Giáo án tổng hợp Tuần thứ 11 - Lớp 3 năm 2011

Giáo án tổng hợp Tuần thứ 11 - Lớp 3 năm 2011

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn truyện với lời nhân vật. Hiểu nội ý nghĩa: Đất đai Tổ Quốc là những thứ thiêng liêng, cao quí nhất (trả lời được các câu hỏi trong SGK). HS biết sắp xếp các tranh minh họa trong SGK theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào tranh minh họa.

- Chú ý các từ dễ phát âm sai: đất nước, mở tiệc chiêu đãi, vật quý, trở về nước, hỏi, trả lời HS khá - giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện. Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.

- Giáo dục HS biết yêu quý mảnh đất quê hương của mình.

 GDBVMT: Cần có tình cảm yêu quý, trân trọng đối với từng tấc đất của quê hương. Từ đó có ý thức bảo vệ giữ gìn làm cho quê hương thêm đẹp – giàu.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Bảng phụ viết đoạn văn cần HD luyện đọc.

- HS: Xem trước bài

 

docx 30 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 691Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Tuần thứ 11 - Lớp 3 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài học Môn Tập đọc – kể chuyện Tuần 11
Ngày soạn: 17 – 10 – 2011
Ngày dạy: 24 – 10 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy ĐẤT YÊU, ĐẤT QUÝ Tiết: 21
I. Mục tiêu:
Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn truyện với lời nhân vật. Hiểu nội ý nghĩa: Đất đai Tổ Quốc là những thứ thiêng liêng, cao quí nhất (trả lời được các câu hỏi trong SGK). HS biết sắp xếp các tranh minh họa trong SGK theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào tranh minh họa.
Chú ý các từ dễ phát âm sai: đất nước, mở tiệc chiêu đãi, vật quý, trở về nước, hỏi, trả lời  HS khá - giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện. Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
Giáo dục HS biết yêu quý mảnh đất quê hương của mình.
GDBVMT: Cần có tình cảm yêu quý, trân trọng đối với từng tấc đất của quê hương. Từ đó có ý thức bảo vệ giữ gìn làm cho quê hương thêm đẹp – giàu.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ viết đoạn văn cần HD luyện đọc.
HS: Xem trước bài
III. Các hoạt động dạy học:
Khởi động: Hát (1’)
Bài cũ: Thư gửi bà (4’)
GV gọi 2 em lên đọc bài Thư gửi bà.
+ Trong thư, Đức kể với bà những gì?
+ Qua bức thư, em thấy tình cảm của Đức đối với bà như thế nào?
GV nhận xét bài kiểm tra của các em.
Bài mới:
Giới thiệu bài: (1’)
Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
20’
20’
8’
15’
Hoạt động 1: Luyện đọc.
+ Mục tiêu: Giúp HS bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài.
+ Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu bài văn. 
- Cho HS luyện đọc đọc từng câu.
- Y/c HS tìm từ khó, hướng dẫn HS đọc từ khó
- Y/c HS chia đoạn theo SGK
- Cho HS đọc từng đoạn trước lớp
- Chú ý cách đọc các câu khó, hướng dẫn HS đọc
 Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày của khách / tôi mới để họ xuống tàu trở về nước. //
Tại sao các ông lại phải làm như vậy? (Cao giọng ở từ để hỏi).
Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha,/ là mẹ,/ là anh em ruột thịt của chng tôi.// (giọng cảm động nhấn mạnh ở nhựng từ in đậm.)
- Mời HS giải thích từ mới: Ê-ti-ô-pi-a, cung điện, khâm phục.
- Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh 3 đoạn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
+ Mục tiêu: Giúp HS nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
+ Cách tiến hành:
- Cho HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp thế nào?
- Yêu cầu HS đọc thầm phần đầu đoạn 2 và TLCH:
+ Khi khách sắp xuống tàu có điều gì bất ngờ xảy ra
+ Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi những hạt đất nhỏ.
GDBVMT: Chúng ta phải yêu quý, trân trọng đối với từng tấc đất của quê hương. Phải có ý thức bảo và giữ gìn quê hương làm cho quê thêm đẹp - giàu 
- Cho HS đọc thầm đoạn 3 và TLCH:
+ Theo em, phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê-ti-ô-pi-a với quê hương thế nào?
- Kết luận: Người Ê-ti-ô-pi-a rất yêu quí và trân trọng mảnh đất của quê hương. Người Ê-ti-ô-pi-a coi đất đai của Tổ quốc là tài sản quý giá nhất, thiêng liêng nhất.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
+ Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật
+ Cách tiến hành:
- Đọc diễn cảm lại đoạn 2.
- Hướng dẫn HS đọc phân biệt lời dẫn truyện và lời các nhân vật
- Cho HS thi đọc đoạn 2, theo phân vai.
- Nhận xét
Hoạt động 4: Kể chuyện.
+ Mục tiêu: HS dựa vào tranh minh họa SGK, biết sắp xếp các tranh đúng thứ tự, kể lại được nội dung câu chuyện.
+ Cách tiến hành:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Cho HS quan sát tranh minh họa của chuyện.
- Yêu cầu HS nhìn vào các tranh trên bảng, sắp xếp lại theo đúng trình tự của chuyện.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 3 – 1 - 4 - 2 
- Cho HS tập kể.
- Mời 3 HS tiếp nối nhau kể trước lớp 3 đoạn.
- Gọi HS kể toàn bộ lại câu chuyện.
- Nhận xét
- Đọc thầm theo 
- Đọc tiếp nối câu
- Tìm từ khĩ và đọc theo HD của GV
- 1 HS chia
- Đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp.
- Đọc theo HD của GV.
- Giải thích và đặt câu với từ 
- Đọc đoạn trong nhóm đôi
- Đọc đồng thanh 3 đoạn.
- 1HS đọc thầm đoạn 1
- Đọc thầm đoạn 2.
- Lắng nghe
- Đọc thầm đoạn 3:
- Thảo luân nhóm 2, đại diện các nhóm phát biểu suy nghĩ của mình.
- Lắng nghe.
- 2 HS thi đọc truyện theo phân vai.
-1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Quan sát tranh minh họa
- Thực hành sắp xếp tranh.
- Từng cặp HS nhìn tranh kể từng đoạn của câu chuyện.
- 3 HS kể tiếp nối 3 đoạn
- 1 HS kể lại tồn bộ câu chuyện
Củng cố: (1’) 
Cho HS nêu ý nghĩa của câu chuyện
IV. Hoạt động tiếp nối: (1’)
Về luyện đọc lại câu chuyện.
Chuẩn bị bài: Vẽ quê hương.
Nhận xét tiết học.
Tự rút kinh nghiệm: ...
Kế hoạch bài học Môn Toán Tuần 11
Ngày soạn: 17 – 10 – 2011
Ngày dạy: 24 – 10 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH (TT) Tiết: 51
I. Mục tiêu:
Bước đầu biết giải và trình bày bài giải toán bằng hai phép tính. Củng cố lại cho HS về gấp một số lên nhiều lần, giảm một số đi nhiều lần : thêm bớt một số đơn vị.
HS khá, giỏi: Làm bài nhanh thành thạo và làm thêm BT2
Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ, phấn màu.
HS: Vở
III. Các hoạt động dạy học:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Bài toán giải bằng hai phép tính (tiết 1)
GV gọi 2 HS lên bảng sửa bài 3, 4.
GV nhận xét, cho điểm.
Bài mới:
Giới thiệu bài: (1’)
Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
8’
20’
Hoạt động 1: Giới thiệu bài toán giải bằng hai phép tính. 
+ Mục tiêu: Giúp HS tiếp tục củng cố về giải bài toán có hai phép tính.
+ Cách tiến hành:
Bài toán: 
- Mời 1 HS đọc đề bài:
- Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ bài toán và phân tích.
- Cho HS tự nêu cách làm 
- Chốt lại : 
Bước 1: Tìm số xe đạp bán trong ngày chủ nhật
Bước 2: Tìm số xe đạp bán cả 2 ngày
- YC HS nêu phép tính của từng bước
- Gọi 1 HS lên bảng giải
- Chốt lại cách giải
Hoạt động 2: Thực hành
+ Mục tiêu: Giúp cho HS biết vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán và trình bày lời giải.
+ Cách tiến hành:
Bài 1: Toán giải
- Mời 1 HS đọc đề bài
- Vẽ sơ đồ lên bảng phân tích và HD HS giải
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài. 
- Cho HS cả lớp làm vào vở
Bài 2: Toán giải
- Mời HS đọc đề bài.
- Cho HS học nhóm đôi làm vào bảng học nhóm
- YC các nhóm trình bày
- Kết luận: Nhấn mạnh cách giải từng bước
Bài 3: Số?
- Hỏi HS cách làm bài toán về gấp, giảm đi 1 số lần, bớt đi, thêm vào ta làm phép tính gì?
- Cho 2 nhóm thi tiếp sức
- KL
- 1HS đọc đề bài.
- 1HS phát biểu cách làm
- 2 HS nêu
- 1 HS lên bảng giải. 
- 1 HS đọc đề bài.
- HS theo dõi
- 1 HS lên bảng 
- Cả lớp làm vào vở
- 1HS đọc đề bài.
- Học nhómđôi
- Các nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
- Phát biểu
- 2 nhóm thi tiếp sức
Củng cố: (2’)
Hỏi về ND của 2 bài toán giải vừa học
IV. Hoạt động tiếp nối: (1’)	
Chuẩn bị bài: Luyện tập.
Nhận xét tiết học
Tự rút kinh nghiệm: ...
Kế hoạch bài học Môn Thủ công Tuần 11
Ngày soạn: 17 – 10 – 2011
Ngày dạy: 25 – 10 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy CẮT, DÁN CHỮ I, T Tiết: 11
I. Mục tiêu :
Biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T. Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
Với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.
HS thích cắt, dán chữ, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Mẫu chữ I, T. Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T. Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo 
HS: Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ.
III. Các hoạt động dạy học:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Kiểm tra. (4’)
GV nhận xét bài kểm tra của HS.
GV nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu bài: (1’)
Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10’
20’
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
+ Mục tiêu: Giúp HS biết độ rộng của nét chữ I, T từ đó rút ra cách cắt
+ Cách tiến hành:
- Giới thiệu chữ I, T cho HS quan sát và nhận xét.
- Đặt hệ thống câu hỏi:
+ Nét chữ rộng mấy ô?
+ Chữ I, T có nửa bên trái và nửa bên phải có giống nhau không?
- YC HS rút ra cách cắt
- Kết luận: Chữ I, T nét chữ rộng 1 ô, có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm mẫu.
+ Mục tiêu: Giúp HS biết các bước cắt được chữ I, T.
+ Cách tiến hành:
- Treo tranh quy trìnhYC HS QS rút ra các bước cắt
- Chốt lại:
Bước 1: Kẻ chữ I, T
Bước 2: Cắt chữ T.
Bước 3: Dán chữ I, T.
- Cho HS tiến hành làm từng bước
- Hỏi HS về chiều rộng và dài của chữ I, T
- Muốn cắt được chữ I ta cắt HCN rộng mấy ô, dài mấy ô?
- Để cắt chữ T ta cắt HCN dài mấy ô, rộng mấy ô?
- Làm mẫu trên bảng cho HS QS 
- Nhắc nhở HS khi dán chữ cần kẻ một đường chuẩn, sắp xếp chữ cho cân đối trên đường chuẩn.
- Tổ chức cho HS tập kẻ, cắt chữ
- Theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Quan sát.
- Học cá nhân
- 2 HS nêu 
- Quan sát và nêu các bước cắt
- Phát biểu
- Quan sát trên bảng
- Nghe GV HD
- Thực hành nhóm đôi
Củng cố: (2’) 
Nêu các bước cắt, dán chữ I, T 
IV. Hoạt động tiếp nối: (1’)
Chuẩn bị bài sau: Cắt, dán chữ I, T (T2).
Nhận xét bài học.
Tự rút kinh nghiệm: ...
Kế hoạch bài học Môn Chính tả Tuần 11
Ngày soạn: 17 – 10 – 2011
Ngày dạy: 25 – 10 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy NGHE – VIẾT: TIẾNG HÒ TRÊN SÔNG Tiết: 21
I. Mục tiêu:
Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Làm đúng BT điền tiếng có vần ong/oong (BT2). Làm đúng BT (3) b 
Biết viết hoa chữ đầu câu và tên riêng trong bài, ghi đúng các dấu câu. 
Giáo dục HS có ý thức: rèn chữ, giữ vở, giữ gìn các dòng sông sạch, đẹp 
BVMT: HS yêu cảnh đẹp đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức BVMT 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ viết BT3.	 
HS: bảng con
III. Các hoạt động:
Khởi động: Hát (1’)
Bài cũ: Quê hương (5’)
GV mời 2 HS giải các câu đó trong bài tập trước.
GV nhận xét bài cũ
 Bài mới
Giới thiệu bài: (1’)
Các hoạt động: 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
15’
13’
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe - viết.
+ Mục tiêu: Giúp HS nghe - viết đúng bài chính tả vào vở.
+ Cách tiến hành:
Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- Đọc toàn bài viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc lại bài viết.
- Hướng dẫn HS nhận xét nội dung bài:
+ Điệu hò chèo thuyền của chị Gái gợi cho tác giả nghĩ đến những ai?
BVMT: Chúnh ta phải yêu cảnh đẹp đất nước ta, yêu quý môi trường xung quanh, phải có ý thức BVMT 
+ Bài chính tả có mấy câu? 
+ Nêu các tên riêng trong bài?
- Hướng dẫn H ...  đề bài. 
- Cả lớp làm vào vở
- 2 HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
4. Củng cố: (2’) 
Cho HS thi viết nhanh: Sang trọng
	IV. Hoạt động tiếp nối: (1’)
Về xem và tập viết lại từ khó.
Những HS viết chưa đạt về nhà viết lại.
Nhận xét tiết học.
Tự rút kinh nghiệm: ...
Kế hoạch bài học Môn Phụ đạo Tiếng Việt Tuần 11
Ngày soạn: 17 – 10 – 2011
Ngày dạy: 25 – 10 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh luyện đọc và ôn lại nội dung bài tập đọc “Đất quý, đất yêu”
Rèn chính tả qua bài “Tiếng hò trên sông”
II. Các hoạt động:
Cho học sinh luyện đọc, trả lời câu hỏi trong SGK và do giáo viên đặt thêm
Viết chính tả bài “Tiếng hò trên sông”
III. Hoạt động tiếp nối:
Nhận xét tiết học.
Dặn học thuộc bài “Vẽ quê hương”, xem lại những bài đã ôn.
Tự rút kinh nghiệm: ...
Kế hoạch bài học Môn Phụ đạo Toán Tuần 11
Ngày soạn: 17 – 10 – 2011
Ngày dạy: 28 – 10 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Củng cố các bài toán giải bằng hai phép tính, giúp HS làm đúng các bài toán đố giải bằng hai phép tính.
II. Các hoạt động:
Ôn lại cách giải bài toán bằng hai phép tính:
Thực hành:
Bài 1: Đạt dó 7 viên bi, Thiệu nhiều hơn Đạt 5 viên bi. Hỏi cả Đạt và Thiệu có bao nhiêu viên bi?
Bài 2: Nhà em có nuôi 36 con heo, nhà em đã bán đi số heo. Hỏi nhà em còn lại bao nhiêu con heo?
Bài 3: Mẹ có 30 nghìn, mẹ cho Ngân 5 nghìn và em Ngân 10 nghìn. Hỏi mẹ Ngân còn bao nhiêu tiền?
III. Hoạt động tiếp nối:
Nhận xét tiết học.
Tự rút kinh nghiệm: ...
Kế hoạch bài học Môn Tập làm văn Tuần 11
Ngày soạn: 17 – 10 – 2011
Ngày dạy: 28 – 10 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
	Tên bài dạy NGHE – KỂ: TÔI ĐÂU CÓ ĐỌC ĐÂU! NÓI VỀ QUÊ HƯƠNG 
Tiết: 11
I. Mục tiêu:
HS nghe - kể lại được câu chuyện “Tôi có đọc đâu!”. Bước đầu biết nói về quê hương hoặc nơi mình đang ở theo gợi ý (BT2)
Lời kể chuyện vui, rõ, tác phong mạnh dạn, tự nhiên.
Giáo dục HS biết yêu quê hương đất nước.
GDBVMT: HS yêu quý quê hương từ đo giúp các em có ý thức BVMT
II. Đồ dùng dạy học:	
GV: Bảng lớp viết sẵn gợi ý kể chuyện. Bảng phụ viết sẵn gợi ý về quê hương (BT2)
HS: Xem trước bài
III. Các hoạt động dạy học:
Khởi động: Hát (1’)
Bài cũ: (4’)
GV gọi 3 HS đọc lại lá thư đã viết (tiết TLV tuần 10)
GV nhận xét bài cũ.
Bài mới:
Giới thiệu bài: (1’)
Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10’
17’
Hoạt động 1: Kể chuyện
+ Mục tiêu: Giúp cho HS nghe và kể đúng nội dung câu chuyện và TLCH đúng
+ Cách tiến hành:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài và gợi ý.
- Kể chuyện (Giọng vui, dí dỏm).
- Kể xong lần 1. GV hỏi HS:
+ Người viết thư thấy mấy người bên cạnh làm gì?
+ Người viết thư viết thêm vào thư điều gì?
+ Người bên cạnh kêu lên như thế nào?
- Kể chuyện lần 2.
- Cho từng cặp HS kể chuyện cho nhau nghe.
- Mời 4-5 HS nhìn gợi ý và kể lại trên bảng.
- Hỏi: Câu chuyện buồn cười chỗ nào?
- Kết luận: Phải xem trộm thư mới biết được dòng chư người ta viết thêm vào thư. Người xem trộm thư cãi là mình không xem trộm đã lộ đuôi nói dối 1 cách mắc cười
Hoạt động 2: Nói về quê hương
+ Mục tiêu: Giúp các em biết nói về quê hương của mình theo câu hỏi gợi ý.
+ Cách tiến hành:
- Gọi 1HS đọc yêu cầu đề bài.
- Giảng thêm: Quê hương là nơi em sinh ra, lớn lên, nơi ông bà, cha mẹ, anh em đang sinh sống. Nếu em biết ít về quê hương, em có thể kể về nơi em ở cùng cha mẹ.
- Mở bảng lớp viết sẵn gợi ý cho HS đọc
- Yêu cầu HS tập nói theo cặp.
- Yêu cầu HS trình bày nói trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương những HS nói về quê hương của mình hay nhất.
GDBVMT: Các em phải yêu quý quê phải có ý thức BVMT.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Lắng nghe.
- Học cá nhân
- Lắng nghe.
- Học nhóm đôi
- 4-5 HS kể lại câu chuyện.
- Phát biểu
- 1HS đọc yêu cầu đề bài
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc gợi ý
- Nói theo cặp.
- Đại diện nhóm trình bày 
- Nhận xét.
Củng cố: (1’)
1 HS kể chuyện; 1 HS đọc bài văn 
IV. Hoạt động tiếp nối: (1’)
Bài viết nào chưa đạt về nhà sửa lại.
Chuẩn bị bài: Nói, viết về cảnh đẹp đất nước.
Nhận xét tiết học.
Tự rút kinh nghiệm: ...
Kế hoạch bài học Môn Toán Tuần 11
Ngày soạn: 17 – 10 – 2011
Ngày dạy: 28 – 10 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
	Tên bài dạy NHÂN SỐ CÓ BA CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ Tiết: 55
I. Mục tiêu:
Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
Biết giải bài toán có phép nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số và biết thực hiện gấp lên, giảm đi một số lần.
Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ
HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Luyện tập (5’)
GV gọi 5 HS đọc các bảng nhân 3, 4, 5, 6, 7
Nhận xét bài cũ.
Bài mới:
Giới thiệu bài: (1’)
Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
8’
20’
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hiện phép nhân có ba chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
+ Mục tiêu: Giúp HS nhớ các bước thực hiện phép tính.
+ Cách tiến hành:
a) Phép nhân 123 x 2.
- Viết lên bảng phép nhân 123 x 2
- Yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc.
- Đặt hệ thống câu hỏi để HS biết cách nhân
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và thực hiện phép tính trên.
b) Phép nhân 236 x 3
- Cách HD tương tự như trên
Hoạt động 2: Thực hành
+ Mục tiêu: Giúp cho HS biết cách thực hiện đúng một phép tính nhân số có 3 chữ số với số có một chữ số.
+ Cách tiến hành:
Bài 1:Tính
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào bảng con
- Sửa sai cho HS 
Bài 2: Đặt tính rồi tính (cột a)
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở
- Gọi 4 HS lên bảng sửa bài. 
Bài 3:Toán giải
- Mời HS đọc yêu cầu bài toán.
- Đặt câu hỏi để HS tìm ra cách giải
- Cho HS làm vào vở
- Gọi 1 HS lên bảng sửa bài.
- Nhận xét, chốt lại:
Bài 4: Tìm x
- Mời HS đọc yêu cầu của bài.
- Hỏi: Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào?
- Chia lớp thành 2 nhóm. Cho các thi làm bài.
- Nhận xét, chốt lại
- Đặt tính theo cột dọc
- Trả lời các câu hỏi của GV
-1 HS lên bảng đặt tính. Cả lớp đặt tính ra giấy nháp.
- 1HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cả lớp làm vào bảng con
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- Làm bài vào vở
- 4 HS lên sửa bài.
- 1HS đọc yêu cầu bài toán
- Trả lời các câu hỏi của GV
- Cả lớp làm vào vở
- 1 HS lên bảng làm bài.
- 1HS đọc yêu cầu đề bài.
- 2 HS trả lời.
- Hai nhóm thi đua làm bài.
- Nhận xét.
 Củng cố: (2’) 
Cho 2 HS thi làm nhanh: 116 x 3
IV. Hoạt động tiếp nối: (1’)
Chuẩn bị bài: Luyện tập.
Nhận xét tiết học.
Tự rút kinh nghiệm: ...
Kế hoạch bài học Môn Đạo đức Tuần 11
Ngày soạn: 17 – 10 – 2011
Ngày dạy: 28 – 10 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
	Tên bài dạy THỰC HÀNH THI KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ I 
I. Mục tiêu:
Giúp HS nắm vững các kiến thức đã học từ đầu năm
Vận dụng thực hành tốt những điều đã học 
Có những hành vi đúng 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Câu hỏi hái hoa dân chủ
HS: 
III. Các hoạt động dạy học:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
30’
Hoạt động: Ôn tập
+ Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại các bài đã học
+ Cách tiến hành:
- YC HS cho biết từ đầu năm đến giờ đã học những bài nào
- Cho HS lên hái hoa dân chủ trả lời về nội dung từng bài đã học
- Chốt lại các kiến thức 
- YC HS liên hệ trong thực tế xem đã thực hành những việc mình học như thế nào
- 3 HS nêu
- TLCH. HS khác khác nhận xét bổ sung
- Lớp nhận xét
- Liên hệ bản thân 
IV. Hoạt động tiếp nối: (1’)
Nhận xét bài học.
Dặn HS thực hành tốt những điều đã học
Tự rút kinh nghiệm: ...
Kế hoạch bài học Môn Tập viết Tuần 11
Ngày soạn: 17 – 10 – 2011
Ngày dạy: 28 – 10 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
	Tên bài dạy ÔN CHỮ HOA: G Tiết: 11
I. Mục tiêu:
Viết đúng chữ hoa G (1 dòng Gh), R, Đ (1 dòng); viết đúng tên riêng Ghềnh Ráng (1 dòng) và câu ứng dụng Ai về Loa Thành Thục Vương (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. 
Rèn HS viết đẹp, đúng tốc độ, khoảng cách giữa các con chữ, từ và câu đúng.
HSK - G: Viết hết cả bài, viết đúng, đẹp
Giáo dục HS có ý thức rèn luyện chữ, giữ gìn vở.
GDBVMT: HS yêu quý các phong cảnh đẹp cuả quê hương, đất nước từ đo giúp các em có ý thức BVMT
II. Đồ dùng dạy học:	
GV: Mẫu viết hoa G. Các chữ Ghềnh ráng và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: (4’)
GV kiểm tra HS viết bài ở nhà.
Gọi 1HS nhắc lại từ và câu ứng dụng ở bài trước.
Cho HS viết bảng con: Ông Gióng, Trấn Vũ
Bài mới:
Giới thiệu bài: (1’)
Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10’
19’
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
+ Mục tiêu: Giúp HS viết đúng các con chữ, hiểu câu ứng dụng.
+ Cách tiến hành:
Luyện viết chữ hoa.
- Cho HS tìm các chữ hoa có trong bài: R, A, Đ, L, T, V. 
- Cho HS nêu cách viết hoa các chữ này
- Viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chữ.
- Cho HS quan sát chữ mẫu
- Yêu cầu HS viết chữ G, R, A, Đ, L, G vào bảng con.
Cho HS luyện viết từ ứng dụng.
- Gọi HS đọc từ ứng dụng: Ghềnh Ráng.
- Giới thiệu: Ghềnh ráng còn gọi là Mộng Cầm là một thắng cảnh ở Bình Định, nơi đây có bãi tắm rất đẹp.
- Yêu cầu HS viết vào bảng con.
Luyện viết câu ứng dụng.
- Mời 1HS đọc câu ứng dụng.
- Giải thích đoạn văn: Bộc lộ niềm tự hào về di tích lịch sử Loa thành. Đựơc xây theo hình vòng xoắn như trôn ốc, từ thời An Dương Vương, tức Thục Phán, cách đây hàng nghìn năm.
GDBVMT: Chúng ta phải yêu quý các danh lam thắng cảnh đẹp của đất nước phải có ý thức BVMT
- Cho HS viết bảng con
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
+ Mục tiêu: Giúp HS viết đúng con chữ, trình bày sạch đẹp vào vở tập viết.
+ Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS viết vào vở theo đúng mẫu
- Theo dõi, uốn nắn.
- Nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
- Thu 7 bài để chấm.
- Nhận xét, tuyên dương HS viết đúng, viết đẹp.
- Tìm các chữ hoa có trong bài
- Mỗi HS nêu cách viết 1 chữ
- Quan sát, lắng nghe.
- QS chữ mẫu trên bảng
- Viết các chữ vào bảng con.
- 1HS đọc: Ghềnh Ráng
- Lắng nghe
- Viết bảng con: Ghềnh Ráng
- 1 HS đọc câu ứng dụng:
- Viết trên bảng con các chữ: Đông Anh, Loa Thành, Thục Vương.
- Viết vào vở
Củng cố: (1’)
Trò chơi: Thi viết chữ đẹp. Cho HS viết: Kiên Giang
IV. Hoạt động tiếp nối: (1’)
Về luyện viết thêm phần bài ở nhà.
Chuẩn bị bài: Ôn chữ hoa G (tiếp theo)
Nhận xét tiết học
Tự rút kinh nghiệm: ...

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an lop 3 tuan 11 minhphung26gmailcom.docx