Trong cuộc sống, có rất nhiều hoạt động sản xuất và giải trí khác nhau. Với sự phát triển vũ bão của khoa học công nghệ, nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động sản xuất – giải trí vui chơi, loài người đã tạo ra rất nhiều công cụ phức tạp và mang trình độ khoa học kỹ thuật cao.
Trong số các công cụ mà con người tạo ra, công cụ có lẽ có nhiều ứng dụng nhất chính là máy tính. Máy tính được sử dụng trong các văn phòng, tính toán, ngành hàng không và vũ trụ, đồ họa 2D và 3D, công nghiệp giải trí (như trò chơi điện tử, phim, ca nhạc .v.v.), ngành vật lý, y học, giáo dục, quốc phòng an ninh, .v.v.
Dường như máy tính là công cụ mạnh mẽ để ứng dụng vào đời sống, máy tính được phân ra thành nhiều chủng loại nhằm phục vụ cho từng mục đích khác nhau.
NGUYEN THU HIEN – THPT LÊ THÁNH TÔNG TIN HỌC TIỂU HỌC (LỚP 3, 4, 5) Giáo Trình Giới Thiệu Máy Tính Cơ Bản Dành Cho Học Sinh Tiểu Học NGUYEN THU HIEN – THPT LÊ THÁNH TÔNG I. KHÁI NIỆM Trong cuộc sống, có rất nhiều hoạt động sản xuất và giải trí khác nhau. Với sự phát triển vũ bão của khoa học công nghệ, nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động sản xuất – giải trí vui chơi, loài người đã tạo ra rất nhiều công cụ phức tạp và mang trình độ khoa học kỹ thuật cao. Trong số các công cụ mà con người tạo ra, công cụ có lẽ có nhiều ứng dụng nhất chính là máy tính. Máy tính được sử dụng trong các văn phòng, tính toán, ngành hàng không và vũ trụ, đồ họa 2D và 3D, công nghiệp giải trí (như trò chơi điện tử, phim, ca nhạc .v.v.), ngành vật lý, y học, giáo dục, quốc phòng an ninh, .v.v. Dường như máy tính là công cụ mạnh mẽ để ứng dụng vào đời sống, máy tính được phân ra thành nhiều chủng loại nhằm phục vụ cho từng mục đích khác nhau. Chốt lại – Máy tính chính là: Máy tính là thiết bị điện tử thông minh có khả năng tính toán, được ứng dụng nhiều trong đời sống hàng ngày NGUYEN THU HIEN – THPT LÊ THÁNH TÔNG Máy tính hiện nay có khả năng xử lý hàng tỷ phép tính mỗi giây trở lên II. Phân loại máy tính 1. Máy tính để bàn Còn được gọi là “máy tính cây” (tên tiếng anh là: Desktop Computer) là loại máy tính khi sử dụng thường cố định ở một nơi. Hình 1.1 Một chiếc máy tình để bàn Về cơ bản, máy tính để bàn gồm: a. Cây máy tính b. Màn hình c. Bàn phím d. Chuột Ngoài ra còn có thể có nhiều thiết bị khác nữa tùy vào nhu cầu sử dụng của người dung. NGUYEN THU HIEN – THPT LÊ THÁNH TÔNG 2. Laptop (Máy tính xách tay) Là loại máy tính rất thuận tiện khi di chuyển. Laptop có tính cơ động cao nên được nhiều người chọn mua. Ngoài ra trong quá trình sử dụng laptop, người dùng có thể kết hợp với các thiết bị hỗ trợ khác như chuột máy tính, bảng vẽ, loa .v.v. 3. Điện thoại thông minh (Smartphone) Tuy là điện thoại nhưng cũng được coi là một chiếc máy tính Điện thoại thông minh có kích cỡ nhỏ gọn, hiện tại trên thị trường đa phần điện thoại thông minh có kích thước to hơn bàn tay người trưởng thành. Với điện thoại thông minh, gần như mọi thao tác sử dụng đều thông qua màn hình cảm ứng. Điện thoại thông minh có nhiều chức năng, không chỉ nghe nói đọc viết như điện thoại xưa mà còn có thể đọc báo, nghe nhạc, chơi game, xem phim, làm việc .v.v. Hình 3.1 Một mẫu điện thoại thông minh NGUYEN THU HIEN – THPT LÊ THÁNH TÔNG 4. Máy tính bảng (Tablet) Với kích cỡ to hơn điện thoại thông minh, máy tính bảng là một công cụ mạnh mẽ và có tính cơ động cao. Cũng giống như điện thoại thông minh, người dùng điều khiển thông qua màn hình cảm ứng. Hình 4.1 Một chiếc máy tính bảng NGUYEN THU HIEN – THPT LÊ THÁNH TÔNG 5. Máy Trạm (Workstation) Máy trạm chính là loại máy tính cao cấp, chuyên sử dụng để tính toán, mô phỏng, thiết kế đồ họa 2D và 3D và sử dụng vào những công việc đòi hỏi nhiều tính toán. Máy trạm thường được các doanh nghiệp, công ty, tập đoàn sử dụng để phục vụ cho công việc. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ là một cá nhân bạn vẫn có thể mua về và sử dụng. Hình 5.1 Một cây máy trạm với sức mạnh tính toán khủng khiếp NGUYEN THU HIEN – THPT LÊ THÁNH TÔNG 6. Máy chủ (Server) Là loại máy tính luôn được kết nối với mạng máy tính hoặc internet hoặc cả hai. Máy chủ được cài đặt các phần mềm, lưu trữ các thông tin và các máy tính khác có thể truy cập vào máy chủ để sử dụng phần mềm và truy cập thông tin được lưu trữ trên máy chủ. Hình 6.1 Máy chủ (server) 7. Siêu máy tính Là loại máy tính có khả năng và tốc độ tính toán cực cao, thường được sử dụng bởi các nhà khoa học nhằm mô phỏng, tính toán. Frontier – siêu máy tính mạnh nhất thế giới của Hoa Kỳ, có khả năng tính toán tới 10 nghìn triệu tỷ phép tính trong vòng 1 giây!!! NGUYEN THU HIEN – THPT LÊ THÁNH TÔNG Hình 7.1 Frontier – Siêu máy tính hàng đầu thế giới của Hoa Kỳ Sau đây là danh sách 8 siêu máy tính mạnh nhất thế giới (khoảng năm 2022 – 2023) Chú thích: 1 petaflop = 10 triệu tỷ phép tính trong một giây • Frontier – Hoa Kỳ - Có khả năng tính toán ít nhất: 1.000.000.000.000.000.000 phép tính trong vòng một giây • Fugaku – Nhật Bản – Có khả năng tính toán 537.212 petaflop • Lumi – Phần Lan • Summit – Hoa Kỳ - Có khả năng tính toán 200.795 petaflop • Sierra – Hoa Kỳ - Có khả năng tính toán 125.712 petaflop nếu chạy hết công suất • Sunway TaihuLight - Trung Quốc – Có khả năng tính toán 125.436 petaflop nếu chạy hết công suất NGUYEN THU HIEN – THPT LÊ THÁNH TÔNG • Perlmutter - Hoa Kỳ - Có khả năng tính toán 89.795 petaflop nếu chạy hết công suất • Selene – Hoa Kỳ - Có khả năng tính toán 79.215 petaflop nếu chạy hết công suất 8. Máy tính lượng tử Là loại máy tính đặc biệt, hoạt động dựa trên vật lý lượng tử. Đây là loại máy tính có cấu tạo, thành phần và cách hoạt động khác hoàn toàn với các máy tính thông thường. Ghi chú: Mọi vật chất trong vũ trụ được cấu tạo từ các hạt cực nhỏ mang tên nguyên tử. Nguyên tử không thể nhìn thấy bằng mắt thường và cực kỳ nhỏ. Vật lý lượng tử là môn khoa học nghiên cứu những vật chất nhỏ hơn hạt nhân (hạt nhân là một hạt cấu tạo nên nguyên tử) Ngoài ra còn có các loại máy tính khác nữa như: • Máy tính cầm tay • Máy tính mini NGUYEN THU HIEN – THPT LÊ THÁNH TÔNG • .v.v. Tổng kết: Máy tính có các kiểu loại gồm có: • Máy tính để bàn (Desktop Computer) • Máy tính xách tay (laptop) • Máy tính bảng • Điện thoại thông minh (Smartphone) • Máy trạm (Workstation) • Máy chủ (Server) • Siêu máy tính (Supercomputer) • Máy tính lượng tử • Máy tính mini • Máy tính cầm tay • .v.v. III. Thiết bị đầu vào (Input Device) và thiết bị đầu ra (Output Device) Trong quá trình sử dụng máy tính, tùy vào nhu cầu mà chúng ta sẽ có các thiết bị đi kèm. Trong quá trình sử dụng máy tính, để điều khiển máy tính cần có các thiết bị đầu vào và để cho ra kết quả mong muốn cần có thiết bị đầu ra. Lấy ví dụ như sau: Khi chúng ta tạo một văn bản bằng máy tính, chúng ta cần sử dụng bàn phím để viết, chuột để điều khiển một số tính năng – Như vậy, bàn phím và chuột chính là thiết bị đầu vào (input device) Khi chúng ta xem phim trên máy tính, màn hình hiển thị cho chúng ta bộ phim – Như vậy, màn hình chính là thiết bị đầu ra (output device) 1.Thiết bị nhập (Input Device) NGUYEN THU HIEN – THPT LÊ THÁNH TÔNG Là thiết bị giúp người giao tiếp với máy tính, có chức năng đưa thông tin, lệnh cho máy tính xử lý Ví dụ: • Bàn phím • Chuột • Bút cảm ứng • .v.v. Ảnh 1.1 Bàn phím máy tính Ảnh 1.3 Chuột máy tính 2. Thiết bị đầu ra (output device) Là thiết bị giúp máy tính giao tiếp với con người, có chức năng hiển thị kết quả công việc cho con người Ảnh 1.2 Bàn phím máy tính NGUYEN THU HIEN – THPT LÊ THÁNH TÔNG Ví dụ: • Màn hình • Loa • Máy in • Camera • .v.v. IV. Cách Máy Tính Hoạt Động Ghi chú: • CPU: Bộ não của máy tính • RAM: Nơi lưu trữ dữ liệu tạm thời • Ổ cứng: Nơi lưu trữ dữ liệu chính Chú ý: Vì đây là tài liệu cho học sinh tiểu học nên phần mô tả cách máy tính hoạt động được giản lược đi rất nhiều để các em hiểu bài. Trên thực tế máy tính hoạt động phức tạp hơn nhiều nếu đi vào chi tiết Ảnh 2.1 Màn hình máy tính NGUYEN THU HIEN – THPT LÊ THÁNH TÔNG Cách máy tính hoạt động: Thiết bị đầu vào được người dùng điều khiển, thiết bị đầu vào sẽ gửi tín hiệu điều khiển (dòng điện) vào máy tính, máy tính có CPU sẽ tính toán và đưa tín hiệu kết quả (dòng điện) ra thiết bị đầu ra Tuy nhiên một số máy tính khác sẽ hoạt động theo cách khác, đây chỉ là sơ lược hoạt động của máy tính để bàn, laptop, điện thoại thông minh
Tài liệu đính kèm: