Giúp học sinh:
- Nhận biết được một ngày có 24 giờ, biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày.
- Bước đầu nhận biết đơn vị đo thời gian ngày giờ.
- Củng cố biểu tượng về thời gian ( thời điểm, khoảng thời gian, các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm và đọc giờ đúng trên đồng hồ).
- Bước đầu có hiện tượng biết và sử dụng thời gian trong đời sống thực tế hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mặt đồng hồ bằng bìa có kim ngắn, kim dài.
Tuần thứ 16: Thứ hai, ngày 11 tháng 12 năm 2005 Chào cờ Tiết 16: Tập trung toàn trường Toán Tiết 76: Ngày, giờ i. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nhận biết được một ngày có 24 giờ, biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày. - Bước đầu nhận biết đơn vị đo thời gian ngày giờ. - Củng cố biểu tượng về thời gian ( thời điểm, khoảng thời gian, các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm và đọc giờ đúng trên đồng hồ). - Bước đầu có hiện tượng biết và sử dụng thời gian trong đời sống thực tế hàng ngày. ii. đồ dùng dạy học: - Mặt đồng hồ bằng bìa có kim ngắn, kim dài. - Đồng hồ để bàn. iii. Các hoạt động dạy học: a. Kiểm tra bài cũ: - Lớp làm vào bảng con - Tìm x x + 14 = 40 x = 40 – 14 x = 26 52 - x = 17 x = 52 – 17 x = 35 - Nhận xét chữa bài. b. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Hỏi: Bây giờ là ban ngày hay ban đêm ? - Bây giờ là ban ngày. - Một ngày bao giờ cũng có một ngày và đêm. Ban ngày chúng ta nhìn thấy mặt trời. Ban đêm không nhìn thấy mặt trời. - Đưa mặt đồng hồ quay đến 5 giờ hỏi. Lúc 5 giờ sáng em đang làm gì ? - Em đang ngủ - Lúc 11 giờ trưa em làm gì ? - Em đang ăn cơm cũng các bạn. - Lúc 8 giờ tôi em đang làm gì ? - Em đang xem ti vi - Quay đồng hồ đến 12 giờ đêm và hỏi: Lúc 12 giờ đêm em đang làm gì ? - Em đang ngủ - Mỗi ngày được chia ra làm các buổi khác nhau là: sáng, trưa, chiều, tối, đêm. 2. Một ngày có 24 giờ. Tính từ 12 giờ hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau. - Quay đồng hồ cho HS đọc từng buổi. Quay lần lượt từ 1 giờ sáng đến khoảng 10 giờ sáng. - HS đếm theo 1 giờ sáng, 2 giờ sáng10 giờ sáng - Vậy buổi sáng bắt đầu lúc mấy giờ và kết thúc lúc mấy giờ ? - Từ 1 giờ sáng đến 10 giờ sáng. - Tương tự với các buổi còn lại. - Yêu cầu HS đọc phần bài học SGK - 3 HS đọc. - 2 giờ chiều còn gọi là mấy giờ ? - 14 giờ - 23 giờ còn gọi là mấy giờ ? - 11 giờ đêm - Phim truyền hình thường được chiếu vào lúc mấy 18 giờ tức là lúc mấy giờ chiều ? - 6 giờ chiều 3. Thực hành: Bài 1: Tính - HS làm SGK - GV hướng dẫn HS xem mặt đồng hồ rồi ghi số chỉ giờ vào số tương ứng. - HS làm bài,sau đó đọc bài. Bài 2: - 1 HS đọc yêu cầu - Các bạn nhỏ đi đến trường lúc mấy giờ ? - Lúc 7 giờ sáng - Đồng hồ nào chỉ 7 giờ sáng - Đồng hồ c - Hãy đọc câu ghi trên tranh 2 ? - Em chơi thả diều lúc 17 giờ. - 17 giờ còn gọi là mấy giờ chiều ? - 5 giờ chiều - Đồng hồ nào chỉ 5 giờ chiều ? - Đồng hồ d - Bức tranh 4 vẽ gì ? - Em ngủ lúc 10 giờ đêm. - Đồng hồ nào chỉ lúc 10 giờ đêm. - Đồng hồ B - Vậy còn bức tranh cuối ? - Em đọc truyện lúc 8 giờ tối. - Đồng hồ A chỉ 8 giờ tối. Bài 3: - 1 HS đọc yêu cầu - Viết vào chỗ chấm (theo mẫu) - GV giới thiệu đồng hồ điện tử sau đó cho HS đối chiếu làm bài. - 20 giờ còn gọi là 8 giờ. C. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Ghi nhớ nội dung bài học chưa thực hiện cách xem giờ. Tập đọc Tiết 61+62: CON CHó NHà HàNG XóM I. mục đích yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng - Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. - Biết đọc phân biệ giọng kể, giọng đối thoại. 2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu: - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới - Hiểu nội dung bài. Nắm được diễn biến của câu chuyện. Qua một ví dụ đẹp về tình thân giữa một bạn nhỏ với con chó nhà hàng xóm. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh minh họa bài tập đọc III. các hoạt động dạy học: Tiết 1 A. KIểm tra bài cũ. - Đọc bài: Bán chó - 2 HS đọc - Vì sao bố muốn bán bớt chó đi ? - 1 HS trả lời. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc: 2.1. GV đọc mẫu toàn bài. - HS nghe. 2.2. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. a. Đọc từng câu: - GV theo dõi uốn nắn HS đọc. - HS tiếp nối nhau đọc từng câu. b. Đọc từng đoạn trước lớp - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. - GV hướng dẫn ngắt giọng nhấn giọng một số câu trên bảng phụ. - 1 HS đọc câu trên bảng phụ. + Giải nghĩa từ: Tung tăng - Vừa đi vừa nhảy có vẻ rất vui thích - Chỗ có xương lồi lên giữa cổ chân và bàn chân gọi là gì ? - Mắt cá chân. - Bó bột. - Giữ chặt chỗ xương gãy bằng khuôn bột thạch cao. - Bất động - Không cử động. c. Đọc từng đoạn trong nhóm - HS đọc theo nhóm 5 d. Thi đọc giữa các nhóm - Đại diện thi đọc đồng thanh cá nhân từng đoạn, cả bài. e. Cả lớp đọc ĐT đoạn 1, 2 Tiết 2: 3. Tìm hiểu bài: Câu 1: - 1 HS đọc yêu cầu - Bạn của Bé ở nhà ai ? - Cún Bông con chó của bác hàng xóm. Câu 2: - 1 HS đọc yêu cầu - Bé và Cún thường chơi đùa với nhau như thế nào ? - Nhảy nhót, tung tăng, khắp vườn. - Vì sao bé bị thương ? - Bé mải chạy theo cún vấp phải một khúc gỗ và ngã. - Khi bé bị thương Cún đã giúp bé như thế nào ? - Cún chạy đi tìm mẹ của Bến đến giúp. Câu 3: - 1 HS đọc yêu cầu - Những ai thăm Bé ? - Bạn bè thay nhau đến thăm, kể chuyện, tặng quà cho bé. - Vì sao Bé vẫn buồn ? - Bé nhớ Cún Bông Câu 4: - 1 HS đọc yêu cầu - Cún đã làm cho Bé vui như thế nào ? - Cún chơi với bé, mang cho Bé khi thì tờ báo hay cái bút chì khi thì con búp bêlàm cho Bé cười. Câu 5: - Bác sĩ nghĩ rằng vết thương của Bé màu lành là nhờ ai ? - Bác sĩ nghĩ rằng vết thương của Bé mau lành là nhờ Cún. - 1 em đọc lại cả bài. - Câu chuyện khuyên em điều gì ? - Tình bạn giữa Bé và Cún Bông giúp bé mau lành bệnh. - Câu chuyện nói lên điều gì ? - Ca ngợi tình bạn thắm thiết giữa bé và Cún Bông. 4. Luyện đọc lại: - GV hướng dẫn các nhóm thi đọc lại chuyện - HS thi đọc lại chuyện C. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị cho tiết kể chuyện. Toán Tiết 76: Ngày, giờ i. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nhận biết được một ngày có 24 giờ, biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày. - Bước đầu nhận biết đơn vị đo thời gian ngày, giờ. - Củng cố biểu tượng về thời gian ( thời điểm, khoảng thời gian, các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm và đọc giờ đúng trên đồng hồ). - Bước đầu có hiện tượng biết và sử dụng thời gian trong đời sống thực tế hàng ngày. ii. đồ dùng dạy học: - Mặt đồng hồ bằng bìa có kim ngắn, kim dài. - Đồng hồ để bàn. iii. Các hoạt động dạy học: a. Kiểm tra bài cũ: - Lớp làm vào bảng con - Tìm x x + 14 = 40 x = 40 – 14 x = 26 52 - x = 17 x = 52 – 17 x = 35 - Nhận xét chữa bài. b. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn và thảo luận 3. Mục tiêu: HS nhận biết 1 ngày thường có 24 giờ, nắm được đơn vị đo thời gian, khoảng thời gian các buổi sáng trưa, chiều, tối, đêm. Hỏi: Bây giờ là ban ngày hay ban đêm ? - Bây giờ là ban ngày. - Một ngày bao giờ cũng có một ngày và đêm. Ban ngày chúng ta nhìn thấy mặt trời. Ban đêm không nhìn thấy mặt trời. - Đưa mặt đồng hồ quay đến 5 giờ hỏi. Lúc 5 giờ sáng em đang làm gì ? - Em đang ngủ - Lúc 11 giờ trưa em làm gì ? - Em đang ăn cơm cũng các bạn. - Lúc 8 giờ tôi em đang làm gì ? - Em đang xem ti vi - Quay đồng hồ đến 12 giờ đêm và hỏi: Lúc 12 giờ đêm em đang làm gì ? - Em đang ngủ - Mỗi ngày được chia ra làm các buổi khác nhau là: sáng, trưa, chiều, tối, đêm. 2. Một ngày có 24 giờ. Tính từ 12 giờ hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau. - Quay đồng hồ cho HS đọc từng buổi. Quay lần lượt từ 1 giờ sáng đến khoảng 10 giờ sáng. - HS đếm theo 1 giờ sáng, 2 giờ sáng10 giờ sáng - Vậy buổi sáng bắt đầu lúc mấy giờ và kết thúc lúc mấy giờ ? - Từ 1 giờ sáng đến 10 giờ sáng. - Tương tự với các buổi còn lại. - Yêu cầu HS đọc phần bài học SGK - 3 HS đọc. - 2 giờ chiều còn gọi là mấy giờ ? - 14 giờ - 23 giờ còn gọi là mấy giờ ? - 11 giờ đêm - Phim truyền hình thường được chiếu vào lúc mấy 18 giờ tức là lúc mấy giờ chiều ? - 6 giờ chiều 3. Thực hành: Bài 1: Tính - HS làm SGK - GV hướng dẫn HS xem mặt đồng hồ rồi ghi số chỉ giờ vào số tương ứng. - HS làm bài,sau đó đọc bài. Bài 2: - 1 HS đọc yêu cầu - Các bạn nhỏ đi đến trường lúc mấy giờ ? - Lúc 7 giờ sáng - Đồng hồ nào chỉ 7 giờ sáng - Đồng hồ c - Hãy đọc câu ghi trên tranh 2 ? - Em chơi thả diều lúc 17 giờ. - 17 giờ còn gọi là mấy giờ chiều ? - 5 giờ chiều - Đồng hồ nào chỉ 5 giờ chiều ? - Đồng hồ d - Bức tranh 4 vẽ gì ? - Em ngủ lúc 10 giờ đêm. - Đồng hồ nào chỉ lúc 10 giờ đêm. - Đồng hồ B - Vậy còn bức tranh cuối ? - Em đọc truyện lúc 8 giờ tối. - Đồng hồ A chỉ 8 giờ tối. Bài 3: - 1 HS đọc yêu cầu - Viết vào chỗ chấm (theo mẫu) - GV giới thiệu đồng hồ điện tử sau đó cho HS đối chiếu làm bài. - 20 giờ còn gọi là 8 giờ. C. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Ghi nhớ nội dung bài học chưa thực hiện cách xem giờ. Thể dục Tiết 31: Bài 31: Trò chơi "nhanh lên ban ơi" và vòng tròn I. Mục tiêu: 1. Kiến thức. - Ôn 2 trò chơi: "Nhanh lên bạn ơi" và "Vòng tròn" 2. Kỹ năng: - Tham gia chơi tương đối chủ động 3. Thái độ: - Tự giác tích cực học môn thể dục. II. địa điểm – phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập. - Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, cờ, kẻ sân. III. Nội dung - phương pháp: Nội dung Định lượng Phương pháp A. phần Mở đầu: 1. Nhận lớp: - Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số. 6' ĐHTT: X X X X X X X X X X X X X X X D - Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học. 2. Khởi động: - Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông X X X X X D X X X X X - Cán sự điều khiển - Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung. B. Phần cơ bản: 24' - Ôn trò chơi: "Nhanh lên bạn ơi" 2-3 lần - Ôn trò chơi: Vòng tròn - GV điều khiển - Chơi có kết hợp vần điệu. - GV điều khiển c. Phần kết thúc: 5' - Cúi người thả lỏng 8-10 lần - Nhảy thả lỏng 8-10 lần - Đứng lại vỗ tay hát 1-2' - GV hệ thống bài 1-2' - Nhận xét, giao bài về nhà. 1-2' Thứ ba, ngày tháng 12 năm 2005 Kể chuyện Tiết 16: Con Chó nhà hàng xóm I. Mục tiêu – yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng nói: - Kể từng phần và toàn bộ nội dung câu chuyện Con chó nhà hàng xóm. Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. 2. Rèn kỹ năng nghe: - Có khả năng tập dõi bạn kể, biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa truyện trong SGK. iII. hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Kể lại: Hai anh em - 2 HS kể. - Nêu ý nghĩa câu chuyện ? - 1 HS nêu B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn kể chuyện: 2.1. Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. - Hướng dẫn HS nêu vắn tắt nội dung từng tranh ? - Tranh 1: Bé cùng cún bông chạy tung tăng. - Tranh ... ủa tháng là ngày thứ mấy, ngày mấy ? - Thứ 7, ngày 31 - Tháng 1 có bao nhiêu ngày ? - 31 ngày Bài 2: - Yêu cầu HS quan sát lịch tháng 4 trả lời đúng câu hỏi. - Các ngày thứ sáu trong tháng 4 là các ngày nào ? - Là các ngày 2, 9, 16, 23, 30 - Thứ 3 tuần này là ngày 20 tháng 4, thứ 3 tuần sau là ngày nào ? - Ngày 27 tháng 4 - 30 tháng 4 là ngày thứ mấy ? - Ngày thứ sáu. - Tháng tư có bao nhiêu ngày ? - Tháng 4 có 30 ngày. C. Củng cố - dặn dò. - Thực hiện xem thi lịch ở nhà. - Nhận xét tiết học. Tập viết Tiết 16: Chữ hoa: O I. Mục tiêu, yêu cầu: Rèn kỹ năng viết chữ: + Biết viết chữ O hoa theo cỡ vừa và nhỏ. + Viết cụm từ ứng dụng: "Ong bay bướm lượn" cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu đều nét và nối chữ đúng quy định. II. Đồ dùng dạy học: - Mẫu chữ cái viết hoa O đặt trong khung chữ. - Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ nhỏ: Ong bay bướm lượn III. các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Viết chữ N hoa - HS viết bảng con - Đọc cụm từ ứng dụng - 1 HS đọc: Nghĩ trước nghĩ sau - Cả lớp viết: Nghĩ - Nhận xét – bảng con B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu. 2. Hướng dẫn viết chữ hoa O: 2.1. Hướng dẫn HS quan sát, chữ O: - Giới thiệu mẫu chữ - HS quan sát. - Chữ O có độ cao mấy li ? - Cao 5 li - Được cấu tạo bởi mấy nét ? - 1 nét cong kín - GV vừa hướng