Kế hoạch bài dạy Lớp 3 - Tuần 27 - Dương Thị Việt Hà

Kế hoạch bài dạy Lớp 3 - Tuần 27 - Dương Thị Việt Hà

ÔN TẬPĐỌC – HỌC THUỘC LÒNG (TIẾT 1, 2)

Đọc thêm: Trên đường mòn Hồ Chí Minh.

I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( tốc độ khoảng 65 tiếng / 15 phút ); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc.

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện Quả táo theo tranh ( SGK ); biết dùng phép nhân hoá để lời kể thêm sinh động.

* HS K+G đọc tương đối lưu loát ( tốc độ khoảng / 65 tiếng/ 15 phút ); kể được toàn bộ câu chuyện.

- ( T2 ) Nhận biết được phép nhân hoá, các cách nhân hoá ( BT2a/b ).

 - HS có ý thức học tập tốt.

 

doc 31 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 15/01/2022 Lượt xem 496Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lớp 3 - Tuần 27 - Dương Thị Việt Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27 
Thứ hai ngày 15 tháng 3 năm 2010 
ÔN TẬPĐỌC – HỌC THUỘC LÒNG (TIẾT 1, 2)
Đọc thêm: Trên đường mòn Hồ Chí Minh.
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( tốc độ khoảng 65 tiếng / 15 phút ); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc.
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện Quả táo theo tranh ( SGK ); biết dùng phép nhân hoá để lời kể thêm sinh động.
* HS K+G đọc tương đối lưu loát ( tốc độ khoảng / 65 tiếng/ 15 phút ); kể được toàn bộ câu chuyện.
- ( T2 ) Nhận biết được phép nhân hoá, các cách nhân hoá ( BT2a/b ).
 - HS có ý thức học tập tốt.
II.CHUẨN BỊ:
 -GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26. Bảng phụ, một số giấy khổ to, phiếu bài tập.
 Tranh minh hoạ truyện kể (BT2) trong SGK.
	-HS: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1.Ổn định : Hát
 2.Bài cũ: Rước đèn ông sao.Lớp theo dõi nhận xét.( 5 phút)
H: Mâm cỗ Trung thu của Tâm được bày như thế nào? 
H: Chi tiết nào cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất vui?
H: Nêu nội dung chính của bài. 
 3. Bài mới: Giới thiệu bài – ghi đề. 
N/D- T/L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
TIẾT 1 :
Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc . ( 10 phút)
Hoạt động 2: Ôn luyện về phép so sánh. ( 20 phút)
TIẾT 2:
Hoạt động 3: Ôn luyện về phép nhân hóa. ( 17 phút)
- Gọi HS lên bốc thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc theo chỉ định trong phiếu và trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.
- Gọi HS nhận xét .
- GV nhận xét cho điểm từng em 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Cho HS quan sát kĩ từng tranh và đọc phần chữ trong tranh để hiểu nội dung câu chuyện.
- Yêu cầu HS thực hiện theo nhóm 6 : Quan sát, tập kể theo tranh.
- Lưu ý HS : 
 + Quan sát kĩ từng tranh, đọc kĩ phần chữ.
 + Biết sử dụng phép nhân hóa làm cho các con vật có hành động, suy nghĩ, cách nói năng như người.
 - Gọi 6 HS của 6 nhóm kể nối tiếp mỗi nhóm một bức tranh.
- GV cùng cả lớp nhận xét HS kể về nội dung, lời thoại, từ ngữ xem đã sử dụng phép nhân hóa chưa?
- Gọi 3 HS kể toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét, cho điểm - tuyên dương HS kể tốt.
-Cho HS luyện đọc thêm bài Bộ đội về làng.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2. 
- GV đọc bài thơ: Em thương .
- Gọi HS đọc bài thơ.
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi.
- Chia lớp thành các nhóm 3 – Phát phiếu bài tập cho các nhóm.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. GV theo dõi giúp đỡ cho các nhóm còn lúng túng.
- Yêu cầu 2 nhóm xong trước lên bảng dán phiếu.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. 
* Hướng dẫn HS luyện đọc thêm bài : Trên đường mòn Hồ Chí Minh.
- Lần lượt từng HS lên bốc thăm, về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét.
- 1 HS đọc - Cả lớp đọc thầm theo.
- Quan sát tranh và đọc lời thoại.
- HS làm việc trong nhóm.
- 6 HS kể nối tiếp.
- Theo dõi, nhận xét.
- 3 HS kể – lớp theo dõi, nhận xét .
- HS theo dõi, rút kinh nghiệm.
-Luyện đọc bài Bộ đội về làng
-2 HS đọc – lớp theo dõi SGK.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc – lớp đọc thầm theo.
- 1 HS đọc – lớp theo dõi SGK.
- Theo dõi chia nhóm – nhận phiếu bài tập.
- Các nhóm thảo luận, ghi nội dung cần thiết, phù hợp vào phiếu.
- Đại diện 2 nhóm lên dán.
- Nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi – sửa bài.
 4. Củng cố - Dặn dò: ( 3 phút)
- Nhận xét tiết học.
 - Nhắc nhở những HS chưa kiểm tra đọc hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc. Chuẩn bị bài sau.
____________________________
TOÁN
 CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU :
 - Biết các hàng : hàng chục nghìn , hàng nghìn , hàng trăm , hàng chục , hàng đơn vị.
 - Biết viết và đọc các số có năm chữ số trong trường hợp đơn giản ( không có chữ số 0 ở giữa )
 - Học sinh làm bài tập 1;2;3. Học sinh K+G làm thêm bài tập 4.
 - HS viết số rõ ràng, chính xác.
II. CHUẨN BỊ : 
 - GV: Kẻ sẵn bảng để biểu diễn cấu tạo số như SGK. Bảng phụ. 
 Các thẻ ghi số và chữ số trong bộ thiết bị dạy học.
 - HS: Vở - Sách giáo khoa – Bộ thiết bị học toán.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1.Ổn định : Hát
 2.Bài cũ : Nhận xét, sửa bài kiểm tra thử ( 5 phút)
 3.Bài mới: Giới thiệu bài – Ghi đề. 
N/D- T/L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Ôn tập về các số trong phạm vi 10 000. ( 5 phút)
Hoạt động 2: Viết và đọc các số có 5 chữ số. ( 5 phút)
Hoạt động 3: Thực hành. ( 15 phút)
- GV viết bảng số 2316 và yêu cầu HS đọc số.
H. Số 2316 có mấy chữ số? 
H. Số 2316 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
- Tiến hành tương tự với số 10 000.
H. Số 10 000 có mấy chữ số?
H. Số 10 000 gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?
* GV : Số mười nghìn còn gọi là một chục nghìn. Đây là số có 5 chữ số nhỏ nhất.
- GV treo bảng có gắn các số như phần bài học của SGK.
a) Giới thiệu số 42316
- GV : Coi mỗi thẻ ghi số 
10 000 là một chục nghìn, vậy có mấy chục nghìn?
H. Có bao nhiêu nghìn?
H. Có bao nhiêu trăm?
H. Có bao nhiêu chục?
H. Có bao nhiêu đơn vị?
- Yêu cầu HS gắn số chục nghìn, số nghìn, số trăm, số chục , số đơn vị vào bảng số.
- GV kiểm tra, nhận xét.
b) Giới thiệu cách viết số 42 316
- Yêu cầu HS viết số 42 316 vào bảng con, 1 HS lên bảng viết.
- GV cùng HS nhận xét.
- GV hướng dẫn lại cách viết số có 5 chữ số: Viết từ trái sang phải(hay viết từ hàng cao đến hàng thấp) : 42 316.
c) Giới thiệu cách đọc số 42 316:
