Kế hoạch bài dạy Lớp 3 tuần 12 - Trường Tiểu học An Phú Tân D

Kế hoạch bài dạy Lớp 3 tuần 12 - Trường Tiểu học An Phú Tân D

TUẦN 12 MÔN : TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN

 TỰA BÀI : Nắng phương nam

 NGÀY DẠY

I/ Yêu cầu cần đạt :

A. Tập đọc.

- Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài, phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật - Hiểu được tình cảm vẽ đẹp đẽ, thân thiết và gắn bó giưã thiếu nhi miền Nam – Bác (Trả lời được các CH trong SGK).

B. Kể Chuyện.

Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo ý tóm tắc.

I/ Chuẩn bị:

* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.

 Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

 * HS: SGK, vở.

 

doc 32 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 922Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lớp 3 tuần 12 - Trường Tiểu học An Phú Tân D", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12	MÔN : TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN
 	 TỰA BÀI : Nắng phương nam
 	 NGÀY DẠY 
I/ Yêu cầu cần đạt :
A. Tập đọc.
- Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài, phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật - Hiểu được tình cảm vẽ đẹp đẽ, thân thiết và gắn bó giưã thiếu nhi miền Nam – Bác (Trả lời được các CH trong SGK).
B. Kể Chuyện.
Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo ý tóm tắc.
I/ Chuẩn bị:
* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.
 Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
	* HS: SGK, vở.
 III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. 
2. Bài cũ : 
3.Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động. 
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
Gv đọc mẫu bài văn.
- Giọng đọc sôi nổi, ; diễn tả rõ sắc thái tình cảm trong lời nói của từng nhân vật ; nhấn giọng các từ gợi tả trong đoạn thư của Vân gửi các bạn miền Nam.
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
Gv mời Hs đọc từng câu.
Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp.
Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài.
Chú ý cách đọc các câu:
Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
- Gv yêu cầu 1 Hs đọc cả bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi:
+ Truyện có những bạn nhỏ nào?
- Gv mời 1 Hs đọc thầm đoạn 1
+ Uyên và các bạn đi đâu, vào dịp nào?
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
 + Nghe đọc thư Vân, các bạn mong ước gì?
 - Hs đọc thầm đoạn 3 và thảo luận theo nhóm đôi.
+ Phương nghĩ ra sáng kiến gì?
- Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi:
+ Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà tết cho Vân?
- Gv chốt lại: Vì cành mai chở nắng phương nam đến cho Vân. Cành mai ở ngoài Bắc không có nên rất quí..
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- GV chi Hs ra thành nhiều nhóm. Mỗi nhóm 4 Hs.
- Gv yêu cầu Hs đọc truyện theo phân vai từng nhân vật
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
- Gv mở bảng phụ đã viết phần gợi ý.
- Gv mời 1 Hs nhìn phần gợi ý, nhớ nội dung kể mẫu đoạn 1.
Đi chợ tết.
- Chuyện xảy ra vào lúc nào?
- Uyên và các bạn đi đâu?
- Vì sao mọi người sững lại?
b) Đoạn 2: Bức thư.
- Vân là ai?
- Tết ngoài bắc ra sao?
- Các bạn mong ước đều gì?
c) Đoạn 3: Món quà.
- Sáng kiến của Phương.
- Quay lại chợ hoa.
- Gv yêu yêu cầu từng cặp Hs kể chuyện
- Ba Hs tiếp nối nhau kể ba đoạn của câu chuyện.
- Một Hs kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Gv nhận xét, công bố bạn nào kể hay.
Học sinh đọc thầm theo Gv.
Hs lắng nghe.
Hs xem tranh minh họa.
Hs đọc từng câu.
Hs đọc từng đoạn trước lớp.
3 Hs đọc 3 đoạn trong bài.
Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
Một Hs đọc cả bài
Cả lớp đọc thầm.
Uyên , Huê, Phương cùng một số bạn ở TP. HCM..
Hs đọc thầm đoạn 1.
Uyên cùng các bạn đi chợ hoa, vào ngày 28 Tết.
Gửi cho Vân được ít nắng phương nam.
Hs đọc thầm đoạn 3:
Gửi tặng Vân ngoài Bắc một cành mai.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Đại diện các nhóm phát biểu suy nghĩ của mình.
Hs nhận xét.
Mỗi nhóm thi đọc truyện theo phân vai.
Hs nhận xét.
Hs nhìn vào phần gợi ý kể đoạn 1.
Hs nhìn phần gợi ý kể đoạn 2.
Hs nhìn vào phần gợi ý kể đoạn 3.
Từng cặp Hs kể từng đoạn của câu chuyện. 
Ba Hs thi kể chuyện.
Một Hs kể toàn bộ lại câu chuyện.
Hs nhận xét.
 5. Tổng kềt – dặn dò.
Về luyện đọc lại câu chuyện.
Chuẩn bị bài: Cảnh đẹp non sông.
Nhận xét bài học.
MÔN : CHÍNH TẢ
 	 TỰA BÀI : Nghe – viết : Chiều trên sông Hương
 	 NGÀY DẠY 
I/ Yêu cầu cần đạt :
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT điền tiếng có vần oc / ooc (BT2) 
- Làm đúng BT(3) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ viết BT3.	 
 * HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. 
Bài cũ: Vẽ quê hương. 
- GV mời 2 Hs lên bảng viết các từ: khu vườn, mái trường, bay lượn, vấn vương.
- Gv nhận xét bài cũ
Giới thiệu và nêu vấn đề. 
	Giới thiệu bài + ghi tựa. 
Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs nghe - viết.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Gv đọc toàn bài viết chính tả.
 - Gv yêu cầu 1 –2 HS đọc lại bài viết.
- Gv hướng dẫn Hs nhận xét. Gv hỏi:
 + Tác giả tả hình ảnh và âm thanh nào trên sông Hương?
 + Những từ nào trong bài phải viết hoa? 
- Gv hướng dẫn Hs viết ra nháp những chữ dễ viết sai: buổi chiều, yên tĩnh, khúc quanh, thuyền chài.
Gv đọc cho Hs viết bài vào vở.
- Gv đọc cho Hs viết bài.
- Gv đọc thong thả từng câu, cụm từ.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
Gv chấm chữa bài.
- Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
+ Bài tập 2: 
- Gv cho Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- GV cho các tổ thi làm bài , phải đúng và nhanh.
- Gv mời đại diện từng tổ lên đọc kết quả .
- Gv nhận xét, chốt lại:
 Con sóc, mặc quần soọc, cần cẩu móc hàng, kéo xe roơ-moóc.
+ Bài tập 3:
- Yêu mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu Hs làm việc cá nhân, kết hợp với tranh minh họa SGK để giải đúng câu đố.
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Gv chốt lại.
Câu a) Con trâu là con vật giúp bác nông dân. Nếu thêm huyền thì chữ trâu sẽ thành chữ trầu. Thêm sắc thì chữ trâu sẽ thành chữ trấu.
Câu b) Hạt mà không nở thành cây dùng để xây nhà là hạt cát.
Hs lắng nghe.
1 – 2 Hs đọc lại bài viết.
Khói thả nghi ngút cả một vùng tre trúc trên mặt nước., tiếng lanh canh của thuyền chài.
Viết hoa các chữ đầu bài và đầu câu.
Hs viết ra nháp.
Học sinh nêu tư thế ngồi.
Học sinh viết vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chữ lỗi.
Một Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Các nhóm thi đua tìm các từ có vần ong/oong.
Đại diện từng tổ trình bày bài làm của mình.
Hs nhận xét.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs làm việc cá nhân để tìm lời giải câu đố.
Hs cả lớp nhận xét.
Ba Hs nhìn bảng đọc lời giải đúng.
Cả lớp sửa bài vào VBT.
Tổng kết – dặn dò.
Về xem và tập viết lại từ khó.
Chuẩn bị bài: Cảnh đẹp non sông.
Nhận xét tiết học.
MÔN : TẬP ĐỌC
 	 TỰA BÀI : Cảnh đẹp non sông
 	 NGÀY DẠY 
I/ Yêu cầu cần đạt :
- Biết đọc ngắt nhịp đúng các dòng thơ lục bát, thơ 7 chữ trong bài.
- Bước đầu cảm nhận được vẽ đẹp và sự giàu có của các vùng miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước (Trả lời được các CH trong SGK thuộc 2 – 3 câu ca dao trong bài). II/ Chuẩn bị:
	* GV: Tranh minh hoạ bài học trong SGK..
	 Tranh, ảnh về cảnh đẹp quê hương.
 * HS: Xem trước bài học, SGK, VBT.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát 
Bài cũ: Nắng phương nam. 
	- GV gọi 3 học sinh đọc 3 đoạn của bài “ Nắng phương nam ” và trả lời các câu hỏi:
	+ Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà tết cho Vân?
 + Qua câu chuyện em hiểu điều gì ?
	- Gv nhận xét.	
Giới thiệu và nêu vấn đề. 
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động. 
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
Gv đọc bài.
- Giọng đọc diễn cảm bài thơ: giọng đọc nhẹ nhàng, tha thiết, bộc lộ niềm tự hào với cảnh đẹp non sông.
- Gv cho hs xem tranh.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ.
- Gv mời đọc từng câu ca dao.
- Gv yêu cầu Hs tiếp nối nhau đọc 6 câu ca dao.
- Gv hướng dẫn các em đọc đúng:
 Câu 1: Đồng Đăng / có phố Kì Lừa./
 Có nàng Tô Thị, / có chùa Tam Thanh.//
Câu 3: Đường vô xứ Nghệ / quanh quanh, /
 Non xanh nước biếc / như tranh họa đồ.//
Câu 6: Đồng Tháp Mười / có bay thẳng cánh/
 Nước Tháp Mười / lóng lánh cá tôm. //
- Gv cho Hs giải thích từ : Đồng Đăng, la đà, canh gà, Tây Hồ, Xứ Nghệ, Hải Vân, Nhà Bè, Đồng Tháp Mười.
- Gv cho Hs đọc từng câu ca dao trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm toàn bài. Và hỏi:
 + Mỗi câu ca dao nói đến một vùng? Đó là những vùng nào?
- Gv bổ sung: Sáu câu ca dao nói về cảnh đẹp của 3 miền Bắc – Trung – Nam.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm toàn bài thơ và thảo luận nhóm. Câu hỏi:
+ Mỗi vùng có cảnh gì đẹp?
+ Theo em, ai đã gìn giữ, tô điểm cho non sống ta ngày càng đẹp hơn?
- Gv chốt lại: Cha ông ta từ bao đời nay đã gây dựng nên đất nước này ; giữ gìn, tô điểm cho non sông ngày càng tươi đẹp hơn.
* Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ.
- Gv hướng dẫn Hs học thuộc lòng tại lớp 6 câu ca dao.
- Hs thi đua học thuộc lòng.
- Gv mời 6 Hs đại diện 6 nhóm tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ.
- Gv nhận xét đội thắng cuộc.
- Gv mời 3 em thi đua đọc thuộc lòng cả bài thơ .
- Gv nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.
Học sinh lắng nghe.
Hs xem tranh.
Mỗi Hs đọc từng câu.
Hs tiếp nối nhau đọc 6 câu ca dao.
Hs đọc lại các câu ca dao trên.
Hs giải thích từ.
Hs đọc từng câu trong nhóm.
 Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
Hs đọc thầm khổ thơ đầu:
Lạng Sơ, Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Tiềng Giang, Đồng Tháp.
Hs lắng nghe.
Hs thảo luận nhóm.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs nhận xét.
Hs đọc thuộc tại lớp từng câu ca dao.
6 Hs đọc 6 câu ca dao.
Hs nhận xét.
3 Hs đọc thuộc cả bài thơ.
Hs nhận ... y ra nếu can dầu hỏa hoặc đống củi khô bị tắt lửa?
+ Theo em, bếp ở hình 1 hay hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy? Tại sao
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv mời một số cặp Hs lên trả lời trước lớp các câu hỏi trên.
- Gv chốt lại
=> Bếp ga ở bình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy vì mọi đồ dùng được xếp đặt gọn gàng, ngăn nắp ; các chất dễ bắt lửa như củi khô, can dầu hỏa được để xa bếp.
* Hoạt động 2: Thảo luận và đóng vai.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Động não.
- Gv đặt câu hỏi: Cái gì có thể gây cháy bất ngờ ở nhà bạn?
- Gv yêu cầu lần lượt Hs nêu một vật dễ gây cháy hiện đang có trong nhà mình?
 Bước 2: Thảo luận.
- Gv yêu cầu Hs thảo luận để giải quyết các tình tuống:
+ Nhóm 1: Bạn làm gì khi thấy diêm hay bật lửa vứt lung tung trong nhà mình?
+ Nhóm 2: Theo bạn, những thứ dễ bắt lửa như xăng, dầu hỏa . Nên được cất giữ ở đâu trong nhà?
+ Nhóm 3: Khi đun nấu, bạn vànhững người thân trong gia đình cần chú ý điều gì để phòng cháy?
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Gv mời các nhóm đại diện lên trình bày kết quả của nhóm mình.
- Gv nhận xét, chốt lại:
 => Cách tốt nhất để phòng cháy khi đun nấu là không để những thứ dễ cháy ở gần bếp. Khi đun nấu phải trông coi cẩn thận và nhớ tắt bếp sau khi sử dụng xong. 
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi “ Gọi cứu hỏa”. 
. Cách tiến hành.
Bước 1: Gv nêu tình huống cháy cụ thể.
Bước 2: Thực hành báo động cháy, theo dõi phản ứng của Hs thế nào.
