Giáo án tổng hợp Tuần thứ 26 - Lớp 3 năm 2011

Giáo án tổng hợp Tuần thứ 26 - Lớp 3 năm 2011

I. Mục tiêu:

A. Tập đọc:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Hiểu nội dung và ý nghĩa: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.

- HS biết: Thể hiện sự cảm thông, đảm nhận trách nhiệm, xác định giá trị.

B. Kể chuyện:

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

II. Đồ dùng dạy học:

 

doc 19 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 600Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp Tuần thứ 26 - Lớp 3 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 26:
Ngày soạn: 25/2/2011.
Ngày giảng: Thứ hai ngày 28 tháng 2 năm 2011.
Giáo dục tập thể:
Chào cờ đầu tuần
Trưởng khu soạn
 Tập đọc kể chuyện
	 Sự tích lễ hội chử đồng tử
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.
- HS biết: Thể hiện sự cảm thông, đảm nhận trách nhiệm, xác định giá trị.
B. Kể chuyện:
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
 1.Đồ dùng:Tranh minh họa + SGK.
 2.Phương pháp:Thảo luận, Hỏi đáp, trình bày
III. Các hoạt động dạy học:
Tập đọc
1.Kiểm tra bài cũ: Học thuộc lòng bài: Ngày hội rừng xanh ? (3HS)
 - HS + GV nhận xét.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài .
b. Luyện đọc
1. GV đọc diễn cảm toàn bài 
- HS nghe
- GV hướng dẫn cách đọc.
2. Luyện đọc giải nghĩa từ 
- Đọc từng câu 
- HS nối tiếp đọc từng câu trong bài.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
+ GV hướng dẫn cách ngắt, nghỉ đúng.
- HS luyện đọc
+ GV gọi HS giải nghĩa từ 
- HS giải nghĩa từ mới 
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- HS đọc theo N4
- Cả lớp đọc ĐT toàn bài 
3. Tìm hiểu bài:
- Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó ?
- Mẹ mất sớm. Hai cha con chỉ có chiếc khố mặc chung
- Cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào?
- Chử Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn sắp cập bờ, hoảng hốt, bới cát vùi mình. Tiên Dung tình cờ cho vây màn tắm đúng chỗ đó.
- Vì sao Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử
- Công chúa cảm đôngh khi biết cảnh nhà của Chử Đồng Tử ..
- Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làng những việc gì?
- Hai người đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải
- Nhân dân làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử ?
- Nhân dân lập đền thờ Chử Đồng Tử ở nhiều nơi.
4. Luyện đọc lại:
- GV đọc diễn cảm Đ1 +2 
- HD cách đọc
- HS nghe 
- 1vài HS thi đọc câu, đoạn văn
- 1HS đọc cả truyện
- HS nhận xét
- GV nhận xét ghi điểm
 Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ 
- HS nghe
2. HD học sinh làm bài tập.
a. Dựa vào tranh, đặt tên cho từng đoạn.
- GV nêu yêu cầu 
- HS quan sát từng tranh minh hoạ 1 nhớ ND từng đoạn truyện -> đặt tên cho từng đoạn.
- GV gọi HS đọc bài 
- HS nêu KQ -> nhận xét
VD: Tranh 1: Cảnh nhà nghèo khó.
 Tranh 2: Duyên trời
 Tranh 3: Giúp dân
- GV nhận xét 
 Tranh 4: Tưởng nhớ.
b. Kể lại từng đoạn câu chuyện
- HS tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện theo tranh
- HS nhận xét
- GV nhận xét - ghi điểm
3. Củng cố - dặn dò:
- Nêu ND chính của bài?
- 2HS
- Về nhà chuẩn bị bài sau
 Toán Tiết 126:
	 Luyện tập 
I. Mục tiêu: 
- Biết cách sử dụng tiền Việt Nam với các mệnh giá đã học
- Biết cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
- Biết giải các bài toán liên quan đến tiền tệ.
II. Đồ dùng dạy học
 Bảng lớp + SGK 
III.Các HĐ dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 	- Làm lại BT 2 + 3 (tiết 125) (2HS)
	 - HS + GV nhận xét.
2. Bài mới:
. Hoạt động 1: Thực hành 
a. Bài 1: Củng cố về tiền Việt Nam 
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm nháp - nêu miệng kết quả
- GV gọi HS nêu kết quả ?
- Chiếc ví ở hình (c) là nhiều tiền nhất (10000đ)
- GV nhận xét
- HS nhận xét
b. Bài 2: Củng cố về đổi tiền, cộng trừ có ĐV là đồng.
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu 
- Yêu cầu làm nháp - nêu kết quả 
a. Lấy 1 tờ giấy bạc 2000đ, 1 tờ giấy bạc 1000đ, 1 tờ 500đ, 1 tờ 100đ thì được 3600đ
- GV nhận xét ghi điểm
b. Lấy 1 tờ giấy bạc 5000đ, 1 tờ 2000đ 1 tờ 500 đ thì được 7500 đ
c. Lấy 1 tờ 2000đ, 2 tờ 500đ và 1 tờ 100đ thì được 3100đ
c. Bài 3: Rèn kỹ năng cộng, trừ trên các số đơn vị là đồng.
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu và quan sát 
+ Tranh vẽ những đồ vật nào ? Giá của từng đồ vật là bao nhiêu ?
- Bút máy 4000đ, hộp sáp màu 5000đ thước kẻ 2000 đ.
+ Em hiểu thế nào là mua vừa đủ tiền ?
- Tức là mua hết tiền không thừa, không thiếu.
- GV gọi HS nêu kết quả 
- HS nêu
+ Mai có đủ tiền mua kéo.
+ Nam đủ tiền mua 1 thước kẻ, 1 hộp sáp màu
d. Bài 4: Giải được bài toán có liên quan đến đơn vị tiền tệ.
- GV gọi HS đọc bài 
- 2 HS đọc yêu cầu bài 
- 2 HS phân tích bài 
- Yêu cầu HS làm vào vở 
 Tóm tắt :
 Bài giải :
 Sữa : 6700đ
Mua sữa và kẹo hết số tiền là:
 Kẹo : 2300đ
 6700 + 2300 = 9000 ( đồng ) 
Đưa cho 2 người bán : 10.000đ
Số tiềncô bán hàng phải trả lại là :
 10.000 - 9000 = 1000 ( đồng ) 
 Đáp số : 1000 đồng 
- GV gọi HS đọc bài 
- 2 HSđọc 
- HS nhận xét 
-> GV nhận xét ghi điểm 
3. Củng cố dặn dò : 
- Nêu lại ND bài ? 
- 1 HS nêu 
- Về nàh chuẩn bị bài sau
Ngày soạn: 26/2/2011.
Ngày giảng: Thứ ba ngày 1 tháng 3 năm 2011.
 Chính tả (nghe viết)
	 Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
I. Mục tiêu:
-. Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT(2)a/b.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết ND bài 2a.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: GV đọc: Chớp trắng, em trông (HS viết bảng con)
 - HS + GV nhận xét.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
b. Hướng dẫn nghe - viết.
*. Hướng dẫn chuẩn bị:
- GV đọc 1 lần đoạn chính tả 
- HS nghe
- 2HS đọc lại 
* Đoạn viết có mấy câu ?
- HS nêu
+ Những chữ cái đầu viết như thế nào?
- Viết hoa
- GV đọc 1 số tiếng khó: Nuôi tằm, dệt vải, Chử Đồng Tử, hiển linh.
- HS nghe, luyện viết vào bảng con.
*. GV đọc đoạn viết 
- HS viết vào vở
GV theo dõi, uấn nắn cho HS
*. Chấm chữa bài:
- GV đọc lại bài 
- HS đổi vở, soát lỗi
- GV thu vở chấm điểm.
*. Hướng dẫn làm bài tập 2a
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập
- HS đọc thầm - làm nháp
- GV dán bảng 3 tờ phiếu
- 3 -> 4 HS lên bảng thi làm bài đọc kết quả.
a. hoa giấy - giản di - giống hệt - rực rỡ 
Hoa giấy - rải kín - làn gió
- GV nhận xét.
3. Củng cố dặn dò
- Về nhà chuẩn bị bài sau
* Đánh giá tiết học
 Tập đọc:
	 Rước đèn ông sao
I. Mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung và bước đầu hiểu ý nghĩa của bài học: Trẻ em Việt Nam rất thích cỗ Trung Thu và đêm hội rước đèn. Trong cuộc vui ngày Tết Trung Thu, các em thêm yêu quý gắn bó với nhau.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ ND bài đọc trong SGK.
III. Các HĐ dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng khổ thơ em thích trong bài: Đi hội Chùa Hương và trả lời câu hỏi (2HS)
 - HS + GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
b. Luyện đọc:
+. GVđọc toàn bài 
GV hướng dẫn cách đọc
- HS nghe
+. HĐ luyện đọc + giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu
- HS nối tiếp đọc từng câu trong bài 
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- GV hướng dẫn cách đọc 1số câu văn dài
- HS nối tiếp đọc đoạn
+ GV gọi HS giải nghĩa từ
- HS giải nghĩa từ mới 
- Đọc từng đoạn trong nhóm 
- Học sinh đọc theo N3.
- Đọc đồng thanh
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
*. Tìm hiểu bài:
- Nội dung mỗi đoạn văn trong bài tả những gì ?
- Đọc đoạn 1: Tả mâm cỗ của Tâm 
Đoạn 2: Tả chiếc đèn ông sao của Hà..
- Mâm cỗ Trung Thu của Tâm được trình bày như thế nào?
- Bày rất vui mắt; 1 quả bưởi có khía 8 cánh hoa, mỗi cánh hoa là 1 quả ổi chín, 1 nải chuối ngự, mía.
- Chiếc đèn ông sao của Hà có gì đẹp?
- Cái đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn.
- Những chi tiết nào cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất vui ?
- HS nêu
*. Luyện đọc lại:
- 1HS khá đọc lại toàn bài
- GV hướng dẫn đọc đúng 1 số câu, đoạn văn
- HS nghe 
- 1 vài HS thi đọc đoạn văn
- 2HS thi đọc cả bài 
- NX 
- GV nhận xét - ghi điểm 
3. Củng cố - dặn dò:
- Nêu lại ND bài ? (3HS)
- Về nhà chuẩn bị bài sau
 Toán Tiết 127:
	Làm quen với thống kê số liệu
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu làm quen với dãy số liệu .
- Biết xử lý số liệu và lập được dãy số liệu.(ở mức độ đơn giản).
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài học trong SGK.
III. Các HĐ dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: Làm bài 4 (tiết 126) (1HS)
 - HS + GV nhận xét.
2. Bài mới:
. Hoạt động 1: Làm quen với dãy số liệu.
a. Hình thành dãy số liệu:
- GV yêu cầu HS quan sát hình minhhoạ trong SGK
- HS quan sát + trả lời 
+ Hình vẽ gì?
- Hình vẽ 4 bạn HS, có số đo chiều cao của 4 bạn
+ Chiều cao của các bạn là bao nhiêu ?
- Chiều cao của các bạn Anh, Phong, Ngân, Minh là 122 cm, 130 cm, 127 cm, 118 cm.
- GV: Dãy các số đo chiều cao của các bạn Anh, Phong, Ngân, Minh; 122 cm, 130cm, 127cm, 118 cm, được gọi là dãy số liệu
+ Hãy đọc dãy số liệu về chiều cao của 4 bạn ?
- 2HS đọc: 112 cm, 130 cm, 127cm, 118cm.
b. Làm quen với thứ tự và số hạng của dãy số liệu.
- Số 122cm đứng thứ mấy trong dãy số liệu về chiều cao của 4 bạn ?
- Số 130 cm em đứng thứ mấy trong dãy số liệu về chiều cao của 4 bạn?
- Đứng thứ nhì.
- Số 127 cm
- Số nào là số đứng thứ tư .
- Số 118 cm
+ Dãy số liệu này có mấy số ?
- Có 4 số
+ Hãy sắp xếp tên các bạn HS trên theo thứ tự chiều cao -> thấp và từ thấp -> cao
- 1HS lên bảng + lớp làm nháp; Minh, Anh, Ngân, Phong
+ Cao -> thấp: Phong, Ngân, Anh, Minh
+ Chiều cao của bạn nào cao nhất ?
-> bạn Phong
+ Chiều cao của bạn nào thấp nhất?
-> bạn Minh
+ Phong cao hơn Minh bao nhiêu cm ?
-> 12cm
+ Những bạn nào cao hơn bạn Anh?
-> Bạn Phong và Ngân
+ Bạn Ngân cao hơn những bạn nào ?
-> Cao hơn Anh và Minh
2. Hoạt động 2: Thực hành 
* Củng cố cho HS về dãy số liệu 
a. Bài 1 (135)
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập
+ Bài toán cho dãy số liệu như thế nào?
-> Về chiều cao của 4 bạn
+ Bài tập yêu cầ gì ?
- Trả lời câu hỏi
- GV yêu cầu HS làm vào nháp - nêu kết quả 
a. Hùng cao 125 cm, Dũng cao 129cm, Hà cao 132cm, Quân cao 135 cm.
- GV nhận xét
b. Dũng cao hơn Hùng 4cm, Hà thấp hơn Quân 3cm, Hà cao hơn Hùng, Dũng thấp hơn Quân.
b. Bài 2 (135) HSKG
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu 
- HS làm việc theo cặp -> HS trả lời 
+ Tháng 2 năm 2004 có mấy ngày chủ nhật ?
- 5 ngày chủ nhật 
+ Chủ nhật đầu tiên là ngày nào?
- Ngày 1 tháng 2
+ Ngày 22 là chủ nhật thứ mấy trong tháng
- Là ngày chủ nhật thứ tư trong tháng.
- GV nhận xét - cho điểm 
c. Bài 3: (135) làm vở
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 
 ... nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương
- HS nghe
- GV đọc: Tân Trào, giỗ tổ 
- HS viết bảng con 3 lần
- GV quan sát, sửa sai cho HS.
*. HD viết vào vở tập viết.
- GV nêu yêu cầu 
- HS nghe
- HS viết bài
*. Chấm, chữa bài.
- GV thu vở chấm điểm 
- GV nhận xét bài viết 
- HS nghe 
3. Củng cố - dặn dò
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
- Đánh giá tiết học
	 Chính tả (nghe viết)
	 Rước đèn ông sao
I. Mục tiêu: 
- Nghe- viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
	- làm đúng BT (2) a/b.
II. Đồ dùng dạy học:
- bảng phụ kẻ bài 2 a
III. Các HĐ dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: - GV đọc; dập dềnh, giặt giũ, dí dỏm (HS viết bảng con)
 - HS + GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
b. HD học sinh nghe - viết.
*. HD chuẩn bị:
- GV đọc 1 lần đoạn viết 
- HS nghe 
- 2HS đọc lại
+ Mâm cỗ Trung Thu của Tám có gì ?
- Có bưởi, ổi, chuối, mít
+ Đoạn văn có mấy câu
- 4 câu
+ Trong đoạn văn những chữ nào viết hoa, Vì sao?
- Những chữ đầu câu tên riêng
- GV đọc 1 số tiếng khó: sắm, quả bưởi, xung quanh
- HS luyện viết vào bảng con
*. GV đọc bài viết 
- HS nghe - viết bài 
- GV theo dõi uấn nắn cho HS 
*. Chấm chữa bài.
- GV đọc lại đoạn viết 
- HS đổi vở - soát lỗi 
- GV thu vở chấm điểm 
*. HD làm bài tập 2a.
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập
- HS làm vào SGK
- GV dán 3 tờ phiếu 
- 3 nhóm HS thi tiếp sức
- Các nhóm đọc kết quả 
R, rổ, rá, rùa,rắn..
d: dao, dây, dế
gi: giường, giày da, gián, giao 
- GV nhẫn xét - ghi điểm
3. Củng cố dặn dò:
- Về nhà chuẩn bị bài sau
- Đánh giá tiết học.
 Tự nhiên xã hội Tiết 51:
 	 Tôm, cua
I.Mục tiêu:
 - Nêu được ích lợi của Tôm, Cua đối với đời sống con người.
- Nói tên và chỉ được các bộ phận các bộ phận bên ngoài của tôm, cua trên hình vẽ hoặc vật thật.
- Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trương tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.
- Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật.
- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong Sgk 
III. Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ: - Kể tên những côn trùng có lợi và có hại ? ( 3 HS) 
 	 -> HS + GV nhận xét 
2. Bài mới:
. Hoạt động 1: Quan sátvà thảo luận .
* Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con tôm và cua .
* Tiến hành :
+ Bước 1 : Làm việc theo nhóm 
- GV yêu cầu HS quan sát hình trong Sgk 
- HS làm việctheo nhóm, nhóm trưởng điều khiển các bạnthảo luận câu hỏi trong Sgk .
- GV quan sát HD thêm cho các nhóm 
+ Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- GV gọi HS trình bày 
- Đại diện các nhóm lên trình bày 
- HS các nhóm lên nhận xét 
* Kết luận : Tôm và cua có hình dạng kích thước khác nhau nhưng chúng đều không có sương sống . Cơ thể chúng được bao phủ 1 lớp vỏ cứng, có nhiều chân, chân phân thành các đốt .
. Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp 
* Mục tiêu: Nêu được ích lợi của tôm và cua.
* Tiến hành:
- GV nêu câu hỏi thảo luận 
- HS trả lời 
+ Tôm, cua sống ở đâu ? 
-Ao, hồ, sông, suối 
+ Nêu ích lợi của tôm và cua ? 
- Làm thức ăn và xuất khẩu 
+ Giới thiệu về HĐ nuôi đánh bắt hay chế biến tôm, cua mà em biết ? 
- HS nêu 
* Kết luận: - Tôm, cua là nhữngthức ăn chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người .
- ở nước ta có nhiều sông hồvà biển là những môi trường thuận tiện để nuôi và đánh bắt tôm, cua .
3. Dặn dò : - Về nhà chuẩn bị bài sau 
	- Nhận xét tiết học .
Ngày soạn: 1/3/2011.
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 4 tháng 3 năm 2011
	Thể dục: Tiết 52:
	 Kiểm tra:Nhảy dây kiểu chụm hai chân
 (GV bộ môn soạn giảng)
	 Tập làm văn
	 Kể về một ngày hội
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết kể về một ngày hội theo các gợi ý cho trước.
- Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu).
- HS biết: Tư duy sáng tạo, tìm kiếm và sử lí thông tin, phân tích, đối chiếu, giao tiếp, lắng nghe và phản hồi tích cực.
II. Đồ dùng dạy học:
	1.Đồ dùng: Gợi ý SGK
	2.Phương pháp: Đóng vai, làm việc nhóm, trình bày.
III.Các hoạt động dạy học:
1,Kiểm tra bài cũ: Kể về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội ở bức tranh 1?
 - HS + GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn HS kể 
 Bài tập 1:
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu
+ Em chọn kể về ngày hội nào ?
- HS phát biểu
- GV nhắc HS: Bài tập yêu cầu kể về 1 ngày hội nhưng các em có thể kể về 1 lễ hội vì trong lễ hội có cả pt hội
- HS nghe
+ Gợi ý chỉ là chỗ dựa để các em kể lại câu chuyện của mình. Tuy nhiên vẫn có thể kể theo cách trả lời từng câu hỏi. Lời kể cần giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội.
- 1HS giỏi kể mẫu 
- Vài HS kể trước lớp
- HS nhận xét, bình chọn
- GV nhận xét - ghi điểm
. Bài tập 2:
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập
- GV chỉ viết các điều các em vừa kể và những trò vui trong ngày hội.
Viết thành 1 đoạn văn liền mạch khoảng 5 câu
- HS nghe - HS viết vào vở 
- 1 số HS đọc bài viết 
- HS nhận xét.
- GV thu vở chấm 1 số bài 
3. Củng cố - dặn dò:
- Nêu lại ND bài ?
- Chuẩn bị bài sau.
	Toán Tiết 130:
	Kiểm tra định kỳ
I.Mục tiêu:
- Xác định số liền trước hoặc số liền sau của số có bốn chữ số; xác định số lớn nhất hoặc số bé nhất trong một nhóm có bốn số, mỗi số có đến bốn chữ số.
- Đặt tính và thực hiện các phép tính: cộng, trừ các số có bốn chữ số có nhớ hai lần không liên tiếp; nhân(chia) số có bốn chữ số với (cho) số có một chữ số.
- Đổi số đo độ dài có tên hai đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo; xác định một ngày nào đó trong một tháng là ngày thứ mấy trong tuần lễ.
- Giải bài toán bằng hai phép tính.
II. Đồ dùng dạy học:
Đề kiểm tra + Giấy kiểm tra
III. Hoạt động dạy học;
1.Kiểm tra bài cũ.
 Kiêm tra sự chuẩn bị của HS
2.Bài mới.
 a. GV đọc đề và chép lên bảng.
 b. HS đọc kĩ đề bài và làm bài.
 Đề bài:
	Phần I: Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.( 4điểm).
	1.Số liền sau của 8457 là:
	 A.8467 ; B.8447 ; C. 8456 ; D. 8458.
	2.Các số: 8617 ; 7861 ; 8716 ; 7816 sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là.
	A. 8617; 8716; 7861; 7816.
	B. 8716; 8617; 7861; 7816.
	C. 7816; 7861; 8617; 8716.
	D. 8617; 8716; 7816; 7861.
	3. Kết quả của phép cộng: 6528 + 2347 là:
	A. 8865; B. 8875; C.8785; D. 8857.
	4. Kết quả của phép trừ : 9046 - 5371 là:
	A. 3675; B. 3657; C. 3565; D.3765.
	Phần II: Làm các bài tập sau: (6điểm ).
Bài 1: Đặt tính rồi tính
1628 x 3	5250 : 5
Bài 2: Tính giá trị biểu thức (2đ)
175 - (30 + 2)	 (72 + 18) x 3	
84 : (4 : 2)
Bài 3: 
Ngày đầu cửa hàng bán được 230m vải. ngày thứ hai bán được 340m vải. Ngày thứ ba bán được 1/3 số m vải bán được trong cả hai ngày đầu. Hỏi ngày thứ ba bán được bao nhiêu m vải ?
* Cách cho điểm:
	Phần I: (4điểm)
	Câu 1: D; câu 2: C ; câu 3: B ; Câu 4: A
	Phần II;(6 điểm).
	Bài 1: (2điểm) - Mỗi phép tính đúng được 1 điểm
 	 1628	 5250	5	
 	 	 3	 02 1050 
 	4884	 25 	 00
	 0
Bài 2 (1,5 đ): Mỗi phép tính đúng được 0,5 đ
175 - (30 + 2) = 175 - 32
 = 143
(72 + 18) x 3 = 90 x 3
 = 270 
84 : (4 : 2) = 84 : 2
 = 42
Bài 3: (2,5đ) : Bài giải
 Hai ngày đầu bán được số m vải là:
 230 + 340 = 570 (m) ( 1điểm)
 Ngày thứ ba bán được số m vải là:
 570 : 3 = 190(m) ( 1điểm)
 Đáp số: 190 m ( 0,5 điểm)
c. HS làm bài GV bao quát lớp.
3.Củng cố dặn dò: 
	- Thu bài kiểm tra .
	- Nhận xét giờ học, HD về nhà
	Tự nhiên xã hội Tiết 52:
	 	 Cá
I. Mục tiêu: 
- Nêu được ích lợi của cá đối với đời sống con người.
- Nói và chỉ được các bộ phận bên ngoài của cá trên hình vẽ hoặc vật thật.
- Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trương tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.
- Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật.
- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy - học:
 Các hình vẽ trong SGK
III. Các HĐ dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa tôm và cua? ( 2HS)
 - HS + GV nhận xét.
2. Bài mới
a. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: Chỉ nói được tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát
* Tiến hành 
- GV nêu yêu cầu HS quan sát hình con cá trong SGK.
- HS quan sát theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển thảo luận câu hỏi.
- GV nêu câu hỏi thảo luận:
+ Chỉ và nói tên các con cá có trong hình? Bạn có nhận xét gì về độ lớn của chúng?
+ Bên ngoài của cá thường có gì bảo vệ ?
Bên trong cá có xương sống không ?
- Đại diện nhóm trình bày 
- Mỗi nhóm giới thiệu một con cá - nhóm khác nhận xét.
+ Hãy rút ra đặc điểm chung của con cá ?
- Vài HS nêu
* Kết luận: Cá là động vật có xương sống, sống dưới nước. Thở bằng mang, cơ thể thường có vảy bao phủ, có vây.
b. Hoạt động 2: Thảo luận 
* Mục tiêu: Thảo luận ích lợi của cá.
* Tiến hành:
- GV nêu câu hỏi:
+ Kể tên 1 số loài cá nước ngọt và nước mặn mà em biết?
- HS thảo luận nhóm theo câu hỏi của giáo viên.
+ Nêu ích lợi của cá ?
+ Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến mà em biết ?
- Đại diện các nhóm trình bày
- HS nhận xét.
* GV kết luận: Phần lớn các loài cá được xử dụng làm thức ăn. Cá là thức ăn ngon và bổ dưỡng chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người
3. Dặn dò 
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
 Giáo dục tập thể
 Sinh hoạt lớp cuối tuần
I. Mục tiêu:
- HS nhận ra đợc những u điểm và khuyết điểm của mình trong tuần qua.
- Khắc phục những nhợc điểm còn tồn tại.
- Phát huy những u điểm đã đạt đợc.
II. Nội dung:
 1. ổn định:
2. GV nhận xét những u điểm và khuyết điểm của HS.
a. Ưu điểm:
	- Đi học đúng giờ.
	- Sách vở đầy đủ, sạch sẽ.
	- Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, guốc dép đầy đủ.
	- Đa số các em ngoan, lễ phép.
	- Vệ sinh trờng lớp sạch sẽ.
	- ý thức học tập tốt, chăm học.
 b. Nhợc điểm:
- Nghỉ học không lý do vẫn còn.
	- ý thức học tập cha tốt .
3. Đánh giá kết quả học tập :
	- Thực hiện tốt các nhiệm vụ của HS.
	- Kết quả học tập theo chủ điểm đạt kết quả tốt.	
4. Phơng hớng: 
- Tiếp tục phát huy những u điểm đã có.
- Chấm dứt việc nghỉ học không có lí do.
- Học bài và làm bài đầy đủ trớc khi đến lớp.
- Phát động phong trào thi đua học tập và lao động lập thành tích chào mừng ngày thành lập đoàn 26/3
5. Văn nghệ:
 Hát về chủ điểm mừng Đảng, Bác Hồ, đoàn thanh niên cộng sản Hồ chí Minh. 
 GV nhận xét chung 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26b.doc