- Gọi HS đọc lại số 42 316 – GV nhận xét.
H. Cách đọc số 42 316 và số 2 316 có gì giống nhau và khác nhau?
- Hướng dẫn lại cách đọc số:
 + Chú ý tới chữ số hàng nghìn (chữ số 2) của số 42 316.
 + Nêu cách đọc : “Bốn mươi hai nghìn ba trăm mười sáu.”
- Cho HS đọc lại.
e) Luyện cách đọc :
- GV viết bảng các cặp số :
 5327 và 45 327; 8735 và 28 735 ;
 6581 và 96 581 ; 7311 và 67 311.
- Yêu cầu HS luyện đọc.
- Nhận xét, sửa sai.
* Chú ý : Với trường hợp số có 5 chữ số trở lên, khi đọc và viết số, có thể viết tách các chữ số lớp đơn vị các chữ số lớp nghìn một chút ( trong các phép tính thì không viết tách ra).
Bài 1 : Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- GV treo bảng phụ - Yêu cầu HS quan sát bảng số thứ nhất, đọc và viết số được biểu diễn trong bảng số.
- Nhận xét, sửa sai.
- Yêu cầu HS tự làm phần b.
- GV nhận xét, sửa bài.
H. Số 24 312 có bao nhiêu chục nghìn, bao nhiêu nghìn, bao nhiêu trăm, bao nhiêu chục và bao nhiêu đơn vị?
Bài 2 : Yêu cầu HS đọc đề.
- GV : Hãy đọc số có 6 chục nghìn, 8 nghìn, 3 trăm, 5 chục , 2 đơn vị?
- GV nhận xét.
- Yêu cầu HS làm tiếp phần còn lại.
- GV cùng HS nhận xét, sửa bài.
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập .
 - GV viết các số lên bảng và chỉ bất kì số nào cho HS đọc. Sau mỗi lần HS đọc số, GV hỏi lại : Số gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
- GV nhận xét, sửa sai.
Bài 4 : Gọi HS đọc yêu cầu của đề.
- Treo bảng phụ kẻ sẵn bài tập. 
- Hướng dẫn thêm cho HS K+G
- Cho HS đọc lại các dãy số.
- HS quan sát –2 HS đọc.
- Số có 4 chữ số.
- Số 2316 gồm 2 nghìn, 3 trăm, 1 chục, 6 đơn vị.
- Số 10 000 có 5 chữ số.
- Số 10 000 gồm 1 chục nghìn, 0 nghìn. 0 trăm, 0 chục, 0 đơn vị.
- HS theo dõi.
- Có 4 chục nghìn.
- Có 2 nghìn.
- Có 3 trăm.
- Có 1 chục.
- Có 6 đơn vị.
- HS thực hiện cá nhân, 1 HS lên bảng gắn.
- Theo dõi.
- HS viết bảng.
- Nhận xét.
- Theo dõi – Nhắc lại cách viết số.
- 2 HS đọc, lớp theo dõi.
- Giống nhau khi đọc từ hàng trăm đến hết. Khác nhau ở cách đọc phần nghìn, số 42 316 có bốn mươi hai nghìn, còn số 2316 chỉ có hai nghìn.
- HS theo dõi.
- HS đọc cá nhân .
- HS luyện đọc.
- 1 HS nêu – lớp theo dõi.
2 HS lên bảng : 1 HS đọc số, 1 HS viết số : 
- Theo dõi.
- HS làm vào nháp – 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét bài trên bảng - Đổi chéo kiểm tra bài của nhau.
-Số 24 312 có 2 chục nghìn, 4 nghìn, 3 trăm, 1 chục và 2 đơn vị.
- 1 HS đọc – lớp theo dõi SGK.
- HS viết và đọc vào nháp - 1 HS làm bảng lớp : 68 352.
- Theo dõi trên bảng.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở bài tập.
- Nhận xét, sửa vào vở.
- 1 HS nêu.
- HS thực hiện đọc số và phân tích số.
Lớp theo dõi, nhận xét đúng / sai.
-Nhận xét, vài HS nêu . Cả lớp đổi chéo vở sửa bài.
- 2 HS đọc.
- HS quan sát.
- 3 HS đọc.
 4. Củng cố – Dặn dò: ( 5 phút)	
 H. Khi viết, đọc số có 5 chữ số ta viết, đọc từ đâu đến đâu? (Viết, đọc từ hàng chục nghìn đến hàng nghìn đến hàng trăm đến hàng chục cuối cùng là hàng đơn vị.)
 - GV nhận xét, tuyên dương.
-Về nhà hoàn thành các bài tập trong vở bài tập.
_________________________________________________________________
 ÔN TOÁN
 CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU :
 - Củng cố và rèn kĩ năng viết và đọc các số có năm chữ số trong trường hợp đơn giản
 (không có chữ số 0 ở giữa.)
* HS K + G hoàn thành tất cả bài tập tại lớp. HS Y không yêu cầu hoàn thành bài 4 tại lớp.
 - HS viết số rõ ràng, chính xác.
II. CHUẨN BỊ : 
 - GV: Kẻ sẵn bảng để biểu diễn cấu tạo số như SGK. Bảng phụ. 
 Các thẻ ghi số và chữ số trong bộ thiết bị dạy học.
 - HS: Vở - Sách giáo khoa – Bộ thiết bị học toán.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1.Ổn định : Hát
 2.Bài cũ : Nhận xét, sửa bài kiểm tra thử ( 5 phú ... 
-Yêu cầu HS lấy thêm một thẻ ghi số 10 000 nữa, đồng thời giáo viên cũng gắn thêm một thẻ nữa trên bảng.
H: Chín nghìn thêm một nghìn nữa là bao nhiêu nghìn?
* Chín chục nghìn thêm một chục nghìn nữa là mười chục nghìn người ta viết số 100 000.
* GV viết bảng : 100 000
-Yêu cầu HS đọc .
H: Số mười chục nghìn gồm mấy chữ số ? là những số nào ?
- Mười chục nghìn còn gọi là một trăm nghìn .
-Yêu cầu HS đọc nhiều lần dãy số ghi trên bảng theo hai cách :
+ Bảy chục nghìn , tám chục nghìn , chín chục nghìn , mười chục nghìn .
+ Bảy mươi nghìn , tám mươi nghìn , chín mươi nghìn , một trăm nghìn .
Bài 1 : Yêu cầu học sinh đọc đề .
- Phát phiếu bài tập. Yêu cầu HS hoàn thành bài 1.
-Nhận xét,sửa bài.
H: Bắt đầu từ số thứ hai , mỗi số trong dãy số này bằng số đứng liền trước thêm bao nhiêu đơn vị?
- Yêu cầu HS đọc dãy số trên.
Bài 2: Gọi HS đọc đề :
H: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
H: Vạch đầu tiên trên tia số biểu diễn số nào?
-Yêu cầu HS làm vào vở bài tập.
-Yêu cầu HS đọc các số trên tia số
 Bài 3:( HS K+G làm thêm dòng 4 )
 -Gọi HS đọc đề .
H: Bài yêu cầu chúng ta làm gì? 
-Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập .
-Gọi HS sửa bài.
Bài 4:
 -Yêu cầu HS đọc đề .
 -Yêu cầu HS phân tích đề bài .
-Yêu cầu HS lên bảng tóm tắt và giải vào vở .
-GV thu một số bài chấm-nhận xét. Huy động kết quả.
-HS thực hiện thao tác theo yêu cầu của GV.
- HS có tám chục nghìn .
- HS thực hiện thao tác .
-Là chín chục nghìn .
- HS thực hiện theo yêu cầu.
-Là mười nghìn.
- HS nhìn bảng đọc . 
-Số 100 000 gồm số có 6 chữ số, chữ số 1 đứng đầu và 5 chữ số 0 đứng tiếp theo.
-HS đọc nhiều lần.
-2 HS đọc đề .
- HS nhận phiếu bài tập và HS hoàn thành bài 1.
- Viết số thích hợp vào chỗ trống:
-HS nhận xét sửa bài.
- Bắt đầu từ số thứ hai , mỗi số trong dãy số này bằng số đứng liền trước thêm mười nghìn (một chục )
-HS đọc. 
-3 HS đọc đề. 
- Điền số thích hợp vào chỗ trống trên tia số.
 -Là số 40 000.
-1 HS lên bảng làm .
-HS đọc các số trên tia số .
- HS đọc đề.
-Tìm số liền trước ,số liền sau của một số có 5 chữ số.
-HS làm bài vào SGK.
-HS lên sửa bài kiểm tra chéo bài nhau.
- HS đọc đề.
- 2 cặp HS phân tích đề bài .
 H: Bài toán cho biết gì ? 
 H: Bài toán hỏi gì ? 
-1 HS lên bảng tóm tắt và giải .Cả lớp làm vào vở .
Tóm tắt
Có : 7000 chỗ
Đã ngồi : 5000 chỗ
 Chưa ngồi :  chỗ?
Bài giải
Số chỗ chưa có người ngồi là :
 7000 - 5000 = 2000 ( chỗ )
 Đáp số : 2000 chỗ ngồi .
-HS sửa bài vào vở .
 4 . Củng cố – dặn dò : (3 phút)
 - Nhận xét.tuyên dương.
 - Về nhà làm vào vở bài tập .
_________________________
TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP ĐỌC _ HỌC THUỘC LÒNG ( T9 )