dẫn cách viết vừa viết mẫu 2.2. Hướng dẫn HS tập viết trên bảng con. - HS tập viết bảng con 3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng: 3.1. Giới thiệu cụm từ ứng dụng - HS quan sát - Đọc câu ứng dụng - ý câu ứng dụng nói gì ? - 1 HS đọc: Ong bay bướm lượn - Tả cảnh ong bướm bay đi tìm hoa rất đẹp. 3.2. Hướng dẫn HS quan sát nhận xét. - Chữ nào cao 2,5 li ? - o, b, l, y - Các chữ còn lại cao mấy li ? - Cao 1 li - Khoảng cách giữa các chữ - Bằng khoảng cách viết một chữ o 3.3. Hướng dẫn viết chữ: Ong - HS tập viết chữ Ong vào bảng con - GV nhận xét HS viết bảng con 4. HS viết vở tập viết vào vở: - HS viết vào vở - Viết 1 dòng chữ O cỡ vừa - Viết 2 dòng chữ O cỡ nhỏ - Viết 1 dòng chữ Ong cỡ vừa - Viết 2 dòng chữ Ong cỡ nhỏ - GV theo dõi HS viết bài. - 2 dòng ứng dụng cỡ nhỏ. 5. Chấm, chữa bài: - Chấm 5-7 bài, nhận xét. C. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét chung tiết học. - Về nhà luyện viết. Tập đọc Tiết : đàn gà mới nở I. Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và sau mỗi dòng thơ. - Biết đọc bài thơ với giọng âu yếm, hồn nhiên, vui tươi. 2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu: - Hiểu nghĩa của các từ khó: Thong thả, líu ríu, dập rờn. - Hiểu nội dung bài: Cả đàn gà ngộ nghĩnh đáng yêu. 3. Thuộc lòng bài thơ: II. đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa bài đọc iII. hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Đọc bài: "Thời gian biểu" - 2 HS đọc - Phương Thảo ghi các việc (thời gian biểu cần để làm gì ? - 1 HS trả lời - Nhận xét. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc: 2.1. GV đọc mẫu toàn bài. - HS nghe. 2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. a. Đọc từng câu - HS tiếp nối nhau đọc từng câu. - GV uốn nắn cách đọc sửa sai cho HS b. Đọc từng khổ thơ trước lớp. - HS tiếp nối nhau đọc từng khổ - GV hướng dẫn cách ngắt giọng, nghỉ hơi một số câu trên bảng phụ. - 1 HS đọc trên bảng phụ. - HS tiếp nối nhau đọc từng dòng thơ trước lớp. - Giảng từ: - Chạy như dính vào nhau gọi là chạy như thế nào ? - Líu ríu chạy. - Hòn to - Đọc phần chú giải c. Đọc từng khổ trong nhóm. - HS đọc theo nhóm 5 - GV theo dõi các nhóm đọc. d. Thi đọc giữa các nhóm. - Đại diện các nhóm thi đọc đồng thanh cá nhân từng đoạn, cả bài. e. Cả lớp đọc ĐT 3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài. Câu 1: - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm - Tình những hình ảnh đáng yêu của đàn ga con ? - Lông vàng sáng ngời, chạy líu rúi như những hòn to nhỏ, lăn tròn trên sân cỏ. Câu 2: - Câu thơ nào cho thấy nhà thơ rất yêu đàn gà mới nở ? - Ôi ! chú gà ơi ta yêu chú lắm. - Gà mẹ bảo vệ âu yếm con như thế nào ? - Gà mẹ bảo vệ, âu yếm con, mẹ vừa thoáng thấy bóng bọn diều, bọn quạ dang đôi cánh cho con chốn vào trong. Câu 3: - Câu thơ nào cho thấy nhà thơ rất yêu đàn gà mới nở. - Ôi ! chú gà ơi ta yêu chú lắm. 4. Học thuộc lòng bài thơ: - Yêu cầu HTL từng khổ thơ, cả bài. - HS THL từng khổ thơ, cả bài thơ. - Thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài. C. Củng