I. Yêu cầu cần đạt
Sau chủ đề này, HS:
– Xác định được các trường hợp bị bỏ rơi, bỏ mặc
– Trình bày được những việc nên làm nếu bị bỏ rơi, bỏ mặc
– Chia sẻ với bạn khi bạn bị bỏ rơi, bỏ mặc
II. Đồ dùng dạy học
– Sách Giáo dục An toàn trường học lớp 3
– Bút màu, bút chì, sổ tay nhỏ
Làm gì khi bị bỏ rơi, bỏ mặc? Chủ đề 4: Làm gì khi bị bỏ rơi, bỏ mặc? Yêu cầu cần đạt Sau chủ đề này, HS: – Xác định được các trường hợp bị bỏ rơi, bỏ mặc – Trình bày được những việc nên làm nếu bị bỏ rơi, bỏ mặc – Chia sẻ với bạn khi bạn bị bỏ rơi, bỏ mặc Đồ dùng dạy học – Sách Giáo dục An toàn trường học lớp 3 – Bút màu, bút chì, sổ tay nhỏ Gợi ý tổ chức các hoạt động dạy – học 1. Nhận diện – Khám phá a) Hoạt động 1: Các trường hợp bị bỏ rơi, bỏ mặc * Mục tiêu: – HS xác định được các trường hợp bị bỏ rơi, bỏ mặc * Cách tiến hành: 1. GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi: – Các nhóm quan sát tranh trong sách Giáo dục An toàn trường học lớp 4, trang 24. – Xác định các trường hợp bị bỏ rơi, bỏ mặc. – GV mời mỗi nhóm trình bày một bức tranh và giải thích tại sao bạn nhỏ bị bỏ rơi, bỏ mặc – Các nhóm khác nhận xét, đóng góp ý kiến. 2. GV tổ chức cho HS chia sẻ mở rộng thêm một số tình huống trẻ em bị bỏ rơi, bỏ mặc trong cuộc sống mà em biết. 3. GV tổ chức cho HS làm việc nhóm bốn: trao đổi, trả lời câu hỏi trước lớp – HS phân vai, diễn tả lại tình huống. (các vai diễn: bạn nhỏ, bố / mẹ, ông / bà) – Các nhóm trả lời câu hỏi Bạn nhỏ mong chờ điều gì? – Nhóm khác nhận xét, đóng góp ý kiến. 4. GV kết luận: Trong cuộc sống, ngày càng có nhiều bạn nhỏ bị bỏ rơi, bỏ mặc. Vì vậy, chúng ta cần xác định được các tình huống bị bỏ rơi, bỏ mặc và tìm cách giúp đỡ các bạn ấy. 2. Tìm hiểu – Mở rộng b) Hoạt động 2: Những việc nên làm và chia sẻ với bạn nếu bị bỏ rơi, bỏ mặc * Mục tiêu: – HS trình bày được những việc nên làm nếu bị bỏ rơi, bỏ mặc – HS chia sẻ với bạn khi bạn bị bỏ rơi, bỏ mặc * Cách tiến hành: 1. GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân: – Quan sát các bức tranh trang 25, sách Giáo dục An toàn trường học lớp 3. – Viết những việc bạn nhỏ nên làm để vượt qua nỗi nhớ bố mẹ. – GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả hoạt động bằng cách chơi trò chơi “truyền điện” 2. GV tổ chức cho HS trao đổi mở rộng trên lớp theo nhóm 4 bằng cách trả lời câu hỏi: Em sẽ làm gì cũng bạn nhỏ trong câu chuyện để giúp bạn vượt qua nỗi nhớ bố mẹ? – Một nhóm báo cáo kết quả hoạt động. – Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 3. GV kết luận: Để vượt qua nỗi nhớ người thân, các em có thể liên hệ với người thân đó hoặc chia sẻ với những người thân xung quanh để được an ủi, giúp đỡ. 3. Thực hành – Vận dụng c) Hoạt động 3: Thực hành xử lí tình huống và viết nhật kí yêu thương * Mục tiêu: – HS thực hành xử lí tình huống. – HS viết nhật kí yêu thương gửi bố mẹ. * Cách tiến hành: 1. GV tổ chức cho HS đọc tình huống và trao đổi nhóm cách xử lí tình huống. – GV mời một số nhóm sắm vai xử lí tình huống. – Các nhóm khác nhận xét, đóng góp ý kiến. 2. GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, viết nhật kí yêu thương gửi bố mẹ. – GV cần nhắc HS chuẩn bị sổ tay để viết nhật kí. – HS viết, trang trí nhật kí và chia sẻ trước lớp (nếu muốn). 3. GV nhận xét, tổng kết hoạt động. 4. Đánh giá – Phát triển d) Hoạt động 4: Đánh giá mức độ hoàn thành các nội dung học tập của chủ đề * Mục tiêu: – HS đánh giá được mức độ hoàn thành các nội dung học tập của chủ đề Làm gì khi bị bỏ rơi, bỏ mặc? * Cách tiến hành: 1. GV tổ chức cho HS tự đánh giá bằng cách tô màu vào số ngôi sao thể hiện mức độ hoàn thành các nội dung học tập của chủ đề Làm gì khi bị bỏ rơi, bỏ mặc? ở trang 27, sách Giáo dục An toàn trường học lớp 3. – HS chia sẻ thêm những khó khăn trong quá trình học tập chủ đề. 2. GV tổ chức cho HS lấy ý kiến đánh giá của người thân về mức độ hoàn thành các nội dung học tập của chủ đề. (Đánh giá từ 1 đến 3 sao) Phiếu đánh giá của người thân về các nội dung học tập Nội dung học tập Mức độ đạt được Xác định được các trường hợp bị bỏ rơi, bỏ mặc Thực hành được các việc nên làm khi bị bỏ rơi, bỏ mặc
Tài liệu đính kèm: