Giáo dục an toàn trường học Lớp 3 - Chủ đề: An toàn cho bản thân khi có mưa bão

Giáo dục an toàn trường học Lớp 3 - Chủ đề: An toàn cho bản thân khi có mưa bão

I. Yêu cầu cần đạt

Sau chủ đề này, HS:

– Chỉ ra được những hậu quả do bão gây ra.

– Lựa chọn được các cách để đảm bảo an toàn cho bản thân khi có mưa bão.

– Thu thập được thông tin về tình hình mưa bão.

II. Đồ dùng dạy học

– Sách Giáo dục An toàn trường học lớp 3.

– Bút màu, giấy màu, sticker trang trí.

 

docx 5 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 410Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo dục an toàn trường học Lớp 3 - Chủ đề: An toàn cho bản thân khi có mưa bão", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
An toàn cho bản thân 
khi có mưa bão
Chủ đề 5: An toàn cho bản thân khi có mưa bão
Yêu cầu cần đạt
Sau chủ đề này, HS:
– Chỉ ra được những hậu quả do bão gây ra.
– Lựa chọn được các cách để đảm bảo an toàn cho bản thân khi có mưa bão.
– Thu thập được thông tin về tình hình mưa bão. 
Đồ dùng dạy học
– Sách Giáo dục An toàn trường học lớp 3.
– Bút màu, giấy màu, sticker trang trí.
Tổ chức hoạt động
1. Nhận diện – Khám phá
a) Hoạt động 1: Trò chơi "Ra khơi"
* Mục tiêu: 
– Khởi động, tạo không khí vui vẻ trước khi bắt đầu tiết học.
– HS nhận biết được bão là một loại hình thiên tai gây nguy hiểm.
* Cách tiến hành:
1. GV phổ biến luật chơi: 
– Cả lớp đứng thành vòng tròn, bạn phía sau đặt tay lên vai bạn phía trước. – Quản trò hô “Mưa phùn, mưa phùn!”, cả lớp đáp “Thuyền ta ra khơi!” – vừa đáp vừa di chuyển theo hình vòng tròn. 
– Quản trò hô “Bão đến! Thuyền vỡ, lên phao cứu sinh 3 người!”, ba người chơi nhanh chóng nắm tay nhau ghép thành vòng tròn, người không ghép được với ai hoặc ghép sai (không phải 3 người) sẽ bị loại. Người ở lại cuối cùng là người thắng cuộc (tương tự với số lượng người khác). 
– HS cả lớp tham gia chơi. 
– GV đặt câu hỏi: 
+ Tại sao thuyền bị vỡ? (Bão) 
+ Em đã từng chứng kiến bão chưa? 
– GV nhận xét trò chơi, dẫn dắt vào hoạt động sau.
b) Hoạt động 2: Hiểu biết cơ bản về bão 
* Mục tiêu: 
– HS hiểu bão là gì. 
* Cách tiến hành: 
1. GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm đôi, thực hiện nhiệm vụ: 
– Chọn các từ: mưa rất ro, gió xoáy, gió lớn để điền vào chỗ chấm cho phù hợp. 
– Đáp án: Bão được hiểu là một cơn mưa rất to có phạm vi rộng. Thường gây ra gió xoáy, gió lớn và nước dâng, có thể ảnh hưởng tới một vùng rộng lớn. 
2. GV tổ chức cho đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. 
3. GV hướng dẫn các HS khác nhận xét, bổ sung. 
4. GV nhận xét và tổng kết hoạt động.
5. GV kết luận: Bão là loại hình thiên tai phổ biến và nguy hiểm cho con người.
Lưu ý: Ngoài cách tiến hành thông thường như trên, GV có thể biến hoạt động này thành trò chơi “Ai nhanh hơn” (Chia lớp thành các đội, mỗi đội được phát 3 thẻ từ “mưa rất to”, “gió xoáy”, “gió lớn”. HS lần lượt lên dán các thẻ từ vào chỗ chấm trên bảng. Trong cùng một thời gian, đội nào dán nhanh và đúng nhất sẽ thắng cuộc.
2. Tìm hiểu – Mở rộng
c) Hoạt động 3: Tìm hiểu hậu quả của bão 
* Mục tiêu: 
– HS xác định được những hậu quả do bão gây ra. 
* Cách tiến hành: 
1. GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 3, hướng dẫn HS quan sát tranh trong sách Giáo dục An toàn trường học lớp 3, trang 31. 
2. GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. 
3. GV hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung. 
4. GV nhận xét, tổng kết hoạt động: Bão có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: Gió to làm đổ nhà cửa, cây cối, cột điện Bão có thể gây ra mưa lớn, lũ lụt cuốn trôi nhà cửa, con người, thiệt hại mùa màng,
d) Hoạt động 4: Lựa chọn an toàn cho bản thân khi có mưa bão 
* Mục tiêu: 
– HS xác định được việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn cho bản thân khi có mưa bão. 
* Cách tiến hành: 
1. GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4, thực hiện nhiệm vụ: 
– Tô màu vào dưới bức tranh bạn nhỏ nên làm vào dưới bức tranh bạn nhỏ không nên làm. 
– Giải thích lí do tại sao em lại chọn như vậy. 
2. GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận. 
3. GV hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung. 
4. GV gợi ý HS đặt thêm các câu hỏi cho HS chia sẻ, ví dụ: 
– Tại sao bạn chọn ở trong nhà? 
– Tại sao không nên trú mưa dưới gốc cây? Điều gì có thể xảy ra? 
Lưu ý: GV luôn khuyến khích, động viên HS mạnh dạn trình bày ý kiến của mình. 
GV nhận xét, tổng kết hoạt động.
Khởi động: Trò chơi: Khắc phục thiên tai (Tiết 2)
3. Thực hành – Vận dụng
e) Hoạt động 5: Chuẩn bị vật dụng khi có bão 
* Mục tiêu: 
– HS xác định được những đồ vật cần thiết phải chuẩn bị khi có mưa bão. 
* Cách tiến hành: 
1. GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4, thực hiện nhiệm vụ: 
– Vẽ ☆ vào  dưới những vật dụng cần chuẩn bị khi có bão. 
2. GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận. 
3. GV hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung. 
4. GV gợi ý HS đặt thêm các câu hỏi cho HS chia sẻ, ví dụ: 
– Tại sao bạn chọn đèn pin? 
– Chuẩn bị bộ dụng cụ cứu thương để làm gì? 
– Sạc điện thoại có cần thiết không? Vì sao? 
5. GV nhận xét, tổng kết hoạt động.
f) Hoạt động 6: Hoàn thiện và trang trí thông điệp “Những điều cần nhớ khi có bão” 
* Mục tiêu: 
– HS ghi nhớ và thực hiện được những lưu ý cần thiết trước, trong và sau khi có bão. 
* Cách tiến hành: 
1. GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm 2, nghiên cứu các nội dung trong bảng thông điệp trong sách Giáo dục An toàn trường học lớp 3, trang 33. 
2. GV hướng dẫn HS hoàn thiện nội dung những việc làm khác, sau đó trang trí (bằng bút màu, giấy màu, sticker,). 
Lưu ý: Có thể dùng bảng thông điệp rời để HS hoàn thiện, trang trí và dán vào góc học tập ở nhà của mình. 
3. GV nhận xét, tổng kết hoạt động
g) Hoạt động 7: Tìm hiểu thông tin về các cơn bão 
* Mục tiêu: 
– HS thu thập được thông tin về bão như: tên cơn bão, địa điểm xảy ra, thiệt hại sau bão. 
* Cách tiến hành: 
1. Ở hoạt động này, GV giao cho HS tìm hiểu trước ở nhà. 
2. Đến lớp, GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, chia sẻ trong nhóm các thông tin đã thu thập được ở nhà, chọn lọc và hoàn thiện vào bảng. 
3. GV tổ chức cho đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. 
4. GV đặt thêm câu hỏi cho HS chia sẻ: 
– Em còn biết thêm thông tin gì khác của cơn bão? 
– Trong các cơn bão mà em thu thập thông tin, cơn bão nào gây thiệt hại nhiều nhất? 
5. GV nhận xét, tổng kết hoạt động
4. Đánh giá – Phát triển
h) Hoạt động 8: Đánh giá mức độ hoàn thành các nhiệm vụ học tập 
* Mục tiêu: 
– HS tự đánh giá mức độ hoàn thành các nội dung học tập của chủ đề. 
– Phụ huynh tham gia đánh giá mức độ hoàn thành của HS. 
* Cách tiến hành: 
1. GV hướng dẫn HS quan sát bảng đánh giá trong sách Giáo dục an toàn trường học lớp 3, trang 34 và thực hiện nhiệm vụ: 
– Tô màu vào ☆ thể hiện mức độ hoàn thành các nội dung học tập theo chủ đề. 
Lưu ý: Hoạt động này HS tự đánh giá bản thân mình. GV hướng dẫn để HS rèn luyện kĩ năng tự đánh giá, đồng thời động viên, khuyến khích để HS có thói quen đánh giá một cách trung thực. 
2. GV tổ chức cho HS lấy ý kiến đánh giá của người thân về mức độ hoàn thành các nội dung học tập của chủ đề. (Đánh giá từ 1 đến 3 sao)
Phiếu đánh giá của người thân về các nội dung học tập
Nội dung học tập
Mức độ đạt được
Biết được hậu quả của bão và thường xuyên xem tin tức về thời tiết
Biết chuẩn bị những đồ dùng cần thiết khi có bão
3. GV tổ chức tổng kết, nhận xét hoạt động này vào đầu buổi học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_duc_an_toan_truong_hoc_lop_3_chu_de_an_toan_cho_ban_tha.docx