Giáo án Tuần 16 đến 20 - Lớp 3

Giáo án Tuần 16 đến 20 - Lớp 3

Tập đọc - Kể chuyện

TIẾT 46-47:ĐÔI BẠN

I. Mục tiêu

* Tập đọc

- Bước đầu biết đọc phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật

- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn (trả lời được các CH 1, 2, 3, 4)

 * Kể chuyện

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý

II. Đồ dùng

- Tranh minh hoạ bài tập đọc, bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 118 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 676Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 16 đến 20 - Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Ngày soạn 12-12
Ngày giảng Thứ hai ngày 19 tháng 12 năm 2011
Tập đọc - Kể chuyện
Tiết 46-47:Đôi bạn
I. Mục tiêu
* Tập đọc
- Bước đầu biết đọc phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật 
- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn (trả lời được các CH 1, 2, 3, 4)
 * Kể chuyện
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý
II. Đồ dùng 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc, bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc
III. Các hoạt động dạy học 
1 ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra 
- Yêu cầu 2 HS đọc và TLCH về ND bài tập đọc Nhà rông ở Tây Nguyên
- Nhận xét 
3. Bài mới
. Giới thiệu bài 
. Hướng dẫn luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt.
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó .
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó 
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài, chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS .
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài .
- Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc bài trước lớp , mỗi HS đọc một đoạn
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
. Tìm hiểu bài
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp .
- Thành và Mến kết bạn với nhau vào dịp nào?
- Mến ra thị xã có gì lạ?
- ở công viên, Mến đã có hành động gì đáng khen ?
- Qua hành động này, em thấy Mến có đức tính gì đáng quý?
- Hãy đọc câu nói của người bố và cho biết em hiểu ntn về câu nói của bố?
. Luyện đọc lại
- GV chọn đọc mẫu một đoạn trong bài, sau đó yêu cầu HS chọn đọc lại một đoạn trong bài.
- Nhận xét.
. Kể chuyện
* Kể mẫu 
- 1 HS đọc yêu cầu 1 của phần KC
- Gọi HS kể mẫu đoạn
- Nhận xét 
* Kể trong nhóm
- Yêu cầu HS chọn 1 đoạn kể và kể cho bạn bên cạnh nghe 
* Kể trước lớp
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện . Sau đó gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện .
- Nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố, dặn dò:
- Em có suy nghĩ gì về người thành phố ( Người nông thôn).
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và CB bài sau
- 2 HS lên bảng
- HS lắng nghe.
- Mỗi HS đọc một câu , tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài.
- Đọc từng đoạn trong bài .
- Đọc từng đoạn trước lớp 
- Người làng quê như thế đấy/con ạ.//Lúc đất nước có chiến tranh ,/ họ sẵn lòng sẻ nhà / sẻ cửa.// Cứu người,/ họ không hề ngần ngại.//
- Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới . HS đặt câu hỏi với từ tuyệt vọng.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
- Mỗi nhóm 3 HS lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 2 Nhóm thi đọc tiếp nối.
- 1 HS đọc cả lớp cùng theo dõi.
- Thành và Mến kết bạn với nhau từ ngày nhỏ, khi giặc Mĩ ném bom miền Bắc, gia đình Thành phải rời thành phố, sơ tán về quê Mến ở nông thôn.
- Mến thấy cái gì ở thị xã cũng lạ, thị xã có nhiều phố, phố nào nhà ngói cũng san sát, cái cao ...
- Khi chơi ở công viên , nghe tiếng kêu cứu. Mến lập tức lao xuống hồ cứu một em bé đang vùng vẫy tuyệt vọng.
- Mến dũng cảm và sẵn sàng cứu người, bạn còn rất khéo léo trong khi cứu người .
- Câu nói của người bố khắng định phẩm chất tốt đẹp của người làng quê, họ sẵn sàng chia sẻ khó khăn gian khổ với người khác ...
- Nhiều HS đọc
- Nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu .
- 1 HS kể , cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Kể chuyện theo cặp .
-3 HS kể cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nhận xét, bình chọn
- HS trả lời suy nghĩ của mình.
IV Rút kinh nghiệm tiết dạy :
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
Tiết 76:Luyện tập chung
I. Mục tiêu 
- Biết làm tính và giải toán có hai phép tính
II. Đồ dùng 
- GV : Bảng phụ, phấn màu.
- HS : Vở bài tập, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học 
1 .ổn định tổ chức 
2 Kiểm tra 
- Tìm x: 
5 ´ x = 115 560 : x = 12 - 5
 480 : x = 2 ´ 4
3. Bài mới
. Giới thiệu bài 
. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS nêu YC bài tập.
- YC lớp làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
+ Nêu cách tìm tích, cách tìm thừa số chưa biết.
Bài 2
- Gọi HS nêu YC bài tập.
- YC lớp làm bài vào bảng con
- Gọi HS chữa bài.
+ Nêu cách chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số 
Bài 3
- Gọi HS đọc đề bài.
+ Bài toán hỏi gì? Bài toán cho biết gì?
- YC HS tóm tắt và giải bài toán.
- Gọi HS lên bảng chữa bài. 
+ Muốn biết cửa hàng còn lại bao nhiêu máy bơm ta cần biết gì? 
+ Tìm số máy bơm đã bán bằng cách nào? Vì sao?
Bài 4 (cột 1, 2, 4)
- Gọi HS nêu YC bài tập.
- YC lớp làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
+ Thêm (bớt) một số đơn vị, làm thế nào?
+ Gấp (giảm) một số lên (đi) một số lần, làm thế nào?
4. Củng cố, dặn dò
- NX giờ học.
- Dặn CB bài sau : Làm quen với biểu thức
- 3 HS lên bảng giải 
- Lớp làm nháp
- Điền số 
- HS tự làm bài.
- 4 HS nối tiếp nhau lên bảng điền số.
- Lớp NX.
+ 2 HS trả lời.
- Đặt tính rồi tính 
- HS làm bài.
- HS nhận xét.
+ 1, 2 HS trả lời.
- 1 HS đọc
+1, 2 HS trả lời. 
- Lớp làm bài.
- 1HS lên bảng tóm tắt và giải bài toán.
- Lớp NX, bổ sung
+ .đã bán bao nhiêu máy bơm
+ chiavì tìm 1 trong các phần 
- Điền số
- HS tự làm bài.
- 3 HS lên bảng chữa bài.
+ 2 HS trả lời.
+ 2 HS trả lời.
IV Rút kinh nghiệm tiết dạy :
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thủ công
Tiết 16: CắT, dán chữ E
I. Mục tiêu 
- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ E 
- Kẻ, cắt, dán được chữ E. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng
II. Đồ dùng : GV: Mẫu chữ E đã cắt dán. Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ 
 HS : Giấy thủ công, thước, bút chì , hồ dán
III Các hoạt động dạy học 
1 ổn định tổ chức 
2 . Kiểm tra 
- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS 
3. Bài mới
. Giới thiệu bài
. Quan sát, nhận xét 
- GV giới thiệu mẫu chữ E
- Yêu cầu HS nhận xét về hình dáng, kích thước của chữ E
- GV dùng chữ mẫu để rời, gấp đôi theo chiều ngang
. GV hướng dẫn mẫu 
Bước 1: Kẻ chữ E
Bước 2 : Cắt chữ E 
Bước 3 : Dán chữ E 
4. Thực hành
- GV quan sát, hướng dẫn thêm cho HS 
5. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét sự chuẩn bị, thái độ học tập của HS 
- Về nhà chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau
- HS đặt đồ dùng lên bàn.
- HS quan sát 
- Nét chữ rộng 1 ô. Chữ E nếu gấp đôi theo chiều ngang thì nửa trên và nửa dưới của chữ trùng khít nhau.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại các bước
- HS tập kẻ, cắt, dán chữ E vào nháp 
IV Rút kinh nghiệm tiết dạy :
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn 12-12
Ngày giảng Thứ ba ngày 20 tháng 12 năm 2011
Toán
Tiết 77:Làm quen với biểu thức 
I. Mục tiêu 
- Làm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức.
- Biết tính giá trị của biểu thức đơn giản.
II. Đồ dùng 
- GV: Bảng phụ, phấn màu.
- HS : Bảng con, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học 
1 ổn định tổ chức 
2 . Kiểm tra 
- Đặt tính rồi tính
324 ´ 3 150 ´ 4 684 : 6 630 : 9
3. Bài mới
. Giới thiệu bài 
. Hướng dẫn
* Làm quen với biểu thức một số VD về biểu thức
 Ta có : 126 + 51 Ta cũng nói đây là biểu thức 126 + 51
 Tương tự:
62 - 11
13 ´ 3 
84 : 4 là những biểu thức
125 + 10 - 4 
45 : 5 + 7
* Giá trị của biểu thức 
126 + 51 = ?
Vì 126 + 51 = 177 nên ta nói giá trị của biểu thức 126 cộng 51 là 177
- YC HS tính và nêu giá trị các biểu thức còn lại ở VD trên
 Thực hành
Bài 1
- Gọi HS nêu YC bài tập.
- YC lớp tính nhẩm và chữa bài.
- Gọi HS chữa bài.
Bài 2
- Gọi HS nêu YC bài tập.
- YC lớp nối biểu thức với giá trị của nó.
- Gọi HS chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò
- NX giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau : Tính giá
 trị của biểu thức.
- 4 HS lên bảng chữa bài. 
- HS quan sát, lắng nghe
- HS quan sát
- HS tính
- Tìm giá trị của mỗi biểu thức 
- HS tự làm bài.
- 4 HS nối tiếp nhau nêu kết quả.
- Mỗi biểu thức sau có giá trị là số nào?
- HS tự làm bài.
- 2 HS lên bảng thi nối nhanh, đúng
IV Rút kinh nghiệm tiết dạy :
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Mĩ thuật
Tiết 16:Vẽ màu vào hình có sẵn
I. Mục tiêu 
- Hiểu thêm về tranh dân gian Việt Nam 
- Biết cách chọn màu, tô màu phù hợp
- Tô được màu vào hình vẽ sẵn
II. Đồ dùng 
- GV tranh dân gian có đề tài khác nhau.
- HS : Vở tập vẽ, màu vẽ các loại. Tranh dân gian.
III. Các hoạt động dạy học 
1 ổn định tổ chức 
2 . Kiểm tra 
- Kiểm tra sự chuẩn bị tranh ST của HS
3. Bài mới
. Giới thiệu bài
. Giới thiệu tranh dân gian.
- GV g.thiệu và tóm tắt cho HS nhận biết
- Thế nào là tranh dân gian ?
- Tranh dân gian có từ bao giờ?
- Tác giả của tác phẩm là ai?
- Em hãy kể một số đề tài tranh dân gian mà em biết?
. Cách vẽ màu
- GV cho HS quan sát tranh Đấu vật.
- Tranh vẽ về đề tài gì?
- Tìm màu theo ý thích để vẽ.
- Có thể vẽ màu nền trước , màu nhân vật vẽ sau và ngược lại 
- GV làm mẫu cho HS quan sát.
. Thực hành.
- HS tự vẽ màu theo ý thích vào bức tranh.
- Lưu ý các nét tô màu đều nhau không đậm quá hay nhạt quá
- GV quan sát giúp đỡ HS
- Cùng HS chọn ra một số bài vẽ khá, đẹp.
- GVkhen những HS có bài vẽ đẹp.
4. Củng cố, dặn dò
- VN sưu tập tranh dân gian 
- Hoàn thiện bài vẽ.
- HS bày tranh sưu tầm được lên bàn.
- Tranh cổ truyền,
- Lâu đời.
- Là nhân dân lao động.
- Tranh Hàng Trống
- Đấu vật.
- Nhận xét : hình vẽ ở tranh, dáng người, các thế vật.
- Chọn màu vẽ : Người, khố, đai, thắt lưng.
- HS quan sát.
- HS vẽ màu vào vở.
- HS nhận xét
IV Rút kinh nghiệm tiết dạy :
------------------------------- ... ác vừa ôn .
b. Làm quen trò chơi “Lò cò tiếp sức”
- Cho HS khởi động kĩ lại các khớp cổ chân, đầu gối, khớp hông và hướng dẫn cách lò cò để tránh chấn động mạnh.
- Khi HS tập thuần thục những động tác riêng lẻ rồi mới cho cả lớp chơi thử 1 lần. 
- GV hướng dẫn thêm những trường hợp phạm quy để HS nắm được luật chơi . 
3. Phần kết thúc
- Tập một số động tác hồi tĩnh 
- GV hệ thống bài và nhận xét tiết học.
- VN ôn lại trò chơi “Lò cò tiếp sức ”
- HS tập trung thành 3 hàng
- Trò chơi “Qua đường lội” 
- Lớp tập theo đội hình 3 hàng dọc. Các tổ trưởng điều khiển tổ của mình tập 
- 1 tổ lên tập lại 
- HS khởi động lại ....
- HS tập trước động tác lò cò của từng chân, cách nhún của chân và phối hợp với đánh tay để tạo đà lò cò 
- HS lắng nghe.
- HS chơi thử.
- HS chơi thi đua giữa các tổ .
- Đứng vỗ tay và hát một bài.
- Đi thành vòng tròn xung quanh sân tập hít thở sâu.
IV Rút kinh nghiệm tiết dạy :
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
Tiết 100: Phép cộng các số trong phạm vi 10 000
I. Mục tiêu 
- Biết cộng các số trong phạm vi 10 000 (bao gồm đặt tính và tính đúng)
- Biết giải toán có lời văn (có phép cộng các số trong phạm vi 10 000)
II. Đồ dùng 
- GV : Bảng phụ, phấn màu.
- HS : Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học 
1 ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra 
+ Nêu cách so sánh 2 số có nhiều chữ số và cho VD.
- YC 1 HS cho 4 số bất kỳ có 4 chữ số, 1 HS khác xếp các số đó theo thứ tự từ lớn đến bé.
3. Bài mới
. Giới thiệu bài.
. HD thực hiện phép cộng : 3526 + 2759
- Gọi HS đọc phép tính
- YC HS đặt tính rồi tính (nếu HS lúng túng thì GV hướng dẫn)
- Gọi HS làm đúng nêu lại cách làm.
+ Muốn cộng 2 số có 4 chữ số ta làm thế nào?
. Luyện tập
Bài 1- Gọi HS nêu YC bài tập.
- YC lớp làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
+ Cộng 2 số có 4 chữ số ta làm thế nào?
Bài 2 (b)- Gọi HS nêu YC bài tập.
- YC lớp làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
+ Khi đặt tính cần lưu ý gì?
+ Nêu thứ tự thực hiện các phép cộng.
Bài 3 Gọi HS đọc đề bài.
+ Bài toán hỏi gì? Bài toán cho biết gì?
- YC HS giải bài toán.
- Gọi HS lên bảng chữa bài. 
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
Bài 4- Gọi HS nêu YC bài tập.
- YC lớp làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
+ Nêu cách xác định trung điểm của một đoạn thẳng.
4. Củng cố, dặn dò
- NX giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau : Luyện tập
+ 1, 2 HS trả lời. 
- 2 HS đố nhau
- 1, 2 HS đọc
- Lớp làm bảng con
- 1, 2 HS nêu lại cách làm
+ viết các số hạng sao cho các chữ số ở cùng 1 hàng đều thẳng cột với nhau rồi viết dấu cộng, kẻ vạch ngang và cộng từ phải sang trái.
Tính
