Giáo án Tuần 6 Khối 3

Giáo án Tuần 6 Khối 3

TOÁN

Luyện tập

I- Mục tiêu: - Thực hành tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số.

- Rèn kỹ năng tìm đúng.

- vận dụng vào giải toán có liên quan.

II- Đồ dùng dạy- học: Bảng con, phấn màu, bảng phụ BT4

 

doc 29 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1095Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 6 Khối 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Sáng
Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2006
Chào cờ
( GV Tổng phụ trách Đội )
_______________________________________
Toán
Luyện tập
I- Mục tiêu: - Thực hành tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số.
- Rèn kỹ năng tìm đúng.
- vận dụng vào giải toán có liên quan.
II- Đồ dùng dạy- học: Bảng con, phấn màu, bảng phụ BT4 
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu:
* Hoạt động 1: KTBC: nêu cách tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số?
- gọi 4 em lên làm lại bài 1
+)* Hoạt động 2: Thực hành.
 Bài 1: Gọi hs nêu yc
- GV ghi lên bảng- yc làm bảng con
- Gọi 6 em lên làm
- Nêu cách tìm?
- Hãy so sánh kết quả 1/2của từng số ở phần a
- Hãy so sánh các kết quả 1/6 của từng số ở phần b
+) Bài 2: gọi hs nêu
- BT cho biết gì ? hỏi gì? 
- Gọi 1 em lên làm
-Gv cùng hs nhận xét.
- Muốn biết xem Vân tặng bạn bn bông hoa ta ltn?
+) Bài 3: GV đọc đề
- BT cho biết gì? hỏi gì?
- YC hs làm vào vở 1 em lên bảng
- GV nhận xét, chốt kq đúng
- Muốn tìm số hs đang bơi của lớp 3A ta làm ntn?
+) Bài 4:GV treo bảng phụ
- Đã tô màu vào 1/5 số ô vuông của hình nào? vì sao em biết?
- 2 hình còn lại thì tô màu vào 1 phần mấy số ô vuông?
- 1 em lên làm, lớp theo dõi
- làm bảng con
- Theo dõi
- giá trị 1/2 của mỗi số khác nhau 
- giá trị 1/6 của mỗi số khác nhau
- 1 em nêu
- lớp giải vào vở
- lấy 30:6=5( bông hoa)
- 1 em đọc lại
- tự giải vào vở
- lấy 28:4=7( bạn)
- hs quan sát
- H2, H4
- H1 đã tô 1/10 số ô vuông
- H3 đã tô 1/2 số ô vuông
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
Nêu cách cách đặt tính và thực hiện phép nhân số có 2 cs với số có 1 cs?
______________________________________
Tập đọc – Kể chuyện 
Bài tập làm văn
I-Mục tiêu: A- Tập đọc:
1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc đúng: Liu- xi-a; Cô- li- a, loay hoay, lia lịa, ngắn ngủn
2- Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
- Hiểu các từ mới: khăn mùi xoa, viết lia lịa, ngắn ngủn. 
- GD hs lời nói phải đi đôi với việc làm. Đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói.
B - Kể chuyện: 
1- Rèn kĩ năng nói: Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng trình tự câu chuyện và kể lại được 1 đoạn câu chuyện.
2- Rèn kĩ năng nghe:- Nghe và nhận xét đánh giá bạn kể.
II- Đồ dùng dạy- học:- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III- Các hoạt động dạy - học:
*Tập đọc:
A- KTBC: 
- Giờ trước các em được học bài gì?
- Gọi 1 em đọc bài
- Cuộc họp đề ra cách gì để giúp đỡ bạn Hoàng?
1- Giới thiệu bài:
2- Luyện đọc:
a) GV đọc toàn bài.
- GV cho hs quan sát tranh minh hoạ.
b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ:
(+) Đọc từng câu:- GV chú ý phát âm từ khó, dễ lẫn: Liu- xi- a; Cô- li- a; 
 (+) Đọc từng đoạn trước lớp:
- Bài chia làm mấy đoạn? Nêu rõ từng đoạn?
+ Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau từng đoạn, GV nhắc hs ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
+ GV kết hợp giải nghĩa từ: : ngắn ngủn. 
(+) Đọc từng đoạn trong nhóm: - GV yêu cầu hs đọc theo nhóm 4
- Cho hs thi đọc giữa các nhóm
3) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
+ Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 , 2
- Nhân vật xưng “ tôi” trong truyện này tên là gì? 
- Cô giáo ra cho lớp đề văn thế nào?
- Vì sao Cô- li- a thấy khó viết bài TLV?
+ Gọi 1 em đọc đ 3
- Thấy các bạn viết nhiều, Cô- li- a làm cách gì để bài văn viết dài ra?
+ YC đọc thầm đ 4
- Vì sao khi mẹ bảo Cô- li- a đi giặt quần áo lúc đầu Cô- li- a ngạc nhiên?
- Vì sao sau đó Cô- li- a vui vẻ làm theo lời mẹ?
- Bài đọc giúp em hiểu ra điều gì?
4) Luyện đọc lại:- GV đọc mẫu đoạn 3, 4
- HD hs đọc đúng, đọc hay
- Cuộc họp của chữ viết
- học sinh lên bảng.
- Học sinh theo dõi.
- Hs qsát tranh 
- Hs đọc nối tiếp từng câu -> hết bài (2 lượt).
- Hs đọc nối tiếp từng đoạn -> hết bài ( 2 lượt).
- hs luyện đọc theo nhóm
- 
- hs đọc
- Cô- li- a
- Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ.
- vì Cô- li- a chưa từng làm những việc đó
- lớp đọc thầm theo
- viết 1 điều có thể trước đây em chưa làm
- Vì chưa bao giờ phải giặt quần áo, lần đầu mẹ bảo cậu làm
- vì nhớ ra đó là việc bạn đã nói trong bài TLV
- lời nói phải đi đôi với việc làm
- hs thi đọc dc
* Kể chuyện :
1- GV nêu nhiệm vụ:
2- Hướng dẫn hs kể chuyện theo tranh :
- Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện
- Cho hs luyện kể lại 1 đoạn câu chuyện theo lời của em
5) Củng cố - dặn dò:
- Qua câu chuyện em học tập được điều gì?
- HS quan sát tranh – 1 em lên sắp xếp các tranh theo đúng trình tự
- 1 hs kể mẫu 3 câu đầu
- từng cặp hs luyện kể 1 đoạn bất kỳ của câu chuyện.
- Hs thi kể...
- HS nêu
_____________________________________________ 
Chiều Đạo đức
Tự làm lấy việc của mình( tiết 2).
Mục tiêu:- HS hiểu thế nào là tự làm lấy việc của mình. hiểu ích lợi của việc làm lấy.
- Biết tự làm lấy việc của mình trong học và LĐ, sinh hoạt ở trường, ở lớp.
- Có thái độ tự giác chăm chỉ thực hiện công việc của mình.
II-Tài liệu- phương tiện: VBT( HĐ 3); ( HĐ3)
III- Các hoạt động dạy- học:
* Hoạt động1: liên hệ thực tế
+) Mục tiêu:HS tự nhận xét về những công việc mà mình đã tự làm hoặc chưa tự làm 
+) Cách tiến hành :- GV đưa các câu hỏi:
+ Em đã từng tự làm lấy việc gì của mình chưa? em thực hiện việc đó NTN? em cảm thấy ntn sau khi hoàn thành công việc ?
+ GV khen những em đã biết tự làm lấy việc của mình.
- KL:Cần tự làm lấy việc của mình.
* Hoạt động 2 :Đóng vai
+) Mục tiêu:- HS thực hiện được 1 số hành động xử lý và biết bày tỏ thái độ phù hợp trong việc tự làm lấy việc của mình qua trò chơi
+) Cách tiến hành :- GV chia lớp làm 2 nhóm
- HS làm việc theo nhóm: nhóm 1 thảo luận tình huống 1; nhóm 2 thảo luận tình huống 2
- Đại diện lên đóng vai
- HS khácbổ sung
 - Gv kết luận: khuyên Hạnh nên tự quét nhàXuân nên tự trực nhật lớp.. 
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 
+) Mục tiêu:- HS biết bày tỏ thái độ của mình về ý kiến liên quan .