( kiểm tra Tập làm văn theo đề của chuyên môn )
ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC ( Tiết 2)
I . MỤC TIÊU :
 - HS hiểu sự cần thiết phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
 - HS biết tôn trọng giữ gìn, không làm hư hại thư từ, tài sản của những người trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, hàng xóm láng giềng ...
 - HS có thái độ tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
 II. CHUẨN BỊ: 
 - GV : bảng phụ ghi các tình huống . 
 - HS : Vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1.Ổn định : Nề nếp 
 2.Bài cũ : Kiểm tra vở bài tập của HS . ( 5 phút)
 H: Chúng ta phải làm gì đối với thư từ và tài sản của người khác?
 H:Vì sao chúng ta phải tôn trọng thư từ và tài sản của người khác?
 3. Bài mới : Giới thiệu bài: ( ghi bảng)
N/D- T/L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 :Nhận xét hành vi. ( 15 phút)
1.Mục tiêu : HS có kĩ năng nhận xét những hành vi có liên quan đến tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
 2.Cách tiến hành:
Hoạt động 2: Sắm vai . ( 10 phút)
1. Mục tiêu :
- HS có kĩ năng thực hiện một số hành động thể hiện sự tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. 
2. Cách tiến hành 
-GV chia nhóm và yêu cầu học sinh thảo luận để nhận xét xem hành vi nào đúng, hành vi nào sai .
- Treo bảng phụ ghi các tình huống: 
a) Thấy bố đi công tác về, Thắng liền lục túi để xem bố mua quà gì cho mình.
b)Mỗi lần sang nhà hàng xóm xem ti vi, Bình chào hỏi mọi người và xin phép bác chủ nhà rồi mới ngồi xem.
c)Bố công tác ở xa, Hải thường viết thư cho bố. Một lần, mấy bạn lấy thư xem Hải viết gì.
d) Sang nhà bạn, thấy nhiều đồ chơi đẹp và lạ mắt, Phú bảo với bạn : “Cậu cho tớ xem những đồ chơi này được không ?”.
- Yêu cầu HS thảo luận.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV kết luận từng nội dung.
3. Kết luận: 
Tình huống b, d đúng. Tình huống a, c sai.
Làm việc theo nhóm.
-GV treo bảng phụ, yêu cầu HS thảo luận phân công đóng vai theo hai tình huống sau :
Tình huống 1 : Bạn em có quyển truyện tranh mới để trong cặp. Giờ ra chơi, em muốn mượn xem nhưng chẳng thấy bạn đâu 
Tình huống 2 : Giờ ra chơi, Thịnh chạy làm rơi mũ. Thấy vậy, mấy bạn liền lấy mũ làm “quả bóng” đá. Nếu em có mặt ở đó, em sẽ làm gì?
- Yêu cầu các nhóm trình bày thảo luận.
- Giáo viên nhận xét, chốt.
3.Kết luận: 
Tình huống 1 : Khi bạn quay về lớp thì hỏi mượn chứ không tự ý lấy đọc.
Tình huống 2 : Khuyên ngăn các bạn không làm hỏng mũ.
* Kết luận chung : Thư từ, tài sản của mọi người thuộc về riêng họ, không ai được xâm phạm. Tự ý bóc, đọc thư hoặc sử dụng tài sản của người khác là việc không nên làm.
- Học sinh thảo luận nhóm 3.
- HS đọc các tình huống.
- HS tiến hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp theo dõi.
-HS thảo luận theo nhóm bàn.
- Các nhóm trình bày trước lớp.
-Theo dõi.
 4. Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút)
 -GV giáo dục HS có ý thức tôn trọng thư từ và tài sản của người khác.
 -Nhận xét tiết học . 
 -Về học bài và hoàn thành các bài tập trong vở.
_________________________________
LUYỆN VIẾT
CHÍNH TẢ (Nghe - Viết)
ĐỐI ĐÁP VỚI NHÀ VUA
I. MỤC TIÊU:
 - Nghe viết đúng bài chính tả;( Viết đề bài và đoạn từ Thấy nói đễn bị trói ( 67 chữ/16 phút ) trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - HS viết cẩn thận, trình bày sạch đẹp.
II. CHUẨN BỊ :
 -HS : Sách giáo khoa và vở chính tả .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
 1.Ổn định : Nề nếp .
 2. Bài cũ : Gọi2 HS lên viết bảng : sáng tác, khởi nghĩa, vẽ tranh, nhạc sĩ. Cả lớp viết bảng con . (5 phút)
 3.Bài mới : Giới thiệu bài -Ghi đề .
N/D - T/L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe –viết . (22 phút)
Hoạt động 2 : 
Chấm chữa
(6 - 8 phút)
- GV đọc đoạn văn .
- Gọi 1 HS đọc .
H:Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối? 
H: Đoạn văn có mấy câu?
H: Trong đoạn văn những chữ nào được viết hoa ?
H:Hai vế đối trong đoạn văn cần viết như thế nào cho đẹp.
- Treo bảng phụ - Yêu cầu lớp đọc thầm và tìm từ khó .
- GV gạch chân các từ khó ở bảng phụ .
- GV đọc từ khó - yêu cầu HS viết.
- Nhận xét - sửa sai .
- Hướng dẫn viết vở - nhắc nhở cách trình bày bài.
- GV đọc cho HS viết bài .
- Theo dõi, uốn nắn .
- Hướng dẫn sửa bài .
- Thu bài chấm - sửa bài . Nhận xét chung. 
- HS lắng nghe .
- 2 HS đọc đoạn văn - Lớp đọc thầm theo.
- Vì nghe cậu nói là học trò.
- 5 câu. 
- Những chữ được viết hoa : Thấy, Nhìn, Nước, Chẳng, Trời và tên riêng Cao Bá Quát.
- Viết cách lề hai ô.
- HS đọc thầm - Tìm từ khó và nêu .
- HS đọc những từ khó .
- HS viết bảng con - 2 HS viết bảng lớp .
- HS lắng nghe .
- HS viết bài vào vở .
- HS tự soát bài . Đổi chéo bài – sửa sai .
- Theo dõi - sửa bài .
 4. Củng cố – Dặn dò: (3 phút)
 - Nhận xét tiết học – tuyên dương HS học tốt.
 -Về nhà viết lại những lỗi sai vào vở nháp .
______________________________
SINH HOẠT LỚP
I/ Mục tiêu:
+ Đánh giá, nhận xét các hoạt động trong tuần 27 và lên kế hoạch tuần 28.
+ HS luôn có ý thức tự giác trong học tập và các hoạt động khác trong tuần.
II/ Các hoạt động dạy – học:
* Hoạt động 1: Đánh giá, nhận xét các hoạt động ở tuần 27.
 a) Các tổ trưởng lên tổng kết thi đua của tổ trong tuần.
+ Tổng kết “Hoa điểm 10” trong tuần.
b) GV nhận xét và đánh giá từng hoạt động của cả lớp.
* Về nề nếp và chuyên cần: 
+ Nề nếp duy trì và thực hiện tốt, đi học chuyên cần.
* Về học tập : 
+ Đa số các em có học bài và chuẩn bị bài ở nhà tương đối tốt.
+ Một số em có sự tiến bộ trong học tập là: Nguyệt, Hoài....
+ Tuy nhiên vẫn còn 1 số em chưa có sự cố gắng trong học tập là. Quỳnh
* Các hoạt động khác: Tham gia tốt các hoạt động ngoại khoá như: Sinh hoạt đội, học ATGT.
* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 28 
+ Duy trì tốt nề nếp và chuyên cần.
+ Tiếp tục thi đua dành thật nhiều hoa điểm 10, chào mừng ngày thành lập đoàn 26/3 
+ Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.Trong giờ học hăng hái phát biểu xây dựng bài.
+ Tích cực ôn tập kiến thức để chuẩn bị thi giữa kì II đạt kết quả tốt.
+ Thi đua: Buổi học tốt, tiết học tốt.
+ Học mới, ôn cũ chuẩn bị thi giữa kì đạt kết quả cao.
+ Tích cực rèn chữ và giữ vở sạch, đẹp và chấm VSCĐ tháng 3 môn Chính tả.
+ Tăng cường vệ sinh cá nhân trường lớp sạch sẽ. 
+ Tham gia hội thi nghi thức Đội đầy đủ .

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_lop_3_tuan_27_duong_thi_viet_ha.doc