Kế hoạch bài dạy Tuần 26 Lớp 3 - Phan Hoàng Khanh

Kế hoạch bài dạy Tuần 26 Lớp 3 - Phan Hoàng Khanh

Tiết 1 & 2

Môn: Tập đọc (KC)

Tiết (CT): 49

Bài: SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỮ ĐỒNG TỬ

I. MỤC TIÊU

A. Tập đọc.

- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài:

- Hiểu nội dung câu chuyện : Chử Đồng Tử là người có hiếu, chă chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và gji nhớ công ơn kính yêu của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên bờ sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.

Rèn Hs

- Giọng đọc phù hợp với với từng nhân vật trong câu truyện.

- Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: lễ hội, Chử Đồng Tử, quấn khố, hoảng hốt, ẩn trốn, bàng hoàng .

 - Giáo dục Hs nhớ ơn những người có công với đất nước.

 

doc 35 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1142Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tuần 26 Lớp 3 - Phan Hoàng Khanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 15 tháng 03 năm 2010
Tiết 1 & 2
Môn: Tập đọc (KC)
Tiết (CT): 49
Bài: SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỮ ĐỒNG TỬ
I. MỤC TIÊU
A. Tập đọc.
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: 
- Hiểu nội dung câu chuyện : Chử Đồng Tử là người có hiếu, chă chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và gji nhớ công ơn kính yêu của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên bờ sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.
Rèn Hs
- Giọng đọc phù hợp với với từng nhân vật trong câu truyện.
- Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: lễ hội, Chử Đồng Tử, quấn khố, hoảng hốt, ẩn trốn, bàng hoàng ..
 - Giáo dục Hs nhớ ơn những người có công với đất nước.
B. Kể chuyện.
- Có khả năng khái quát nội dung để đặt tên cho từng đoạn truyện dựa vào tranh minh họa.
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh, giọng kể phù hợp với nội dung.
 - Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	Tranh minh họa trong SGK. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Thời
gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 học sinh tiếp nối kể đoạn 1 – 2 của câu chuyện “Hội đua voi ở Tây Nguyên” và trả lời các câu hỏi:
	+ Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua ?
 + Cuộc đua diễn ra như thế nào?
 + Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ thương?
- Gv nhận xét.	
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
Gv nêu mục tiêu của tiết học.
2. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Luyện đọc
a) Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài.
b) Cách tiến hành:
Gv đọc mẫu bài văn.
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
- Gv mời Hs đọc từng câu.
+ Hs tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp.
- Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài.
- Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Một Hs đọc cả bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
a) Mục tiêu: Giúp Hs nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
b) Cách tiến hành: 
- Gv yêu cầu Hs đọc thầmcác đoạn và TLCH
- Gv nhận xét, chốt lại: Hai người đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tầm, dệt vải. Sau khi đã hóa lên trời, Chử Đồng Tử còn có nhiều lần giúp dân đánh giặc..
Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
a) Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật
b) Cách tiến hành:
- Gv đọc diễn cảm đoạn 1, 2.
- Gv cho 4 Hs thi đọc truyện trước lớp .
- Gv yêu cầu 4 Hs tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn của bài.
- Một Hs đọc cả bài.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
Hoạt động 4: Kể chuyện.
a) Mục tiêu: Hs dựa vào trí nhớ và các gợi ý kể lại câu chuyện .
b) Cách tiến hành:
- Gv cho Hs quan sát lần lượt từng tranh minh họa trong SGK, nhớ nội dung từng đoạn truyện; đặt tên cho từng đoạn.
- Gv mời từng cặp Hs phát biểu ý kiến.
- Gv nhận xét, chốt lại:
- Bốn Hs tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện theo tranh.
- Một Hs kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt.
3. Củng cố – dặn dò:
- Yêu cầu Hs nêu lại nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
Học sinh đọc thầm theo Gv.
Hs lắng nghe.
Hs đọc từng câu.
Hs đọc tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn.
Hs đọc từng đoạn trước lớp.
4 Hs đọc 4 đoạn trong bài.
Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
Đọc từng đoạn trứơc lớp.
Một Hs đọc cả bài.
Hs đọc thầm + TLCH( SGK)
Hs thi đọc diễn cảm truyện.
Bốn Hs thi đọc 4 đoạn của bài.
Một Hs đọc cả bài.
Hs nhận xét.
Hs quan sát các gợi ý.
Từng cặp hs phát biểu ý kiến.
4 Hs kể lại 4 đoạn câu chuyện.
Một Hs kể lại toàn bộ câu chuyện.
Hs nhận xét.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ưu điểm: ..
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hạn chế: 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3
Môn: Toán
Tiết (CT): 126
	Bài: LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU
- Củng cố về nhận biết và cách sử dụng các loại giấy bạc đã học..
- Biết đổi tiền.
- Biết thực hiên các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
- Biết giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ.
Nhận biết nhận biết được tiền và tính toán chính xác.
Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	Bảng phụ, phấn màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Thời
gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ
+ Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 120.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
- Nhận xét bài cũ.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
Gv nêu mục tiêu của tiết học.
2. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Làm bài 1
a) Mục tiêu: Giúp Hs biết thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
b) Cách tiến hành:
Bài tập 1.
+ Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Muốn biết chiếc ví nào có nhiều tiền nhất chúng ta phải làm gì?
+ Yêu cầu học sinh tìm xem mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền?
+ Vậy chiếc ví nào có nhiều tiền nhất?
+ Chiếc ví nào có ít tiền nhất?
+ Hãy xếp các chiếc ví theo số tiền từ ít tiền đến nhiều tiền?
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài tập 2.
+ Tiến hành tương tự như bài tập 2 tiết 125, chú ý yêu cầu học sinh nêu tất cả các cách lấy các tờ giấy bạc trong các ô bên trái để được số tiền ở bên phải, học sinh cộng nhẩm để thấy cách lấy tiền của mình là đúng/sai.
Hoạt động 2: Làm bài 3.
a) Mục tiêu: Giúp Hs biết nhận biết các loại tiền vàsử dụng các loại giấy bạc.
b) Cách tiến hành: 
Bài tập 3.
+ Tranh vẽ những đồ vật gì? Giá của từng đồ vật là bao nhiêu?
+ Em hiểu thế nào là mua vừa đủ tiền?
+ Bạn Mai có bao nhiêu tiền?
+ Vậy bạn Mai có vừa đủ tiền để mua cái gì?
+ Mai có thừa tiền để mua cái gì?
+ Mai khgâ đủ tiền để mua những gì? Vì sao?
+ Mai còn thiếu mấy nghìn nữa thì sẽ mua được hộp sáp màu?
+ Yêu cầu h.sinh suy nghĩ để tự làm phần b.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài tập 4.
+ Gọi học sinh đọc đề bài và tự làm bài.
+ Chữa bài và yêu cầu học sinh đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh. 
3. Củng cố – dặn dò:
- Yêu cầu Hs nêu lại nội dung bài học
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
+ Bài toán yêu cầu chúng ta tìm chiếc ví có nhiều tiền nhất.
+ Chúng ta phải tìm được mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền.
+ Học sinh tìm bằng cách cộng nhẩm từng chiếc ví.
Kết quả: a) 6300 đồng; b) 3600 đồng 
 c) 10 000 đồng; d) 9700 đồng
+ Chiếc ví c có nhiều tiền nhất : 10 000 đồng.
+ Chiếc ví b có ít tiền nhất : 3600 đồng.
+ Xếp theo thứ tự: b àầdàc.
Ví dụ:
Cách 1: Lấy 1 tờ 2000 đồng, 1 tờ 1000 đồng, 1 tờ 500 đồng và 1 tờ 100 đồng; thì được 3600 đồng.
Cách 2: Lấy 3 tờ 1000 đồng, 1 tờ 500 đồng, 1 tờ 100 đồng; thì cũng được 3600 đồng.
+ Làm các bài còn lại tương tự như trên.
+ Học sinh trả lời theo SGK.
+ Tức là mua hết tiền khgâ thừa, không thiếu.
+ Bạn Mai có 3000 đồng.
+ Vừa đủ tiền để mua chiếc kéo.
+ Mai có thừa tiền để mua chiếc thước kẻ.
+ Mai không đủ tiền để mua bút máy, sáp màu, dép vì những thứ này nhiều tiền hơn số tiền mà Mai có.
+ Mai còn thiếu 2000 đồng, vì 5000 đồng – 3000 đồng = 2000 đồng.
+ Học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. 
+ Học sinh đọc đề theo SGK và gọi 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
 + 2 học sinh ngồi canh nhau đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ưu điểm: ..
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hạn chế: 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 4
Môn: Đạo đức
Tiết (CT): 26
	Bài: TÔN TRỌNG THƯ TỪ, 
	 TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
Giúp HS hiểu: 
- Thư từ, tái sản là sở hữu riêng tư của từng người- Mỗi người có quyền giữ bí mật riêng- Vì thế cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, không xâm phạm thư từ, tài sản của người khác. 
- Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. 
- Không xâm phạm, xem, sử dụng thư từ, tài sản của người khác nếu không được sự đồng ý. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	 · Nội dung câu chuyện”Đám tang- Thuỳ Dung”. 
 · Bộ thẻ Xanh- Đỏ. 
 · Bảng phụ ghi các tình huống. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Thời
gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra bài cũ 2 em
- GV nhận xét, ghi điểm
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
Gv nêu mục tiêu của tiết học.
2. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Sắm vai xử lí tình huống 
a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu thư từ, tái sản là sở hữu riêng tư của từng người- Mỗi người có quyền giữ bí mật riêng 
b) Cách tiến hành:
- Yêu cầu các nhóm thảo luận cách xử lí tình huống sau và sắm vai thể hiện cách xử lí đó: 
Tình huống : Bác đưa thư nhờ An, Hạnh đưa lá thư cho bác Hải hàng xóm- Hạnh nói: ”Đây là thư của anh Hùng học Đại Học ở Hà Nội- Thư đề chữ khẩn cấp này- Hay ta bóc ra xem có chuyện gì rồi báo cho  ... của các cá được quan sát.
Nêu ích lợi của cá. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Các hình trang 101, 102 SGK.
Sưu tầm các tranh ảnh về nuôi đánh bắt và chế biến cá. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Thời
gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2/ 50 
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
Gv nêu mục tiêu của tiết học.
2. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: QUAN SÁT VÀ THẢO LUẬN 
a) Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát.
 b) Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK trang 100, 101 và tranh ảnh các con vật sưu tầm được.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý sau:
+ Chỉ và nói tên các con cá có trong hình. Bạn có nhận xét gì về độ lớn của chúng ? 
+ Bên ngoài cơ thể của những con cá này thường có gì bảo vệ ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không ?
+ Cá sống ở đâu ? Chúng thở bằng gì và di chuyển bằng gì ?.
Bước 2: Làm việc cả lớp 
 - Đại diện các nhóm lên trình bày Các nhóm khác bổ sung.
- Sau khi các nhóm trình bày xong, GV yêu cầu cả lơpù bổ sung và rút ra đặc điểm chung của cá.
Kết luận:
 Cá là động vật có xương sống, sống dươí nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vảy bao phủ, có vây..
Hoạt động 2: THẢO LUẬN CẢ LỚP
a) Mục tiêu: Nêu ích lợi của cá. 
b) Cách tiến hành: 
 - Yêu cầu HS ø ghi vào giấy các ích lợi của cá mà em biết và lấy ví dụ. Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến cá mà em biết.
- Sau 3 phút, yêu cầu các nhóm báo cáo.
- Nhận xét, bổ sung ý kiến cho HS. 
Kết luận :
- Phần lớn các loài cá được sử dụng làm thức ăn. Cá là thức ăn ngon và bổ, chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người.
- Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển đó là những môi trường thuận tiện để nuôi trồng và bắt cá. Hiện nay, nghề nuôi cá khá phát triển và cá đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
* Kết thúc tiết học.
- HS quan sát các hình trong SGK trang 100, 101 và tranh ảnh các con vật sưu tầm được.
- Đại diện các nhóm lên trình bày Các nhóm khác bổ sung.
- HS suy nghĩ , viết vào giấy các ích lợi của ca và tên loài cá đó.
- Đại diện các nhóm báo cáo.
- Các HS khác nhâïn xét, bổ sung các kết quả.
- Mỗi HS nêu đặc điểm của tôm, cua, các HS nối tiếp nhau.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ưu điểm: ..
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hạn chế: 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 18 tháng 03 năm 2010
Tiết 1
Môn: Chính tả
Tiết (CT): 52
	Bài: RƯỚC ĐÈN ÔÂNG SAO
I. MỤC TIÊU
Nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài “ Rước đèn ông sao.”
	Làm đúng các bài tập có các âm đầu dễ lẫn r/d/gi hoặc ên/ênh
Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	Ba, bốn băng giấy viết BT2. Bảng phụ viết BT3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Thời
Gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ
- Gv mời 3 Hs lên bảng viết các từ bắt đầu bằng chữ tr/ch.
- Gv và cả lớp nhận xét.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
Gv nêu mục tiêu của tiết học.
2. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs chuẩn bị.
a) Mục tiêu: Giúp Hs nghe và viết đúng bài vào vở.
 b) Cách tiến hành:
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Gv đọc 1 lần đoạn viết.
Gv mời 2 HS đọc lại bài .
 Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung và cách trình bày bài thơ.
+ Đoạn văn tả gì ?
+ Những từ nào trong đoạn văn cần viết hoa?
- Gv hướng dẫn các em viết ra nháp những từ dễ viết sai. 
Gv đọc và viết bài vào vở.
 - Gv cho Hs ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày.
 - Gv yêu cầu Hs gấp SGK và viết bài.
 - Gv chấm chữa bài.
 - Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
 - Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
 - Gv nhận xét bài viết của Hs.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
a) Mục tiêu: Giúp Hs làm đúng bài tập trong vở.
b) Cách tiến hành: 
Bài tập 2: 
- Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm bài cá nhân vào VBT.
- Gv dán 3 băng giấy mời 3 Hs thi điền nhanh Hs
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
R: rổ rá, rựa, rương, rùa, rắn, rết.
D: dao, dây, dê, dế.
Gi: giường, giá sách, giáo mác, giày da, giấy, gián.
3. Củng cố – dặn dò:
- Yêu cầu Hs nêu lại nội dung bài học
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
Hs lắng nghe.
Hai Hs đọc lại.
Hs trả lời.
Yêu cầu các em tự viết ra nháp những từ các em cho là dễ viết sai.
Học sinh nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
Học sinh nhớ và viết bài vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chữa bài.
1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
Cả lớp làm vào vở.
3 Hs lên bảng thi làm nhanh .
Hs nhận xét.
Hs đoạc lại các câu đã hoàn chỉnh.
Cả lớp chữa bài vào vở
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ưu điểm: ..
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hạn chế: 
Tiết 2
Môn: Toán
Tiết (CT): 130
	KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II 
 Thống nhất đề của tổ chuyên môn
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Tiết 4
Môn: Tập làm văn
Tiết (CT): 26
	Bài: KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI
I. MỤC TIÊU
Giúp Hs
- Biết kể về một ngày hội theo các gợi ý – lời kể rõ ràng, tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội.
- Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc khoảng 5 câu.
- Hs kể lại đúng, sinh động quang cảnh và hoạt động của một ngày lễ hội.
- Giáo dục Hs biết rèn chữ, giữ vở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý. Tranh ảnh minh họa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Thời
Gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ
- Gv gọi 2 Hs kể lại “Kể về một ngày hội” .
- Gv nhận xét.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
Gv nêu mục tiêu của tiết học.
2. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs làm bài.
a) Mục tiêu: Giúp các em biết kể về một ngày hội.
 b) Cách tiến hành:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv hỏi: Em chọn kể về ngày hội nào?
- Gv nhắc nhở Hs:
+ Bài tập yêu cầu kể về một ngày hội nhưng các em có thể kể về một lễ hội vì trong lễ hội có cả phần hội . Ví dụ: hội Gióng, hội đền Kiếp Bạc.
+ Có thể kể về ngày hội em không trực tiếp tham gia, chỉ thấy khi xem tivi, xem phim.
+ Gợi ý chỉ là chỗ dựa để các em kể lại câuchuyện của mình. Tuy nhiên, vẫn có thể kể theo cách trả lời từng câu hỏi. Lời kể cần giúp người nghe hình dung đượ quang cảnh và hoạt động trong ngày hội.
- Gv mời vài Hs đứng lên kể theo 6 gợi ý.
- Gv yêu cầu vài Hs đứng lên tiếp nối nhau thi kể.
- Gv nhận xét, bình chọn bạn nào kể tốt nhất.
Hoạt động 2: Hs thực hành
a) Mục tiêu: Giúp Hs biết viết những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn.
b) Cách tiến hành: 
- Gv mời 1 em đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu các em viết vào vở những điều các em đã kể thành một đoạn văn từ 5 câu.
- Gv mời vài Hs đứng lên đọc bài viết của mình.
- Gv nhận xét.
Ví du: Quê em có hội Lim. Hội được tổ chưc hàng năm vào đầu xuân, sau ngày tết. Đến ngày hội, mọi người ở khắp nơi đổ về làng Lim. Trên đồi và những bãi đất rộng, từng đám đông tụ hội xem hát quan họ, đấu cờ, đấu vật, hoặc chọi gà, kéo co .. Trên những cây đu mới dựng, các cặp thanh niêm nam nữ nhún đu bay bổng. Dưới mặt hồ rộng, những chiếc thuyền nhỏ trang trí rất đẹp trôi nhè nhẹ. Trên thuyền các liền anh liền chị say sưa hát quan họ. Hội Lim thật đông vui. Em rất thích hội này. Năm nào em cũng mong sớm đến ngày mở hội Lim.
3. Củng cố – dặn dò:
- Yêu cầu Hs nêu lại nội dung bài học
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
Hs đọc yêu cầu của bài .
Hs trả lời.
Hs quan sát kĩ để trả lời câu hỏi.
Hs đứng lên kể theo gợi ý.
Hs đứng lên thi kể chuyện.
Hs khác nhận xét.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs làm bài vào vở.
Hs đọc bài viết của mình.
Hs cả lớp nhận xét.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ưu điểm: ..
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hạn chế: 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Long Điền Tiến A, ngày 15 tháng 03 năm 2010
	Người soạn
	PHAN HOÀNG KHANH
 Ý kiến phê duyệt
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 26.doc