. + Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đó đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn (tính từ phải sang trái). + Học sinh thực hiện phép nhân + Gọi 4 học sinh lên bảng, mỗi em làm một con tính, lớp làm vào vở bài tập. + Sau khi làm xong mỗi em trình bày miệng bài làm của mình trước lớp như bài mẫu. + Học sinh thực hiên như yêu cầu của bt1. Bài giải. Số viên gạch cần để xây 4 bức tường là: 1015 x 4 = 4060 (viên gạch) Đáp số: 4060 viên gạch. + Tính nhẩm. + Hs tính nhẩm: 2 nghìn nhân 3 nghìn bằng 6 nghìn. + 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập. + Gọi 2 học sinh nhận xét. 3. Củng cố & dặn dò: + Tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau. THỂ DỤC . Thứ sáu, ngày 10 tháng 02 năm 2012 TẬP LÀM VĂN TIẾT 22: NÓI, VIẾT VỀ MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU - Kể được một vài điều về người lao động trí ĩc theo gợi ý trong SGK ( BT1) . - Viết những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( khoảng 7 câu ) (BT2) II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC -Tranh minh họa về một số trí thức -Bảng lớp (hoặc bảng phụ) viết gợi ý về một người lao động trí óc. III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY – HỌC + Kiểm tra bài cũ. - Kiểm tra 2 Học sinh. + Học sinh 1: Kể lại câu chuyện: Nâng niu từng hạt giống. H: Viện nghiên cứu nhận được quà gì? + Học sinh 2: Kể lại câu chuyện & trả lời câu hỏi. H: Vì sao ông Lương Đình Của không đem gieo ngay cả 10 hạt giống? - Giáo viên nhận xét + Bài mới. - Giáo viên giới thiệu bài. + Hướng dẫn Học sinh làm bài tập. a/ Bài tập 1:HSTB - Giáo viên nhắc lại yêu cầu của bài tập. - Cho Học sinh kể tên một số nghề lao động trí óc mà các em đã biết. + Giáo viên : Các em có thể kể về một người thân trong gia đình làm nghê lao động trí óc hoặc một người hàng xóm, hoặc một người em biết qua đọc truyện, sách, báo. (Nếu Học sinh còn lúng túng, Giáo viên cho các em dựa vào câu hỏi gợi ý để kể). - Cho Học sinh thi kể. - Giáo viên nhận xét và khẳng định những em đã kể đúng. b/ Bài tập 2:HSK,G - Giáo viên nhắc lại yêu cầu: dựa vào bài tập 1 đã kể về một người lao động trí óc, các em hãy viết lại những điêù vừa kể thành một đoạn văn (từ 7 à 10 câu). - Cho Học sinh viết bài. - Cho Học sinh trình bày. - Giáo viên nhận xét. - 1 Học sinh kể chuyện & trả lời câu hỏi. - Nhận được 10 hạt giống quý, do1 người bạn nước ngoài tặng. - Vì lúc ấy trời rất rét, nếu đem giao những hạt giống nảy mầm sẽ bị chết . - Học sinh lắng nghe. - Học sinh đọc yêu cầu & gợi ý. - Bác sĩ , G.viên, kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư, nhà nghiên cứu. - Học sinh tập kể về một người mà em biết .... Có thể kể theo cặp. - 4 Học sinh thi kể trước lớp . - Lớp nhận xét. - 1 Học sinh đọc yêu cầu. - Học sinh viết vào VBT. - 5 Học sinh trình bày trước lớp bài vào VBT. - Lớp nhận xét. + Củng cố – dặn dò. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Biểu dương những Học sinh học tốt. - Nhắc những Học sinh viết bài chưa xong về nhà viết tiếp. .. TOÁN TIẾT 110 : LUYỆN TẬP I-. MỤC TIÊU - Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ một lần) - HS làm bài tập 1,2 ( cột 1,2,3 ) ,3,4 (cột 1,2) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Bảng phụ viết nội dung bài tập 2, 4. III-. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra bài cũ: + Giáo viên yêu cầu cả lớp làm bảng con: Đặt tính rồi tính: 1245 x 3 2718 x 2 + Nhận xét 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Theo sách giáo viên. * Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1.HSTB + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? + Hướng dẫn: Các em hãy chuyển mỗi tổng trong bài thành phép nhân, sau đó thực hiện phép nhân để tìm kết quả và ghi vào vở. + Vì sao em viết tổng 4129 + 4129 thành phép nhân 4129 x 2 ? + giáo viên hỏi tương tự với các trường hợp còn lại? Bài tập 2. HSTB + Bài tập yêu cầu chuáng ta làm gì? Bài tập 3.HSK,G + Gọi 1 học sinh đọc đề toán. + Tất cả có mấy thùng dầu? Mỗi thùng chứa bao nhiêu lít dầu? + Đã lấy ra bao nhiêu lít dầu? + Bài toán yêu cầu tính gì? + Yêu cầu học sinh làm bài. Tóm tắt. Có : 2 Thùng. Mỗi thùng có : 1025 lít dầu. Đã lấy : 1350 lít dầu. Còn lại : ? lít dầu. Bài tập 4. HSK,G + Giáo viên treo bảng phụ có viết sẵn bảng số như SGK. + Yêu cầu học sinh tiếp tục làm bài. + Giáo viên chấm và chữa bài cho học sinh. + Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài. + Lớp theo dõi và nhận xét. + Nghe Giáo viên giới thiệu bài. + Viết các tổng thành phép nhân rồi ghi kết quả. + Nghe giáo viên hướng dẫn, sau đó làm bài. + 3 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập. a) 4129 + 4129 = 4129 x 2 = 8258 b) 1052 + 1052 + 1052 = 1052 x 3 = 3156 c) 2007 + 2007 + 2007 + 2007 = 2007 x 4 = 8028 + Vì tổng 4129 + 4129 có hai số hạng bằng nhau và bằng 4129. + bài tập yêu cầu chúng ta điền số thích hợp vào các ô trống trong bảng. + Học sinh đọc đề bài 3 SGK / 114. + Có 2 thùng dầu, mỗi thùng chứa 1025 lít dầu. + Đã lấy ra 1350 lít dầu. + Tính số lít dầu còn lại. + 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. Bài giải Số lít dầu có cả trong hai thùng là: 1025 x 2 = 2050 (lít dầu) Số lít dầu còn lại là : 2050 – 1350 = 700 (lít dầu) Đáp số : 700 lít dầu + Học sinh đọc bảng số. + 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. + 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi vở cho nhau để kiểm tra bài lẫn nhau. 3. Củng cố & dặn dò: + Tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau. .. ANH VĂN . TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI TIẾT 44: RỄ CÂY (TT) I. MỤC TIÊU -Nêu được chức năng của rễ đối với đời sống của thực vật và ích lợi của rễ đối với đời sống con người. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Các hình SGK/84;85. -Học sinh và giáo viên sưu tầm (nếu có) liên quan về rễ cây. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động (ổn định tổ chức). 2. Kiểm tra bài cũ: Rễ cây. -Nêu đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm (bạn cần biết SGK/83). -Nêu đặc điểm của rễ phụ và rễ củ? -Nêu ví dụ, dẫn chứng tên các loại cây? -Nhận xét. 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm - Bước 1. Làm việc theo nhóm. + Nói lại việc bạn đã làm theo yêu cầu trong SGK/82. + Giái thích tại sao nếu không có rễ, cây không sống được? + Theo bạn, rễ có chức năng gì? - Bước 2. Làm việc cả lớp. + GV kết luận: Rễ cây đâm sâu xuống đất để hút nước và muối khoáng đồng thời còn bám chặt vào đất giúp cho cây không bị đổ. * Hoạt động 2: Làm việc theo cặp. - Bước 1. Làm việc theo cặp. +Yêu cầu 2 học sinh quay mặt vào nhau và chỉ đâu là rễ của những cây có trong các hình 2;3;4;5 SGK/85. + Những rễ đó được sử dụng làm gì? - Bước 2. Hoạt động cả lớp. + Giáo viên kết luận: Một số cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường Làm việc theo nhóm SGK/84;85. + Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý của giáo viên. “ Cắt 1 cây rau sát gốc rồi trồng lại vào chậu. Sau 1 ngày, bạn thấy cây rau như thế nào? Tại sao?” học sinh phát biểu theo nhóm. + hút nước và muối khoáng có trong đất để nuôi cây. + Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp. + Mỗi nhóm chỉ cần trả lời 1 câu hỏi. + Các nhóm khác bổ sung. + Vài học sinh nhắc lại mục “bạn cần biết” SGK/84. + Nhân sâm, tam thất, củ cải đường là rễ phình to thành củ. + Làm thuốc. + Học sinh thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau về việc con người sử dụng một số loại rễ cây để làm gì? 4. Củng cố & dặn dò: + Chốt nội dung yêu cầu bài học: Chức năng và ích lợi của rễ cây. Vài học sinh nhắc lại mục “bạn cần biết” SGK/84. Giáo viên liên hệ giáo dục học sinh. + Nhận xét , tuyên dương tiết học .Dặn dò ghi nhớ bài học. + Chuẩn bị bài: Lá cây. . SINH HOẠT LỚP I-Kiểm công việc tuần qua: 1- Nền nếp trật tự vệ sinh : 2- Thể dục : 3- Đồng phục : 4- Học tập : II- Tuyên dương- phê bình : Tuyên dương : Phê bình: III Công tác tới : Duyệt BGH
Tài liệu đính kèm: