Giáo án tổng hợp Tuần thứ 25 - Lớp 5 năm học 2012

Giáo án tổng hợp Tuần thứ 25 - Lớp 5 năm học 2012

MỤC TIÊU:

 - HS thể hiện tình yêu quê hương bằng các việc làm cụ thể như: sưu tầm thơ, bài hát, tranh ảnh hoặc viết, vẽ về quê hương, đất nước.

 - Tổ chức được một cuộc triển lãm tranh nhỏ về các tranh sưu tầm, tranh vẽ về quê hương, đất nước.

B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

 - Bảng nhóm.

 - HS chuẩn bị tranh, ảnh về quê hương, đất nước.

C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 75 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 712Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Tuần thứ 25 - Lớp 5 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỜI KHĨA BIỂU LỚP 5B.
THỨ HAI
THỨ BA
THỨ TƯ
THỨ NĂM
THỨ SÁU
CC
CT
T
TLV
TLV
Đ Đ
LT&C
ÂN
LT&C
MT
AV
T
TD
T
T
T Đ
KH
T Đ
KH
LS
TD
KT
AV
ĐL
KC
T
HĐNGLL
SHL
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 25
Thứ,ngày
Mơn
Tên bài dạy
HAI
27/02/2012
CC
ĐĐ
Thực hành giữa kì 2
AV
TĐ
Phong cảnh Đền Hùng
TD
T
Kiểm tra giữa kì 2
BA
28/02/2012
CT
Nghe viết : Ai là thủy tổ lồi người
LT&C
Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ
T
Bảng đơn vị đo thời gian
KH
Ơn tập vật chất và năng lượng
KT
Lắp xe ben
HĐNGLL
TƯ
29/02/2012
T
Cộng số đo thời gian
ÂN
TD
TĐ
Cửa sơng
AV
NĂM
01/3/2012
TLV
Tả đồ vật (Kiểm tra viết)
LT&C
Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ
T
Trừ số đo thời gian
KH
Ơn tập vật chất và năng lượng
ĐL
Châu Phi
SÁU
02/3/2012
TLV
Tập viết đoạn đối thoại
MT
T
Luyện tập
LS
Sấm sét đêm giao thừa
KC
Vì muơn dân
SHL
Tổng kết tuần 25
Thứ hai ngøy 27 tháng 02 năm 2012
ĐẠO ĐỨC
 Tiết 25 : THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ II
A/ MỤC TIÊU:
 - HS thể hiện tình yêu quê hương bằng các việc làm cụ thể như: sưu tầm thơ, bài hát, tranh ảnh hoặc viết, vẽ về quê hương, đất nước.
 - Tổ chức được một cuộc triển lãm tranh nhỏ về các tranh sưu tầm, tranh vẽ về quê hương, đất nước.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - Bảng nhóm.
 - HS chuẩn bị tranh, ảnh về quê hương, đất nước.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
KIỂM TRA BÀI CŨ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
GIỚI THIỆU BÀI
- GV nêu mục tiêu tiết học.
 - GV ghi tựa.
- HS lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG 1
GIỚI THIỆU TRANH, ẢNH, BÀI HÁT, BÀI THƠ, BÀI VIẾT VỀ QUÊ HƯƠNG
- GV YC HS trình bày các bài hát, đọc thơ hoặc nói về nội dung các bức tranh sưu tầm được hoặc tự vẽ.
- YC HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét lại, tuyên dương.
- HS trình bày với bạn bên cạnh và trao đổi, chất vấn lẫn nhau.
- 7 đến 10 HS lần lượt đứng lên trình bày trước lớp. Cả lớp chú ý nghe. Mỗi bạn trình bày xong, lớp nêu câu hỏi chất vấn. HS trình bày giải đáp.
- Cả lớp bình chọn bạn trình bày hay nhất.
HOẠT ĐỘNG 2
TRIỂN LÃM NHỎ
- Chia lớp thành 3 nhóm.
