Kế hoạch bài dạy Tuần 30 Lớp 3 - Phan Hoàng Khanh

Kế hoạch bài dạy Tuần 30 Lớp 3 - Phan Hoàng Khanh

Tiết 1 & 2

Môn: Tập đọc (KC)

Tiết (CT): 59

Bài: GẶP GỠ Ở LÚC-XĂM-BUA

I. MỤC TIÊU

A. Tập đọc.

- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: Lúc-Xăm-Bua, lớp 6, đàn tơ rưng, tuyết, hoa lệ.

- Hiểu nội dung câu chuyện : Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh một trường tiểu học ở Lúc-Xăm-Bua thể hiện tính hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc.

Rèn Hs:Đọc biết phân biệt lời kể có xen lời nhân vật trong câu chuyện.

- Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: Lúc-Xăm-Bua, Mô-ni-ca, Giét-xi-ca, in-tơ-nét.

 - Giáo dục Hs tình đoàn kết giữa các dân tộc.

 

doc 37 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1162Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tuần 30 Lớp 3 - Phan Hoàng Khanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 12 tháng 04 năm 2010
Tiết 1 & 2
Môn: Tập đọc (KC)
Tiết (CT): 59
Bài: GẶP GỠ Ở LÚC-XĂM-BUA
I. MỤC TIÊU
A. Tập đọc.
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: Lúc-Xăm-Bua, lớp 6, đàn tơ rưng, tuyết, hoa lệ.
- Hiểu nội dung câu chuyện : Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh một trường tiểu học ở Lúc-Xăm-Bua thể hiện tính hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc.
Rèn Hs:Đọc biết phân biệt lời kể có xen lời nhân vật trong câu chuyện.
- Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: Lúc-Xăm-Bua, Mô-ni-ca, Giét-xi-ca, in-tơ-nét.
 - Giáo dục Hs tình đoàn kết giữa các dân tộc.
B. Kể chuyện.
- Hs dựa gợi ý, Hs kể lại được câu chuyện bằng lời kể tự nhiên. Lời kể sinh động, thể hiện đúng nội dung.
 - Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh họa bài học trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Thời
gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ
- Gv gọi 2 Hs lên đọc bài và hỏi:
+ Vì sao tập thể dục là bổn phận của những người yêu nước?
+ Em sẽ làm gì sau khi đọc “ Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục?”
- Gv nhận xét bài.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
Gv nêu mục tiêu của tiết học.
2. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Luyện đọc
a) Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài.
b) Cách tiến hành:
Gv đọc mẫu bài văn.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
- Gv viết lên bảng: Lúc-xăm-bua, Mô-ni-ca, Giét-xi-ca, in-tơ-nét.
+ Hs tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
 - Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp.
 - Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài.
 - Giúp Hs giải thích các từ mới: Lúc-Xăm-Bua, lớp 6, đàn tơ rưng, tuyết, hoa lệ.
 - Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
+ Một Hs đọc cả bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
a) Mục tiêu: Giúp Hs nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
b) Cách tiến hành: 
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm các đoạn và trả lời câu hỏi:
+ Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua, đoàn cán bộ Việt Nam gặp những điều gì bất ngở thú vị?
+ Vì sao các bạn lớp 6A nói đựơc Tiếng Việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam?
+ Các bạn hs ở Lúc-xăm-bua muốn hiểu điều gì về thiếu nhi Việt Nam?
- Gv nhận xét, chốt lại: Các bạn Hs muốn biết Hs Việt Nam học những môn gì, tích những bài hát nào, chơi những trò chơi gì.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
a) Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật
b) Cách tiến hành:
- Gv đọc diễn cảm đoạn 3.
-Gv cho 4 Hs thi đọc truyện trước lớp . 
Gv yêu cầu 3 Hs tiếp nối nhau thi đọc 3 đoạn của bài.
- Một Hs đọc cả bài.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
Hoạt động 4: Kể chuyện.
a) Mục tiêu: Hs dựa vào các gợi ý để kể lại câu chuyện.
b) Cách tiến hành:
- Gv hỏi:
+ Câu chuyện được kể theo lời của ai?
+ Kể bằng lời kể của em là thế nào?
- Một Hs đọc lại các gợi ý.
- Một hs kể mẫu đoạn 1.
- Gv yêu cầu từng cặp Hs kể.
- Hs thi kể chuyện trước lớp.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt.
3. Củng cố – dặn dò:
- Yêu cầu Hs nêu lại nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
Học sinh đọc thầm theo Gv.
Hs lắng nghe.
Hs đọc từng câu.
Hs đọc đồng thanh.
Hs đọc tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn.
3 Hs đọc 3 đoạn trong bài.
 Hs giải thích từ.
Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
Đọc từng đoạn trứơc lớp.
Một Hs đọc cả bài.
Hs đọc thầm các đoạn 
Hs thảo luận câu hỏi.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs nhận xét, chốt lại.
Hs phát biểu cá nhân.
4 Hs thi đọc đoạn 3.
Ba Hs thi đọc 3 đoạn của bài.
Một Hs đọc cả bài.
Hs nhận xét.
Theo lời của một thành viên trong đoàn cán bộ Việt Nam.
Khách quan, như người ngoài cuộc biết về cuộc gặp gỡ đó và kể lại.
Một Hs đọc lại các gợi ý.
Từng cặp Hs kể chuyện.
Một vài Hs thi kể trước lớp.
Hs nhận xét.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ưu điểm: ..
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hạn chế: 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3
Môn: Toán
Tiết (CT): 146
	Bài: LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU
Giúp Hs nắm được:
- Biết thực hiện phép cộng các số có năm chữ số. 
- Củng cố về ý nghĩa phép cộng qua giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính.
Rèn Hs làm toán, chính xác, thành thạo.
Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
 - Một số hình chữ nhật có kích thước 3cm + 4cm, 6cm + 5cm, 20cm + 30cm; bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Thời
gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 2.
- Ba Hs đọc bảng chia 3.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
Gv nêu mục tiêu của tiết học.
2. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Làm bài 1, 2.
a) Mục tiêu: Giúp Hs biết cộng các số có 5 chữ số
b) Cách tiến hành:
Bài tập 1.
+ Yêu cầu HS làm phần a, sau đó chữa bài.
+ Viết bài mẫu phần b lên bảng (chỉ viết số hạng không viết kết quả) Sau đó thực hiện phép tính này trước lớp cho học sinh theo dõi.
+ Yêu cầu học sinh làm tiếp bài tập.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài tập 2.
+ Gọi Học sinh đọc đề bài trước lớp.
+ Nêu kích thước của hình chữ nhật ABCD ?
+ Yêu cầu học sinh tính chu vi và diện tích hình chữ nhật ABCD.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
Hoạt động 2: : Làm bài 3.
a) Mục tiêu: Giúp cho các em biết tính diện tích, chu vi của hình chữ nhật. Giải bài toán có lời văn.
b) Cách tiến hành: 
Bài tập 3
+ Vẽ sơ đồ bài toán lên bảng, yêu cầu học sinh quan sát.
+ Con nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
+ Cân nặng của mẹ như thế nào so với cân nặng của con?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Yêu cầu học sinh đọc thành đề bài toán?
+ Yêu cầu học sinh làm bài
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh.
 + Hỏi thêm học sinh về cách đạt lời khác cho bài toán.
3. Củng cố – dặn dò:
- Yêu cầu Hs nêu lại nội dung bài học
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
+ 3 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm một con tính, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ Học sinh lớp theo dõi bài làm mẫu của GV.