- HS tự làm bài.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
+  cộng từ phải sang trái
- Đặt tính rồi tính 
- HS tự làm bài.
- HS lên bảng chữa bài.
+  cộng từ phải sang trái
 1 HS đọc
+ 1, 2 HS trả lời. 
- Lớp làm bài.
- 1HS lên bảng giải bài toán.
+ tìm tổng 2 số 
 Nêu tên trung điểm mỗi cạnh của hình chữ nhật ABCD
- HS tự làm bài.
- 4 HS nối tiếp nhau trả lời
+ 3 bước 
IV Rút kinh nghiệm tiết dạy :
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tập làm văn
Tiết 20: Báo cáo hoạt động
I. Mục tiêu 
- Bước đầu biết báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua dựa theo bài tập đọc đã học (BT1) ; viết lại 1 phần nội dung báo cáo trên (về học tập hoặc về lao động) theo mẫu (BT2)
II. Đồ dùng : Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học 
1 ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra 
- Kể lại câu chuyện "Chàng trai Phù ủng”
- 1, 2 HS đọc báo cáo kết quả tháng thi đua “ Noi gương chú bộ đội”.(tuần 19 )
3 Bài mới
Bài tập 1- Gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài
 YC cả lớp đọc thầm bài “Báo cáo kết quả tháng..”
- Nhắc lại trình tự ND bản báo cáo
- Gọi 1 HS giỏi đóng vai tổ trưởng báo cáo KQ hoạt động trong tháng của tổ.
- NX bổ sung
- YC HS làm việc theo tổ
Bài 2. Hãy viết lại nội dung báo cáo trên gửi cô giáo theo mẫu (SGK)
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- VN hoàn thiện bài viết.
- 2 HS kể
- Lớp NX
- Dựa theo bài tập đọc : “ Báo cáo” hãy báo cáo kết quả học tập lao động của tổ em trong tháng qua
- Lời nói đầu
A . Nhận xét các mặt.
1. Học tập.
2. Lao động.
3. Công tác khác.
B. Đề nghị khen thưởng
- HS báo cáo miệng
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở.
- 1 - 2 HS đọc lại bài viết
IV Rút kinh nghiệm tiết dạy :
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
Tiết 20: Sơ kết thi đua tháng 1
I. Mục tiêu
- Tổng kết những ưu nhược điểm của lớp qua các hoạt động trong tháng 1
- Phổ biến những công việc cần làm ở tuần tới, tháng 2 .
II. Các hoạt động dạy học 
1. ổn định tổ chức 
- Yêu cầu quản ca cho cả lớp hát 1 bài.
2. Tiến trình tiết hoc
a. GVgiới thiệu mục tiêu tiết học và gọi lớp trưởng lên điều khiển tiết sinh hoạt.
b. Nội dung 
* Sơ kết thi đua tháng 1
- Lớp trưởng cho các tổ họp tổ trong vòng 5 phút để tổng kết những hoạt động trong tổ.
- Lần lượt gọi từng tổ trưởng báo cáo mọi hoạt động của tổ mình trong tháng 1 
+ Nêu những việc làm tốt 
+ Nêu ưu điểm, nhược điểm của từng hoạt động 
+ Khen, phê bình, nhắc nhở bạn nào. Vì sao?
- Lớp trưởng tổng kết chung và bổ sung những gì các tổ chưa nêu được.
- Gọi các thành viên trong các tổ cho biết ý kiến (nhất trí hay không, ở mặt nào, vì sao?)
- Yêu cầu các tổ họp tổ trong vòng 5 phút để nêu những biện pháp khắc phục những nhược điểm còn tồn tại và nêu trước lớp.
- Lớp trưởng nhận xét và xếp loại các tổ .
* Các hoạt động khác.
- Biểu diễn văn nghệ tại lớp : Một số tiết mục ca ngợi Đảng, Bác, quê hương đất nước.
* Phổ biến công tác mới
- Lớp trưởng nêu kế hoạch các công việc trong tuần tới trước lớp và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ hoặc cho cá nhân:
+ Các tổ duy trì nề nếp tốt .
+ Tất cả HS cùng phấn đấu thực hiện tốt nề nếp 
- Các tổ hoặc cá nhân cho biết ý kiến xem có khó khăn gì với các công việc được giao hay không.
* GV chủ nhiệm nhận xét tiết học và nhấn mạnh những gì cần đôn đốc, nhắc nhở HS cũng như khen tổ, cá nhân thực hiện tốt.
+ Về nề nếp 
+ Học tập:
 - HS chăm chỉ ôn tập học kì I có nhiều HS đạt học lực giỏi môn Toán và Tiếng Việt. 
3. Củng cố , dặn dò
- Yêu cầu HS thực hiện tốt nề nếp , học tập chăm chỉ để đạt kết quả cao
Lớp cùng hát tập thể.
- Các tổ họp tổ : nhận xét trong tổ, thống nhất ý kiến.
- Các tổ trưởng đại diện tổ báo cáo tình hình tổ mình.
- Lắng nghe.
- Nêu ý kiến nếu thấy có gì chưa đúng hoặc cần được giải thích rõ 
- Các tổ tiếp tục họp tổ, nêu những biện pháp khắc phục tồn tại.
- Lắng nghe và ghi chép nếu cần.
- HS lắng nghe.
- HS phát biểu ý kiến.
IV Rút kinh nghiệm tiết dạy :
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tự nhiên – Xã hội
Tiết 40:Thực vật
I. Mục tiêu
- Biết được cây đều có rễ, thân, lá, hoa, quả
- Nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được thân, rễ, lá, hoa, quả của 1số cây
- Có ý thức bảo vệ, chăm sóc cây xanh.
II. Đồ dùng 
- GV : Phiếu học tập
- HS : Giấy, bút chì, bút màu.
- Tranh ảnh như SGK
III. Các hoạt động dạy học 
1 ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra 
- NX kết quả học phần XH của lớp.
3. Bài mới 
- YC HS thảo luận N4, ghi vào giấy tên các loại cây mà em biết .
- YC các nhóm dán kết quả thảo luận sau 3 phút thảo luận.
- GV tuyên dương các nhóm kể đúng và kể được nhiều .Tặng danh hiệu “Người hiểu biết” cho nhóm kể đúng và kể được nhiều.
* GV: Xung quanh ta có rất nhiều cây cối Các em có biết người ta gọi cây cối nói chung là gì không ?
ị Chúng ta sẽ tìm hiểu về thực vật trong bài học hôm nay.
. Quan sát cây cối ở xung quanh
- YC HS chia thành 3 nhóm.
- Phân khu vực quan sát cho từng nhóm và phát phiếu quan sát : Cho biết tên cây, mô tả hình dạng, kích thước của những cây đó.
- HD cách quan sát cây cối khu vực được phân công. YC nhóm trưởng điều khiển nhóm thực hành quan sát cây cối.
- Tổ chức cho lớp báo cáo kết quả quan sát.
* Kết luận : . 
. Kể tên các bộ phận thường có của một cây
- YC HS quan sát một số cây (SGK), nêu những điểm giống và khác nhau của cây có trong hình.
+ Các cây trong tranh ảnh có những bộ phận nào?
* Kết luận : Mỗi cây thường có các bộ phận : rễ, thân, lá, hoa và quả.
- Treo tranh, YC HS lên bảng chỉ và nói tên các bộ phận của mỗi cây trong mỗi tranh.
 Vẽ tranh cây
- YC HS vẽ và tô màu vào một cây mà em quan sát được. 
- YC HS trưng bày bài vẽ đẹp.
- YC HS nêu một số ích lợi của cây.
* Kết luận : Thực vật có nhiều ích lợi nhưị phải bảo vệ thực vật.
4. Củng cố, dặn dò
- NX giờ học
- Dặn HS quan sát kỹ các loại cây xung quanh em và sưu tầm ít nhất 2 loại cây chuẩn bị cho giờ học sau
 Thảo luận, kể tên các cây mình biết (không trùng nhau).
- Dán kết quả, đại diện nhóm nêu kết quả thảo luận.
-là thực vật
- Mỗi tổ là một nhóm.
- Nhận nhiệm vụ.
- Thực hành quan sát cây cối, ghi kết quả vào phiếu quan sát.
- Các nhóm lần lượt báo cáo.
- Quan sát và nêu ý kiến.
- 4 HS trả lời
- Tự vẽ tranh cây
- Một số HS dán tranh lên bảng và giới thiệu tên cây, các bộ phận của cây. Lớp NX.
IV Rút kinh nghiệm tiết dạy :
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 16-20 da sua.doc