- YC các nhóm dùng tranh, ảnh sưu tầm hoặc tranh vẽ dán vào bảng nhóm hoặc giấy khổ to và tập trình bày, giới thiệu trong nhóm về nội dung tranh của nhóm mình.
- Xong, gọi các nhóm trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, tuyện dương.
- HS ngồi theo nhóm.
- Các nhóm thực hiện.
- Đại diện từng nhóm treo tranh trước lớp và giới thiệu. Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm có tranh đẹp, giới thiệu hay.
NHẬN XÉT – DẶN DÒ
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bị tiết sau: Em yêu hòa bình.
- HS lắng nghe.
TẬP ĐỌC
 Tiết 49: PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
A/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
 - Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
 - Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.
 - Hiểu ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
 - Trả lời được các câu hỏi ở SGK.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - Tranh minh họa chủ điểm, minh họa bài đọc ở SGK.
 - Băng giấy viết đoạn văn đọc diễn cảm. 
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi HS đọc bài Hộp thư mật và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, ghi điểm. 
- 3 HS lần lượt đọc và trả lời câu hỏi.
GIỚI THIỆU BÀI
- YC HS quan sát tranh chủ điểm ở SGK, đọc tên chủ điểm và nói suy nghĩ của em về chủ điểm.
- GV cho HS quan sát tranh và giới thiệu dẫn vào bài:
- HS quan sát, phát biểu: Chủ điểm Nhớ nguồn gợi cho em những truyền thống quý báu của dân tộc ta và nhắc nhở chúng ta luôn giữ gìn và phát huy bản sắc, truyền thống dân tộc.
- HS lắng nghe.
 Qua nhiều bài tập đọc, lịch sử, truyện kể các em đã thấy được nước Việt Nam ta có bề dày lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước. Mỗi bài học, mỗi câu chuyện như đưa chúng ta về cội nguồn của dân tộc. Bài tập đọc hôm nay sẽ đưa chúng ta lên thăm vùng đất Tổ.
- GV ghi tựa bài. 
LUYỆN ĐỌC
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV YC HS quan sát tranh và giới thiệu sơ lược về đền Hùng.
- GV chia bài văn thành 3 đoạn.
- Gọi HS đọc tiếp nối theo hàng ngang. Ở lượt đọc thứ 2-3, GV kết hợp cho HS tìm hiểu nghĩa của các từ như phần chú giải.
- YC HS luyện đọc theo cặp. GV xuống các nhóm đọc yếu để giúp đỡ các em thêm.
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- 1 HS khá-giỏi đọc, cả lớp theo dõi SGK.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS dùng viết chì đánh dấu vào SGK.
- 3 lượt HS đọc (mỗi lượt 3 HS đọc), HS còn lại tham gia tìm hiểu nghĩa các từ ngữ như phần chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS giỏi đọc cả bài.
- HS lắng nghe.
TÌM HIỂU BÀI
- Bài văn viết về cảnh vật gì? Ở đâu? 
- Nêu câu hỏi 1.SGK.
- GV bổ sung thêm về truyền thuyết Lạc Long Quân (SGV.113)
- GV nêu câu hỏi 2.SGK.
- GV hỏi thêm: Những từ ngữ đó, gợi cho em thấy cảnh thiên nhiên ở đền Hùng ra sao?
- GV nêu câu hỏi 3.SGK. 
- Hãy kể ngắn gọn về một truyền thuyết mà em biết.
- GV nêu câu hỏi 4.SGK.
- GV giảng thêm.
- Nội dung chính của bài là gì?
- GV nhấn mạnh lại, đính băng giấy ghi nội dung chính của bài văn lên bảng và gọi HS lặp lại.
- HS khá-giỏi phát biểu: Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên của dân tộc ta.
- HS khá-giỏiù phát biểu: Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ, cách nay khoảng 4000 năm. / Vua Hùng thứ 18 có người con gái tên là Mị Nương. / ...
- HS lắng nghe.
