Giáo án Tuần 13 Khối 3

Giáo án Tuần 13 Khối 3

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 1: QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG

 I – Mục tiêu :

 1-Thế nào là quan tâm giúp đỡ người hàng xóm láng giềng .

 2- HS biết quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng trong cuộc sống hàng ngày .

3- HS có thái độ tôn trọng những người hàng xóm láng giềng .

 II –Tài liệu và phương tiện :

 Vở BTĐĐ (nếu có ) . Phiếu học tập cho hoạt động 3 tiết 2. phiếu học tập cá nhân .

Các bài thơ,bài hát về chủ đề bài học .

 

doc 46 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1238Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 13 Khối 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13 Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2009
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 1: QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG
 ªª§ªª
 I – Mục tiêu : 
 1-Thế nào là quan tâm giúp đỡ người hàng xóm láng giềng . 
 2- HS biết quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng trong cuộc sống hàng ngày . 
3- HS có thái độ tôn trọng những người hàng xóm láng giềng . 
 II –Tài liệu và phương tiện : 
 Vở BTĐĐ (nếu có ) . Phiếu học tập cho hoạt động 3 tiết 2. phiếu học tập cá nhân .
Các bài thơ,bài hát về chủ đề bài học .
 III-Các hoạt động dạy và học :
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-Khởiđộng :
GV giới thiệu bài : ® tựa 
Hoạt động 1 : Phân tích truyện :”Chị Thuỷ của em ”
Mục tiêu : HS biết biểu hiện sự quan tâm giúp đở người hàng xóm láng giềng .
Cách tiến hành : GV kể chuyện (có tranh minh họa )
 Nội dung câu chuyện : Bé Viên ở nhà một mình mẹ thì đi vắng 
 Thuỷ cô bé hàng xóm đã giúp đỡ bé Viên khi không có người lớn ở nhà. Khi biết được chuyện mẹ bé Viên đã cảm ơn cô bé hàng xóm tốt bụng .
 GV hỏi : 
-Trong câu chuyện có những nhân vật nào ? 
-Vì sao bé Viên cần sự giúp đở của Thuỷ ? 
- Thuỷ đã làm gì để bé Viên vui chơi ở nhà ? 
-Vì sao mẹ bé Viên lại cảm ơn Thuỷ ? 
- Em biết điều gì qua chuyện trên ?.
-Vì sao phải quan tâm giúp đở người hàng xóm ? 
Hát : 
Thảo luận nhóm 
HS trao đổi với nhau theo nhóm .
Thảo luận cả lớp .
HS nêu cách giải quyết .
.
HS đàm thoại theo các câu hỏi .
GV kết luận : Ai cũng gặp lúc khó khăn hoạn nạn . Vì vậy không chỉ người lớn mà trẻ con cũng gần quan tâm , giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm vừa sức mình . 
Hoạt động 2 : Đặt tên tranh .
 Mục tiêu : HS hiểu được ý nghĩa của các hành vi , việc làm đối với người hàng xóm , láng giềng .
 Cách tiến hành : GV chia nhóm giao cho mỗi nhóm thảo luận 
 Về nội dung một tranh và đặt tên cho tranh . 
 GV kết luận : Khẳng định việc làm của các bạn nhỏ trong tranh 
 1 ,3 ,4 là quan tâm giúp đở hàng xóm , láng giềng . Còn các bạn trong tranh 2 làm ồn ảnh hưởng đến người hàng xóm .
Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến .
 Mục tiêu : HS biết bày tỏ ý kiến trước những quan niệm có.
 liên quan đến việc quan tâm giúp đỡ người hàng xóm .
 Cách tiến hành : GV chia nhóm cho HS hoạt động bày tỏ thái 
 độ có liên quan đến nội dung bài học .
 a – Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau .
 b – Đèn nhà ai , nấy rạng 
 c - Giúp đỡ người hàng xóm là biểu hiện tình làng nghĩa xóm
 d – Trẻ em cũng tham gia giúp đỡ người hàng xóm bằng những việc phù hợp với khả năng .
 GV kết luận : Các ý : a, c, d, là đúng . ý : b là sai . Dù tuổi nhỏ em cũng cần làm những việc phù hợp với khả năng để giúp đỡ người hàng xóm . 
Hướng dẫn thực hành : 
 Thực hiện giúp đỡ người hàng xóm bằng những việc làm phù hợp với khả năng .Sưu tầm những tục ngữ , ca dao nói về chủ đề giúp đỡ người hàng xóm .
HS thảo luận nhóm .
Đại diện các nhóm trình bày .
Các nhóm khác góp ý kiến bổ sung .
Các nhóm thảo luận .
Đại diện từng nhóm trình bày .
Các nhóm khác góp ý kiến bổ sung . 
 TIẾT 2 : 
Khởi động : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu cacá tư liệu sưu tầm về chủ đề bài học 
Cách tiến hành : GV cho HS trình bày tranh ảnh sưu tầm được 
 GV tổng kết , khen cá nhân và nhóm HS đã sưu tầm được nhiều tư liệu và trình bày tốt .
Hoạt động 2 : Đánh giá hành vi . 
 Mục tiêu : Biết đánh giá hành vi việc làm đối với người hàng xóm láng giềng .
 Cách tiến hành : GV nêu yêu cầu .
 a Chào hỏi lễ phép khi gặp người hàng xóm .
 b –Đánh nhau với trẻ con hàng xóm .
 c – Ném gà của nhà hàng xóm .
 d – Hỏi thăm người hàng xóm khi có chuyện buồn .
 đ – Hái trộm quả trong vườn nhà háng xóm .
 e – Không làm ồn trong giờ nghỉ trưa .
 g – Không vứt rác sang nhà hàng xóm .
 GV kết luận :
 - Các câu : a, d, e, g là những việc làm tốt 
 -Các câu : b, c, d là những việc không nên làm .
 GV nhận xét và khen các em đã biết cư xử đúng với người hàng xóm láng giềng . 
Hoạt động 3 : Xử lý tình huống và đóng vai . 
 Mục tiêu : HS có kỷ năng ứng xử tốt với người hàng xóm . 
 Cách tiến hành : GV chia nhóm và phát phiếu giao việc . 
 Tình huống 1 : Bác hai ở cạnh nhà em bị cảm . Bác nhờ em đi gọi con gái Bác giùm .
 Tình huống 2 : Bác Nam có công việc đi đâu từ sớm , Bác nhờ em trông nhà giùm .
 Tình huống 3 : các bạn đến chơi làm ồn trong khi nhà hàng xóm bà cụ đang ốm . 
 Tình huống 4 : Khách của gia đình bác Hải đến chơi mà cả nhà đi vắng . Người khách nhờ em chuyển hộ thư cho bác Hải .
Hát 
HS trưng bày tranh ảnh cadao, tục ngữ mà các em sưu tầm được 
-Từng cá nhân hoặc nhóm lên trình bày trước lớp . 
HS nhận xét những hành vi sau . 
HS thảo luận nhóm .
-Đại diện các nhóm trình bày .
- Cả lớp trao đổi nhận xét 
HS tự liên hệ theo các việc làm trên .
-Mỗi nhóm thảo luận xử lý một tình huống rồi đóng vai . 
Thảo luận cả lớp về cách ứng xử trong mỗi tình huống .
 GV kết luận : 
 Tình huống 1 : Em nên gọi người nhà giúp bác Hải .
 Tình huống 2: Em nên trông hộ giùm nhà bác Nam .
 Tình huống 3 : Em nên nhắc các bạn giữ yêu lặng để khônglàm ảnh hưởng đến người bị ốm .
 Tình huống 4 : Em nên nhận giùm thư khi bác Hải về sẻ đưa lại .
Kết luận chung : Người xưa đã nói chớ quên .
 Láng giềng tắt lửa , tối đèn có nhau .
	Giữ gìn tình nghĩa tương giao .
 Sẵn sàng giúp đỡ khác nào người thân .	
Dặên dò : Xem trước bài “Biết ơn thương binh , liệt sĩ ”
Bổ sung:
 Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2009
 MÔN : TOÁN 
 BÀI : SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN .
 I.Mục đích yêu cầu:
 1.Kiến thức :_Biết thực hiện so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn .
 2.Kĩ năng :_Áp dụng để giải toán có lời văn .
 3.Thái độ :_Ham thích học môn toán .
 II.Chuẩn bị :
 1.Giáo viên : Bảng phụ ghi sẵn bài tập cần sửa .
 2.Học sinh : Vở, bảng con , nháp .
 III.Hoạt động lên lớp :
Thời
gian
 Hoạt động của học sinh 
 Hoạt động của học sinh 
 5’
 15’
 20’
1.Khởi động : Hát bài hát 
 2.Kiểm tra bài cũ:Cho học sinh làm bài tập:Có 56 kg muối,chia đều thành 8 túi Hỏi mỗi túi có bao nhiêu ki-lô-gam muối?
 3.Bài mới:
­Giới thiệu bài :Tiết học này ta thực hiện so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.Áp dụng để giải toán có lời văn . 
­Hoạt động 1:Hướng dẫn thực hiện so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn 
(Phương pháp đàm thoại, giảng giải, động não, thực hành )
a)Ví dụ :
 _Nêu bài toán : Đoạn thẳng AB dài 2 cm đoạn thẳng CD dài 6 cm . Hỏi đoạn thẳng CD dài gấp mấy lần đoạn thẳng AB?
_Độ dài đoạn thẳng CD gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB.Khi có độ dài đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB ta nói độ dài đoạn thẳng AB bằng độ dài đoạn thẳng CD .
_Hàng trên có 8 ô vuông, hàng dưới có 2 ô vuông. Hỏi ô vuông hàng trên gấp mấy lần ô vuông hàng dưới ? 
_Số ô vuông hàng trên gấp 4 lần số ô vuông hàng dưới, vậy số ô vuông hàng dưới bằng một phần mấy số ô vuông hàng trên ? 
b)Bài toán:Yêu cầu học sinh đọc bài toán. 
_Mẹ bao nhiêu tuổi ? 
_Con bao nhiêu tuổi ? 
_Vậy tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con ? Vậy tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ ? 
 _Hướng dẫn học sinh cách trình bày bài giải. 
 _Bài toán trên được gọi là bài toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. 
­Hoạt động 2 : Luyện tập, thực hành 
(Phương pháp đàm thoại, luyện tập thực hành)
+Bài1:Yêu cầu học sinh đọc dòng đầu tiên của bảng. 
 _Hỏi : 8 gấp mấy lần 2 ? 
 _Vậy 2 bằng một phần mấy 8 ? 
 _Yêu cầu học sinh làm tiếp các phần còn lại.
+Bài 2 : Gọi 1 học sinh đọc đề bài. 
_Bài toán thuộc dạng toán gì ? 
_Yêu cầu học sinh làm bài. 
 +Bài 3 :Gọi 1 học sinh đọc đề bài. 
_Yêu cầu học sinh quan sát hình a) và nêu số hình vuông màu xanh, số hình vuông màu trắng có trong hình này. 
_Số hình vuông màu trắng gấp mấy lần số hình vuông màu xanh ? 
_Vậy trong hình a) số hình vuông màu xanh bằng một phần mấy số hình vuông màu trắng? 
_Yêu cầu học sinh tự làm các phần còn lại
_ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
_ Học sinh thực hiện phép chia: 6 : 2 =3 (lần)
-Số ô vuông hàng trên gấp 8 : 2 = 4 lần số ô vuông hàng dưới. 
-Số ô vuông hàng dưới bằng số ô vuông hàng trên. 
 _Mẹ 30 tuổi,con 6 tuổi.Hỏi tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ ? 
 _Mẹ 30 tuổi. 
 _Con 6 tuổi. 
 _Tuổi mẹ gấp tuổi con : 30 : 6 = 5 lần.Tuổi con bằng tuổi mẹ. 
Bài giải 
Tuổi mẹ gấp tuổi con số lần là 
30 : 6 = 5 (lần) 
Vậy tuổi con bằng tuổi mẹ. 
Đáp số : 
_Đọc:Số lớn,số bé, số lớn gấp mấy lần số bé,số bé bằng một phần mấy số lớn. 
 +8 gấp 4 lần 2. 
 _2 bằng của 8. 
 _1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vơ ûđể kiểm tra bài của nhau. 
 _Một học sinh đọc đề bài 
_Bài toán thuộc dạng so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. 
_1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở 
 _Trong mỗi hình dưới đây, số hình vuông màu xanh bằng một phần mấy số hình vuông màu trắng ? 
 _Hình a) có 1 hình vuông màu xanh và 5 hình vuông màu trắng. 
_Số hình vuông màu trắng gấp 5 lần số hình vuông ma ... t viết một bức thư cho một bạn cùng lứa tuổi thuộc một tỉnh miền nam theo gợi ý trong SGK .Trình bày đúng thể thức một bức thư ( theo mẩu thư gửi bà tuần 10 trang 81 ) 
Biết dùng từ đặt đúng câu , viết đúng chính tả .Biết bộc lộ tình cảm thân ái với người bạn mình viết thư .
 II – Đồ dùng dạy học : 
 Bảng lớp viết đề bài gợi ý viết thư 
 III – Các hoạt động dạy và học : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Khởi dộng 
A-Kiểm tra bài củ : 
 GV kiểm tra bài HS .
HS đọc đoạn văn về cảnh đẹp đất nước ta .
GV nhận xét chấm điểm .
B –Dạy bài mới : 
H Đ 1 -Giới thiệu bài : Trong tiết học hôm nay các em sẽ làm quen một bài tập thú vị ; viết một bức thư cho người bạn cùng lứa tuổi ở miền nam để làm quen và hẹn cùng thi đua học tốt .
-Hát
-3 HS 
H Đ 2 -Hướng dẫn HS làm bài : 
Bài tập 1 : GV hướng dẫn HS phân tích đề bài thật nhanh để viết được lá thư đúng yêu cầu .
GV hỏi : 
Bài tập yêu cầu các em viết thư cho ai ? ( cho một người bạn ở tỉnh thuộc miền khác với miền em đang ở . . .em là người miền nam hải viết thư cho ngưòi miền Trung ) 
Việc đầu tiên các em cần xác định rỏ .
Em viết thư cho bạn tên là gì ? Ở tỉnh nào ? Miền nào ? . . . .
Mục đích viết thư là gì ? ( Làm quen và cùng bạn học tập tốt ) 
Những nội dung cơ bản trong thư lá gì ? ( nêu lý do viết thư , Tự giới thiệu , Hỏi thăm bạn , Hẹn bạn cùng thi đua học tập tốt . ) 
Hình thức của một lá thư như thế nào ? ( như mẫu trong bài thư gửi bà , SGK , trang 81 ) 
Hướng dẫn HS làm mẫu – nói về nội dung theo gợi ý : VD : Bạn Hoa thân mến ! 
 Chắc bạn rất nhiên khi nhận được thư này vì bạn không hề biết mình nhưng mình biết bạn , vừa qua mình đọc báo nhi đồng và được biết về tấm gương vượt khó của bạn . Mình rất khâm phục nên muốn viết thư làm quen với bạn . . .
Mình tự giới thiệu : mình tên là nguyễn thu Hương , học sinh lớp` . . . 
HS viết thư 
GV nhận xét , chấm điểm .
HĐ 3 Cũng cố – Dặn dò : 
GV biểu dương những em viết thư hay
Xem trước bài : “Nghe – kể : tôi củng như bác giới thiệu hoạt động ” 
- 1Hs đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý .
- 4 –5 em nói tên , đia chỉ người các em muốn viết thư .
- 1 HS giỏi nói mẩu lý do viết thư tự giới thiệu .
-HS viết thư vào vở 
Thứ sáu ngày 13 tháng11 năm 2009
MÔN : TOÁN
BÀI : GAM
I.Mục đích yêu cầu : 
 1.Kiến thức :_Nhận biết về đơn vị đo khối lượng gam và sự liên kết giữa gam và ki-lôâ-gam
 _Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân đĩa và cân đồng hồ. 
 2.Kĩ năng : _Biết thực hiện bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng. 
 _Giải bài toán có lời văn có các số đo khối lượng
II.Chuẩn bị :
 1.Giáo viên : chiếc cân đĩa, 1 chiếc cân đồng hồ. 
 2.Học sinh : Vở , Bảng con, SGK 
III.Hoạt động lên lớp : 
Họat động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1.K 1.Khởi động : Hát bài hát
 2.Kiểm tra bài cũ :Gọi 2 học sinh lên đọc bảng học thuộc lòng bảng nhân 9. 
3.Bài mới:
­Giới thiệu bài:Tiết hôm nay giúp các em: Nhận biết về đơn vị đo khối lượng gam và sự liên kết giữagam và ki-lo-gam.
­Hoạt động 1 :Giới thiệu gam và mối quan hệ giữa gam và ki-lo-gam (Phương pháp trực quan, đàm thoại, phân tích, giảng giải )
 _Yêu cầu học sinh nêu đơn vị đo khối lượng đã học. 
 _Đưa ra chiếc cân đĩa, một quả cân 1 kg, 1 túi đường có khối lượng nhẹ hơn 1 kg. 
 _Thực hành cân gói đường và yêu cầu học sinh quan sát. 
_Gói đường như thế nào so với 1 kg ? 
 _Chúng ta đã biết chính xác cân nặng của gói đường chưa ? 
 _Để biết chính xác cân nặng của gói đường và những vật nhỏ hơn 1 kg, hay cân nặng không chẳng số lần của ki-lo- gam, người ta dùng đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn ki-lô-gam là gam. Gam viết tắt là g, đọc là gam. 
 _Giới thiệu các quả cân 1 g, 2 g, 5 g, 10 g, 20 g, 
 _Giới thiệu 1000 g = 1 kg. 
 _Thực hành cân lại gói đường lúc đầu và cho học sinh đọc cân nặng của gói đường. 
 _Giới thiệu chiếc cân đồng hồ, chỉ và giới thiệu các số đo có đơn vị là gam trên cân đồng hồ. 
­Hoạt động2:Luyện tập,thực hành (Phương pháp luyện tập thực hành
 +Bài 1:Yêu cầu học sinh quan sát hình minh hoạ bài tập để đọc số. 
 _Hộp đường cân nặng bao nhiêu gam ? 
 _3 quả táo câng nặng bao nhiêu gam 
 _Vì sao con biết 3 quả táo cân nặng 700g ?
+Bài 2:Quả đu đủ nặng bao nhiêu gam ? 
 _Vì sao con biết ở đu đủ nặng 800 kg ? 
 _Làm tương tự với phần b). 
+Bài 3: 
 _Viết lên bảng 22 g + 47 g và yêu cầu học sinh tính. 
 _Hỏi : Con đã tính thế nào để tìm ra 69 g? 
 _Vậy khi thực hành tính với các số đo khối lượng ta làm như thế nào ? 
 _Yêu cầu học sinh tự làm các phần còn lại. 
+Bài 4 :Gọi 1 học sinh đọc đề bài. 
_Cả hộp sữa cân nặng bao nhiêu gam ? 
 _Cân nặng của cả hộp sữa chính là cân nặng của vỏ hộp cộng với cân nặng của sữa bên trong hộp. 
_Muốn tính số cân nặng của sữa bên trong hộp ta làm như thế nào? 
_Yêu cầu học sinh làm bài. 
 +Bài 5 : Gọi 1 học sinh đọc đề bài. 
 _Yêu cầu học sinh tự làm bài. 
_ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài. 
 _Ki – lô – gam. 
 _ Học sinh quan sát . 
 _Gói đường nhẹ hơn 1 kg.
 _Chưa biết. 
 _Hộp đường cân nặng 200 g. 
 _3 quả táo cân nặng 700 g . 
 _Vì 3 quả táo cân nặng bằng hai quả cân 500 g và 200 g, 500 g + 200 kg = 700. 
 _Quả đu đủ nặng 800g. 
 _Vì kim trên mặt sân chỉ vào
 số 800g. 
 _Tính 22g + 47g = 69g. 
 _Lấy 22 + 47 = 69, ghi tên đơn vị 
đo là g vào sau số 69. 
 _Ta thực hiện phép tính bình thường như đối với các số tự nhiên sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả tính. 
_ Học sinh làm bài xong đổi chéo vở để kiểm 
 _1 học sinh đọc đề, cả lớp theo dõi 
 _ Cả hộp sữa cân nặng 455g. 
 _Ta lấy cân nặng của cả hộp sữa trừ đi cân nặng của vỏ hộp. 
 _1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở . 
 _1 học sinh đọc đề , cả lớp theo dõi 
 _1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở .
 4.Củng cố :_ Giáo viên nhận xét tiết học
 5.Dặn dò : _Bài nhà : Yêu cầu học sinh về nhà đọc, viết cân nặng của một số đồ vật.
 _Chuẩn bị bài: Luyện tập 
 *Các ghi nhận lưu ý : 
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 13 tháng11 năm 2009
MÔN: ÂM NHẠC 
 BÀI : ÔN TẬP BÀI HÁT CON CHIM NON 
 I.Mục đích yêu cầu : 
 _ Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca
 _ Tập hát nhấn đúng phách mạnh của nhịp ¾ 
 _ Biết gõ đệm nhịp ¾ theo bài hát 
 II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên:
 _ Nhạc cụ, băng nhạc, máy nghe, trống nhỏ, thanh phách 
 _ Gợi ý hát và kết hợp vận động theo nhịp 3 
 _ Các em đứng, đặt 2 tay lên ngang hông 
 Động tác 1 : ( phách 1 ) Chân trái bước sang trái 
 Động tác 2 ( phách 2 ) Chân phải chụm vào chân trái 
 Động tác 3 ( phách 3 ) Chân trái giậm tại chỗ 1 cái 
 Liên tục thực hiện các động tác như trên nhưng chuyển sang chân phải 
 Lúc đầu, một nhóm hát, một nhóm vận động theo các động tác trên.Sau đó các em vừa hát vừa vận động 
 Trước khi học sinh vừa hát vừa vận động, giáo viên ra lệnh bằng số đếm 1-2-3 thật đều đặn, nhịp nhàng cho các em tập làm quen với các động tác như đã hướng dẫn ở trên 
 Chú ý : Bài Con chim non có 1 phách lấy đà, do đó phách mạnh đầu tiên của bài ứng vào tiếng “ minh” ( Bình minh lên ) 
 2.Học sinh : Vở hát 
III.Hoạt động lên lớp
 1.Khởi động: Hát bài hát
 2. Kiểm tra bài cũ : 
 3.Bài mới: 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
­Giới thiệu bài:Tiết hôm nay các em sẽ ôn tập bài hát: Con chim non.
­Hoạt động 1 : Ôn tập bài hát: Con chim non( Phương pháp trực quan, quan sát, đàm thoại, luyện tập )
_ Giáo viên cho học sinh nghe băng 
_ Lần lượt giáo viên cho cả lớp ôn luyện bài hát theo nhóm 
_ Học sinh hát kết hợp đệm theo nhịp 3 
_Phách mạnh : Vỗ 2 tay xuống bàn 
_Hai phách nhẹ : Vỗ hai tay vào nhau 
_ Dùng 2 nhạc cụ gõ đệm theo nhịp 3 
Nhóm 1 gõ trống : phách mạnh 
Nhóm 2 gõ thanh phách : 2 phách nhẹ 
­Hoạt động 2 : Học sinh tập hát kết hợp vận động theo nhịp 3 
_ Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các động tác( như phần chuẩn bị ) 
_ Giáo viên hát ( hoặc cho nghe băng ) , 
_ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
_ Học sinh nghe băng nhạc
_ Cả lớp ôn luyện bài hát theo nhóm 
_ Học sinh hát kết hợp đệm theo nhịp 3 
_ Học sinh tập các động tác theo hiệu lệnh đếm 1-2-3 
_ Học sinh vận động theo các động tác đã hướng dẫn.
4.Củng cố :_ Giáo viên nhận xét tiết học 
5.Dặn dò: _Bài nhà: Tập hát nhiều lần cho quen 
 _Chuẩn bị bài : Hát bài:Ngày mùa vui
 *Các ghi nhận, lưu ý : 
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 13.doc