Tiết 2: Tập đọc - Kể chuyện
Luyện đọc: NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN
I. Mục tiêu
- HS đọc đúng, trôi chảy và lưu loát toàn bài. Bước đầu biết đọc diễn cảm.
- Hiểu nghĩa các từ mới và nắm được nội dung bài.
II. Nội dung
TUẦN 15 ( Chiều ) Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2012 Tiết 1: Thể dục Tiết 29: BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG – TRÒ CHƠI Giáo viên dạy: Hà Lan Anh ________________________________________ Tiết 2: Tập đọc kế chuyện ÔN: HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA I. Mục đích yêu cầu * KNS: Học sinh biết yêu lao động và sản phẩm do lao động mà có. * HSKT: Luyện đánh vần đọc 1-2 câu theo sự giúp đỡ của giáo viên. - Luyện đọc phân vai theo lời các nhân vật trong truyện - Sắp xếp lại các tranh (SGk) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện và cả câu chuyện theo tranh minh hoạ. II. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài 2. Luyện đọc a. Giáo viên đọc toàn bài b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và giải nghĩa từ * Đọc câu trong đoạn: * Đọc đoạn trước lớp - Cho học sinh đoạn đoạn trước lớp * Đọc đoạn trong nhóm - Cho học sinh đọc đồng thanh cả bài 3. Tìm hiểu bài - Cho học sinh rút ra nội dung bài học? 4. Luyện đọc lại - Cho HS nối tiếp nhau đọc lại các đoạn của truyện - Giáo viên đọc lại đoạn 3 - Hướng dẫn học sinh đọc đoạn 3 - Nhận xét và bình chọn 5. Kể chuyện a. Giáo viên nêu nhiệm vụ b. Hướng dẫn học sinh sắp xếp loại 4 bức tranh - Học sinh kể từng bức tranh - Gọi học sinh nối tiếp nhau kể lại cả câu chuyện. 3. Củng cố – Dặn dò - Qua câu chuyện này giúp em hiểu điều gì ? - Nhận xét giờ học - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau - Chú ý theo dõi - Học sinh đọc tiếp sức từng câu - Học sinh đọc tiếp sức đoạn - Học sinh đọc nhóm đôi - Đại diện các nhóm thi đọc - Đọc đồng thanh cả bài - Hai bàn tay lao động của con người chính là tạo nên nguồn của cải. - Hoc sinh nới tiếp nhau đọc lại các đoạn của truyện - Học sinh thi đọc đoạn 3 - Nhận xét - Học sinh nêu nhiệm vụ - HS thảo luận nhóm 4 xếp lại thứ tự các tranh - báo cáo. - Học sinh tập kể từng đoạn theo tranh - Học sinh nối tiếp nhau kể lại từng đoạn câu chuyện - 2 Học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện - Cần chăm chỉ lao động mới là người có ích. - Chú ý theo dõi ______________________________________ Tiết 3 : Toán ÔN: CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I. Mục tiêu - Luyện thực hiện tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số - HS thực hành làm các bài tập trong vở bài tập. * HSKT: Luyện làm 1-2 phép tính bài tập 1 theo sự giúp đỡ của giáo viên II. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: 3. Thực hành Bài 1 - Gọi học sinh đọc yêu cầu - Hướng dẫn học sinh làm bài - Nhận xét, cho HS nêu lại cách thực hiện các phép tính. Bài 2 - Gọi học sinh đọc yêu cầu - Cho học sinh làm bài Tóm tắt 9 học sinh : 1 hàng 234 học sinh : ... hàng ? 3. Củng cố - Dặn dò - Học sinh nhắc lại nội dung bài - Nhận xét giờ học - Dặn: Học bài, chuẩn bị bài sau - Chú ý theo dõi Học sinh đọc yêu cầu - Học sinh làm bài bảng con, bảng lớp 872 4 375 5 8 218 35 75 07 25 32 25 32 0 0 390 6 230 6 36 65 18 38 30 50 30 48 0 2 - Học sinh đọc yêu cầu - Học sinh phân tích và làm bài ra nháp. Bài giải 234 học sinh xếp được số hàng là : 234 : 9 = 26 ( hàng) Đáp số : 26 hàng. - Học sinh nhắc lại nội dung bài học - Chú ý theo dõi. ____________________________________________________________ Thứ ba ngày 27 tháng 11 năm 2012 Tiết 1: Chính tả Tiết 29 : HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA I. Mục đích yêu cầu Rèn kỹ năng viết chính tả: - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn 4 của truyện Hũ bạc của người cha - Làm đúng bài tập chính tả điền tiếng có vần ( ui/ uôi) ; - Tìm và viết đúng chính tả các từ chứa tiếng có âm ,vần dễ lẫn: s/ x, * HSKT: luyện viết 1-2 câu theo sự giúp đỡ của giáo viên. II. Đồ dùng dạy học 1. Giáo viên:- SGK, bài tập chuẩn bị ra bảng phụ 2. Học sinh:- Sách giáo khoa, bảng, vở. 3.Hình thức: Học sinh làm bài cá nhân. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ. - GV đọc cho học sinh viết bảng con, bảng lớp. - GV cùng cả lớp nhận xét. 2. Bài mới. 2.1. Giới thiệu bài: 2.2. Hướng dẫn viết chính tả a. Chuẩn bị - Giáo viên đọc bài viết + Lời nói của người cha đợc viết như thế nào? + Những chữ nào trong bài dễ viết sai chính tả - Giáo viên cho học sinh viết một số từ khó - Nhận xét b. Học sinh viết bài - GV đọc bài cho học sinh viết bài. - Theo dõi học sinh viết - Nhắc nhở tư thế ngồi viết c. Chấm chữa - Giáo viên đọc lại bài - Giáo viên thu bài - Chấm 5 bài tại lớp - Nhận xét 2.3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập a. Bài tập 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu - Hướng dẫn học sinh làm bài trên bảng phụ Nhận xét b. Bài tập 3: - Gọi học sinh đọc yêu cầu - Hướng dẫn học sinh làm bài - GV đọc từng gợi ý. 3. Củng cố – dặn dò - Cho học sinh viết lại các từ, tiếng hay viết sai - Nhận xét giờ học. - Về nhà các em học bài và chuẩn bị bài sau - HS viết bảng con: đèo cao; sợi giang; - Chú ý theo dõi. - Học sinh theo dõi - 1- 2 Học sinh đọc bài viết + Viết sau dấu hai chấm, xuống dòng gạch đầu dòng. Chữ đầu dòng, đầu câu viết hoa. - HS tự nêu - Học sinh viết một số từ khó trong bài - HS nêu quy tắc viết chính tả. - Học sinh viết bài vào vở - Học sinh dùng bút chì soát lỗi - Thu bài - Học sinh đọc yêu cầu - Học sinh làm bài ra PBT. Lời giải: Mũi dao - con muỗi. Hạt muối - múi bưởi. Núi lửa - nuôi nấng. Tuổi trẻ - tủi thân. - Học sinh đọc yêu cầu. - Học sinh làm bài bảng con. sót- xôi - sáng - Nhắc lại nội dung bài. - Chú ý theo dõi. ___________________________________________ Tiết 2: Thể duc Tiết 30: TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ Giáo viên dạy: Hà Lan Anh __________________________________________ Tiết 3: Tiếng Anh Tiết 13: REVIEW Giáo viên dạy: Nguyễn Thị Luân ____________________________________________________________ Thứ tư ngày 28 tháng 11năm 2012 Tiết 1: Tập đọc: ÔN: NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN I. Mục đích yêu cầu - Luyện đọc nhanh, chính xác, nhấn giọng một số từ ngữ tả đặc điểm của nhà rông - Hiểu đặc điểm nhà rông và những sinh hoạt cộng động ở Tây Nguyên gắn với nhà rông. * HSKT: Luyện đánh vần đọc 1-2 câu theo sự giúp đỡ của giáo viên. II. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài 2. Luyện đọc * Đọc câu: - Học sinh đọc tiếp sức theo câu - Sửa phát âm * Đọc đoạn trước lớp - Cho học sinh chia đoạn - Cho học sinh đọc từng đoạn trước lớp * Đọc đoạn trong nhóm - Cho học sinh thi đọc trước lớp 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài - Em suy nghĩ gì về nhà rông ở Tây Nguyên? 4. Luyện đọc lại - Hướng dẫn học sinh thi đọc diển cảm toàn bài - Nhận xét và bình chọn 5. Củng cố - dặn dò - Cho 1 học sinh đọc bài và nêu lại nội dung bài học. - Nhận xét giờ học - Về nhà các em học bài và chuẩn bị bài sau. - Học sinh theo dõi - HS đọc tiếp sức từng câu - Học sinh chia bài làm 4 đoạn - Học sinh đọc từng đoạn theo hình thức tiếp sức. - Học sinh đọc nhóm 2. - Gọi một số nhóm thi đọc trước lớp + Biết được điểm của nhà rông Tây Nguyên và những sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên gắn với nhà rông. - Là nơi ngủ tập trung của trai làng 16 tuổiđể bảo vệ buôn làng. - học sinh đọc bài theo nhóm, cá nhân - Nhắc lại nội dung bài - Chú ý theo dõi, ghi nhớ. _______________________________________ Tiết 3: HĐGDNGLL Tiết 15: VIẾNG NGHĨA TRANG LIỆT SĨ Ở ĐỊA PHƯƠNG Giáo viên dạy: Trần Thị Huề _________________________________________________________ Thứ năm ngày 29 tháng 11 năm 2012 Tiết 1: Toán ÔN: GIỚI THIỆU BẢNG CHIA I. Mục tiêu - Ôn cách sử dụng bảng chia, luyện học thuộc bảng chia - Vận dụng bảng chia vào làm các bài tập. * HSKT: Luyện đọc thuộc bảng chia, áp dụng làm 1- 2 phép tính chia đơn giản II. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài 2. Thực hành Bài 2 - Học sinh đọc yêu cầu - Cho học sinh phân tích bài toán. *GV: Để tìm thành phần chưa biết trong phép tính chia các em cần sử dụng bảng chia để tính. - GV cùng học sinh nhận xét. Bài 3 - Học sinh đọc yêu cầu - Cho học sinh phân tích đề và làm bài Tóm tắt 132 trang đã đọc chưa đọc? *Nhận xét, kết luận dạng toán cần ghi nhớ. 3. Củng cố dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. - Chú ý theo dõi - Học sinh đọc yêu cầu - Học sinh làm bài ra PBT. - 1 số HS nêu kết quả tính từng cột. - Học sinh đọc yêu cầu, phân tích , tóm tắt, nêu cách làm. - Học sinh làm bài bảng con, bảng lớp. Bài giải Minh đã đọc được số trang sách là 132 : 4 = 33 ( trang ) Minh còn phải đọc số trang sách là 132 – 33 = 99 ( trang ) Đáp số : 99 trang sách - Nhắc lại nội dung bài - Chú ý theo dõi. ______________________________________________ Tiết 2: Chính tả ( Nghe viết ) Tiết 30: NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN I. Mục đích yêu cầu - Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng 1 đoạn trong bài Nhà rông ở Tây Nguyên. - Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống vần dễ lẫn (ưi/ươi), tìm những tiếng có thể ghép với các tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn. * HSKT: Luyện viết từng chữ theo sự giúp đỡ của giáo viên II. Đồ dùng dạy học - 2 băng giấy viết 6 từ như bài tập 2 - 3 băng giấy kẻ bảng viết 4 từ của bài tập 3a III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: - 2 Hs lên bảng viết: mũi dao, con muỗi, tủi thân, bò sát, đồ xôi... - Nhận xét, chữa bài. 2. Bài mới 2.1 Giới thiệu: 2.2 Hướng dẫn viết chính tả - GV đọc mẫu + Gian đầu nhà rông được trang trí như thế nào? + Đoạn văn có mấy câu? Những chữ nào trong đoạn văn phải viết hoa? + Những chữ nào trong đoạn văn dễ viết sai chính tả? - Yêu cầu HS đọc và viết lại các từ vừa tìm được - GV đọc cho Hs viết chính tả - Đọc lại cho học sinh soát lỗi. Gv chấm từ 5 đến 7 bài 2.3 Hướng dẫn làm bài tập Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu bài - Bài tập này còn khuyết phần nào? Bài yêu cầu gì? 2 HS lên bảng điền Lớp làm nháp GV chốt lời giải đúng Bài 3: 1 HS đọc yêu cầu của bài 3 nhóm lên bảng thi viết từ HS làm nháp 3. Củng cố dặn dò - Nhắc lại nội dung bài. - Nhận xét giờ học - Dặn: Làm bài tập chuẩn bị bài sau - Học sinh viết bảng con, bảng lớp. HS lắng nghe đọc thầm 2 HS đọc lại - Gian đầu là nơi thờ thần làng: có một giỏ mây đựng hòn đá thần treo trên vách, xung quanh hòn đá thần treo những cành hoa được đan bằng tre, vũ khí nông cụ, chiêng trống dùng khi cúng tế. Đoạn văn có 3 câu Những chữ đầu câu phải viết hoa. Gian, nhà rông, giỏ mây, lập làng, truyền, chiêng trống HS luyện viết tiếng khó. - HS viết bài - Đổi vở soát lỗi Lớp đọc thầm - Còn khuyết phần vần. - Điền vào chỗ trống ưi hay ươi. khung cửi, gửi thư, mát rượi, sưởi ấm, cưỡi ngựa, tưới cây xâu: xâu kim, xâu xấu, xâu xé. . . sâu: sâu bọ, ao sâu, nông sâu. . . xẻ: xẻ gỗ, mổ xẻ, thợ xẻ, xẻ tà. . . sẻ: chim sẻ, san sẻ, chia sẻ. . . - Nhắc lại nội dung bài. - Chú ý theo dõi. ________________________________________________ Tiết 3: Luyện chữ Tiết 15: VỀ QUÊ NGOẠI I. Mục đích yêu cầu - Học sinh luyện viết bài sạc đẹp theo thể thơ lục bát - Rèn luyện kĩ năng viết nhanh, đẹp cho học sinh II. Nội dung Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện viết bài thơ. Chấm chưa lỗi cho học sinh Em về quê ngoại nghỉ hè, Gặp đầm sen nở mà mê hương trời. Gặp bà tưổi đã tám mươi, Quên quên nhớ nhớ những lời ngày xưa. Gặp trăng gặp gió bất ngờ, Ở trong phố chẳng bao giờ có đâu. Bạn bè ríu rít tìm nhau Qua con đường đất rực màu rơm phơi. Bóng tre mát rợp vai người Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm. Về thăm quê ngoại, lòng em Yêu thêm cuộc sống, yêu thêm con người : Em ăn hạt gạo lâu rồi Hôm nay mới gặp những người làm ra. Những người chân đất thật thà Em thương như thể thương bà ngoại em. III. Củng cố - Dặn dò Nhắc lại nội dung bài học Nhận xét giờ học Dặn: Luyện viết lại bài. __________________________________________________________ Thứ sáu ngày 30 tháng 11 năm 2012 Tiết 1 : Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu - Rèn kĩ năng tính chia với cách viết gọn, giải bài toán có hai phép tính. - Luyện làm các bài tập trong sách giáo khoa * HSKT: Luyện làm bài tập 1 theo sự giúp đỡ của giáo viên. II.Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 2: - Bài yêu cầu gì? - HS làm bảng con. - Nêu cách thực hiện phép chia Bài 3: 1, 2 Học sinh đọc bài - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? Bước 1: Tìm quãng đường BC Bước 2: Tìm quãng đường AC Củng cố dạng toán gấp một số lên nhiều lần Bài 4: 1, 2 HS đọc bài - Bài toán hỏi gì? - Bài toán cho biết gì? -Tóm tắt và giải B1: Tìm 1/5 số ao len đã dệt B2: Tìm số phải dệt 3. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại nội dung ôn tập - Nhận xét giờ học - Chú ý theo dõi - Đặt tính rồi tính - Nhắc lại cách thực hiện. - Học sinh đọc bài toán. Giải Quãng đường BC dài là: 172 4 = 688 (m) Quãng đường AC dài là: 688 + 172 = 860 (m) Đáp số: 860m Lớp đọc thầm Kế hoạch phải dệt 450 chiếc áo len Đã làm kế hoạch đó Còn phải dệt ... chiếc áo Giải Số chiếc áo len đã dệt là 450 : 5 = 90 (chiếc áo) Số chiếc áo len còn phải dệt là 450 - 90 = 360 (chiếc áo) Đáp số: 360 chiếc áo - Nhắc lại nội dung bài học - Chú ý theo dõi. _________________________________________________ Tiết 2: Tập làm văn ÔN: NGHE KỂ: GIẤU CÀY – GIỚI THIỆU TỔ EM I. Mục đích yêu cầu - Luyện kể lại đúng nội dung chuyện vui: Giấu cày. Giọng kể vui khôi hài. - Viết được một đoạn văn giới thiệu về tổ, các thành viên trong tổ mình. * HSKT: nhắc lại chuyện, tập giới thiệu tên các bạn trong tổ * KNS: Giới thiệu được rõ ràng, mạch lạc tên các thành viên trong tổ mình II. Các hoạt động dạy học 1.Giới thiệu bài: 2 Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: Nghe và kể lại câu chuyện Giấu cày * Cho học sinh quan sát tranh- kết hợp kể - Bác nông dân đang làm gì? - Khi được gọi về ăn cơm bác nông dân nói thế nào? - Vì sao bác bị vợ trách? - Khi thấy mất cày bác lam gì? - Cho học sinh kể theo nhóm. GV khen ngợi những HS nhớ chuyện, kể phân biệt lời các nhân vật (Lời bác nông dân, lời vợ bác) - Câu chuyện đáng buồn cười ở chỗ nào? Bài 2: - Cho học sinh viết bài - Gọi học sinh đọc trước lớp - Giáo viên nhận xét- Tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài. - Nhận xét giờ học - Chú ý theo dõi. - Chú ý nghe giáo viên kể chuyện. - Cả lớp quan sát tranh minh hoạ và đọc lại 3 câu hỏi gợi ý - Bác đang cày ruộng. - Bác hét to: Để tôi dấu cái cày vào chỗ bụi đã. - Vì giấu cày mà la to lên chỗ giấu người khác sẽ biết chỗ giấu mà lấy mất cày. - Nhìn trước nhìn sau chẳng thấy ai, bác mới ghé sát tai vợ thì thầm: Nó lấy mất cày rồi. - Học sinh luyện kể theo nhóm - Khi đáng nói nhỏ thì lại nói to, khi đáng nói to thì lại nói nhỏ. Giấu cày thì nói to để kẻ trộm biết mà lấy mất cày. Mất cày đáng nói to để mọi người biết mà mách cho tên trộm đang ở đâu thì lại nói nhỏ - Học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Học sinh viết đoạn văn giới thiệu tổ mình. - Học sinh đọc đoạn văn trước lớp. - Nhắc lại nội dung bài - Chú ý theo dõi. ___________________________________________ Tiết 3: Sinh hoạt SINH HOẠT LỚP TUẦN 15 I. Mục tiêu - Nhận xét hoạt động trong tuần 15, giúp học sinh thấy được những ưu khuyết điểm của cá nhân, tập thể trong tuần và cách khắc phục những nhược điểm.. - Đề ra phương hướng hoạt động tuần sau II. Nội dung 1. Nhận xét hoạt động tuần 15 - Lớp trưởng tổng hợp, nhận xét chung. - Ý kiến cá nhân về hoạt động trong tuần và đề xuất cho phương hướng tuần tới: + Tuyên dương: Hảo, Tiến, Ngân, Mới, Toàn + Nhắc nhở: Yên, ngoai, Lường, Tuấn lười học, viết ẩu 2. Phương hướng hoạt động tuần sau - Tiếp tục củng cố và thực hiện tốt mọi nề nếp, nội quy lớp học. - Thực hiện chương trình và kế hoạch hoạt động tuần học thứ 15 - Phụ đạo học sinh yếu - trung bình. - Thi đua học tốt chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. - Khắc phục những tồn tại của tuần trước 3. Văn nghệ - Tổ chức cho Học sinh chơi trò chơi mà các em thích. - Nhận xét tiết học, giao nhiệm vụ cho ban cán sự lớp. ______________________________________________________
Tài liệu đính kèm: