Giáo án tổng hợp Tuần học số 25 - Lớp 3 năm 2012

Giáo án tổng hợp Tuần học số 25 - Lớp 3 năm 2012

MỤC TIÊU:

- Biết thêm về hoạ tiết trang trí.

- Biết cách vẽ hoạ tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.

- Vẽ được hoạ tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.

HS khá giỏi vẽ được hoạ tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Một số tranh mẫu có cách trang trí khác nhau. Sưu tầm một số tranh vẽ của thiếu nhi .

- Học sinh:. Vở tập vẽ, màu vẽ .

III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 24 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 499Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Tuần học số 25 - Lớp 3 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Thứ ba, ngày 28 tháng 2 năm 2012
Mĩ thuật
Tiết 25 : VẼ TRANG TRÍ: 
VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH CHỮ NHẬT.
I. MỤC TIÊU:
- Biết thêm về hoạ tiết trang trí.
- Biết cách vẽ hoạ tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.
- Vẽ được hoạ tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.
HS khá giỏi vẽ được hoạ tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Một số tranh mẫu có cách trang trí khác nhau. Sưu tầm một số tranh vẽ của thiếu nhi ...
- Học sinh:. Vở tập vẽ, màu vẽ ...
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Khởi động
2. Bài cũ: 
- Kiểm tra đồ dùng học tập
 3. Bài mới: Vẽ trang trí : Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.
*Giới thiệu bài: 
GV giới thiệu một số tranh ảnh cho HS xem và kết luận: Các đồ vật có dạng hình chữ nhật có được trang trí đựơc dùng trong sinh hoạt hằng ngày: thảm, khăn trải bàn, khay
+Trang trí hình chữ nhật có những điểm trang trí giống hình vuông, hình tròn.
+Hoạ tiết trang trí thường là hoa, lá, các con vật cách điệu
-GV ghi tựa bài lên bảng: 
Hoạt động 1: Quan sát , nhận xét.
Mục tiêu: HS tập quan sát, nhận xét về đặc điểm của các hình chữ nhật để biết cách trang trí.
Cách tiến hành: (tranh vẽ mẫu ).
-GV yêu cầu HS quan sát hình chữ nhật đã trang trí (có trong vở tập vẽ ) để HS nhận xét:
+Hoạ tiết chính, to đặt ở giữa.
+Hoạ tiết phụ ở xung quanh và các góc.
+Hoạ tiết và màu sắc sắp xếp cân đối theo trục. (dọc, nagng hoặc chéo ).
-GV gợi ý để vẽ: Các hoạ tiết giống nhau phải vẽ bằng nhau.
Hoạt động 2: Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.
Mục tiêu: Biết cách vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.
 Cách tiến hành: (tranh mẫu ).
-GV yêu cầu HS quan sát hình mẫu trong vở tập vẽ, đặt câu hỏi để HS nhận thấy:
+Hoạ tiết chính ở hình chữ nhật là hình gì?
+Bông hoa có bao nhiêu cánh? Hình của bông hoa như thế nào?
+Hoạ tiết trang trí ở các góc có dạng hình gì? 
-Khi HS trả lời, GV có thể vẽ trên bảng sau đó nhấn mạnh:
+Cần vẽ tiếp các hoạ tiết cho phù hợp.
+Hoạ tiết giống nhau cần vẽ bằng nhau.
+Vẽ màu theo ý thích :
. Hoạ tiết giống nhau cần vẽ cùng màu.
. Hoạ tiết chính có thể vẽ lớp cánh trứơc một màu, lớp cánh sau là màu khác . 
 . Nếu hoạ tiết là màu sáng thì nền là màu đậm cà ngược lại. 
. Có thể chuyển màu của hoạ tiết chính ra hoạ tiết góc và ngược lại. 
 Hoạt động 3 : Thực hành:
Mục tiêu: Vẽ được hoạ tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.
Cách tiến hành: (vở tập vẽ, màu )
-GV yêu cầu HS tự vẽ vào vở tập vẽ.
-Trong khi HS làm bài GV đến từng bàn quan sát , hướng dẫn thêm cho HS còn lúng túng để các em hoàn thành bài vẽ.
Hoạt động 4: Nhận xét – đánh giá
Mục tiêu: Biết đánh giá , nhận xét về bài vẽ của các bạn.
 Cách tiến hành: 
-GV chọn một số bài vẽ đẹp và nhận xét.
- GV nhận xét tiết học của lớp. Động viên , khen ngợi HS tích cực học tập.
4. Củng cố – dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị giấy A4.
* Dặn dò: Ôn tập vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.
3C: 28.2.2012
3D: 1.3.2012
BUỔI CHIỀU
Mĩ thuật
TUẦN 25
Thứ ba, ngày 28 tháng 2 năm 2012
Mĩ thuật
Tiết 25 : ÔN TẬP VẼ TIẾP HOẠ TIẾT
VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH CHỮ NHẬT.
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố cách vẽ họa tiết vào hình chữ nhật.
- Vẽ được hoạ tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Một số tranh mẫu có cách trang trí khác nhau. Sưu tầm một số tranh vẽ của thiếu nhi ...
- Học sinh:. Giấy A4, màu vẽ ...
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.KHỞI ĐỘNG
2. BÀI CŨ: 
- Kiểm tra đồ dùng học tập
 3. BÀI MỚI: Ôn tập Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.
Hoạt động 1 : Thực hành:
-GV yêu cầu HS tự vẽ vào giấy A4.
-Trong khi HS làm bài GV đến từng bàn quan sát , hướng dẫn thêm cho HS còn lúng túng để các em hoàn thành bài vẽ.
- Nhắc nhở học sinh:
+Cần vẽ tiếp các hoạ tiết cho phù hợp.
+Hoạ tiết giống nhau cần vẽ bằng nhau.
+Vẽ màu theo ý thích 
Hoạt động 4: Nhận xét – đánh giá
- Trình bày sản phẩm
- GV chọn một số bài vẽ đẹp và nhận xét tuyện dương.
- GV nhận xét tiết học của lớp. Động viên , khen ngợi HS tích cực học tập.
4. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 
-Chuẩn bị giấy màu.
-Hoàn thành bài vẽ.
* Dặn dò: Nặn hoặc vẽ màu vào hình chữ nhật. - Quan sát các con vật quen thuộc.
TUẦN 25
Thứ ba, ngày 28 tháng 2 năm 2012
Thể dục
Tiết 49 : ÔN NHẢY DÂY. 
TRÒ CHƠI “ NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH”
I/ MỤC TIÊU
- Biết cách nhảy dây kiểu chụm hai chân và thực hiện đúng cách so dây, chao dây, quay dây, động tác nhảy dây nhẹ nhàng, nhịp điệu.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
II/ ĐỊA ĐIỂM , PHƯƠNG TIỆN
 _ Địa điểm : Trên sân trường
 _ Phương tiện : Còi , kẻ sân
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1/-Phần mở đầu :
-GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
-Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập.
-Tập bài thể dục phát tiển chung.
*Trò chơi “Chim bay cò bay”
2/-Phần cơ bản :
-Nhảy dây kiểu chụm hai chân :
+Các tổ tập theo khu vực đã quy định, từng đôi thay nhau, người nhảy, người đếm số lần.
+GV đi đến các tổ và nhắc giữ trật tự kỹ luật.
+Các tổ thi đua với nhau, HS đồng loạt nhảy, tính trong 1 lượt, tổ nào có người nhảy được lâu nhất, tổ đó thắng và cả lớp biểu dương.
*Từng tổ cử 5 bạn nhảy được nhiều lần nhất lên thi đồng loạt.
-Chơi trò chơi “Ném bóng trúng đích”
+Cho HS đứng hình vòng cung và ném vào 
+Giáo viên theo dõi và nhắc nhở.
3/-Phần kết thúc :
-Đứng thành vòng tròn thả lỏng, hít thở sâu.
-GV cùng Hs hệ thống bài.
-GV nhận xét giờ học.
-Giao bài tập về nhà : Nhảy dây kiểu chụm hai chân.
Thứ năm, ngày 1 tháng 3 năm 2012
Thể dục
Tiết 50 : ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG.
ÔN NHẢY DÂY. 
TRÒ CHƠI “ NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH”
I/ MỤC TIÊU
- Biết cách nhảy dây kiểu chụm hai chân và thực hiện đúng cách so dây, chao dây, quay dây, động tác nhảy dây nhẹ nhàng, nhịp điệu.
- Biết cách thực hiện bài thể dục phát triển chung với hoa và cờ.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
II/ ĐỊA ĐIỂM , PHƯƠNG TIỆN
 _ Địa điểm : Trên sân trường
 _ Phương tiện : Còi , kẻ sân
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1/-Phần mở đầu :
-GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
-Đi theo vòng tròn và hít thở sâu giơ tay từ thấp lên cao ngang vai rồi dang ngang (hít vào bằng mũi), đưa tay ngược chiều trở lại (thở ra bằng miệng). Sau đó đứng lại quay mặt vào tâm vòng tròn, cho Học sinh đứng cách nhau một cánh tay.
-Trò chơi “Tìm những quả ăn được”
+GV lần lượt chỉ vào từng em, em đó phải nói ngay tên một thứ quả ăn được, nếu không nói đúng hoặc nói tên thứ quả đã có bạn kể rồi, hay loại quả đó không ăn được, thì đều coi như phạm qui và sẽ phải chạy quanh lợp một vòng.
+Chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
2/-Phần cơ bản :
-Ôn bài thể dục phát triển chung với cờ.
+Cho lớp dàn hàng triển khai đội hình đồng diễn thể dục. Cho HS cầm cờ để thực hiện.
+GV thực hiện trước với động tác với cờ để HS nắm và tập thử ; Rồi tập chính thức.
+GV cho tập cả 8 động tác : Lần 1 GV hô, lần 2 cán sự hô nhịp. GV đi giúp đỡ, sửa sai cho HS.
-Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân :
+Các tổ tập luyện theo khu vực đã qui định.
+GV đến từng tổ nhắc nhở HS và bao quát lớp.
-Ôn trò chơi “Ném bóng trúng đích”.
+GV tổ chức và làm trọng tài cho các em chơi, đảm bảo trật tự.
+Lần lượt từng tổ thi đua ném trúng vào ba vòng tròn đồng tâm.
3/-Phần kết thúc :
-Đứng thành vòng tròn, vổ tay, hát.
-Đứng tại chổ hít thở sâu (Dang tay : hít vào, buông tay : Thở ra)
-GV cùng HS hệ thống bài.
-GV nhận xét, giao bài tập về nhà. 
TUẦN 25
Thứ tư, ngày 29 tháng 2 năm 2012
Đạo đức
Tiết: 25 THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HKII
I/ MỤC TIÊU :
Ø Thiếu nhi thế giới là anh em một nhà, không phân biệt dân tộc màu da, Biết đoàn kết quan tâm giúp đó bạn bè quốc tế
Ø Biết chia sẻ nỗi buồn, lịch sự, nghiêm túc, tôn trọng không khí tang lễ, nói năng nhỏ nhẹ, không cười đùa la hét trong đám tang.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø Bảng phụ ghi sẵn nội dung BT1 (2 lần)
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Tôn trọng đám tang
Gọi vài HS trả lời câu hỏi:
- Thế nào là tôn trọng đám tang?
- Tôn trọng đám tang là thể hiện điều gì?
- Nhận xét đánh giá
3. Bài mới: Thực hành kĩ năng giữa HKII 
ó Hoạt động 1: Những việc cần làm.
Mục tiêu: HS biết giúp đỡ bạn bè quốc tế.
- GV đính bảng phụ đã ghi sẵn nội dung BT
	Điền chữ Đ vào □ trước hành động em cho là đúng, chữ S vào □ trước hành động em cho là sai.
□ Tò mò đi theo, trêu chọc bạn nhỏ người nước ngoài.
□ Ủng hộ quần áo, sách vở, giúp đỡ các bạn nghèo Cu Ba
□ Không tiếp xúc với bạn nhỏ nước ngoài.
□ Giới thiệu về đất nước với bạn nhỏ nước ngoài đến thăm Việt Nam.
□ Các bạn nhỏ nước ngoài ở rất xa, không thể ủng hộ các bạn.
□ Giúp đỡ các bạn nhỏ nước ngoài đến Việt Nam, giúp chỉ đường nói chuyện.
- Gọi CN đọc bài tập
- HS thảo luận nhóm đôi
- Tổ chức 2 đội, mỗi đội 6 em lên tham gia trò chơi tiếp sức
- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, tuyên dương
- GV kết luận: Chúng ta cần phải quan tâm giúp đỡ các bạn nước ngoài. Như thế mới thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị giữa thiếu nhi các nước trên thế giới.
ó Hoạt động 2: Xử lí tình huống.
Mục tiêu: HS biết chia sẻ nỗi buồn, lịch sự nghiêm túc tôn trọng không khí tang lễ.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, giải quyết các tình huống sau.
a. Nhà hàng xóm em có tang. Bạn Minh sang chơi mà nhà em vặn to đài nghe nhạc. Em sẽ làm gì khi đó?
b. Em thấy bạn An đeo băng tang, em sẽ nói gì với bạn?
c. Em trông thấy mấy bạn nhỏ la hét cười đùa chạy theo sau đám tang. Em sẽ làm gì khi đó?
- Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: Cần tôn trọng đám tang, không nên làm gì khiến người khác thêm đau buồn. Tôn trọng đám tang là nếp sống mới, hiện đại có văn hóa.
	4. Củng cố- Dặn dò.
Hỏi: Thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, ngôn ngữ, điều kiện sống, nhưng có điểm chung là gì?
- Tôn trọng đám tang là thể hiện điều gì?
- Về ôn lại bài
CB: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
Thứ sáu, ngày 2 tháng 3 năm 2012
TỰ HỌC
Tiết 25: ÔN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
- Biết được tên các bộ phận của lá cây, hoa, quả
- Biết được chức năng và lợi ích của thân cây, rễ cây, lá cây, hoa, quả
II/ CHUẨN BỊ
- Nội dung câu hỏi
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định
2. KTBC
- Cho học sinh hát bài hát về cây cối
3. Bài mới
Hoạt động 1: Chuyền hộp thư trả lời câu hỏi
- Giáo viên cho học sinh chuyền hộp thư bằng cách hát bài ... được những điểm giống và khác nhau của một số con vật. 
II/ CHUẨN BỊ: 
 -Giáo viên :Tranh ảnh về động vật trang 94,95 SGK, tranh ảnh do HS sưu tầm giấy, bút vẽ, hồ dán cho mỗi nhóm.
-Học sinh : Vở bài tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.KHỞI ĐỘNG
2. BÀI CŨ: Quả
w Nêu các bộ phận của quả?
w Nêu lợi ích của quả, chức năng của hạt đối với đời sống con người?
- HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương.	
Hát một liên khúc các bài hát có tên các con vật.
3. BÀI MỚI: Động vật
Hoạt động 1: Quan sát cơ thể động vật
Mục tiêu: Xác định được ba bộ phận chính của cơ thể động vật.
Cách tiến hành: ( tranh )
*Làm việc nhóm:
-GV yêu cầu HS chia thành các nhóm.
-Yêu cầu các HS đưa ra tranh ảnh về động vật sưu tầm được, quan sát đó là con vật gì, có đặc điểm gì về hình dạng, kích thước 
+Sau đó yêu cầu các nhóm HS ghi lại kết quả quan sát được vào bảng:
*Tổ chức làm việc cả lớp.
-GV yêu cầu các nhóm dán các bảng ghi kết quả quan sát trên bảng.
-Yêu cầu các nhóm đọc nhanh kết quả và nhận xét bài làm của các nhóm.
+Kết luận: Động vật sống ở khắp mọi nơi (trên cạn, dưới nước, trên sa mạc ) chúng di chuyển bằng chân, nhảy, hoặc bay bằng cánh, bơi nhờ vây.
* Hoạt động 2: Các bộ phận chính bên ngoài cơ thể động vật.
Mục tiêu: Nắm được các bộ phận chính bên ngoài của cơ thể động vật.
Cách tiến hành: ( tranh, cây )
*Làm việc nhóm:
-Yêu cầu HS ngồi theo nhóm: một nửa số nhóm quan sát tranh 1,2,4,8,10. Một nửa còn lại quan sát tranh 3,5,6,7,9. và trả lời câu hỏi:
+Kể tên các bộ phận giống nhau trên cơ thể các con vật trong tranh.
*Làm việc cả lớp:
-Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
-Nêu kết luận: Cơ thể động vật thường có ba bộ phận: đầu, mình và cơ quan di chuyển. Chân, cánh, vây, đuôi gọi là cơ quan di chuyển.
* Hoạt động 3: Trò chơi: Thử tài hoạ sĩ
-Mục tiêu:Hình dung các con vật để vẽ nhanh.
-Cách tiến hành: ( tranh, cây )
*Làm việc nhóm:
-Yêu cầu các nhóm HS nhận giấy, bút màu.
-Yêu cầu các nhóm trong thời gian 5 phút vẽ được con vật bất kì (hoặc con vật em thích).
*Làm việc cả lớp:
-Yêu cầu các nhóm dán kết quả lên bảng.
-Yêu cầu các nhóm lần lượt giới thiệu con vật được vẽ là gì? Hãy chỉ ra và gọi tên các bộ phận chính.
+Yêu cầu HS nêu lại ba bộ phận chính của cơ thể động vật.
+Nhận xét, khen ngợi các nhóm vẽ đẹp, chỉ đúng các bộ phận của con vật.
4. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
-Tổ chức cho HS chơi trò chơi : Đố bạn con gì?
-Hướng dẫn HS tham gia chơi trò chơi.
-Gọi 10 HS lên chơi.
-GV nhận xét, khen gợi những HS am hiểu về những tiếng con vật.
* Nhận xét tiết học.
* Chuẩn bị: Bài 50 và sưu tầm các tranh về côn trùng.
Thứ hai, ngày 5 tháng 3 năm 2012
Tự nhiên và xã hội
Tiết 50 : CÔN TRÙNG
I/- Mục tiêu : HS biết :
- Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số côn trùng đối với con người.
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số côn trùng.
- HS khá giỏi biết côn trùng là những động vật không xương sống, chân có đốt, phần lớn đều có cánh.
*Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm bảo trách nhiệm thực hiện các hoạt động( thực hành)giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở; tiêu diệt các loại côn trùng có hại.
II/- Đồ dùng dạy học:
- 4 bảng phụ, băng keo, một số loại côn trùng sưu tầm được. 
III/- Các hoạt động dạy học
1/- Kiểm tra bài cũ: động vật
-Động vật gồm có mấy phần ?Kể tên các phần đó?
-Kể tên 3 động vật nhỏ, kể tên 3 động vật lớn?
- Nhận xét
2/- Bài mới : Côn trùng
ó Hoạt động 1: Các bộ phận bên ngoài của cơ thể côn trùng.
- Học sinh thảo luận cặp, quan sát và trả lời.
+ Nói tên và chỉ ra các bộ phận đầu, ngực, bụng, chân, cánh của các con côn trùng.
+ Côn trùng có bao nhiêu chân? Chân côn trùng có gì đặc biệt không?
+ Trên đầu côn trùng thường có gì?
- GV nêu: Trên đầu côn trùng thường có râu để côn trùng xác định phương hướng đánh hơi mồi ăn.
+ Cơ thể côn trùng có xương sống không?
- GV kết luận: Côn trùng là những động vật không xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành nhiều đốt. Phần lớn các loài côn trùng đều có cánh.
ó Hoạt động 2: Sự phong phú, đa dạng về đặc điểm bên ngoài của côn trùng.
- Các nhóm thảo luận, quan sát hình, côn trùng thật.
+ Nêu màu sắc của các con côn trùng?
+ Chân của các con côn trùng khác nhau thì có gì khác nhau?
+ Cánh của các con côn trùng khác nhau như thế nào?
- Giáo viên kết luận: Côn trùng (sâu bọ) là những động vật không có xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành các đốt. Phần lớn các loài côn trùng đều có cánh.
ó Hoạt động 3: Ích lợi và tác hại của côn trùng.
- Học sinh phát biểu ý kiến.
- Giáo viên kết luận: 
+ Côn trùng (tằm, ong) có lợi cho con người và cây cối ( ong cho mật và đẻ trứng, ấu trùng ong ăn trứng và sâu bọ).
+ Một số loài côn trùng có hại ( bướm đẻ trứng sâu, châu chấu ăn hại lá cây, muỗi đốt hút máu và truyền bệnh cho người và động vật).
+ Một số loại côn trùng không ảnh hưởng gì đến đời sống của con người ( đom đóm).
	4. Cuûng coá- Daën doø.
- Nêu lợi ích và tác hại của côn trùng?
- Vài học sinh đọc lại mục “bạn cần biết” SGK. Liên hệ thực tế giáo dục học sinh.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS có ý thức học bài, phát biểu xây dựng bài
- Chuẩn bị: Tôm, cua : tìm hiểu bộ phận bên ngoải và ích lợi của tôm, cua. 
TUẦN 25
Thứ năm, ngày 1 tháng 3 năm 2012
Âm nhạc
Tiết 25 HỌC HÁT: BÀI CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ
	 Nhạc và lời: Tân Huyền
I/ MỤC TIÊU :
	Ø Biết hát theo giai điệu và lời ca.
	Ø Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
	Ø HS khá, giỏi: Biết gõ đệm theo tiết tấu lời ca, theo nhịp.
II/ CHUẨN BỊ: 
	Ø Nhạc cụ gõ đệm. 
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Gọi 2,3 HS hát lại bài hát 2 bài hát đã ôn tập. 
3. Bài mới: Chị Ong Nâu và em bé
- GV ghi tựa bài lên bảng. Hai HS nhắc lại tựa bài.
ó Hoạt động 1: Học hát: Chị Ong Nâu và em bé.
- Cho học sinh nghe băng nhạc bài hát.
- Lớp lắng nghe bài hát qua băng một lượt .
- Cho học sinh đọc đồng thanh lời bài hát .
- Dưới sự hướng dẫn của giáo viên lần lượt tập từng câu của bài hát .
- Hướng dẫn tập theo nhóm sau đó hát lại cả lớp vài lần .
- Cả lớp cùng hát lại bài hát .
- Từng bàn hoặc từng nhóm luyện tập .
- Tập hát theo hình thức đơn ca và tốp ca .
- Lắng nghe sửa những chỗ học sinh hát sai .
ó Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm .
- Hướng dẫn học sinh vừa hát vừa gõ theo tiết tấu lời ca .
- Cả lớp vừa hát vừa gõ gõ đệm theo tiết tấu lời ca .
- Chia lớp thành hai đội một đội hát một đội gõ đệm theo nhịp 2 .
- Chia thành hai dãy , dãy A hát dãy B gõ đệm theo nhịp 2 sau đó ngược lại .
4. Củng cố- Dặn dò.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Chuẩn bị: Ôn tập bài hát: Chị Ong Nâu và em bé. Nghe nhạc.
TUẦN 25
Thứ hai, ngày 5 tháng 3 năm 2012
Sinh hoạt ngoại khóa
Tiết 50 	 TÌM HIỂU LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3
I/ MỤC TIÊU :
	Ø HS biết lịch sử ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3.
	Ø HS yêu quý và kính trọng, biết ơn mẹ và cô giáo – những người luôn chăm sóc, yêu thương, dạy dỗ mình nên người.	
II/ CHUẨN BỊ: 
	Ø Tư liệu về ngày QTPN 8/3.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. Ổn định.
2. Bài Mới.
ó Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3. 
Giáo viên đọc các tư liệu lịch sử về ngày 8 tháng 3 cho học sinh hiểu:
- Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 bắt đầu từ phong trào đấu tranh đòi quyền sống của nữ công nhân Mỹ. 
	Cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản phát triển tột bậc, nhất là ở nước Mỹ. Nền kỹ nghệ phát triển, thu hút nhiều phụ nữ và trẻ em vào làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp. Bọn chủ tư bản lợi dụng sức lực của phụ nữ, trẻ em, trả lương rẻ mạt làm cho đời sống của phụ nữ và trẻ em cực khổ, điêu đứng. Căm phẫn trước sự áp bức tàn bạo đó, ngày 8/3/1899, tại hai thành phố Chicago và New-York (của nước Mỹ) đã nổ ra cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nữ công nhân ngành dệt may, đòi tăng lương, giảm giờ làm. Mặc dù bị thẳng tay đàn áp, bắt bớ, đuổi ra khỏi nhà máy nhưng chị em vẫn đoàn kết, bền bỉ đấu tranh, buộc bọn chủ tư sản phải nhượng bộ. Thắng lợi đó đã cổ vũ tinh thần đấu tranh của phụ nữ lao động Mỹ. Ðến tháng 2 năm 1909 lần đầu tiên phụ nữ khắp nơi trên nước Mỹ đã tổ chức "Ngày phụ nữ " mít tinh, biểu tình rầm rộ đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ. Tại New-York đã có 3000 chị dự cuộc họp phản đối chính phủ công nhận quyền bầu cử của phụ nữ.
	Trước sự lớn mạnh về số lượng và chất lượng của phong trào phụ nữ trên thế giới. Ngày 26 và 27 tháng 8 năm 1910, đại hội lần thứ 2 của những người phụ nữ thế giới đã được triệu tập ở Cô-pen-ha-gơ (thủ đô Ðan Mạch), về dự có 100 nữ đại biểu của 17 nước, đã quyết định lấy ngày 8/3 làm ngày quốc tế phụ nữ với mục đích đấu tranh đòi các quyền lợi của phụ nữ và trẻ em. 
- Ngày làm việc 8 giờ. Công việc ngang nhau, tiền lương ngang nhau. Bảo vệ bà mẹ và trẻ em. 
	Từ đó đến nay, ngày 8/3 trở thành ngày hội của phụ nữ thế giới, đoàn kết đấu tranh để tự giải phóng, thực hiện quyền nam nữ bình đẳng và cũng từ đó, phụ nữ tiến bộ khắp năm Châu tổ chức ngày 8/3 với những nội dung và hình thức phong phú.
Nội dung ngày quốc tế phụ nữ 8/3 không chỉ dừng lại ở quyền bình đẳng mà được mở rộng thêm khái niệm mới "phát triển", "Giới". Vấn đề phụ nữ đã được đông đảo các quốc gia trên thế giới nhìn nhận và đánh giá một các đầy đủ trên những khía cạnh khác nhau thông qua một loạt các hội nghị thế giới. Từ thập niên 70 đến nay, đã có 4 hội nghị thế giới về phụ nữ:
	Hội nghị lần thứ nhất tổ chức tại Mêhicô năm 1975, mở đầu thập kỷ phụ nữ.
	Hội nghị lần thứ hai tổ chức tại Côpenhagơ (Ðan Mạch) năm 1980.
	Hội nghị lần thứ ba tổ chức tại Nairôbi (Kenya) năm 1985. Tại hội nghị này "Chiến lược nhìn về phía trước vì sự tiến bộ của phụ nữ" đã được thông qua.
	Hội nghị lần thứ tư tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc) năm 1995.
	Ở nước ta, ngày 8/3 còn là ngày kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, 2 vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên đã đánh đuổi giặc ngoại xâm phương Bắc, giành lại chủ quyền dân tộc.
	Niềm tự hào và ý chí vươn lên của phụ nữ Việt Nam một phần cũng có cội nguồn từ truyền thống dân tộc độc đáo đó./.
ó Hoạt động 2: Thảo luận- bày tỏ ý kiến
	- Các nhóm tổ chức thảo luận về tư liệu vừa đọc, bày tỏ ý kiến của nhóm về ngày QTPN 8/3.
	- đại diện nhóm phát biểu.
	- Các nhóm và GV nhận xét.
	3. Củng cố- Dặn dò.
Nhận xét tinh thần tham gia của lớp. Động viên, tuyên dương.
Chuẩn bị: Vẽ tranh về đề tài: Mẹ và cô.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 3 cac mon tuan 25 2012.doc