Bước 3: Gv nhận xét và hướng dẫn một số cách thoát hiểm khi gặp cháy ; cách gọi điện 114 để báo cháy.
- Gv nhận xét.
Hs làm việc theo cặp.
Hs quan sát hình trong SGK.
Hs thảo luận các câu hỏi..
Hs lắng nghe.
Một số Hs lên trình bày kết quả thảo luận.
Hs cả lớp nhận xét.
Hs trả lời.
Hs nhận xét.
Hs thảo luận theo nhóm.
Các nhóm lên trình bày câu hỏi thảo luận của nhóm mình.
Hs nhận xét.
Hs chơi trò chơi.
5 .Tổng kết– dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Một số hoạt động ở trường.
Nhận xét bài học.
MÔN : TỰ NHIÊN XÃ HỘI
TỰA BÀI : Một số hoạt động ở trường
 	 NGÀY DẠY 
I/ Yêu cầu cần đạt :
- Nêu được các hoạt động chủ yếu của HS khi ở trường như hoạt động học tập, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động vệ sinh, tham quan ngoại khóa.
- Nêu được trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động đó.
- Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức 
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 46, 47.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Phòng cháy khi ở nhà. 
 - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
 + Kể tên những chất dễ gay ra cháy.
 + Nêu những biện pháp phòng chống cháy.
Giới thiệu và nêu vấn đề: 
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động. 
* Hoạt động 1: Quan sát hình.
. Cách tiến hành.
Bước1: Làm việc theo nhóm.
- Gv hướng dẫn Hs quan sát hình trả lời các câu hỏi:
+ Kể một số hoạt động học tập diễn ra trong giờ học?
+ Trong từng hoạt động đó, Hs làm gì? Gv làm gì?
Bước 2: Làm việc theo cặp.
- Gv mời một số cặp Hs lên hỏi và trả lời trước lớp.
+ Hình 1 thể hiện hoạt động gì?
+ Hoạt động đó diễn ra trong giờ học nào?
+ Trong hoạt động đó Gv làm gì? Hs làm gì?
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Gv yêu cầu cả lớp thảo luận các câu hỏi:
+ Em thường làm gì trong giờ học?
+ Em có thích học theo nhóm không?
+ Em thường làm gì khi học nhóm?
- Gv nhận xét, chốt lại.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Từng cặp lên hỏi và trả lời trước lớp.
Trò chơi toán học, thảo luận
GV quan sát,hướng dẫn, HS thực hiện trò chơi
Hs cả lớp nhận xét
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs các nhóm khác nhận xét.
=> Ở trường, trong giờ học các em được khyết khích tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau như: làm việc cá nhân với phiếu học tập, thảo luận nhóm, thực hành . Tất cả các hoạt động đó giúp các em học tập có hiệu quả hơn.
* Hoạt động 2: Làm việc theo tổ học tập.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Thảo luận theo gợi ý:
+ Ở trường, công việc chính của Hs là làm gì?
+ Kể tên các môn học bạn được học ở trường?
+ Trong tổ ai học tốt? Ai cần phải cố gắng?
+ Cả tổ cùng suy nghĩ đưa ra một số hình thức để giúp đỡ các bạn học kém trong nhóm.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình.
- Gv chốt lại.
Hs lắng nghe.
Hs thảo luận theo nhóm.
Các nhóm trình bày kết quả
HS học và chơi
Toán , tiếng việt, thủ công , TNXH,mĩ thuật ..
HS tự đưa ra các hình thức giúp bạn
Hs nhận xét.
5 .Tổng kết – dặn dò. 
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Không chơi các trò chơi nguy hiểm
Nhận xét bài học.
MÔN : ĐẠO ĐỨC
 	 TỰA BÀI : Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (tiết 1).
 	 NGÀY DẠY 
I/ Yêu cầu cần đạt : 
- Biết: HS phải có bổn phận tham gia việc lớp việc trường 
- Tự giác tham gia việc lớp,việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công 
II/ Chuẩn bị:
* GV: Nội dung công việc của 4 tổ.
 Phiếu thảo luận nhóm.
	* HS: VBT Đạo đức.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. 
Bài cũ: Chia sẻ vui buồn cùng bạn. 
- Gv gọi 2 Hs lên giải quyết tình huống ở bài tập 4 VBT.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề: 
	Giới thiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động. 
* Hoạt động 1: Xem xét công việc.
- Gv yêu cầu các tổ trưởng báo cáo tình hình hoạt động của các đội viên, thành viên trong tổ.
- Gv nhận xét tình hình chung của lớp.
- Gv kết luận: Những bạn thực hiện và làm tốt công việc của mình là đã tham gia tốt vào việc thi đua của lớp, của trường. Còn những bạn chưa hoàn thành tốt, còn mắc khuyết điểm, như thế là chưa tham gia tích cực vào việc lớp, việc trường.
* Hoạt động 2: Nhận xét tình huống.
- Gv chia lớp ra thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm tình huống. Yêu cầu các nhóm thảo luận, sau đó đưa ra các cách giải quyết, có kèm theo lý do giải thích phù hợp.
* Tình huống: Lớp 3A dọn dẹp khu vực vườn trường. Mỗi tổ được gia một nhiệm vụ khác nhau. Tổ của Lan được giao nhiệm vụ nhổ cỏ quanh bồn hoa. Lan chỉ nhổ vội mấy đám cỏ rồi kêu mệt, bảo các bạn ở tổ cho mình ngồi nghỉ.
- Câu hỏi: Lan làm như thế có được không? Vì sao?
=> Gv chốt lại: Lớp và trường là tập thể sinh hoạt, học tập gắn bó với em nên em cần phải tích cực tham gia các việc lớp, việc trường để công việc được giải quyết nhanh chóng.
* Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến.
- Gv đưa ra các tình huống, yêu cầu các nhóm thảo luận.
- Nội dung.
Trực nhật vườn trường, mỗi tổ phân công một việc. Khi làm xong công việc của mình, Trang chạy sang giúp tổ khác.
Dù bị mệt nhưng Thơ vẫn cố gắng cùng các bạn làm báo tường để dự thi chào mừng ngày 8 – 3.
 Cả lớp đang thảo luận bài, Hùng và Tuấn nói chuyện riêng.
=> Gv chốt lại: Để tham gia tích cực vào việc lớp, việc trường, các em có thể tham gia vào nhiều hoạt động như : lao động, hoạt động học tập, vui chơi tập thể 
Các tổ trưởng báo cáo.
Hs chú ý, lắng nghe, ghi nhớ.
Hs lắng nghe.
Hs thảo luận .
Đại diện các tổ lên đưa ra cách giải quyết của mình.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
1 – 2 Hs nhắc lại.
Hs các nhóm thảo luận 3 tình huống trên.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung thêm.
1 –2 Hs nhắc lại.
5.Tổng kềt – dặn dò
Về nhà làm bài tập trong VBT đạo đức.
Chuẩn bị bài sau: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (tiết 2) .
Nhận xét bài học.
MÔN : THỦ CÔNG
TỰA BÀI : Cắt, dán chữ I, T (Tiết 2).
 	 NGÀY DẠY 
I/ Yêu cầu cần đạt :
- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T
- Kẻ, cắt, dán được chữ I, T . các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Mẫu chữ I, T. Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T. Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo 
* HS: Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. 
Bài cũ: Kiểm tra. 
- Gv nhận xét bài kểm tra của Hs.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề: 
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động. 
* Hoạt động 1: Gv hướng dẫn Hs quan sát và nhận xét.
- Gv giới thiệu chữ I, T Hs quan sát rút ra nhận xét.
+ Nét chữ rộng 1 ô.
+ Chữ I, T có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau.
=> GV rút ra kết luận.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn Hs làm mẫu.
Bước 1: Kẻ chữ I, T.
- Lật mặt sau tờ giấy, kẻ, cắt 2 hình chữ nhật. Hình chữ nhật thứ nhất có chiều dài 5 ô, rộng 1 ô, được chữ I, (H.2a). hình chữ nhật thứ 2 có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô.
- Chấm các điểm đánh dấu hình chữ T vào hình chữ nhật thứ 2. Sau đó, kẻ chữ T theo các điểm đã đánh dấu như hình 2b.
Bước 2: Cắt chữ T.
- Gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ T (H.2b) theo đường dấu giữa. Cắt theo đường kẻ nửa chữ T, bỏ phần gạch chéo (H.3a). mở ra được chữ T theo mẫu (H. 3b).
Bước 3: Dán chữ I, T.
- Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp chữ cho cân đối trên đường chuẩn.
- Bôi hồ đều vào mặt kẻ ô vá dán chữ vào vị trí đã định.
- Đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng. ( H.4)
Hs quan sát.
Hs lắng nghe.
Hs quan sát.
Hs quan sát.
Về tập làm lại bài.
5.Tổng kết – dặn dò. 
Về tập làm lại bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 CKTKN tuan 8 9 1011 12.doc