+) Cách tiến hành:- GV cho hs tl nhóm 2 để làm BT3 
- Gọi vài nhóm trình bày ý em cho là đúng hoặc chưa đúng
- GV kết hợp hỏi: tại sao em không đồng ý 
- KL: 
 Hoạt động nối tiếp: Tự làm lấy việc của mình khi ở nhà cũng như ở lớp.
- Chuẩn bị bài sau.
______________________________________
Thủ công 
Đan nong đôi ( tiết 2).
I- Mục tiêu :- HS vận dụng vào thực hành đan nong đôi.
- Đan được nong đôi đúng qui trình kĩ thuật.
- Hs yêu thích các sản phẩm đan nan, rèn luyện đôi tay khéo léo .
II- Đồ dùng dạy- học : 
- Mẫu tấm đan nong đôi .
- Tranh qui trình đan.
- Giấy màu, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán .
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu : 
*HĐ1: Học sinh thực hành đan nong đôi : - GV yêu cầu một số học sinh nhắc lại qui trình đan nong đôi. Gv nhận xét và hệ thống lại các bớc đan nong đôi :
+Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan.
+Bước 2 : Đan nong đôi bằng giấy ( theo cách đan nhấc 2 nan, đè 2 nan )
+Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan.
- GV tổ chức cho HS thực hành cắt, dán, đan nong đôi.
- GV theo dõi giúp đỡ học sinh yếu.
- Gv tổ chức cho hs trưng bày sp.
- Gv, lớp nhận xét đánh giá sản phẩm đan.
*HĐ2: Củng cố- dặn dò :
- Nhắc lại các bước đan.
- Nhận xét giờ học .
- Dặn dò Hs chuẩn bị cho giờ sau : kéo, keo dán, giấy màu, thước kẻ, bút chì.
___________________________
Tiếng Việt ( T )
 Luyện đọc - kể : Đối đáp với vua.
I-Mục tiêu: 
- Củng cố về cách đọc và kể câu chuyện : Đối đáp với vua.
- Luyện đọc đúng, kể thuộc( HS TB - Yếu ); Đọc diễn cảm, kể sáng tạo (Hs khá- giỏi) 
- Giáo dục tính kiên trì học tập.
II- Đồ dùng dạy- học :Bảng phụ. 
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu :
A- KTBC : 
- Em hãy đọc 1 đoạn trong bài : Đối đáp với vua.
+ GV nx, cho điểm .
B - Bài mới : 
1) GTB : 
-GV nêu MĐ,YC giờ học đối với 2 đt HS .
2) Luyện đọc : 
- Gv chia lớp làm 2 ĐT : Giỏi - Khá ; TB -Yếu 
- YC học sinh luyện đọc theo nhóm đôi : TB -Y : luyện đọc đúng , K- G : luyện đọc diễn cảm .
+ Đoạn 1: giọng trang nghiêm
+ Đoạn 2: tinh nghịch
+ Đoạn 3: hồi hộp
+ Đoạn 4 : khâm phục
- Gọi HS đọc bài . Lớp, GV theo dõi nhận xét .
- GV lựa chọn đoạn 2, YC học sinh thi đọc diễn cảm . Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất . 
- Gọi 1 HS đọc diễn cảm toàn bài . 
3) Luyện kể : 
- Gv nêu YC kể chuyện đối với từng nhóm đối tượng. 
- HS luyện kể theo cặp .
- Gọi 1 số cặp lên thi kể trước lớp .
- GV cả lớp nhận xét, bình chọn ra bạn kể hay nhất .
C- Củng cố- dặn dò : 
- Em thấy Cao Bá Quát là người như thế nào?. 
- Dặn hs luyện đọc tốt
____________________________________________________________________
Sáng
Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2006
Toán
Chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số
I) Mục tiêu : - Biết cách thực hiện phép chia số có 2 cs cho số có 1 cs chia hết ở các lượt chia.- Củng cố về tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số
-Rèn kĩ thực hiện đúng phép chia.
 II) Đồ dùng dạy học : Bảng phụ ghi bài tập 3, phấn màu
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
* Hoạt động 1: HD thực hiện phép chia 96:3=?
- GV viết phép chia lên bảng
- NX: SBC là số có mấy chữ số?
 SC là số có mấy chữ số?
- GV hd cách đặt tính 96 3
- HD cách thực hiện phép chia
- gọi hs nhắc lại cách chia
* Hoạt động2 : luyện tập
+) Bài 1: gọi hs nêu yc
- GV chép các phép tính lên bảng
- YC hs tính ra bảng con- 4 em lên chữa bài
- YC hs nêu cách chia 
+) Bài 2: Tìm 1/3 của 69 kg; 36 m; 93 l
- Muốn tìm 1/3 của 69 kg ta ltn? 
- YC làm vào vở
- gọi 3 em chữa bài
- GV nhận xét, chốt kq đúng
+) Bài 3:Y/c h/s nêu đề bài.
- BT cho biết gì? hỏi gì?
- Muốn biết xem mẹ biếu bà bao nhiêu quả cam ta làm tn?
- YC hs giải vào vở
*Hoạt động 4 Củng cố – dặn dò: nêu cáh thực hiện phép chia số có 2 cs cho số có 1 cs?
- Nhận xét giờ học.
- theo dõi
- có 2 cs
- có 1 cs
- theo dõi
- 2 em nhắc lại
- hs làm bảng con
- hs nêu
- lấy 69:3
- hs nêu
- lấy 36:3
_____________________________________________
Tập đọc
Ngày khai trường
I- Mục tiêu: 
1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ :nắng mới, lá cờ, năm xưa, gióng giả... 
- Ngắt, nghỉ đúng chỗ, biết đọc đoạn thơ khác với đoạn văn xuôi.
2- Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ :tay bắt mặt mừng, gióng giả 
- Thấy được niềm vui sướng của hs trong ngày khai trường.
II- Đồ dùng dạy- học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III- Các hoạt động dạy - học:
A- KTBC: 
- Giờ trước các em được học bài gì?
- Em hãy đọc 1 đoạn trong bài mà em thích nhất và nói rõ vì sao em thích?
- GV nhận xét chung.
- Bài tập làm văn
- 2 học sinh lên bảng.
 -Lớp nxét.
B - Bài mới:
1- Giới  ... Đoán nhanh, đoán đúng.
- Gv nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi cho hs.
- Tổ chức cho hs chơi trò chơi: Gv yêu cầu lần lượt 3 hs đứng lên bịt mắt thật chặt, khi gv đưa ra 1 bông hoa hs có thể dùng tay sờ hoặc ngửi rồi đoán xem đó là hoa gì. Nếu bạn nào đoán đúng nhiều loại hoa nhất sẽ là người thắng cuộc. 
*Củng cố- Dặn dò: 
 - Nhắc lại các bộ phận của hoa
 - Nhắc hs thực hiện tốt việc chăm sóc và bảo vệ cây hoa ở nhà và nơi công cộng.
 ____________________________________________
Thể dục ( T )
Bài tập rèn luyện tư thế kĩ năng vận động cơ bản
I Mục tiêu : 
-Ôn Bài tập rèn luyện tư thế kĩ năng vận động cơ bản trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức’’.
 -Yêu cầu thực thành thạo các động tác, biết cách chơi trò chơi và chơi t đối chủ động 
- GD ý thức tự giác luyện tập TDTT.
 II. Địa điểm, phương tiện: 
 - VS sân trường sạch sẽ
 - Chuẩn bị 1 còi, bóng, kẻ sẵn vạch .
III.Nội dung, phơng pháp lên lớp 
Hoạt động của thày:
SL-TG
Hoạt động của trò
A-Phần mở đầu:
-Giáo viên nhận lớp
+ Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học .
+Khởi động.
B-Phần cơ bản:
*Ôn : các động tác rèn luyện tư thế kỹ năng cơ bản
-Y/c h/s tập đồng loạt
-G/v theo dõi nhận xét bổ sung
*Trò chơi : Chuyển bóng tiếp sức
-G/v nêu tên trò chơi 
-G/v hướng dẫn luật chơi.
-Yêu cầu HS chơi trò chơi
-Giáo viên theo dõi ,uốn nắn.
C-Phần kết thúc :
G/v tập trung h/s
-Giáo viên hệ thống bài ,nhận xét giờ học.
-Vn ôn lại các tư thế kĩ năng vận động cơ bản.
5-6 phút
-5phút
1-2 lần
1 lần
7-8 phút
2 lần
4-5 phút
Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, báo cáo sĩ số .
- Hs nắm bắt
+Xoay các khớp tay chân
-Lớp trưởng điều khiển .
-HS thực hiện.
-Tổ trưởng điều khiển .
-HS chơi trò chơi.
-H/s xếp 4 hàng dọc.
Thả lỏng.
_________________________________
Sáng 
Thứ sáu ngày 3 tháng 3 năm 2006
Toán
Tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số 
 I. Mục tiêu- Biết cách tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số.
- HS tìm được đúng 1 trong các phần bằng nhaucủa 1 số và vận dụng để giải BT có liên quan thực tế .
I.Đồ dùng dạy- học: , bảng phụ.12 hình tròn
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu.
* Hoạt động 1 :HD hs tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số
- GV nêu bài toán
- làm thế nào để tìm 1/3 của 12 cái kẹo
- GV dùng sơ đồ để minh hoạ
 _____________________
- Muốn tìm 1/4 của 12 cái kẹo ta ltn? 
* HĐ2: thực hành
a, BT1: HD hs trình bày
 1/2 của 8 kg là 8:2=4( kg)
- các phần còn lại yc hs tự làm
- gọi 3 chữa 3 phần
b, BT2: gọi hs đọc đề
 theo dõi
- lấy 12 cái kẹo chia làm 3 phần bằng nhau
- hs tự nêu lời giải như sgk
- lấy 12 cái kẹo chia làm 4 phần bằng nhau.
- hs theo dõi cách làm
- hs làm ra nháp phần b, c, d
- 1 hs đọc
- BT cho biết gì? hỏi gì?
- hs nêu
- hs tự giải
- yc hs tự giải vào vở
- gọi 1 em chữa bài
- Muốn biết cửa hàng đã bán bn mét vải ta làm tn?
- lấy 40:5=8( m)
* Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò.
- Nhận xét giờ học
__________________________________________
Tập làm văn 
Tổ chức cuộc họp
I- Mục tiêu:
- HS biết tổ chức 1 cuộc họp cụ thể: 
+ xác định rõ nội dung cuộc họp
+ tổ chức cuộc theo đúng trình tự
- Rèn kĩ năng nói lưu loát, rành mạch.
- GD h/s có ý thức tự tin.
II- Đồ dùng dạy- học:
- bảng phụ chép 5 bước tổ chức cuộc họp( yc3- sgk trang 45)
III- Các hoạt động dạy- học:
A- KTBC : - Giờ TLV trước học bài gì ?
- Gọi hs lại câu chuyện: Dại gì mà đổi 
- 2 hs đọc bức điện báo gửi gia đình
+ Gv nhận xét cho điểm.
B- Bài mới : 
1) GTB : - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học .
2) Hướng dẫn làm bài tập : a-Giúp hs xác định yc của bài: 
- Gọi hs đọc yc của bài tập trong SGK và gợi ý về nội dung trao đôỉ
- Dựa vào bài: “Cuộc họp của chữ viết” em thấy để tổ chức tốt 1 cuộc họp ta phải chú ý những gì?
- Gọi 1 số em nhắc lại trình tự tổ chức cuộc họp
b- Từng tổ làm việc
- yc hs làm việc theo tổ
- GV theo dõi giúp đỡ 
c- Thi tổ chức cuộc họp
- gọi từng tổ lên thi
- Gv chốt tổ họp có hiệu quả nhất
3- Củng cố- dặn dò : cần rèn luyện khả năng tổ chức cuộc họp.
- Hs theo dõi .
-1 Hs đọc yc của bài. 
- HS theo dõi
- Phải xác định rõ nội dung bàn về vấn đề gì. phải nắm được trình tự tổ chức cuộc họp
-gồm 5 bước( hs đọc trên bảng phụ)
- Các tổ bàn bạc dưới sự điều khiển của tổ trưởng để chọn nội dung cuộc họp
- từng tổ lên thi
- cả lớp bình chọn tổ họp có hiệu quả nhất.
__________________________________
Tự nhiên và xã hội 
Hoạt động bài tiết nước tiểu
I- Mục tiêu: - Biết kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng
- Giải thích tại sao hàng ngày mỗi người cần uống đủ nước.
 – GD ý thức bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu
II- Đồ dùng dạy- học: Hình trong sách giáo khoa trang 22, 23 
III- Hoạt động dạy - học:
1, Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
 * Mục tiêu : Kể được tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng. 
* Cách tiến hành : - Bước 1: làm việc theo cặp 
yc 2 hs cùng quan sát h1 trang 22 và chỉ đâu là thận, đâu là ống dẫn nước tiểu
- Bước 2: làm việc cả lớp
+ GV treo hình vẽ: cơ quan bài tiết nước tiểu
+ Gọi vài hs lên chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu 
KL: cq bài tiết nước tiểu gồm 2 quả thận.
2, HĐ 2:Thảo luận 
* Mục tiêu : thảo luận để nắm được chức năng của cq bài tiết nươc tiểu . 
* Cách tiến hành : 
+ Bước 1 : Làm việc theo nhóm 2
- Gv cho hs quan sát hình 2 T23rồi tluận theo yc sau
+ Thận có chức năng gì?( lọc máu lấy ra các chất thải)
+ ống dẫn nước tiểu có chức năng gì?( cho nước tiểu đi từ thận xuống bóng đái)
+ Bóng đái có chức năng gì?( chứa nước tiểu)
+ ống đái có chức năng gì?( dẫn nước tiểu từ bóng đái ra ngoài)
Bước 2 : - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả ( 1 em hỏi, 1 em trả lời)
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
=> KL : Chốt lại chức năng của từng bộ phận cq bài tiết nước tiểu
3, Củng cố - Dặn dò : Để bảo vệ cq này chúng ta phải thường xuyên uống nước .
____________________________________
Thể dục
Ôn nhảy dây, trò chơi “ Ném trúng đích’’
I Mục tiêu : -Ôn Nhảy dây cá nhân chụm hai chân và trò chơi ‘Ném trúng đích’’
 -Yêu cầu thực thành thạo các động tác, biết cách chơi trò chơi và chơi thắng đối thủ, chủ động 
-GD ý thức tự giác luyện tập TDTT thường xuyên.
II. Địa điểm, phương tiện: 
 - VS sân trường
 - Chuẩn bị 1 còi, bóng, kẻ sẵn vạch .
III.Nội dung, phương pháp lên lớp 
Hoạt động của thày:
SL-TG
Hoạt động của trò
A-Phần mở đầu:
-Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học .
+Khởi động.
B-Phần cơ bản:
*Ôn : Nhảy dây
-H/s nhảy dây đơn chụm hai chân và nhảy dây tập thể
-G/v cho h/s tập. 
- Tổ chức biểu diễn thi đua theo các khu vực đã qui định, yêu cầu tổ
 trưởng điều khiển.
*Trò chơi : Ném trúng đích
-G/v nêu tên trò chơi 
-G/v hướng dẫn luật chơi.
-Yêu cầu HS chơi trò chơi
-Giáo viên theo dõi, uốn nắn.
C-Phần kết thúc :
G/v tập trung h/s
- Giáo viên cho hs thả lỏng.
-Vn ôn nhảy dây.
5-6 phút
8-10phút
2-3 lần
1 lần
7-8 phút
2 lần
4-5 phút
Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, báo cáo sĩ số .
+Xoay các khớp tay chân
-Lớp trưởng điều khiển .
-HS thực hiện.
-Tổ trưởng điều khiển .
-HS trong tổ luyện tập .
-Từng tổ lên biểu diễn .
-Lớp theo dõi,bình chọn tổ, cá nhân tập đúng tập đẹp nhất .
-HS chơi trò chơi.
-H/s xếp 4 hàng dọc.
- Đi thường nhẹ nhàng
__________________________________
Chiều
Tiếng việt( LTVC - TLV) ( T )
Luyện tập: Dấu phẩy. Thi kể Người bán quạt may mắn
I-Mục tiêu: - Củng cố về Dấu phẩy. Thi kể “Người bán quạt may mắn”.
- HS làm VBT luyện về dấu phẩy; Kể chuyện lời kể lưu loát, diễn đạt trôi chảy.
- GD ý thức ham tìm tòi, hiểu biết .