+ 3 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ HS đọc 
+ Hình chữ nhật ABCD có chiều rộng 3cm, chiều dài gấp đôi chiều rộng.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
 Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật ABCD là:
 3 x 2 = 6 (cm)
Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
 (6 + 3 ) x 2 = 18 (cm)
Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
 6 x 3 = 18 (cm2)
 Đáp số : 18 cm ; 18 cm2.
+ Học sinh quan sát.
+ Con nặng 17 kg.
+ Cân nặng của mẹ gấp 3 lần cân nặng của con.
+ Tổng cân nặng của hai mẹ con.
+ “Con cân nặng 17 kg, mẹ cân nặng gấp 3 lần con. Hỏi cà hai mẹ con cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
 Bài gải
 Cân nặng của mẹ là:
 17 x 3 = 51 (kg)
Cân nặng của cả hai mẹ con là:
 17 + 51 = 68 (kg)
 Đáp số: 68 kg.
Ví dụ: Con hái được 17 kg táo, số táo mẹ hái gấp 3 lần số táo của con. Hỏi cả hai mẹ con hái được bao nhiêu ki-lô-gam táo?
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ưu điểm: ..
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hạn chế: 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 4
Môn: Đạo đức
Tiết (CT): 30
	Bài: CHĂM SÓC CÂY TRỒNG VẬT NUÔI (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
Giúp HS hiểu: 
 Cây trồng vật nuôi cung cấp lương thực, thực phẩm và tạo niềm vui cho con người, 
vì vậy cần được chăm sóc bảo vệ. 
 ·HS có ý thức chăm sóc cây trồng ,vật nuôi. 
 ·Đồng tình, ủng hộ việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Phê bình, không tán thành những hành động không chăm sóc cây trồng, vật nuôi. 
 ·Thực hiện chăm sóc cây trồng, vật nuôi. 
 ·Tham gia tích cực vào các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
· Giấy khổ to, bút dạ(cho hoạt động 2- tiết1). 
 	· Tranh ảnh (cho hoạt động 1- tiết1). 
 	· Phiếu thảo luận. 
 	· Bảng phụ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Thời
gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra bài cũ 2 em
- GV nhận xét, ghi điểm
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
Gv nêu mục tiêu của tiết học.
2. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Quan sát tranh trả lời câu hỏi
a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu: Cây trồng vật nuôi cung cấp lương thực, thực phẩm và tạo niềm vui cho con người, vì vậy cần được chăm sóc bảo vệ
b) Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS chia thành các nhóm thảoluận về các bức tranh và trả lời câu hỏi sau: 
1. Trong tranh, các bạn đang làm gì?
2. Làm như vậy có tác dụng gì?
3. Cây trồng, vật nuôi có ích lợi gì đối với con người?
4. Với cây trồng, vật nuôi ta phải làm gì?
- GV rút ra kết luận: 
+ Các tranh đều cho thấy các bạn nhỏ đang chăm sóc cây trồng, vật nuôi trong gia đình. 
+ Cây trồng, vật nuôi cung cấp cho con người thức ăn, lương thực, thực phẩm cần  ... -----------------------
Hạn chế: 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 16 tháng 04 năm 2010
Tiết 1
Môn: Chính tả
Tiết (CT): 58
	Bài: MỘT MÁI NHÀ CHUNG 
I. MỤC TIÊU
Hs Nhớ - viết chính xác, trình bày đúng 3 khổ đầu của bài “ Một mái nhà chung”.
 Làm đúng các bài tập có các âm đầu dễ lẫn tr/ch
Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	Ba, bốn băng giấy viết BT2. Bảng phụ viết BT3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Thời
Gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ
- Gv mời 3 Hs lên bảng viết các từ.
- Gv và cả lớp nhận xét.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
Gv nêu mục tiêu của tiết học.
2. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs chuẩn bị.
a) Mục tiêu: Giúp Hs nghe và viết đúng bài vào vở.
 b) Cách tiến hành:
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Gv đọc 1 lần 3 khổ đầu .
Gv mời 2 HS đọc lại bài .
 Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung và cách trình bày bài thơ.
+ Những từ nào trong đoạn viết cần viết hoa?
- Gv hướng dẫn các em viết ra nháp những từ dễ viết sai: ngìn, lá biếc, sóng xanh, rập rình, lòng đất, nghiêng, lợp. 
Hs nhớ và viết bài vào vở.
 - Gv cho Hs ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày.
 - Gv yêu cầu Hs gấp SGK và viết bài.
 - Gv chấm chữa bài.
 - Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
 - Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
 - Gv nhận xét bài viết của Hs.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
a) Mục tiêu: Giúp Hs làm đúng bài tập trong vở.
b) Cách tiến hành: 
Bài tập 2: 
- Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm bài cá nhân vào VBT.
- Gv dán 3 băng giấy mời 3 Hs thi điền nhanh Hs
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
Ban trưa – trời mưa – hiên che – không chịu.
Tết – tết – bạch phếch.
3. Củng cố – dặn dò:
- Yêu cầu Hs nêu lại nội dung bài học
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
Hs lắng nghe.
Hai Hs đọc lại.
Hs trả lời.
Yêu cầu các em tự viết ra nháp những từ các em cho là dễ viết sai.
Học sinh nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
Học sinh nhớ và viết bài vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chữa bài.
1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
Cả lớp làm vào vở.
3 Hs lên bảng thi làm nhanh .
Hs nhận xét.
Hs đọc lại các câu đã hoàn chỉnh.
Cả lớp chữa bài vào vở.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ưu điểm: ..
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hạn chế: 
Tiết 2
Môn: Toán
Tiết (CT): 150
	Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
- Củng cố về cộng, trừ (nhẩm và viết) các số trong 100.000.
- Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ.
Rèn làm bài tập chính xác, thành thạo.
Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	Bảng phụ, phấn màu 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Thời
Gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 2.
- Một Hs sửa bài 3.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
Gv nêu mục tiêu của tiết học.
2. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Làm bài 1, 2.
a) Mục tiêu: Giúp Hs củng cố về cộng, trừ (nhẩm và viết) các số trong 100.000.
 b) Cách tiến hành:
Bài tập 1.
+ Khi biểu thức chỉ có các dấu cộng, trừ, chúng ta thực hiện như thế nào?
+ Khi biểu thức có dấu ngoặc, ta thực hiện như thế nào?
+ Viết lên bảng:
40 000 + 30 000 + 20 000 và yêu cầu học sinh thực hiện tính nhẩm trước lớp.
+ Yêu cầu học sinh tiếp tục làm bài, sau đó 2 học sinh đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra bài của nhau.
Bài tập 2.
+ Gọi học sinh lên bảng làm bài, yêu cầu học sinh làm vào vở bài tập.
Hoạt động 2: Làm bài 3, 4.
a) Mục tiêu: 
Giúp Hs củng cố về giải bài toán bằng hai phép .
b) Cách tiến hành: 
Bài tập 3.
+ Số cây ăn quả của xã Xuân Mai so với số cây ăn quả của xã Xuân Hòa như thế nào?
+ Xã Xuân Hòa có bao nhiêu cây?
+ Số cây của xã Xuân Hòa như thế nào so với số cây của xã Xuân Phương?
+ Yêu cầu học sinh tóm tắt bài toán bằng sơ đồ rồi giải.
Bài tập 4.
+ Bài toán trên thuộc dạng toán gì?
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
 Tóm tắt.
 5 Com-pa : 10 000 đồng.
 3 Com-pa : ... ? đồng
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
3. Củng cố – dặn dò:
- Yêu cầu Hs nêu lại nội dung bài học
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
+ Thực hiện từ trái sang phải.
+ Thực hiện trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
+ Nhẩm: 4 chục nghìn + 3 chục nghìn = 7 chục nghìn; 7 chục nghìn + 2 chục nghìn = 90 chục nghìn. 
Vậy: 40 000 + 30 000 + 20 000 = 90 000
+ Học sinh làm vào vở 
 ; ; ; 
 60899 47358 81944 
 50549
Xã Xuân Mai có ít hơn xã Xuân Hòa 4500 cây.
+ Chưa biết.
+ Nhiều hơn 5200 cây.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
Bài giải
Số cây ăn quả của Xã Xuân Hòa là:
68700 + 5200 = 73900 (cây)
Số cây ăn quả của xã Xuân Mai có là:
73900 – 4500 = 69400 (cây)
Đáp số: 69400 cây.
Bài toán thuộc dạng rút về đơn vị.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
Bài giải
Giá tiền một chiếc Com-pa là:
10 000 : 5 = 2000 (đồng)
Số tiền phải trả cho 3 chiếc Com-pa là:
2000 x 3 = 6000 (đồng)
Đáp số : 6000 đồng.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ưu điểm: ..
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hạn chế: 
Tiết 3
Môn: Tập làm văn
Tiết (CT): 30
	Bài: VIẾT THƯ
I. MỤC TIÊU
Giúp Hs
- Biết viết một bức thư ngắn cho một bạn nhỏ nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.
- Bài viết lá thư trình bày đúng thể thức ; đủ ý ; dùng từ đặt câu đúng ; thể hiện tình cảm với người nhận thư.
- Giáo dục Hs biết rèn chữ, giữ vở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý. Tranh ảnh minh họa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Thời
Gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ
- Gv gọi 2 Hs đọc lại bài viết của mình.
- Gv nhận xét.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
Gv nêu mục tiêu của tiết học.
2. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs làm bài.
a) Mục tiêu: Giúp các em biết viết một lá thư gửi cho một người bạn.
 b) Cách tiến hành:
Bài 1.
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv mời 1 Hs giải thích yêu cầu của bài tập theo gợi ý.
- Gv chốt lại:
+ Có thể viết thư cho một bạn nhỏ ở nước ngoài mà các em biết qua đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, phim ảnh. Người bạn này cũng có thể là người bạn tưởng tượng của các em. Cần nói rõ bạn đó là người nước nào. Nói được tên của bạn đó thì càng tốt.
- Nội dung bức thư phải thể hiện:
+ Mong muốn làm quen với bạn (để làm quen, cần phải tự giới thiệu em là ai, người nước nào ; thăm hỏi bạn).
+ Bày tỏ tình thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thế giới cùng nhau chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung: trái đất.
- Gv mời mở bảng phụ viết hình thức trình bày lá thư cho Hs đọc:
+ Dòng đầu thư (ghi rõ nơi viết, ngày, tháng, năm).
+ Lời xưng hô (Bạn .. thân mến). Sau lời xưng hô này, có thể đặt dấu phẩy, dấu chấm than hoặc không có dấu gì.
+ Nội dung thư: Làm quen, thăm hỏi, bày tỏ tình thân ái. Lời chúc, hứa hẹn.
+ Cuối thư: Lời chào, chữ kí và tên.
Hoạt động 2: Hs thực hành 
a) Mục tiêu: Giúp Hs biết viết bài
b) Cách tiến hành: 
- Hs viết bài vào vở.
- Gv mời vài Hs đứng đọc bài viết của mình.
- Gv nhận xét, tuyên dương các bạn viết tốt. 
3. Củng cố – dặn dò:
- Yêu cầu Hs nêu lại nội dung bài học
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
Hs đọc yêu cầu của bài .
Hs trả lời.
Hs lắng nghe.
Hs viết bài vào vở.
Hs đọc bài viết của mình.
Hs nhận xét.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ưu điểm: ..
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hạn chế: 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Long Điền Tiến A, ngày 13 tháng 04 năm 2009
	Người soạn
	PHAN HOÀNG KHANH
Ý kiến phê duyệt
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 30.doc