Giáo dục an toàn trường học Lớp 3 - Chủ đề: Phòng, tránh bỏng

Giáo dục an toàn trường học Lớp 3 - Chủ đề: Phòng, tránh bỏng

I. Yêu cầu cần đạt

Sau chủ đề này, HS:

– Chỉ ra được những nguồn có thể gây ra bỏng.

– Nêu được các việc làm phòng, tránh bỏng.

– Thực hiện được các cánh phòng, tránh bỏng.

II. Đồ dùng dạy học

– Sách Giáo dục An toàn trường học lớp 3.

– Bút, vở, thước.

 

docx 5 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 389Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo dục an toàn trường học Lớp 3 - Chủ đề: Phòng, tránh bỏng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng, tránh bỏng
Chủ đề 1: Phòng, tránh bỏng
I. Yêu cầu cần đạt
Sau chủ đề này, HS:
– Chỉ ra được những nguồn có thể gây ra bỏng.
– Nêu được các việc làm phòng, tránh bỏng.
– Thực hiện được các cánh phòng, tránh bỏng.
II. Đồ dùng dạy học
– Sách Giáo dục An toàn trường học lớp 3.
– Bút, vở, thước.
III. Gợi ý tổ chức các hoạt động
1. Nhận diện, khám phá
a) HĐ 1: Nhận diện các nguồn nhiệt có thể gây bỏng.
* Mục tiêu:
– HS nhận diện được các nguồn nhiệt có thể gây bỏng.
* Cách tiến hành:
1. GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 4, thực hiện nhiệm vụ:
– Đánh dấu X vào ô trống các nguồn nhiệt có thể gây bỏng.
2. GV tổ chức cho đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
3. GV hướng dẫn các HS khác nhận xét, bổ sung.
4. GV gợi ý HS đặt thêm câu hỏi cho HS chia sẻ, ví dụ:
– Tại sao sử dụng bàn là có thể gây bỏng?
– Trong trường hợp nào thì bô xe máy có thể gây bỏng?
– 
5. GV nhận xét, tổng kết hoạt động.
b) HĐ 2: Chia sẻ về một lần em bị bỏng hoặc chứng kiến người khác bị bỏng
* Mục tiêu:
– HS nhận biết được các tình huống gây bỏng và chia sẻ với người thân hoặc bạn bè.
* Cách tiến hành:
1. GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 4, thực hiện nhiệm vụ:
– Kể cho các bạn nghe về 1 lần em bị bỏng hoặc chứng kiến người khác bị bỏng.
2. GV tổ chức cho 1-2 HS kể về câu chuyện của mình.
3. GV hướng dẫn các HS khác nhận xét, bổ sung.
4. GV gợi ý HS đặt thêm câu hỏi cho HS chia sẻ, ví dụ:
– Bạn bị bỏng khi nào? Ở đâu?
– Vì sao bạn bị bỏng?
– 
5. GV nhận xét, tổng kết hoạt động.
2. Tìm hiểu mở rộng
c) HĐ 3: Tìm hiểu những việc nên làm và không nên làm để phòng, tránh bỏng
* Mục tiêu:
– HS nêu được những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh bỏng.
* Cách tiến hành:
1. GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ:
– Tô màu vào biểu tượng Like những việc nên làm hoặc Dislike những việc không nên làm để phòng, tránh bỏng.
2. GV tổ chức cho HS chơi trò chơi thông qua đó báo cáo kết quả bài làm.
3. GV hướng dẫn các HS khác nhận xét, bổ sung.
Lưu ý: GV gợi ý HS đặt thêm câu hỏi cho HS chia sẻ, ví dụ:
– Tại sao chúng ta không nên chơi đùa với lửa khi đốt lửa trại?
– Ban dự đoán chuyện gì có thể xảy ra khi bạn nhỏ chạm vào bô xe máy của bố?
4. GV nhận xét và tổng kết hoạt động.
d) HĐ 4: Tìm hiểu những việc nên làm hoặc không nên làm khi bị bỏng
* Mục tiêu:
– HS nêu được những việc nên làm hoặc không nên làm khi bị bỏng.
* Cách tiến hành:
1. GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi, thực hiện nhiệm vụ:
– Viết nên làm hoặc không nên làm vào chỗ chấm dưới các hành động khi bị bỏng trong sách Giáo dục An toàn trường học lớp 3 trang 14.
2. GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
3. GV tổ chức cho HS nhận xét, bổ sung.
4. GV tổ chức cho HS chia sẻ mở rộng về các việc nên làm hoặc không nên làm khi bị bỏng.
Lưu ý: GV gợi ý HS đặt thêm câu hỏi cho HS chia sẻ, ví dụ:
– Khi bị bỏng, có nên gãi vết bỏng không? Tại sao?
– Sẽ như thế nào nếu bạn bị bỏng nước sôi mà không báo với bố mẹ?
– 
5. GV nhận xét, tổng kết hoạt động.
3. Thực hành, vận dụng
e) HĐ 5: Đọc câu chuyện và làm theo yêu cầu
* Mục tiêu:
– HS biết cách xử lí phù hợp với lứa tuổi khi gặp tình huống không an toàn khi bị bỏng và phòng, tránh bỏng.
* Cách tiến hành:
1. GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4, thực hiện nhiệm vụ:
– Đọc câu chuyện và trả lời các câu hỏi trong sách Giáo dục An toàn trường học lớp 3 trang 15.
2. GV hướng dẫn HS khai thác nội dung chính câu chuyện thông qua câu hỏi gợi ý:
Tranh 1:
– Khi thấy đói, Nam đã làm gì?
Tranh 2:
– Vì sao Nam lại buông hộp mì ra?
– Khi hộp mì rơi xuống sàn nhà, chuyện gì đã xảy ra?
3. GV hướng dẫn các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi trong sách:
– Điều gì xảy ra với Nam? Em có nhận xét gì về việc làm của Nam?
– Nếu em là Nam, em sẽ làm thế nào để không bị bỏng?
4. GV tổ chức cho đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
5. GV hướng dẫn các HS khác nhận xét, bổ sung.
6. GV nhận xét, tổng kết hoạt động.
4. Đánh giá, phát triển
f) HĐ 6: Đánh giá mức độ hoàn thành các nhiệm vụ học tập
* Mục tiêu:
– HS tự đánh giá mức độ hoàn thành các nội dung học tập của chủ đề.
– Phụ huynh tham gia đánh giá mức độ hoàn thành của HS.
* Cách tiến hành:
1. GV hướng dẫn HS quan sát bảng đánh giá trong sách Giáo dục An toàn trường học lớp 3, trang 16 và thực hiện nhiệm vụ:
– Tô màu vào thể hiện mức độ hoàn thành các nội dung học tập theo chủ đề.
Lưu ý: Hoạt động này HS tự đánh giá bản thân mình. GV hướng dẫn để HS rèn luyện kĩ năng tự đánh giá, đồng thời động viên, khuyến khích để HS có thói quen đánh giá một cách trung thực.
2. GV giao nhiệm vụ cho HS lấy ý kiến của phụ huynh vào bảng đánh giá.
3. GV tổ chức tổng kết, nhận xét hoạt động này vào đầu buổi học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_duc_an_toan_truong_hoc_lop_3_chu_de_phong_tranh_bong.docx