II-Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III-Các hoạt động dạy- học :
A- Ôn tập: Dấu phẩy. 
* BT1: Đánh dấu phẩy cho đúng vào câu dưới đây:
 a, Ngoài vườn hoa bưởi hoa chanh nở trắng xoá.
b, Trong lớp em bạn Hà bạn Thảo bạn An đều học giỏi toán.
c, Ơ nhà em thường giúp mẹ nhặt rau quét nhà trông em.
- GV cho h/s thảo luận theo cặp.
- Gọi các cặp lên trình bày. 
-3 em lên bảng chữa. 
- GV cùng lớp nhận xét, bổ sung.
*BT2: Em hãy đặt một câu có 2 dấu phẩy. 
- GVcùng lớp đánh giá kết quả.
B - Thi kể “Người bán quạt may mắn”:
- Căn cứ vào bài tập làm văn buổi sáng, gv cho hs thi kể về câu chuyện “Người bán quạt may mắn”.
 - GV y/c học sinh luyện kể theo nhóm.
- Gv theo dõi, uốn nắn cho học sinh về cách dùng từ, giọng kể,
- Y/c lớp bình chọn bạn kể hấp dẫn nhất.
C- Củng cố- dặn dò:- Dấu phẩy thường đứng ở vị trí nào trong câu ?
-V Hi Chi là người viết chữ như thế nào?
- Hs thảo luận theo cặp.
- Hs chữa vào vở.
- HS dựa vào bài chuẩn bị trước, thi kể câu chuyện ( 5- 6 hs thi).
- H/s luyện kể.
-Lớp bình chọn .
- HS nêu.
____________________________________________
toán (T)
Luyện tập : Đọc và viết các số La Mã
I-Mục tiêu : - Củng cố về Đọc và viết các số La Mã.
- Rèn kĩ năng đọc viết số La Mã
- Vận dụng được vào giải toán có liên quan chữ số La Mã.
II-Đồ dùng dạy- học :VBTT, mô hình đồng hồ.
III-Các hoạt động dạy- học:
*HĐ1: KTBC : 
-G/v gọi 2 h/s cùng lên bảng viết số La Mã.-Lớp viết bảng con.
-viết số 6, 8, 9, 12, 20, 21.
-Nhận xét, cho điểm.
* HĐ2: Thực hành luyện tập :
+ Đối với HSTB ;
+ Bài 1. Gv viết số: V, VI, XI, IV, VII, XII
- Y/c hs đọc số đó.
+ Bài 2. Với 4 que diêm có thể xếp thành những số La Mã nào? Hãy viết những số đó
- Gv gọi hs lênviết
- Gv nx
+ Bài 3. dành cho hs khá, giỏi.
Dùng 6 que diêm xếp thành số IX, sau đó nhấc ra 2 que rồi xếp lại để được số IV, XI
+ Bài 4. Treo mô hình đồng hồ (bài 3 t34- VBT).
+Gọi HS chữa bài .
+Gv nhận xét.
*HĐ3: Củng cố- dặn dò :
- VN tập xem đồng hồ.
-2H/s lên bảng.
- Lớp làm bảng con.
- Hs đọc số
- VII, XX.
- đọc đề
-Tự xếp
- Đọc số giờ trên đồng hồ.
Sinh hoạt tập thể
Kiểm điểm tuần 5 –phương hướng tuần 6
*1Văn nghệ .	
*2,nhận xét tuần 5	 
 +Lớp trưởng nhận xét.	
-G/v nhận xét: Nhìn chung trong tuần qua các em có nhiều cố gắng	 
đi học đúng giờ, học bài và làm bài đầy đủ ,đi học đúng giờ .
-xếp hàng ra vào lớp tương đối tốt, đồng phục đầy đủ.	
-ôn tập tốt giữa kì 2
-thu tiền điện kì 2, mua xổ số đợt 2.
*3, Phương hướng tuần 6
+Duy trì tốt các nề nếp.
+Xếp hàng ra vào lớp tốt, đồng phục đầy đủ.	
+Thi đua học tốt chào mừng ngày 8/3 và 26/3 .	
+ Tiếp tục thu nộp tiền điện, tiền học kì 2.
+ Tập văn nghệ.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 6.doc