- 1 HS TB nêu, HS khác nhận xét bổ sung: những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn, bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa xa lạ núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, những cành hoa đại, những gốc thông già, giếng ngọc trong xanh, ...
- HS khá: Cảnh thiên nhiên ở đền Hùng thật tráng lệ, hùng vĩ.
- Vài HS nối tiếp nêu: Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng; An Dương Vương; ...
- Vài HS kể.
- Vài HS khá-giỏi nối tiếp phát biểu: Nhắc nhở mọi người dù đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì cũng không được quên ngày giỗ Tổ / Nhắc nhở mọi người luôn nhớ đến cội nguồn của dân tộc / ...
- HS lắng nghe.
- HS khá-giỏi trả lời: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
- 3 HS lặp lại.
ĐỌC DIỄN CẢM
- GV hướng dẫn và YC HS tiếp nối đọc diễn cảm cả bài.
- GV nêu đoạn “Lăng các vua Hùng ... xanh mát”; hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu.
- YC HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Mời HS thi đọc trước lớp.
- GV nhận xét lại, tuyên dương.
- 3 HS tiếp nối đọc, cả lớp lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm 2.
- 4 HS thi đọc trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- YC HS đọc thêm một số câu ca dao, tục ngữ về truyền thống hoặc về ngày giỗ Tổ.
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về đọc lại bài, tìm hiểu thêm về cội nguồn, truyền thống dân tộc.
- Chuẩn bị trước bài Cửa sông.
- Một số HS nối tiếp nhau nêu.
- 2 HS nhắc lại.
- HS lắng nghe.
TOÁN 
 Tiết 121 : KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
Thứ ba ngøy 28 tháng 02 năm 2012
CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
 Tiết 25 : AI LÀ THỦY TỔ LOÀI NGƯỜI?
A/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Nghe – viết đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
 - Tìm được các tên riêng trong truyện Dân chơi đồ cổ và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (BT2).
B/ CHUẨN BỊ:
 - Vở bài tập TV5 tập 1.
 - Bảng nhóm để HS làm BT2.
 - Bảng phụ ghi quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
C/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
KIỂM TRA BÀI CŨ
- Cho HS làm lại BT3 tiết 24.
- GV nhận xét.
- 2 HS lên bảng viết, còn lại viết bảng con.
GIỚI THIỆU BÀI
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- GV ghi tựa.
- HS lắng nghe.
HƯỚNG DẪN HỌC SINH NGHE - VIẾT
- GV đọc bài.
- Gọi HS đọc lại.
- GV :Bài chính tả nói về điều gì?
- GV nhắc học sinh xem lại các tên riêng trong bài.
- Cho HS viết bảngcon: Chúa trời, A- đam, Ê- va, Trung Quốc, Nữ Oa, Aán độ, Bra- hma,Sác- lơ Đác- uyn, thế kỷ XIX.
- GV đọc bài cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài một lượt cho HS tự soát lỗi bài của mình.
- GV chọn chấm một số vở.
- Nhận xét, nêu các lỗi phổ biến và kiểm tra HS còn lại.
- HS lắng nghe.
- 1 HS giỏi đọc, cả lớp theo dõi SGK.
- Cho biết truyền thuyết của một số dân tộc trên thế giới về thủy tổ loài người và cách giải thích khoa học vấn đề này.
- HS đọc thầm, xem lại các tên riêng.
- HS viết bảng con.
- HS viết bài.
- HS dùng viết chì soát lỗi vở của mình.
- Vài HS nộp vở, còn lại cho HS đổi vở soát lỗi cho nhau..
- HS giơ tay.
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP
Bài 2
- Gọi HS đọc nội dung bài tập 2.
- Gọi 1 HS đọc chú giải.
- Yêu cầu HS nhắc lại qui tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài.
- GV chốt lại và treo bảng phụ, gọi HS dọc lại, kết hợp VD minh họa.
- GV giải thích thêm từ “Cửu Phủ” (tên của một loại tiền cổ ở trung Quốc thời xưa). 
- Y ... 
GIỚI THIỆU BÀI
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- GV ghi tựa.
- HS lắng nghe.
GIỚI THIỆU KHÁI NIỆM VẬN TỐC
- GV nêu bài toán: Một ôtô mỗi giờ đi được 50 km, một xe máy mỗi giờ đi được 40 km cùng đi quãng đường từ A và đi đến B. Nếu hai xe khởi hành cùng một lúc tại A thì xe nào đi đến B trước?
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp để tìm câu trả lời .
- GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó kết luận : Thông thường ôtô đi nhanh hơn xe máy (vì trong cùng một giờ ôtô đi được quãng đường dài hơn xe máy).
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- HS thảo luận, sau đó một vài HS nêu ý kiến trước lớp.
- HS lắng nghe.
Bài toán 1
- GV dán băng giấy có viết đề bài toán 1, yêu cầu HS đọc lại.
- GV hỏi : Để tính số kí – lô – mét trung bình mỗi giờ ôtô đi được ta làm như thế nào?
- GV có thể vẽ lại sơ đồ bài toán lên bảng và giảng lại cho HS: Trong cả 4 giờ ô tô đi được 170 km, vậy trung bình số ki – lô – mét đi được trong một giờ chính là một phần tư của quãng đường 170 km nên thực hiện 170 : 4.
- GV yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán.
- GV hỏi: Vậy trung bình mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu km?
- GV giảng: Mỗi giờ ô tô đi được là 42,5 km. Ta nói vận tốc trung bình hay nói vắn tắt vận tóc của ô tô là bốn mười hai phẩy năm ki – lô – mét.
- GV hỏi lại :Em hiểu vận tốc ô tô là 42,5 km/giờ là như thế nào? 
- GV ghi bảng :
Vận tốc của ô tô là :
170 : 4 = 42,5 (km/ giờ)
- GV nhấn mạnh: Đơn vị vận tốc ô tô trong bài toán này là km/ giờ.
- GV hỏi lại để rút ra quy tắc:
 + 170 km là gì trong hành trình của ô tô?
 + 4 giờ là gì?
 + 42,5 km là gì?
 + Trong bài toán trên, để tìm vận tốc của ô tô chúng ta đã làm như thế nào ?
 + Gọi quãng đườn là S, thời gian là T , vận tốc là V, em hãy dựa vào cách tính vận tốc trong bài toán trên để lập công thức tính vận tốc.
- GV nhận xét câu trả lời của HS, và kết luận về quy tắc và công thức tính vận tốc.
- GV yêu cầu : Hãy ước lượng và cho thầy biết theo em một người đi bộ thì trung bình mỗi giờ đi được bao nhiêu ki – lô- mét , một người đạp xe đạp thì trung bình mỗi giờ đi được bao nhiêu ki – lô – mét, xe máy chạy mỗi giờ được khoảng bao nhiêu ki – lô –mét ô tô chạy mỗi giờ bao nhiêu ki – lô – mét, ô tô chạy được mỗi giờ bao nhiêu ki – lô – mét?
- GV nhận xét kết quả ước lượng của HS, sau đó nêu: 
 + Thông thường vận tốc máy khoảng của:
Người đi bộ khoảng :5 km/ giờ
Xe đạp khoảng : 15 km/ giờ
Xe máy khoảng : 40 km/ giờ
Ô tô khoảng : 50 km/ giờ
- Gv hỏi : Dựa vào kết quả ước lượng em hãy cho biết thông thường người đi bằng phương tiện gì là nhanh nhất? 
- GV nêu: Như vậy dựa vào vận tốc ta có thể xác định được một chuyển động nào đó là nhanh hay chậm.
- 1 HS đọc to đề bài cho cả lớp cùng nghe.
- HS: Ta thực hiện phép chia 170 : 4.
- HS quan sát, lắng nghe.
- 1 HS lên bảng trình bày.
Giải
Trung bình mỗi giờ ô tô đi được là :
170 : 4 = 42,5 (km)
Đáp số : 42,5 km
- HS: Trung bình mỗi giờ ô tô đi được là 42,5 km.
- HS lắngnghe.
- HS : Nghĩa là mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km (trong 1 giở ô tô đi được 42,5 km).
- HS lần lượt trả lời:
 + Là quãng đường ô tô đi được. 
 + Là thời gian ô tô đi hết 170 km.
 + Là vận tốc của ô tô.
 + Chúng ta đã lấy quãng đường ô tô đi được (170 km) chia cho thời gian đi hết quãng đường đó (4 giờ).
+ HS trao đổi theo cặp, sau đó nêu trước lớp :
v = s : t
- HS lắng nghe, sau đó một số HS nêu lại quy tắc và công thức trước lớp .
- Vài HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS : Thông thường người đi bằng ô tô là nhanh hơn xe máy, xe đạp và đi bộ.
Bài toán 2
- GV dán băng giấy có ghi đề bài 2 lên bảng và gọi học sinh đọc.
- Gọi HS lên bảng tóm tắt bài toán.
- GV hỏi: Để tính vận tốc của người đó chúng ta phải làm như thế nào ?
- GV yêu cầu HS trình bày bài toán .
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV hỏi lại: Đơn vị đo vận tốc của người đó là gì ?
- Em hiểu vận tốc chạy của người đó là 6m/giây như thế nào?
- GV mời 2 HS nhắc lại cách tính vận tốc của một chuyển động.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- 1 HS lên bảng, còn lại làm nháp.
s = 60 m
t = 10 giây
v = ?
- HS: Chúng ta lấy quãng đường (60m) chia cho thời gian (10 giây).
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp.
Giải
Vận tốc chạy của người đó là :
60 : 10 = 6 (m/ giây)
Đáp số: 6m/ giây
- HS : Đơn vị đo vận tốc chạy của người trong bài toán là m/giây (quãng đường tính bằng m, thời gian tính bằng giây).
- Nghĩa là cứ mỗi giây người đó chạy được quãng đường là 6 m.
- 2 HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
LUYỆN TẬP THỰC HÀNH
Bài 1
- YC HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tóm tắt đề toán.
- GV hỏi: Để tính vận tốc của người đi xe máy đó ta làm như thế nào ?
- GV yêu cầu : Các em hãy tính vận tốc của người đi xe máy đó theo đơn vị km/giờ.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
-GV nhận xét, cho điểm HS.
- GV nhắc HS: Trong bài toán trên, quãng đường đi tính theo đơn vị ki – lô –mét, thời gian đi hết quãng đường tính theo giờ nên thông thường ta tính vận tốc theo đơn vị km / giờ.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- 1 HS tóm tắt trước lớp.
- HS: Để tính vận tốc của người đi xe máy đó ta lấy quãng đường đi được (105 km) chia cho thời gian (3 giờ).
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào tập.
Giải
Vận tốc của người đi xe máy đó là :
105 :3 = 35 (km/ giờ)
Đáp số: 35 km / giờ
- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- HS lắng nghe.
Bài tập 2
- GV mời HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán và tự giải.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV hỏi: Em hãy giải thích cách tính vận tốc máy bay theo đơn vị km/ giờ.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào tập.
Giải
Vận tốc của máy bay là :
1800 : 2,5 = 720 ( km/ giờ)
Đáp số :720 km/giờ
- 1 HS nhận xét , nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng .
- HS : Vì quãng đường bay được tính theo ki – lô- mét, thời gian bay hết quãng đường đó tính theo giờ nên vận tốc thường tính theo đơn vị km/ giờ .
CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- GV hỏi : Muốn tìm vận tốc của một chuyển động (đều) ta làm như thế nào?
- Hãy nêu cách viết đơn vị của một vận tốc? 
- Em hiểu câu vận tốc của xe máy là 35,8 km/ giờ nghia là như thế nào?
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò HS về nhà làm các bài tập ở nhà và chuẩn bị tiết sau Luyện tập .
- HS: Muốn tìm vận tốc của một chuyển động ta lấy quãng đường đi được chia cho thời gian đi hết quãng đường đó.
- Đơn vị của một vận tốc bằng tên đơn vị của quãng đường trên tên đơn vị của thời gian.
- Nghĩa là cứ mỗi giờ xe máy đi được quãng đường 35,8 km.
- HS lắng nghe.
SINH HOẠT LỚP
 Tiết 26 : TỔNG KẾT TUẦN 26
A/ MỤC TIÊU :
 - HS nắm được các ưu – khuyết điểm trong tuần qua. Từ đó rút ra được cách khắc phục các mặt còn tồn tại.
 - Giáo dục HS về An toàn giao thông, vệ sinh môi trường và chủ điểm mừng Đảng, mừng xuân.
 - Sinh hoạt HS về nghỉ Tết Nguyên đán.
 - HS có ý thức thi đua trong học tập.
 B/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
 - Bảng lớp kẽ sẵn bảng Tổng kết tuần.
 - Sổ theo dõi, kiểm tra của Ban cán sự lớp.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CÁN SỰ + GV
HOẠT ĐỘNG CỦA CẢ LỚP
MỞ ĐẦU
- Lớp trưởng nêu tầm quan trọng của tiết học, chương trình làm việc, cách làm việc.
- Cả lớp lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG 1
ĐÁNH GIÁ TUẦN QUA
- Lớp trưởng mời tổ trưởng tổ 1 báo cáo tình hình trong tổ tuần qua về mọi mặt.
- Thư ký điền vào bảng tổng kết tuần.
- Lớp trưởng nhận xét lại và đề nghị tuyên dương các bạn học tốt và phê bình các bạn vi phạm của tổ 1.
* Các tổ 2, 3, 4, 5 tiến hành tương tự.
- Sau khi xong cả 5 tổ, lớp trưởng nhận xét, so sánh ưu – khuyết điểm giữa các tổ.
- Thư ký tổng kết điểm và xếp hạng cho từng tổ.
- GV nhận xét khái quát lại, đề nghị tuyên dương các tổ và cá nhân thực hiện tốt trong tuần qua.
- GV nhắc nhở các tổ và cá nhân vi phạm nhiều; đồng thời hướng dẫn cách khắc phục.
- Tổ trưởng tổ 1 báo cáo, cả lớp lắng nghe.
- Lớp có ý kiến bổ sung.
- Lớp vỗ tay tuyên dương.
- Cả lớp lắng nghe.
- Lớp vỗ tay tuyên dương.
- HS lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG 2
PHƯƠNG HƯỚNG – NHIỆM VỤ TUẦN 27
- Đại diện Ban cán sự nêu dự thảo kế hoạch tuần 27:
 + Tiếp tục duy trì nền nếp học tập tốt và các tiêu chí thi đua của lớp theo tổ / tuần.
 + Thực hiện tốt việc vệ sinh lớp học, sân trường.
 + Tiếp tục giúp bạn học tốt hơn môn Toán.
 + Dự học phụ đạo đầy đủ. 
- GV nhấn mạnh lại nhiệm vụ tuần 27 và trong thời gian tới.
- Cả lớp lắng nghe.
- Lớp thảo luận để đi đến thống nhất chung.
- Cả lớp lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG 3
GIÁO DỤC HỌC SINH
- GV giáo dục HS về ATGT, VSMT, Cúm A H1N1, Tết trồng cây.
- GV nhắc nhở một số HS học chưa tốt trong tuần qua. 
- Lớp lắng nghe, sau đó phát biểu ý kiến của mình.
- HS lắng nghe.
KẾT THÚC
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS cố gắng thực hiện tốt nội quy ở tuần sau và thời gian tới.
- HS lắng nghe.
BẢNG TỔNG KẾT ĐIỂM TUẦN 26
Tổ
Điểm tốt
Điểm vi phạm
Điểm còn lại
Học sinh vi phạm
Hạng
1
2
3
4
5

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 25 - 26.doc