cố - dặn dò: - Miêu tả vẻ đẹp ngộ nghĩnh đáng yêu của đàn gà mới nở. - Nhận xét tiết học. Thể dục: Tiết 32: Bài 32: Trò chơi "nhanh lên ban ơi" và vòng tròn I. Mục tiêu: 1. Kiến thức. - Ôn 2 trò chơi: "Nhanh lên bạn ơi" và "Vòng tròn" 2. Kỹ năng: - Tham gia chơi tương đối chủ động 3. Thái độ: - Tự giác tích cực học môn thể dục. II. địa điểm – phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập. - Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, cờ, kẻ sân. III. Nội dung - phương pháp: Nội dung Định lượng Phương pháp A. phần Mở đầu: 1. Nhận lớp: - Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số. 6' ĐHTT: X X X X X X X X X X X X X X X D - Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học. 2. Khởi động: - Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông X X X X X D X X X X X - Cán sự điều khiển - Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung. B. Phần cơ bản: 24' - Ôn trò chơi: "Nhanh lên bạn ơi" 2-3 lần - Ôn trò chơi: Vòng tròn - GV điều khiển - Chơi có kết hợp vần điệu. - GV điều khiển c. Phần kết thúc: 5' - Cúi người thả lỏng 8-10 lần - Nhảy thả lỏng 8-10 lần - Đứng lại vỗ tay hát 1-2' - GV hệ thống bài 1-2' - Nhận xét, giao bài về nhà. 1-2' Thứ sáu, ngày tháng 12 năm 2005 Toán Tiết 78: Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp HS: - Cảm nhận biết về các đơn vị đo thời gian: ngày, giờ, ngày, tháng. - Củng cố kỹ năng xem giờ đúng, xem lịch tháng. II. đồ dùng dạy học: - Tờ lịch tháng 5 có cấu trúc thứ tự như mẫu vẽ trong sách. - Mô hình đồng hồ. II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: B. bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Bài tập: Bài 1: - HS làm nêu tên đồng hồ ứng với nội dung thích hợp với câu - 1 HS đọc yêu cầu. Câu a - Đồng hồ D Câu b - Đồng hồ A Câu c - Đồng hồ C Câu d - Đồng hồ B Bài 2: - 1 HS đọc yêu cầu a. Nêu tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch - 1 HS lên bảng Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 CN Tháng 5 - Tháng năm có bao nhiêu ngày ? - 31 ngày b. Cho biết - Ngày 1 tháng 5 là thứ mấy - Thứ 7 - Các ngày thứ 7 trong tháng 5 là ngày nào ? - là ngày 1,8, 15, 22, 29 - Thứ 4 tuần này là ngày 12 tháng 5 - Thứ 4 tuần trước là ngày nào ? Thứ tư tuần sau là ngày nào ? - Ngày 5/5, ngày 19/5 Bài 3: Cho HS thực hành quay kim đồng hồ - HS thực hành 8, giờ sáng, 2 giờ chiều, 20 giờ, 21 giờ, 9 giờ tối, 14 giờ. C. Củng cố – dặn dò: - Củng cố xem giờ đúng - Nhận xét tiết học. Tập làm văn Tiết 16: Khen ngợi – kể ngắn về con vật Lập thời gian biểu I. Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng nghe và nói: - Biết nói lời khen ngợi, biết kể về một con vật. - Biết kể về một vật nuôi s 2. Rèn kỹ năng viết: - Biết lập thời gian biểu một trong ngày. II. đồ dùng dạy học: - Giấy khổ to làm bài tập 3. III. các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Bài tập 3 Tuần 15 viết về anh, chị em B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: (Miệng) - 1 HS đọc yêu cầu - Từ mỗi câu dưới đây - Đặt một câu mới tỏ ý khen. M: Đàn gà rất đẹp đ đàn gà mới đẹp làm sao ! - Ngoài câu mẫu bạn nào có thể nói câu khác cùng ý khen ngợi đàn gà ? - Đàn gà thật là đẹp. - Yêu cầu HS nói với bạn bên cạnh về câu khen ngợi - HS thảo luận cặp - HS nối tiếp nhau nói. - Chú cường khoẻ quá ! - Lớp mình hôm nay mới sạch làm sao ! - Bạn Nam học giỏi thật. Bài 2: - Kể tên một con vật nuôi trong nhà mà em biết - Chó, mèo, chim, thỏ - Yêu cầu 1 số HS nêu tên con vật mà em biết ? - Nhiều HS nối tiếp nhau kể. Nhà em nuôi một con mèo rất ngoan và rất xinh. Bộ lông nó màu trắng, mắt nó tròn, xanh biếc. Nó đang tập bắt chuột. Khi em ngủ nó thường đến nằm sát bên em, em cảm thấy rất dễ chịu. Bài 3: (Viết) - 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm - Lập thời khoá biểu của em - Đọc lại thời gian biểu tối của bạn Phương Thảo - HS viết bài - Yêu cầu HS tự viết đúng như thực tế. Sau đó đọc cho cả lớp nghe. - 1 số HS đọc bài trước lớp. - Nhận xét C. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. Chính tả: (Nghe – viết) Tiết : Trâu ơi I. Mục đích yêu cầu: - Nghe viết chính xác bài ca dao 42 tiếng thuộc thể thơ lục bát. Từ đoạn viết củng cố cách trình bày một bài thơ lục bát. - Tìm và viết đúng tiếng có âm vần thanh dễ lẫn tr/ch, ao/au, thanh hỏi/thanh ngã II. đồ dùng dạy học: - 2 bảng quay nhỏ III. các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - GV đọc cho 2, 3 HS lên bảng thi viết đúng nhanh các từ, múi bưởi, tàu thuỷ, đen thui, khuy áo - Cả lớp viết bảng con. - 2 HS lên bảng B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu. 2. Hướng dẫn nghe – viết: 2.1. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài: - GV đọc bài ca dao - HS nghe - 2 HS đọc - Bài ca dao là lời của ai nói với ai ? - Lời người nông dân nói với con trâu như nói với một người bạn thân thiết. - Bài ca cao cho em thấy tình cảm của người nông dân đối với con trâu như thế nào ? - Người nông dân rất yêu quý con trâu, trò chuyện tâm tình với trâu như người bạn. - Bài ca dao có mấy dòng ? - 6 dòng - Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào ? - Viết hoa - Bài ca dao viết theo thể thơ nào ? - Thơ lục bát - Nên viết như thế nào ? - Trình tự lề vở dòng 6 sẽ lúi vào khoảng 3 ô, dòng 8 lùi vào 2 ô. - Viết từ khó - HS viết bảng con 2.2. HS viết bài vào vở: - GV đọc cho HS viết - HS viết bài - Đọc cho HS soát lỗi - HS tự soát lỗi ghi ra lề vở. - Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra. 2.3. Chấm chữa bài: - Chấm 5-7 bài nhận xét. 3. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2: - 1 HS đọc yêu cầu - Thi tìm những tiếng chỉ khác ở vần ao hoặc au. - HS tìm và nêu miệng - Nhận xét chữa bài. - VDL bào – báo, cao – cáu cháo – chau, đao – đau hái – háu, lao – lau Bài 3: a - 1 HS đọc yêu cầu - Tìm những tiếng thích hợp điền vào chỗ trống tr hay ch cây tre Che nắng buổi trưa ăn chưa ông trăng chăng dây con trâu châu báu - Nhận xét chữa bài. nước trong chong chóng C. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét chung giờ học. - Về nhà soát lại lỗi trong bài chính tả
Tài liệu đính kèm: