Giáo án tổng hợp Tuần thứ 8 - Lớp 3 năm 2011

Giáo án tổng hợp Tuần thứ 8 - Lớp 3 năm 2011

I. Mục tiêu:

 A. Tập đọc:

- Bước đầu biết đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

-Hiểu ý nghĩa : Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm lẫn nhau (trả lời được các CH 1,2,3,4trong SGK)

 B. Kể chuyện:

Biết kể lại được từng đoạn của câu chuyện

*GDKNS: Xác định giá trị, Thể hiện sự cảm thông.

II.Đồ dùng:

Tranh minh hoạ bài tập đọc.

 Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

III. KTBài cũ:3p

Gv gọi 3 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Bận.

 

doc 25 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 523Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Tuần thứ 8 - Lớp 3 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Từ ngày: 17/10/2011 đến ngày:21/10/2011
Ngày soạn:15/10/2011. Thứ Hai: 17/10/2011.
 Tiết 1+2 : Tập đọc – Kể chuyện:
CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
I. Mục tiêu:
 A. Tập đọc: 
- Bước đầu biết đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
-Hiểu ý nghĩa : Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm lẫn nhau (trả lời được các CH 1,2,3,4trong SGK)
 B. Kể chuyện: 
Biết kể lại được từng đoạn của câu chuyện 
*GDKNS: Xác định giá trị, Thể hiện sự cảm thông.
II.Đồ dùng: 
Tranh minh hoạ bài tập đọc.
 Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. KTBài cũ:3p
Gv gọi 3 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Bận.
Gv nhận xét – ghi điểm.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1p
24p
10p
10p
2p
18p
HĐ 1:Giới thiệu bài 
HĐ2: Luyện đọc
a)Đọc mẫu: Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả.
b)Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
 -Hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó 
 + Yêu cầu học sinh đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó 
 + Yêu cầu 4 học sinh tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi học sinh đọc 1 đoạn 
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm 
 *HĐ 3:Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại cả bài trước lớp 
- Yêu cầu 1 học sinh đọc lại đoạn 1 trước lớp 
- Các bạn nhỏ làm gì ?
- 1 học sinh đọc đoạn 2 trước lớp , cả lớp đọc thầm theo 
 _ Các bạn nhỏ gặp ai trên đường về?
- Vì sao các bạn dừng cả lại?
- Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào?
- Theo em , vì sao không quen biết ông cụ mà các bạn vẫn băn khoăn ,lo lắng cho ông cụ nhiều như vậy ?
- Cuối cùng các bạn nhỏ quyết định như thế nào ?
- Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 3 , 4 để biết chuyện gì đã xảy ra với ông cụ 
- Ông cụ gặp chuyện gì buồn ?
- Vì sao khi trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn ?
- Yêu cầu học sinh đoc đoạn 5 
- Gọi 1 học sinh khác đọc câu hỏi 5, sau đó yêu cầu học sinh thảo luận để trả lời câu hỏi này 
- Gọi đại diện của các nhóm trình bày ý kiến , chú ý yêu cầu học sinh nêu rõ lí do vì sao nhóm em lại chọn tên đó cho câu chuyện 
*HĐ4: Luyện đọc lại bài 
- Giáo viên hoặc học sinh đọc tốt đọc mẫu bài. Chú ý nhấn giọng các từ : dừng lại, mệt mỏi, lộ rõ vẻ u sầu, bị ốm, đánh mất, có thể giúp gì, nặng nhọc, ấm áp, nằm viện, mấy tháng, ốm nặng, khó qua khỏi, lặng đi, thương cảm,.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo vai 
- Tổ chức cho học sinh thi đọc 
- Tuyên dương nhóm đọc tốt 
KỂ CHUYỆN
HĐ1: GV nêu nhiệm vụ
*HĐ2:HD kể chuyện
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của phần kể chuyện .
- Khi kể lại câu chuyện theo lời của bạn nhỏ , em cần chú ý gì về cách xưng hô ?
- Giáo viên chọn 3 học sinh khá cho các em tiếp nối nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện trước lớp 
- Học sinh kể chuyện theo nhóm 
- Học sinh kể chuyện trước lớp 
- Tuyên dương học sinh kể tốt
- Giáo viên: Em học được bài học gì từ các bạn nhỏ trong truyện ?
- Trong cuộc sống hằng ngày , mọi người nên quan tâm , giúp đỡ , chia sẻ với nhau những nổi buồn , niềm vui , sự vất vả khó khăn vì như thế sẽ làm cho mọi người gần gũi , yêu thương nhau hơn , cuộc sống cũng vì thế mà tươi đẹp hơn 
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài 
- Học sinh theo dõi giáo viên đọc bài mẫu
- Mỗi học sinh đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. 
 - Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của giáo viên 
- Thực hiện yêu cầu của giáo viên 
- 4 học sinh tiếp nối nhau đọc bài , cả lớp theo dõi bài trong sách giáo khoa 
- 3 nhóm thi đọc tiếp nối
- 1 học sinh đọc, cả lớp cùng theo dõi trong sách giáo khoa. 
- 1 học sinh đọc thành tiếng , cả lớp theo dõi
- Các bạn nhỏ đang ríu rít ra về sau một cuộc dạo chơi 
- Các bạn nhỏ gặp một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường 
-Vì các bạn nhỏ thấy cụ già trông thật mệt mỏi,cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu 
- Các bạn băn khoăn không biết có chuyện gì xảy ra với ông cụ và bàn tán sôi nổi về điều đó . Có bạn đoán ông cụ bị ốm , có bạn đoán ông cụ đánh mất cái gì
- Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan ./Vì các bạn rất yêu thương mọi người xung quanh.
- Các bạn nhỏ quyết định hỏi thăm ông cụ xem thế nào 
- 1 học sinh đọc đoạn 3 ,4 trước lớp , cả lớp đọc thầm theo 
 - Ông cụ buồn vì bà lão nhà ông bị ốm nặng , đã nằm viện mấy tháng nay và rất khó qua khỏi
- Học sinh thảo luận cặp đôi và trả lời : Vì ông cụ được chia sẽ nỗi buồn với các bạn nhỏ ./Vì sự quan tâm của các bạn nhỏ làm ông cụ thấy bớt cô đơn.
- 1 học sinh đọc trước lớp 
- 1 học sinh đọc , 4 học sinh tạo thành 1 nhóm , thảo luận và trả lời 
- Đại diện học sinh trả lời ,các nhóm khác nghe và nhận xét 
+ Chọn: Những đứa trẻ tốt bụng vì các bạn nhỏ trong truyện là những người bạn tốt bụng và biết yêu thương người khác 
- Theo dõi đọc bài mẫu .Có trhể dùng bút chì gạch chân dưới các từ cần nhấn giọng 
- 6 học sinh tạo thành 1 nhóm và luyện đọc bài theo vai 
- 2 nhóm thi đọc 
- Kể lại câu chuyện: Các em nhỏ và cụ gìa theo lời một bạn nhỏ 
- Xưng hô là tôi ( mình , em ) và giữ nguyên cách xưng hô đó từ đầu đến cuối câu chuyện
- Học sinh 1 kể đoạn 1,2 ; Học sinh 2 kể đoạn 3 ; Học sinh 3 kể đoạn 4 , 5 
- Cả lớp theo dõi và nhận xét 
- Mỗi nhóm 3 học sinh lần lượt từng em kể 1 đoạn trong nhóm , các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau 
- 2 đến 3 học sinh kể trước lớp , cả lớp theo dõi , nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất 
- 1 học sinh kể lại cả câu chuyện trước lớp 
- Học sinh tự do phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của từng em : Biết quan tâm giúp đỡ người khác 
 Hs yếu đọc 1 đoạn. 
Hs yếu đọc .
V. Hoạt động nối tiếp:2p
 - Giáo viên nhận xét tiết học 
 - Bài tập về nhà: - Đọc và tập kể câu chuyện nhiều lần 
 - Chuẩn bị bài mới 
......................................
Tiết 3 – Toán: Tiết36
LUYỆN TẬP
 IMục tiêu:
-Thuộc bảng chia 7 và vận dụng được phép chia 7 trong giải toán.
-Biết xác định 1/7 của một hình đơn giản.
II. Đồ dùng:
GV: Giấy khổ lớn.
HS;VBT, bảng con.
III. KTBài cũ:3p
Kiểm tra 2 học sinh học thuộc bảng chia 7.
Nhận xét.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1p
29p
HĐ1:Giới thiệu bài
HĐ2: Thực hành
Bài 1:Tính nhẩm
-Gọi HS nêu yêu cầu và tính nhẩm theo cặp.
a)7 x 8 = 56 7 x 9 = 63 7 x 6 = 42
 56 : 7 = 8 63 :7 = 9 42 : 7 = 6
 7 x 7 = 49 49 : 7 =7
b)70 : 7= 10 63 : 7 = 9 14 : 7 = 2
 28 : 7 = 4 42 : 6 = 7 42 : 7 = 6
 30 : 6 = 5 35 : 5 = 7 35 : 7 = 5
 18 : 2 = 9 27 : 3 = 9 56 : 7 = 8
Bài 2:Tính(Làm cột 1,2,3)
Bài 3: Bài giải
Số nhóm HS được chia là:
35 : 7 = 5 (nhóm )
ĐS: 5 nhóm 
Bài 4:
 a) 1 số con mèo là 3 con.
 7
 b) 1 số con mèo là 2 con. 
 7
Hoc sinh lắng nghe
-Học sinh nêu yêu cầu và tính nhẩm đố nhau.
-Học sinh đọc đề và giải vào vở.
-Học sinh thảo luận theo cặp và trả lời.
 HS yếu tham gia tính nhẩm.
 HS yếu lên bảng làm 1 bài.
V. Hoạt động nối tiếp:2p
-2 học sinh đọc lại bảng chia 7.
-Dặn học sinh làm bài và chuẩn bị bài sau.
.
Ngày soạn:16/10/2011 Thứ Ba: 18/10/2011
Tiết 1 – Mĩ thuật: Tiết 8
VẼ TRANH: TRANH CHÂN DUNG
I.Mục tiêu:
-Hiểu đặc điểm , hình dáng khuôn mặt người.
- Tập vẽ tranh chân dung đơn giản.
-Vẽ được chân dung người thân trong gia đình hoặc bạn bè.
II. Đồ dùng:
 GV - Sưu tầm một số tranh, ảnh chân dung các lứa tuổi.	 
- Hình gợi ý cách vẽ
- Một vài bài vẽ của hs năm trước.	
 HS: - Vở tập vẽ 3
 - Bút chì, màu vẽ, tẩy...
III. KTBài cũ:2p
 Gv kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
 -Nhận xét.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1p
5p
7p
12p
5p
HĐ1:Giới thiệu bài: Gv lựa chọn cách giới thiệu cho phù hợp với nội dung.
HĐ2: Quan sát nhận xét
- GVgiới thiệu một số tranh chân dung và đặt câu hỏi:
+ Tranh vẽ gì ?
+ Tranh vẽ khuơn mặt, nửa người hay tồn thân.
+ Khuơn mặt cĩ những đặc điểm gì ?
+ Ngồi ra cịn vẽ gì ?
+ Màu sắc trong tranh như thế nào ?
+ Khuơn mặt trong tranh như thế nào ?
+ Theo em, em sẽ vẽ chân dung ai? Người em vẽ cĩ đặc điểm gì ?
* Mỗi người cĩ đặc điểm riêng : khuơn mặt trịn, trái xoan, vuơng, dài.., mắt to, nhỏ, lơng mày đen, đậm.., tĩc kiểu ngắn, dài, búi caoCác em quan sát hoặc nhớ lại những khuơn mặt mà em định vẽ.
 HĐ3: Cách vẽ 
- Cĩ thể quan sát các bạn trong lớp hoặc vẽ theo trí nhớ.
- Dự định vẽ khuơn mặt ngưịi, nửa người, tồn thân để bố cục trong trang giấy cho phù hợp 
- Dựa vào hình hướng dẫn cách vẽ, em hãy nêu các bước tiến hành như thế nào ?
- GV dùng hình hướng dẫn cách vẽ trên bảng
Hoạt động 4: Thực hành
- Gv cho hs xem một số bài của hs các lớp trước vẽ
- Gv quan sát và hướng dẫn hs làm bài
Hoạt động 5: Nhận xét, đánh giá:
- Gv chọn một số bài cho hs cùng xem:
 + Em cĩ nhận xét gì về các bài vẽ ?
 + Em thích bài nào nhất ? Vì sao ?
- GV nhận xét và tuyên dương
* Vẽ tranh chân dung là thể hiện tình yêu thương của mình đối với người thân, bạn bè
-Hs lắng nghe
- Hs quan sát trả lời:
 + Hs trả lời
+Hs trả lời
- Hs lắng nghe
-Hs lắng nghe và quan sát Gv hướng dẫn
-Hs quan sát 
-Hs thực hành
- Hs nhận xét về:
 + Hình vẽ
 + Cách sắp xếp
 + Màu sắc
 + Chọn bài mình thích.
H syếu tham gia trả lời câu hỏi.
V. Hoạt động nối tiếp:2p
- Làm bài ở nhà ( nếu chưa xong)
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ màu vào hình có sẵn
- Mang theo đầy đủ dụng cụ học vẽ 
.........................................
Tiết 2 – Toán: Tiết 37
GIẢM ĐI MỘT SỐ LẦN
I.Mục tiêu:
-Biết thực hiện giảm một số đi một số lần và vận dụng vào giải toán.
-Biết phân biệt giảm đi một số đơn vị với giảm đi một số lần.
II. Đồ dùng:
GV: chuẩn bị tranh vẽ mô phỏng cho phần bài học.
HS: VBT, bảng con.
III. KTBài cũ:3p
Gv kiểm tra VBT của học sinh.
-Nhận xét.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1p
9p
20p
HĐ1:giới thiệu bài
HĐ2:HD cách giảm một số đi nhiều lần.
-GV treo tranh và HD học sinh sắp xếp các con gà và đặt câu hỏi để HS trả lời.
-Gv ghi bảng và cho HS nhắc lại.
Hàng trên : 6 con gà
Hàng dưới:6 :3=2 con gà.
Số gà ở hàng trên giảm 3 lần thì được số gà ở hàng dưới.
-Hd tương tự với ví dụ 2.
HĐ3:Thực hành
Bài 1:Viết (theo mẫu)
Số đã cho
12
48
36
24
Giảm 4 lần
12:4=3
48:4=12
36:4=9
24:4=6
Giảm 6 lần
12:6=2
48:6=8
36:6=6
24:6=4
Bài 2:a)Gọi học sinh đọc bài mẫu trong sgk.
b)Bài giải
Thời gian làm cơng việc đĩ bằng máy là:
30 : 5 = 6 (giờ)
ĐS: 6 giờ.
Bài 3:a) Độ dài của đoạn CD: 2 cm.
 b ... Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1p
29p
HĐ1:Giới thiệu bài
HĐ2:Thực hành
Bài 1:tìm X
a)x + 12 =36 b) X x 6 = 30
 x = 36 -12 x = 30 : 6
 x = 24 x = 5
c) x – 25 = 15 d) x : 7 = 5
 x = 15 +25 x = 5 x 7
 x = 40 x = 35
e) 80 – x =30 g)42 : x = 7
 x = 80 -30 x = 42 : 7
 x = 50 x = 6
Bài 2: Tính
 Làm cột 1,2 theo điều chỉnh.
Bài 3:-Gọi học sinh đọc đề tốn. 
Giải
Số lít dầu cịn lại ở trong thùng là:
63 : 3 = 21 (l)
ĐS: 21 lít dầu
Học sinh lắng nghe.
-Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm thành phần chưa biết và làm bài.
-Học sinh làm bài trên bảng và nêu cách tính, cả lớp làm bảng con.
-1 học sinh đọc đề, cả lớp làm bài vào vở.
Hs yếu làm 1 bài và nêu lại cách tìm.
Hs yếu làm 1 bài trên bảng và nêu cách tính.
V. Hoạt động nối tiếp:2p
-Vài học sinh nhắc lại cách tìm thành phần chưa biết.
-Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau
-Nhận xét tiết học.
Tiết 3 – Luyện từ và câu:Tiết 8
TỪ NGỮ VỀ CỘNG ĐỒNG.ÔN TẬP CÂU AI LÀM GÌ?
I. Mục tiêu:
-Hiểu và phân loại được một số từ ngữ về cộng đồng (BT1).
-Biết tìm các bộ phận của câu trả lời câu hỏi: Ai(cái gì, con gì) ? Làm gì?(BT3).
-Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu đã xác định (BT4).( học sinh khá giỏi làm được BT2).
II. Đồ dùng:
GV:-Bảng phụ trình bày BT1
 -Bảng lớp viết BT3, BT4.
HS: VBT, SGK.
III. KTBài cũ:3p
Gv gọi 2 học sinh làm bài tập 2,3 của tuần 7.
-GV nhận xét và ghi điểm cho học sinh.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1p
29p
HĐ1:Giới thiệu bài
HĐ2:HD làm bài tập
Bài tập 1:Gọi học sinh đọc yêu cầu.
-Hỏi : Cộng đồng nghĩa là gì ?
-Vậy chúng ta phải xếp từ cộng đồng vào cột nào ?
-Hỏi : Cộng tác có nghĩa là gì ? 
-Vậy chúng ta phải xếp từ cộng tác vào cột nào ?
-Yêu cầu học sinh suy nghĩ và làm bài tiếp 
-Học sinh nhận xét bài làm của các bạn.
*Mở rộng bài : Tìm thêm các từ có tiếng cộng hoặc tiếng đồng để điền vào bảng trên 
+Bài 2:Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu 
-Yêu cầu học sinh suy nghĩ và nêu nội dung của từng câu trong bài 
*Kết luận nội dung của các câu tục ngữ và yêu cầu học sinh làm bài vào vở 
+Bài 3: 
-Gọi học sinh đọc đề bài 
-Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm bài 
Ai ( cái gì , con gì) ?
Đàn sếu đang sải cánh trên trời cao 
Đám trẻ ra về 
Các em tới chỗ ông cụ , lễ phép hỏi
+Bài 4:Gọi học sinh đọc đề bài 
-Các câu văn trong bài tập được viết theo kiểu câu nào ? 
-Đề bài yêu cầu:Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm.Muốn đặt câu hỏi được đúng chúng ta chú ý điều gì?
-Yêu cầu học sinh làm bài 
Học sinh nghe.
Học sinh đọc đề bài,sau đó 1 học sinh khác đọc các từ ngữ trong bài 
-Cộng đồng là những người cùng sống trong một tập thể hoặc một khu vực, gắn bó với nhau 
-Xếp từ cộng đồng vào cột Những người trong cộng đồng 
-Cộng tác có nghĩa là cùng làm chung một việc
-Xếp từ cộng tác vào cột Thái độ, hoạt động trong cộng đồng 
-Học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.Những người trong cộng đồng : cộng đồng, đồng bào, đồng đội, đồng hương 
Thái độ, hoạt động trong cộng đồng : cộng tác, đồng tâm. 
+ đồng chí, đồng môn, đồng khoá,
+ đồng cảm, đồng lòng,đồng tình,
-1 học sinh đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm bài tập.
-Chung lưng đấu cật:là đoàn kết, góp công, góp sức với nhau để cùng làm việc 
-Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại: chỉ người ích kỉ, thờ ơ với khó khăn, hoạn nạn của người khác 
-Ăn ở như bát nước đầy:chỉ người sống có tình, có nghĩa với mọi người 
-Đồng ý, tán thành các câu a, c; không tán thành với câu b
-Học sinh xung phong nêu ý kiến 
-1 học sinh đọc trước lớp 
-1 học sinh lên bảng làm bài,viết tên bộ phận câu vào cột thích hợp trong bảng; Học sinh cả lớp làm bài vào vở. 
-Học sinh đọc toàn bộ đề bài trước lớp, sau đó 1 học sinh khác đọc lại các câu văn 
-Kiểu câu Ai ( cái gì , con gì ) làm gì ?
-Chúng ta phải xác định được bộ phận câu được in đậm trả lời cho câu hỏi nào? Ai ( cái gì , con gì )? hay làm gì ? 
-1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vào vở .
a)Ai bỡ ngỡ đứng nép bên người thân 
b)Ông ngoại làm gì ?
c)Mẹ bạn làm gì ? 
Hs yếu đọc yêu cầu.
Hs yếu đọc yêu cầu.
V. Hoạt động nối tiếp:2p
-Học sinh nêu lại các nội dung vừa học.
-Dặn học sinh về nhà học thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ ở BT2.
-Nhận xét tiết học.
.
Tiết 4 –Tập làm văn: Tiết 8
KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM
I. Mục tiêu:
-Biết kể về một người hàng xóm theo gợi ý (BT1)
-Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn(khoảng 5 câu)(BT2).
-GD cho học sinh biết yêu quý những người xung quanh.
II. Đồ dùng:
GV: Bảng lớp viết 4 câu hỏi gợi ý kể về người hàng xóm.
HS: Vở bài tập.
III. KTBài cũ:3p
-2 học sinh kể lại câu chuyện Không nỡ nhìn.
+ Nói về tính khôi hài của câu chuyện.
-GV nhận xét – ghi điểm.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1p
29p
HĐ1:Giới thiệu bài
HĐ2:HD làm bài tập
Bài tập 1:Học sinh đọc yêu cầu của bài và các gợi ý (Kể về một người hàng xóm mà em quý mến .) Cả lớp đọc thầm theo 
_Giáo viên nhắc học sinh : SGK gợi ý cho các em 4 câu hỏi để kể về một người hàng xóm.Em có thể kể 5 câu sát theo những gợi ý về đặc điểm hình dáng , tính tình của người đó , tình cảm của gia đình em với người đó, tình cảm của người đó với gia đình em.
-Gọi 1 học sinh khá kể mẫu.
-Yêu cầu học sinh kể cho bạn bên cạnh nghe về người hàng xóm mà mình yêu quý 
-Gọi một số học sinh kể trước lớp 
-Giáo viên nhận xét , bổ sung vào bài kể cho từng học sinh 
 Bài tập 2: Gọi một số học sinh đọc yêu cầu của bài 2
_ Yêu cầu học sinh tự làm bài, sau đó gọi một số em đọc bài trước lớp
_ Giáo viên nhận xét bài viết của học sinh 
-2 học sinh đọc trước lớp . Kể về một người hàng xóm mà em quý mến.
_Học sinh suy nghĩ về người hàng xóm.
-1 học sinh kể trước lớp , cả lớp theo dõi và nhận xét
-Học sinh làm việc theo cặp 
-5 đến 6 học sinh kể, cả lớp theo dõi và nhận xét
Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2
_Học sinh làm bài vào vở
Hs yếu đọc yêu cầu bài tập.
V. Hoạt động nối tiếp:2p
-Dặn học sinh hoàn chỉnh bài văn ở nhà.
Tiết 5 – SHTT+ ATGT
KĨ NĂNG ĐI BỘ VÀ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN (Tiết 2)
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TUẦN 8.KẾ HOẠCH TUẦN 9.
I.Mục tiêu:
-Học sinh biết tổng kết tình hình học tập tuần 8.
-Nắm bắt được kế hoạch tuần 9.
-Gd cho học sinh tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập.
II.Đồ dùng:
GV chuẩn bị nội dung, kế hoạch tuần 9.
III.KTBC:3p
Gv kiểm tra tinh thần chuẩn bị của các tổ trưởng.
Nhận xét.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
2p
23p
HĐ1:Gv thông qua nội dung.
HĐ2: Tiến hành sinh hoạt.
-GV lắng nghe và giải đáp thắc mắc cho học sinh.
*Kế hoạch tuần 9:
-Tiến hành ôn tập và kiểm tra giữa học kỳ I.
-Tiếp tục ôn các bài hát múa của Đội.
-Chấn chỉnh nề nếp học tập cho học sinh,
-Sinh hoạt Sao.
Học sinh lắng nghe.
-Các tổ tiến hành họp và báo cáo.
-Lớp trưởng nhận xét.
-Học sinh nhận khuyết điểm và sửa chữa.
-Cả lớp tự đề ra hướng khắc phục cho thời gian đến.
-Học sinh lắng nghe kế hoạch tuần 9.
V.Hoạt động nối tiếp: 7p
-GV tổ chức cho học sinh hát múa tập thể.
Tiết 1- Thể dục: Bài 15
ÔN ĐI CHUYỂN HƯỚNG PHẢI TRÁI- TRÒ CHƠI” CHIM VỀ TỔ”
 I.Mục tiêu:
-Ôn động tác đi chuyển hướng phải trái. Yêu cầu biết và thực hiện động tác ở mức độ tương đối chính xác.
-Học trò chơi “ chim về tổ”.Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu chơi theo đúng luật.
-GD tính kỉ luật trong khi tập luyện cho học sinh.
II. Đồ dùng:
GV: chuẩn bị còi, kẻ đường đi, vạch chuẩn bị và vạch xuất phát cho đi chuyển hướng , vẽ các ô hoặc vòng tròn cho trò chơi.
III. KTBài cũ:2p
GV gọi học sinh nêu lại nội dung bài trước.
-GV nhận xét.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
3p
25p
2p
HĐ1:Phần mở đầu
-GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
-Khởi động: Xoay các khớp chân, tay.
+Chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập.
+Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
-Gv điều khiển trị chơi”kép cưa lừa xẻ”
HĐ2:Phần cơ bản
-Ơn đi chuyển hướng phải, trái.
-GV biểu dương những học sinh tập tốt.
-Những tổ tập chưa tốt phải chạy 1 vịng xung quanh lớp.
-Học trị chơi: Chim về tổ
-GV nêu tên trị chơi, hướng dẫn cách chơi và nội quy chơi.
-Gv cĩ thể dùng cịi hoặc lệnh để phát di chuyển.
-Sau vài lần chơi GV thay các em làm tổ sẽ thành chim và ngược lại.
HĐ3:Phần kết thúc
Hồi tĩnh: Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
-Cán sự tập hợp lớp và báo cáo.
HS thực hiện dưới sự điều khiển của cán sự.
-HS tham gia trị chơi tích cực.
-Học sinh chia tổ tập luyện.
-Cả lớp thực hiện.
Lần 1 :GV điều khiển.
Lần 2: Lớp trưởng điều khiển.
Lần 3: các tổ thi đua với nhau.
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh chơi thử 2 lần rồi chơi chính thức.
-Cán sự điều khiển.
HS yếu thực hiện đúng động tác.
V. Hoạt động nối tiếp:3p
-Học sinh nhắc lại nội dung bài vừa học.
-Giao bài về nhà: ôn các nội dung ĐHĐN và RLTTCB.
Tiết 1 –Thể dục:Bài 16
ĐI CHUYỂN HƯỚNG PHẢI, TRÁI
I. Mục tiêu:
-Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi chuyển hướng phải trái.Yêu cầu học sinh thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác.
-Trò chơi: Chim về tổ. Biết cách chơi và tham gia trò chơi chủ động.
-GD tinh thần kỉ luật cho học sinh.
II Đồ dùng:
Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ. chuẩn bị còi cho trò chơi.
III KTBài cũ:2p
Gv yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung tiết trước.
Nhận xét.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
3p
25p
2p
HĐ1:Phần mở đầu
-Gv phổ biến nội dung, phương pháp ôn tập.
-Khởi động:chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập.Tậi chỗ khởi động các khớp.
-Gv điều khiển trò chơi: có chúng em.
HĐ2:Phần cơ bản
-Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi chuyển hướng phải trái.
+Gv cho học sinh tập luyện theo tổ nhóm.
+GV theo dõi, uốn nắn.
-GV điều khiển trò chơi: chim về tổ.
-GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi và nội quy chơi.
-Gv có thể dùng còi hoặc lệnh để phát di chuyển.
-Sau vài lần chơi GV thay các em làm tổ sẽ thành chim và ngược lại.
HĐ3:Phần kết thúc
Hồi tĩnh: Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
-cán sự tập hợp lớp và báo cáo.
-Cán sự điều khiển học sinh làm theo.
-Học sinh chơi chủ động.
-Học sinh tập hợp theo tổ , nhóm.
-học sinh tham gia chơi tích cực.
-Cán sự điều khiển,cả lớp cùng thực hiện.
Tân thực hiện tương đối.
V. Hoaït ñoäng noái tieáp:3p
-Học sinh nhắc lại nội dung vừa học.
-Giao bài về nhà: Ôn các nội dung đội hình đội ngũ và rèn luyện tư thế cơ bản đã học.
-Chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8.doc