Giáo án Tuần 16 Khối lớp 3

Giáo án Tuần 16 Khối lớp 3

 Tập đọc - Kể chuyện: Đôi bạn

I.Mục tiêu:A. Tập đọc

 Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

 Chú ý các từ ngữ: Sơ tán, thua, nườm nượp, cầu trượt, mãi chuyện, làng quê, sẻ cửa.

 Hiểu từ khó: Sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng.

 Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp đỡ mình lúc gian khổ, khó khăn.(trả lời được câu hỏi 1,2,3,4;HS KG trả lời đượ câu hỏi 5)

B. Kể chuyện

 Kể lại được từng đoạn, toàn bộ câu truyện theo gợi ý.(HS KG kể lại được toàn bộ câu chuyện)

II. Đồ dùng dạy- học: Tranh minh hoạ SGK

 

doc 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1257Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 16 Khối lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 16 Thứ hai ngày 07 tháng 12 năm 2009
 Tập đọc - Kể chuyện: Đôi bạn
I.Mục tiêu:A. Tập đọc
 Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
 Chú ý các từ ngữ: Sơ tán, thua, nườm nượp, cầu trượt, mãi chuyện, làng quê, sẻ cửa.
 Hiểu từ khó: Sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng.
 Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp đỡ mình lúc gian khổ, khó khăn.(trả lời được câu hỏi 1,2,3,4;HS KG trả lời đượ câu hỏi 5)
B. Kể chuyện
 Kể lại được từng đoạn, toàn bộ câu truyện theo gợi ý.(HS KG kể lại được toàn bộ câu chuyện) 
II. Đồ dùng dạy- học: Tranh minh hoạ SGK
III.Các HĐ dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
A.Tập đọc
A. Kiểm tra bài cũ: 
B.Dạy bài mới: 
GBT: Giới thiệu chủ điểm và bài đọc.
HĐ1: Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài:
- GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
+ Đọc từng câu:
GV sửa lỗi phát âm cho học sinh. 
+ Đọc từng đoạn trước lớp:
+ GV viết bảng và giúp HS hiểu nghĩa các từ: sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng.
+ Đọc từng đoạn từng nhóm:
GV nhận xét cách đọc.
+ Đọc đồng thanh.
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
H: Thành và Mến kết bạn vào dịp nào?
 Giảng: sơ tán.
GV nói thêm về cuộc chiến tranh 1965- 1973 giặc Mĩ ném bom ở miền Bắc....
 H: Lần đầu ra thị xã chơi, Mến thấy thị xã có gì lạ?
Giảng: công viên, sao sa.
H: ở công viên có những trò chơi gì?
 ở công viên Mến đã có những hành động gì đáng khen?
Giảng: tuyệt vọng.
Qua hành động này, em thấy Mến có đức tính gì đáng quý?
H: Em hiểu câu nói của người bố như thế nào?
-Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thuỷ chung của gia đình Thành đối với những người đã giúp đỡ mình?
Nêu nội dung bài?
HĐ3: Luyện đọc lại:
Giáo viên đọc diễn cảm đoạn 2,3. HD học sinh đọc đúng đoạn 3
Giáo viên nhận xét.
2 HS đọc nối tiếp bài: Nhà rông ở Tây Nguyên. Nêu nội dung bài?
Lắng nghe, quan sát tranh minh hoạ bài đọc.
- Đọc nối tiếp từng câu.
- 3 HS đọc 3 đoạn, mỗi học sinh đọc 1 đoạn
HS đọc chú giải
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn.
HS Đọc theo nhóm đôi, bổ sung, nhận xét cách đọc cho nhau.
Cả lớp đọc ĐT đoạn 1. 2 HS đọc tiếp nối đoạn 2, 3
+ Cả lớp đọc thầm đoạn 1 
-Từ ngày nhỏ, khi giặc ném bom miền bắc, gia đình Thành phải rời thành phố, sơ tán về quê Mến ở nông thôn.
-Thị xã có nhiều phố, phố nào cũng nhà ngói san sát, cái cao cái thấp không giống nhà ở quê, những dòng xe đi lại nườn nượp, ban đêm đèn điện lấp lánh như sao sa.
+ 1 HS đọc đoạn 2, lớp đọc thầm.
- Có cầu trượt, đu quay.
Nghe tiếng kêu cứu, Mến lập tức lao xuống hồ cứu một em bé đang vùng vẫy tuyệt vọng.
- Mến rất dũng cảm, sẵn sàng giúp đỡ người khác không sợ nguy hiểm tới tính mạng.
+ Cả lớp đọc thầm đoạn 3.
- Ca ngợi bạn Mến dũng cảm.
- GĐ Thành tuy đã về thị xã nhưng vẫn nhớ gia đình Mến. Bố Thành về lại nơi sơ tán đón Mến ra chơi. Thành đưa Mến đi khắp thị xã.
-Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở làng quê và tình thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp đỡ mình lúc gian khổ, khó khăn.
4 HS đọc đoạn 3
1 HS đọc cả bài 
B.Kể chuyện:
* GV nêu nhiệm vụ: Kể toàn bộ câu chuyện.
HĐ4:Hướng dẫn HS kể toàn bộ câu chuyện:
GV treo bảng phụ ghi gợi ý kể chuyện
GV nhận xét, bổ sung cách kể.
- GV khen ngợi HS kể chuyện hay thể hiện được theo đúng nhân vật.
-Em hiểu gì về những người sống ở thành phố, thị xã sau khi học bài này?
 C.Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại nội dung học
1 HS đọc gợi ý
1 HS kể mẫu đoạn 1
Từng cặp HS tập kể
HS nối tiếp kể 3 đoạn của câu chuyện 
2 HS KGkể toàn bộ câu chuyện 
Họ rất thuỷ chung với người đã giúp mình.
Về kể lại câu chuyện cho mọi người nghe
 Toán: Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
 Biết làm tính và giải toán có hai phép tính.
II.Các hoạt động dạy - học:
HĐ của GV
HĐ của HS
A.Bài cũ: Kiểm tra bảng nhân chia. 
B. Bài mới: Giới thiệu bài:
1.HDHS luyện tập:
Bài 1: Số ?Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
Giúp đỡ HS làm bài
GV: Củng cố cho HS nắm vững cách đặt tính, cách tính.
Bài 3: Giải toán.
Củng cố cách giải bài toán có hai phép tính.
Bài 4: Số?
GV hướng dẫn để HS nắm vững về thêm - gấp, bớt - giảm.
Chấm một số bài - Nhận xét
C. Dặn dò:
 - Dặn ôn lại bài.
-1 số HS đọc bảng nhân chia chưa thuộc.
- Đọc yêu cầu - Làm vào nháp
+ 2 HS lên làm bài, lớp nhận xét. 1 số HS nêu cách tính.
Thừa số
 324
 3
 150
 4
Thừa số
 3
 324
 4
 150
 Tích
 972
 972
 600
 600
Đọc yêu cầu - Làm bài vào vở
+ 2 HS lên làm bài.
684 6 845 7 630 9 842 4
08 114 14 120 00 70 04 210 
 24 05 0 02 
 0 
Đọc yêu cầu - Làm vào vở
+ 1 số HS đọc lại bài của mình, nêu các bước làm.
Bài giải
Số máy bơm đã bán là:
36 : 9 = 4 (máy bơm)
Số máy bơm còn lại là:
36 - 4 = 32 (máy bơm)
Đáp số: 32 máy bơm
- 1 HS làm miệng 1 cột
+ 2 HS lên làm, lớp nhận xét
Số đã cho
 8
12
 4
Thêm4ĐV
12
16
 8
Gấp 4 lần
32
48
16
Bớt 4 ĐV
 4
 8
 0
Giảm 4lần
 2
 3
 1
Ôn bài
 Chiều thứ hai ngày 07 tháng 12 năm 2009 
 Luyện toán: Ôn luyện tập chung 
I.Mục tiêu: 
 Giúp HS củng cố về làm tính và giải toán có hai phép tính.
II.Các hoạt động dạy - học:
 1.HDHS ôn luyện:
 ( Bài tập ưu tiên dành cho HS trung bình HS yếu) 
Bài 1: Số?
Thừa số
 123
 123
 207
 207
 170
 170
Thừa số
 3
 3
 4
 4
 5
 5
 Tích
 369
 369
 828
 828
 850 
 850
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
 864 : 2 798 : 7 308 : 6 425 : 9 
 HS làm vào vở bài tập - 2 HS lên bảng chữa bài .
Bài 3: Trên một xe tải có 18 bao gạo tẻ và số gạo nếp bằng 1/9 số gạo tẻ .Hỏi trên xe có bao nhiêu bao gạo?
 HS đọc yêu cầu làm bài vào vở - Chữa bài.
 Gợi ý: B1: Tìm số bao gạo nếp
 B2: Tìm số bao gạo có trên xe tải.
Bài 4: HS làm vào vở bài tập - Nêu miệng nói tiếp kết quả - GV ghi bảng.
Số đã cho
 12
 30 
 24
 48
 57
 75
Thêm 3 đơn vị
Gấp 3 lần
Giảm 3 lần
 ( Bài tập ưu tiên dành cho HS khá giỏi)
Bài 5: Hồng có 64 que tính .Huệ có số que tính kém Hồng 4 lần .Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu que tính?
 HS làm bài vào vở - Chữa bài - Nhận xét kết quả.
 2.Củng cố - Dặn dò: Nhắc nội dung ôn luyện - Nhận xét tiết học
 __________________________ 
 Chính tả: Nghe - viết : Đôi bạn 
I.Mục tiêu:
 Chép và trình bày đúng bài chính tả.
 Làm đúng bài tập 2 
II.Đồ dùng: Bảng phụ,bảng con ,vở bài tập.
III.Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ 
-Yêu cầu 2 HS làm lại BT1 tiết 2 tuần 15
- GV và nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới: GTB:
HĐ1:Hướng dẫn HS nghe viết:
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị :
GV đọc đoạn chính tả lần 1.
Hỏi: Đoạn viết có mấy câu?
Những chữ nào trong đoạn viết hoa
Lời của bố viết thế nào? 
Hướng dẫn H viết chữ khó.
GV hướng dẫn cách trình bày bài.
b.GV đọc cho HS viết:
- GV đọc lần 2
- GV quan sát, giúp đỡ HS viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp
- GV đọc lần 3
c. Chấm bài, chữa bài:
GV chấm bài, nhận xét
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT:
Bài tập2b: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng
Bài tập 2:HSKG Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả “ Đôi Bạn”
GV và HS nhận xét.
 C. Củng cố, dặn dò:(1’
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc lại HS ghi nhớ từ ngữ ở BTB.
-2 HS làm lại BT1 tiết 2 tuần 15
- Học sinh nhận xét
+ 1 HS đọc lại. Lớp theo dõi SGK
6 câu
Chữ đầu đoạn, đầu câu và tên riêng chỉ người.
Viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, lùi vào 1 ô, gạch đầu dòng.
+ Đọc thầm bài viết, viết ra giấy những từ mình dễ sai.
Chép bài vào vở
Soát lỗi, chữa bài
+ 2 HS đọc yêu cầu của bài. HS làm bài cá nhân vào vở.
1 HS làm bảng phụ, Lớp nhận xét
b. Bảo nhau- cơn bão; vẻ- vẻ mặt; uống sữa- sửa soạn.
+ 1 HS đọc yêu cầu bài tập. HS làm bài vào vở. 1 số HS đọc bài của mình.
a. Bắt đầu bằng chữ ch: chuyện, chiến
 Bắt đầu bằng tr: tranh
b.Có thanh hỏi: kể, xảy, bảo, ở, sẻ, cửa. 
Có thanh ngã: Mãi, sẵn,
 Luyện tiếng việt: Ôn luyện đọc - Luyện viết
I.Mục tiêu: Giỳp HS rốn kĩ năng đọc thành tiếng,ngắt nghỉ hơi đỳng chỗ.Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời của nhõn vật.
 Giỳp HS viết đỳng mẫu chữ,cú ý thức trau dồi chữ viết.
II.Cỏc hoạt động dạy- học:
 1.HD HS ụn luyện:
 (Bài tập ưu tiờn dành cho HS trung bỡnh,HS yếu)
 Bài 1: GV HD HS luyện đọc bài Hũ bạc của người cha.
 - Đọc ngắt nghỉ đúng các dấu câu , giữa các cụm từ , bộc lộ được tỡnh cảm của nhân vật trong cõu chuyện
 * Tổ chức đọc : cá nhân – nhóm bàn – thi đọc 
 - Hs luyện đọc cá nhân- GV giúp đỡ HS đọc. 
 - Luyện đọc nhóm bàn : ưu tiên bạn đọc yếu .
 - Thi đọc giữa các đối tượng
 - Khuyến khích hs yếu,khen HS có nhiều tiến bộ và đọc tốt. 
 - Luyện đọc nhóm cùng đối tượng - GV giúp đỡ nhóm có HS yếu
 - Thi đọc 
 - Nhận xột và khen ngơi những HS đọc tốt
 ____________________________________________________________
 Thứ ba ngày 08 tháng 12 năm 2009
 Tập đọc: Về quê ngoại
I.Mục tiêu:
 Biết ngắt nghỉ hợp lí khi đọc thơ lục bát.
 Hiểu ND: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê , yêu những người nông dân làm ra lúa gạo.(trả lời được các câu hỏi trong SGK và thuộc 10 dòng thơ đầu của bài thơ)
II. Đồ dùng dạy- học: Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
HĐ của HS
HĐ của GV
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài
 HĐ1: Luyện đọc:
a.GV đọc mẫu. 
Chú ý đọc diễn cảm bài thơ. 
b.GV hướng dẫn HS luyện đọc
* Đọc nối câu:
 GV sửa lỗi phát âm cho HS.
*Đọc theo đoạn: Bài có 2 khổ nhưng chia 3 đoạn
GV chia khổ một thành hai đoạn:
đoạn1: 6 dòng đầu; đoạn 2: 4 dòng còn lại
GV hướng dẫn học sinh nghỉ hơi đúng.
+Yêu cầu 3HS đọc 3 đoạn.
GV giúp HS hiểu từ: hương trời, chân đất, quê ngoại, bất ngờ.
+ Đọc từng khổ thơ trong nhóm:
-Thi đọc trong nhóm.
-Đọc đồng thanh.
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
H: Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê? Câu thơ nào cho em hiểu điều đó?
Giảng: quê ngoại
H: Quê ngoại bạn ở đâu?
H: Bạn nhỏ thấy ở quê có những gì lạ?
Giảng: bất ngờ.
GT: Ban đêm ở thành phố vì đèn điện nên không nhìn rõ trăng như đêm ở nông thôn.
H: Bạn nhỏ nghĩ gì về những người làm ra hạt gạo?
Giảng: chân đất.
H: Chuyến về thăm quê ngoại đã làm bạn nhỏ có gì thay đổi?
H: Nêu nội dung bài? (Bài thơ này có ý nghĩa như thế nào?)
GV chốt nội dung bài.
-GV đọc lại bài thơ.
HĐ3: Học thuộc lòng bài thơ:
-Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng.
-GV và HS nhậ ... B. Dạy bài mới: GTB( 1’):
HĐ1( 10’): Củng cố quy tắc tính giá trị của các biểu thức:
Viết biểu thức: 60 + 35 : 5
Hỏi: Trong các biểu thức này có những phép tính nào?
GV: Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân chia trước rồi thực hiện các phép tính cộng trừ sau.
Yêu cầu HS nêu cách tính giá trị của biểu thức trên.
GV viết theo HS nêu:
60 + 35 : 5 = 60 + 7= 67
- GV viết: 86 - 10 x 4
GV viết bảng theo lời của HS.
86 - 10 x 4 = 46
HĐ2(19’): Thực hành:
Bài 1:Tính giá trị của biểu thức:
GV củng cố cách tính, thứ tự thực hiện tính.
Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S.
GV củng cố cách tính giá trị biểu thức sau đó mới điền Đ, S
Bài 3: Giải toán.
Gợi ý:
 B1: Tìm số táo của mẹ và chị
 B2: Tìm số tào trong mỗi hộp.
GV nhận xét.
C. Củng , dặn dò( 1’):
-Yêu cầu 1H nhắc lại quy tắc tính.
-GV nhận xét tiết học.
-Học thuộc để nhớ quy tắc, làm bài VBT
1 HS thực hiện phép tính, lớp làm bảng con:
 68 : 4 x 2 = 17 x 2 = 34
Quan sát biểu thức: 60 + 35 : 5
Phép cộng, phép chia.
Thực hiện phép tính chia trước rồi thực hiện phép tính cộng sau.
Trước tiên phải tính 35 : 5 được 7 sau đó mới làm phép tính cộng (GV viết tiếp dấu =, số 60 và dấu + vào vị trí như bài học)
2 HS nêu cách tính giá trị của biểu thức này.
1HS nêu cách làm, HS làm vào nháp.
Một số HS nhắc lại cách tính giá trị biểu thức : 86 - 10 x4
Một số HS đọc và cả lớp nêu lại quy tắc ở bài học
+ Làm bài vào vở và chữa bài
+ Một số HS lên làm bài, lớp nhận xét. 1 số HS nêu cách làm.
a. 253 + 10 x 4 = 253 + 40 = 293
 41 x 5 - 100 = 205 - 100= 105
 93 - 48 : 8 = 93 - 6 = 87
b) 500 + 9 x 7 = 500 + 63 = 563
 30 x 8 + 50 = 240 + 50 = 290
 69 + 20 x 4 = 69 + 80 = 149
+ 4 HS lên làm, lớp nhận xét nêu lí do điền Đ, S
37 - 5 x5= 12 Đ 13 x3 -2 =13 S
180:6+30=60 Đ 180 +30 :6=35 S
30+60 x2=150 Đ 30+60 x2=180 S
282-100:2=91 S 282-100:2=232 Đ
 + 1 HS lên làm, 1 số HS đọc bài của mình, lớp nhận xét.
Bài giải:
Số táo của cả mẹ và chị là:
60 + 35 = 95 (quả)
Mỗi hộp có số quả táo là:
95 : 5 = 19 (quả)
Đáp số: 19 quả
- HS nhắc lại quy tắc tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ nhân, chia
 Luyện tiếng việt: ÔnTừ ngữ về thành thị,nông thôn.
 Luyện dấu câu.
I.Mục tiêu:
 Củng cố từ ngữ về chủ đề thành thị và nông thôn.Luyện cách đặt dấu phẩy trong đoạn văn.
II.Các hoạt động dạy- học:
 1.HDHS ôn luyện: ( Bài tập ưu tiên dành cho HS trung bình HS yếu)
 Bài 1: Điền các tên dưới đây vào từng ô trống cho phù hợp.
 Mười tám thôn vườn trầu,Nha Trang,Đất Mũi,Cần Thơ,Ba Làng An, Vĩ Dạ ,Huế,Phúc Trạch,Vinh,Đoan Hùng,Việt Trì ,Lim.
 Tên các thành phố ở nước ta
 Tên các miền quê ở nước ta
 HS làm bài vào vở - Một HS làm vào bảng phụ - Một số HS nêu miệng kết quả.
 Chữa bài - Nhận xét.
 ( Các thành phố: Nha Trang , Cần Thơ, Huế ,Vinh ,Việt Trì )
Bài 2: Điền tiếp vào chỗ trống từ ngữ thích hợp.
 a.Những nơi thường tập trung đông người ở thành phố: quảng trường,rạp hát,siêu
thi...
 b. Những niơi thường tập trung đông người ở nông thôn : đình,nhf văn hoá,.
...
 HS làm bài vào vở -Nêu miệng kết quả - Nhận xét.
Bài 3: Dùng dấu chấm để ngắt đoạn văn sau thành 4 câu rồi chép lại cho đúng quy tắc viết hoa đầu câu. 
 Đà lạt là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng vào bậc nhất ở nước ta(.) thành phố phảng phất tiết trời của mùa thu với sắc trời xanh biếc và không gian thoáng đãng ,mênh mông,quanh năm không biết đến mặt trời chói chang của mùa hè(.)đà Lạt giống như một vườn lớn với thông xanh và hoa trái xứ lạnh (.)Giữa thành phố có mặt nước Hồ Xuân Hương mặt nước phẳng lặng như gương phản chiêusawcs trời êm dịu.
 HS làm bài vào vở. Một HS làm ở bảng lớp - Chữa bài.
 ( Bài tập ưu tiên dành cho HS khá giỏi)
Bài 4: khoanh tròn chữ cái trước dòng là câu hỏi ròi điền dấu chấm hỏi vào cuối câu.
 a.Thành phố nào lớn nhất và đông dân nhầt nước ta
 b. Nha Trang là thành phố biển đẹp ở nước ta
 c. NHà Nội có sân bay quốc tế Nội Bài
 HS làm bài rồi chữa bài.
 2.Củng cố - Dặn dò: Nhắc nội dung bài học - Nhận xét tiết học.
 _____________________________________________________
 Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2009
Tập làm văn: Nghe-kể: Kéo cây lúa lên.
 Nói về thành thị nông thôn
I.Mục têu:
 Nghe và kể lại đựơc câu chuyện Kéo cây lúa lên ( BT1)
 Bước đầu biết kể về thành thị ,nông thôn theo gợi ý (BT2)
II.Đồ dùng:
 Tranh Minh hoạ câu chuyện Kéo cây kúa lên SGK; Bảng phụ ghi gợi ý kể chuyện; Gợi ý kể về thành thị, nông thôn.
III.Các hoạt động dạy - học:
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra bài cũ
-Yêu cầu 1 HS kể lại truyện Giấu cày.
- Yêu cầu1 HS giới thiệu về tổ em và các bạn trong tổ.
GV và HS nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới: GTB:(1’).
HĐ1(10’): Kể truyện: Kéo cây lúa lên.
Bài tập1: Dựa theo truyện Kéo cây lúa lên, trả lời các câu hỏi dưới đây:
GV kể lần 1.
H: - Truyện có những nhân vật nào?
 - Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu chàng ngốc đã làm gì?
 -Về nhà anh chàng khoe gì với vợ?
 - Chị vợ ra đồng thấy kết quả ra sao?
 - Vì sao lúa nhà chàng ngốc lại bị héo?
GV kể lần 2, lần 3.
H: Câu chuyện buồn cười ở điểm nào?
GV và HS nhận xét, bình chọn người hiểu chuyện, biết kể chuyện với giọng vui, khôi hài.
HĐ2(17’): Kể về, nông thôn( thành thị):
Bài tập2 : Ghi lại các ý trả lời cho từng câu hỏi để kể những điều em biết về nông thôn (thành thị).
GV giúp HS hiểu gợi ý.
GV và HS bình chọn những người nói về nông thôn hoặc thành thị hay nhất. 
C.Củng cố, dặn dò :(2’)
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS tốt.
- Về nhà suy nghĩ thêm về nội dung, cách diễn đạt của bài kể về nông thôn (thành thị) chuẩn bị cho tiết TLV tuần 17.
- 1 HS kể lại truyện Giấu cày.
- 1 HS giới thiệu về tổ em và các bạn trong tổ.
 -Lớp đọc thầm, 1HS đọc yêu cầu của bài và gợi ý. Lớp quan sát tranh minh hoạ.
Lắng nghe.
+ Chàng ngốc và vợ
+ Kéo cây lúa lên cho cao hơn lúa ruộng nhà bên cạnh.
+ Chàng ta khoe đã kéo lúa lên cao hơn lúa ở ruộng nhà bên cạnh.
+ Cả ruộng lúa nhà mình héo rũ.
+ Cây lúa bị kéo lên, đứt rễ, nên héo rũ.
1 HS khá kể lại chuyện.
Từng cặp HS tập kể.
4 HS thi kể trước lớp.
+ Chàng ngốc kéo lúa lên làm lúa chết hết, lại tưởng mình đã làm cho lúa ruộng nhà mình mọc nhanh hơn.
+1 HS đọc yêu cầu và gợi ý SGK.
-HS nói mình chọn viết về đề tài gì.
-1 HS làm mẫu, dựa vào câu hỏi gợi ý nói trước lớp. Lớp nhận xét.
Một số HS nói trước lớp.
 Toán: Luyện tập
I.Mục tiêu:
 Biết tính giá trị của biểu thức các dạng: Chỉ có phép cộng, phép trừ ; chỉ có phép nhân, phép chia; có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra bài cũ(5’): 
Hỏi : -Ta thực hiện tính từ trái sang phải
trong trường hợp nào?
- Đối với BT có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện như thế nào? 
B.Dạy bài mới: GTB.
HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT:
GV yêu cầu HS quan sát tìm hiểu nội dung 
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức
GV: Củng cố cách tính giá trị của biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia.
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:
Bài 3: Tính giá trị của BT:
GV củng cố cách làm tính giá trị của biểu thức trong trường hợp BT có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
C. Củng cố , dặn dò:
-Nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức.
- GV nhận xét tiết học.
- Học thuộc 3 qui tắc của bài tính giá trị của biểu thức, làm bài tập VBT.
- Trong trường hợp BT chỉ có phép
tính cộng, trừ hoặc nhân, chia.
-Thực hiện tính nhân, chia trước rồi thực hiện cộng, trừ sau.
Lớp đọc thầm yêu cầu của bài tập.
Làm bài vào vở, chữa bài.
+2HS lên làm, 1số HS đọc bài của mình, lớp nhận xét, 1số HS nêu cách làm.
a)125 - 85 + 80 = 40 + 80 = 120
 21 x 2 x 4 = 42 x 4 = 168
b)68+32-10=100-10=90
 147 : 7 x 6 =21 x 6 =126 
 +2 HS lên làm, 1 số đọc bài của mình, nêu cách làm, lớp nhận xét.
a) 375 - 10 x 3= 375 - 30 = 345
 64 : 8 +30 =8 +30= 38
b) 306 +93 : 3 = 306 +31=337
 5 x 11 - 20 = 55 - 20 = 35
+2 HS lên làm, lớp đọc bài của mình, nhận xét.
a)81 : 9 +10 = 9 +10=19
 20 x 9 : 2 =180 : 2 = 90
b)11 x 8 – 60 = 88 – 60 = 28
 12 + 7 x 9 = 12 + 63=75
1HS nhắc lại. 
 Luyện toán: Ôn Luyện tập
I.Mục tiêu: 
 Giúp HS củng cố cách tính giá trị của biểu thức các dạng: Chỉ có phép cộng, phép trừ ; chỉ có phép nhân, phép chia; có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
II.Các hoạt động dạy - học: 
 1.HDHS ôn luyện: ( Bài tập ưu tiên dành cho HS trung bình,HS yếu)
Bài 1: Củng cố cách tính giá trị của BT chỉ có phép tính cộng ,trừ hoặc phép tính nhân, chia.
 a) 87 + 92 - 32 = .. b) 138 - 30 - 8 = .
 = ... =  ...
 c) 30 x 2 : 3 = .. d) 80 : 2 x 4 = .
 = ... =  ...
 HS làm bài vào vở - 2 HS lên bảng làm bài - Một số HS nêu cách thực hiện.
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức.
 a) 927 - 10 x 2 = .. b) 163 + 90 : 3 = .
 = ... =  ...
 c) 90 + 10 : 2 = .. d) 106 - 80 :4 = .
 = ... =  ...
 HS làm bài vào vở bài tập - 2 HS lên bảng làm - Một số HS nêu cách thực hiện.
Bài 3: Tính giá trị của bểu thức.
 a) 89 x 10 x 2 = .. b) 25 x 2 + 78 = .
 = ... =  ...
 c) 46 + 7 x 2 = .. d) 35 x 2 + 90 = .
 = ... =  ...
 HS làm vào vở bài tập - đổi chéo vở kiểm tra - Nhần xét - Chữa bài - Đối chiếu kết quả bài làm.
Bài 4: Làm vào vở bài tập - Nêu miệng kết quả - Giải thích sự lựa chọn của mình.
 ( Bài tập ưu tiên dành cho HS khá giỏi)
Bài 5: Tính giá trị của các biểu thức sau
 ( 48 + 59 ) x 8 ( 116 - 59 ) x 7
 HS làm bài vào vở lưu ý cách thực hiện.
 2.Củng cố - dặn dò: 
 Nhắc nội dung ôn luyện - Nhận xét tiết học.
 ____________________________________________
 Sinh hoạt: Đánh giá hoạt động tuần qua
I. Mục đích , yêu cầu :
 Giúp học sinh rèn luyện tốt nền nếp ra vào lớp, nền nếp học tập ở trường và ở nhà.
 Phát huy được những ưu điểm trong tuần, khắc phục được những tồn tại còn mắc phải để tuần sáu làm tốt hơn.
 Giáo dục ý thức trách nhiệm, ý thức tự giác và có kỉ luật cho học sinh.
II. Nội dung sinh hoạt:
1.Đánh giá , nhận xét ưu điểm và tồn tại trong tuần qua.
- Tổ trưởng các tổ đánh giá, nhận xét hoạt động của tổ trong tuần.
- ý kiến bổ sung của cả lớp.
- Lớp trưởng nhận xét chung – GV tổng hợp ý kiến đưa ra biện pháp khắc phục tồn tại.
2.Đề ra nhiệm vụ tuần sau:
 - Phân công trực nhật cho tổ 3
- Dặn dò những em cần khắc phục thiếu sót trong tuần qua về các mặt : 
học tập, vệ sinh , nền nếp.
- Triển khai kế hoạch tuần 17.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 da chinh sua theo chuan kt(3).doc