Kế hoạch bài học Tuần 14 Lớp 3

Kế hoạch bài học Tuần 14 Lớp 3

MÔN : ĐẠO ĐỨC TUẦN:14

BÀI : QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG.

I.Mục đích yêu cầu :

 1.Kiến thức :- Học sinh hiểu thế nào là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.

 - Sự cần thiết phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.

 2.Thái độ : - Học sinh biết tôn trọng, quan tâm tới hàng xóm láng giềng.

 - Đồng tình với những ai biết quan tâm hàng xóm láng giềng, không đồng tình với những ai thờ ơ, không quan tâm đến hàng xóm láng giềng.

 3.Kĩ năng : - Thực hiện hành vi cụ thể biểu hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng trong cuộc sống hàng ngày.

II.Chuẩn bị :

 1. Giáo viên:-Tranh minh hoạ truyện : Chị Thủy của em

 - Các câu ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương về chủ đề bài học.

 2. Học sinh: -Vở

III.Các hoạt động lên lớp:

 

doc 33 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1281Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học Tuần 14 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN:14
Thứ hai, ngày 16 tháng 11 năm 2009 
MÔN : ĐẠO ĐỨC TUẦN:14
BÀI : QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG.
I.Mục đích yêu cầu :
 1.Kiến thức :- Học sinh hiểu thế nào là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
 - Sự cần thiết phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
 2.Thái độ : - Học sinh biết tôn trọng, quan tâm tới hàng xóm láng giềng.
 - Đồng tình với những ai biết quan tâm hàng xóm láng giềng, không đồng tình với những ai thờ ơ, không quan tâm đến hàng xóm láng giềng.
 3.Kĩ năng : - Thực hiện hành vi cụ thể biểu hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng trong cuộc sống hàng ngày.
II.Chuẩn bị : 
 1. Giáo viên:-Tranh minh hoạ truyện : Chị Thủy của em 
 - Các câu ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương về chủ đề bài học.
 2. Học sinh: -Vở
III.Các hoạt động lên lớp:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1.Khởi động: Hát bài hát
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
­Giới thiệu bài:Tiết hôm nay các em sẽ tìm hiểu thế nào là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng
­Hoạt động 1: Phân tích truyện: Chị Thủy của em( Phương pháp đàm thoại,phân tích, giảng giải, quan sát.)
*Mục tiêu : Học sinh biết được một biểu hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng 
*Cách tiến hành:
_Giáo viên kể chuyện ( có sử dụng tranh minh hoạ )
_ Giáo viên đặt câu hỏi: 
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào ?
+ Vì sao bé Viên lại cần sự quan tâm của Thuỷ ?
+ Thuỷ đã làm gì để bé Viên chơi vui ở nhà ?
+ Vì sao mẹ của bé Viên lại thầm cảm ơn bạn Thuỷ ?
+Em biết được điều gì qua câu chuyện trên?
+Vì sao phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng?
*Giáo viên kết luận:Ai cũng có lúc gặp khó khăn,hoạn nạn.Những lúc đó cần sự cảm thông giúp đỡ của những người xung quanh.Vì vậy, không chỉ người lớn mà trẻ em cũng cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm vừa sức mình 
­Hoạt động 2 : Đặt tên tranh ( gồm có 4 tranh )(Phương pháp thảo luận, điều tra thu thập, đàm thoại )
*Mục tiêu : Học sinh hiểu được ý nghĩa của các hành vi, việc làm đối với hàng xóm, láng giềng 
 *Cách tiến hành: 
- Giáo viên chia nhóm, giao cho mỗi nhóm thảo luận về nội dung của một tranh và đặt tên tranh.
- Giáo viên kết luận nội dung của từng bức tranh, khẳng định các việc làm của những bạn nhỏ trong tranh 1,3,4 là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Còn các bạn đá bóng trong tranh 2 là làm ồn, ảnh hưởng đến hàng xóm láng giềng. 
­Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến 
(Phương pháp đàm thoại, động não, thảo luận) 
*Mục tiêu : Học sinh biết bày tỏ thái độ của mình trước những ý kiến, quan niệm có liên quan đến việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng 
*Cách tiến hành 
- Giáo viên chia lớp và yêu cầu các nhóm thảo luận bày tỏ thái độ của các mình đối với các quan niệm có liên quan đến nội dung bài học: 
a)Hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau 
b)Đèn nhà ai, nhà nấy rạng (Tục ngữ )
c)Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng là biểu hiện của tình làng nghĩa xóm 
d)Trẻ em cũng cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng các việc làm phù hợp với khả năng 
-Trước khi thảo luận giáo viên giải thích ý nghĩa câu tục ngữ : 
*Giáo viên kết luận : các ý a,c,d là đúng, còn ý câu b là sai.Hàng xóm láng giềng cần quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Dù còn nhỏ tuổi, các em cũng cần biết làm các việc phù hợp với sức mình để giúp đỡ hàng xóm láng giềng 
_ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
- Học sinh lắng nghe giáo viên kể chuyện.
- Học sinh trả lời câu hỏi
- Học sinh nhận xét, bổ sung.
_ Học sinh đàm thoại theo các câu hỏi của giáo viên .
-Em biết được điều phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng qua câu chuyện trên
- Học sinh thảo luận nhóm.Đại diện từng nhóm lên trình bày các nhóm khác góp ý bổ sung 
-Các nhóm thảo luận.Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm góp ý kiến bổ sung .
- Học sinh nhắc lại các ý
 4.Củng cố : - Giáo viên nhắc lại ý nghĩa của việc giúp đỡ hàng xóm, láng giềng.
 - Giáo viên nhận xét tiết học
 5.Dặn dò : -Nhớ và ghi lại những công việc mà em đã làm để giúp đỡ hàng xóm, láng giềng.
 -Chuẩn bị bài: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. ( Tiết 2)
 * Các ghi nhận lưu ý : 
_____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ 
Thứ hai, ngày 16 tháng 11 năm 2009 
MÔN : TOÁN TUẦN:14
BÀI : LUYỆN TẬP
I.Mục đích yêu cầu :
 1.Kiến thức :_Học sinh nắm đơn vị đo khối lượng gam và sự liên hệ giữa gam và ki-lo-gam.
 2.Kĩ năng : _Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân đĩa và cân đồng hồ.
 _Giải bài toán có lời văn có các số đo khối lượng
 3.Thái độ : Học sinh ham thích học toán 
II.Chuẩn bị :
 1.Giáo viên :1 chiếc cân đĩa, 1 chiếc cân đồng hồ
 2.Học sinh : SGK , vở 
III.Hoạt động lên lớp: 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
 1.Khởi động :Hát bài hát 
 2.Kiểm tra bài cũ:Yêu cầu học sinh đọc số cân nặng của một số vật. 
 3.Bài mới : 
­Giới thiệu bài:Các em đã học về đơn vị đo khối lượng gam hôm nay chúng ta làm luyện tập để củng cố bài .
­Hoạt động: Hướng dẫn học sinh luyện tập(phương pháp thực hành luyện tập, đàm thoại) 
+Bài 1:Học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Viết lên bảng 744g474kg và yêu cầu học sinh so sánh
- Vì sao ta biết 744g > 474g?
- Vậy khi so sách các số đo khối lượng chúng ta cũng so sánh như với các số tự nhiên.
-Học sinh làøm tiếp các phân số còn lại
+Bài 2: Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Bài toán hỏi gì?
-Muốn biết mẹ Hà đã mua tất cả bao nhiêu gam kẹo và bánh ta làm sao?
- Số gam kẹo đã biết chưa?
- Yêu cầu học sinh làøm tiếp bài
+Bài 3: Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Cô Lan có bao nhiêu đường?
- Cô đã dùng hết bao nhiêu gam đường?
- Cô làøm gì với số đường còn laị 
- Bài toán yêu cầu tính gì?
- Muốn biết mỗi túi nhỏ có bao nhiêu gam đường chúng ta phải biết được gì? 
- Yêu cầu học sinh làøm bài
+ Bài 4:Chia học sinh thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 6 học sinh, phát cân cho học sinh và yêu cầu các em thực hành cân các đồ dùng học tập của mình và ghi số cân vào vở 
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu
- 744g > 474g
- Vì 744 > 474
- Học sinh làøm bài, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
 - Mẹ Hà đã mua tất cả bao nhiêu gam kẹo và bánh?
- Ta phải lấy số gam kẹo cộng với số gam bánh.
- Chưa biết ta phải đi tìm.
- Học sinh đọc đề bài
- Cô Lan có 1 kg đường.
- Cô đã dùng hết 400g đường?
- Cô chia đều số đường còn lại vào 3 túi nhỏ.
- Bài toán yêu cầu tính số gam đường có trong mỗi túi nhỏ.
- Phải biết cô Lan còn lạïi bao nhiêu gam đường
- 1 học sinh lên bảng làøm bài, học sinh cả lớp làøm bài vào vở.
 Bài giải 
 1kg = 1000g
Số gam đường còn lại
 1000 – 400 = 600 (g)
Số gam đường trong mỗi túi nhỏ
 600 : 3 = 200 (g) 
 Đáp số : 200 g đường
- Các nhóm thực hành cân và đại diện nhóm lên báo cáo kết quả
4.Củng cố :_ Giáo viên nhận xét tiết học.
5.Dặn dò : _Bài nhà :Yêu cầu học sinh về nhà làøm bài tập luyện tập thêm.
 _Chuẩn bị bài: Bảng chia 9
 *Các ghi nhận lưu ý : 
___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Thứ hai, ngày 16 tháng 11 năm 2009 
MÔN : TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN TUẦN:14
BÀI : NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ
I.Mục đích yêu cầu:
A.Tập đọc:
1.Đọc thành tiếng :
 _Đọc đúng các từ, tiếng khó: Gậy trúc, áo Nùng, Hà Quảng, cỏ lúa, lững thững ,thản nhiên, thong manh, tảng đá . 
 _ Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
 _Đọc trôi trảy được toàn bài, bước đầu biết thể hiện giọng đọc phù hợp với truyện.
2.Đọc hiểu:
 _Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: Kim Đồng, ông ké, Nùng, thầy mo, thong manh,
 _Hiểu được nội dung : Truyện kể về anh Kim Đồng, một liên lạc viên rất thông minh, nhanh nhẹn là gương yêu nước tiêu biểu của thiếu niên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
B.Kể chuyện:
 _Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại được nội dung câu chuyện.
 _Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên:_Tranh minh họa bài tập đọc, các đoạn truyện .
 _Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
 2.Học sinh : SGK
III.Hoạt động lên lớp:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1.Khởi động : Hát bài hát 
2.Kiểm tra bài cũ :Học sinh đọc và trả lời câu hỏi bài tập đọc: Cửa Tùng.
3 .Dạy bài mới
­Giới thiệu bài :Tranh vẽ một chiến sĩ liên lạc đưa cán bộ đi làm nhiệm vụ. Người liên lạc là anh Kim Đồng.Anh là một chiến sĩ liên lạc có nhiều đóng góp cho cách mạng.Năm 1943, trên đường đi liên lạc, anh bị trúng đạn của địch và h ... gì đáng buồn cười?
 _Yêu cầu 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp.
 _Yêu cầu học sinh thực hành kể chuyện trước lớp.
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
- Nghe giáo viên kể chuyện.
- Vì nhà văn quên không mang kính.
- Ông nói :Phiền bác đọc giúp tôi tờ thông báo này với.
-Người đó trả lời: “Xin lỗi. Tôi cũng như bác thôi,vì lúc bé không được học nên bây giờ đành chịu mù chữ”
-Câu trả lời đáng buồn cười là người đó thấy nhà văn không đọc được bản thông báo như mình thì nghĩ ngay rằng nhà văn cũng mù chữ.
-1 học sinh khá kể, cả lớp theo dõi và nhận xét phần kể chuyện của bạn.
-2 học sinh ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe.
-3 đến 5 học sinh thực hành kể trước lớp.
 Nội dung câu chuyện: Tôi cũng như bác.
 Một nhà văn già ra nhà ga mua vé. Ông muốn đọc bản thông báo của nhà ga nhưng quên mang kính nên không đọc được chữ gì. Thấy có người đứng cạnh, ông liền nhờ:
Phiền bác đọc giúp tôi tờ thông báo này với!
 Người kia buồn rầu đáp:
Xin lỗi. Tôi cũng như bác thôi, vì lúc bé không được học nên bây giờ đành chịu mù chũ.
­Hoạt động 2 : Kể về hoạt động của tổ em.(Phương pháp đàm thoại, giảng giải)
 _Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài thứ 2.
 _Bài tập yêu cầu em giới thiệu điều gì?
 _Em giới thiệu những điều này với ai?
 _Gọi 1 học sinh khá nói tiếp các nội dung còn lại theo gợi ý của bài.
 _Chia học sinh thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 học sinh và yêu cầu học sinh tập giới thiệu trong nhóm. Khi giới thiệu có thể kèm theo cử chỉ điệu bộ.
-1 học sinh đọc yêu cầu, 1 học sinh đọc nội dung gợi ý, cả lớp đọc thầm đề bài.
-Giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua.
-Em giới thiệu với một đoàn khách đến thăm lớp.
1 học sinh nói trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung nếu cần.
-Hoạt động theo nhóm nhỏ, sau đó một số học sinh trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn bạn kể đúng, kể tự nhiên và hay nhất về tổ của mình.
4.Củng cố : _ Giáo viên nhận xét tiết học.
5.Dặn dò : _ Học sinh về nhà kể lại câu chuyện Tôi cũng như bác và hoàn thành bài giới 
thiệu về tổ mình.
	_ Chuẩn bị bài: Giấu cày – Giới thiệu về tổ em . 
 * Các ghi nhận, lưu ý : 
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Thứ sáu, ngày 20 tháng 11 năm 2009
MÔN : TOÁN TUẦN:14
BÀI : CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (TT)
I.Mục đích yêu cầu:
 1.Kiến thức :_Biết thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (có dư ở các lượt chia)
 2.Kĩ năng : _Giải bài toán có lời văn bằng một phép tính chia. _Vẽ hình tứ giác có 2 góc vuông.
 _Củng cố về biểu tượng về hình tam giác, hình vuông, xếp hình theo mẫu.
 3.Thái độ : Rèn tính cẩn thận , ham thích môn toán .
II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên : 8 miếng bìa bằng nhau hình tam giác vuông như bài tập 4.
 2.Học sinh : Vở, bảng từ và 8 hình tam giác 
III.Hoạt động lên lớp: 
Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
1.Khởi động : Hát bài hát .
2.Kiểm tra bài cũ :
3.Bài mới : 
­Giới thiệu bài:
 _ Hôm nay chúng ta tiếp tục thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số có dư ở các lượt chia .
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
­Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số. 
a) Phép chia 78 : 4
- Viết lên bảng phép tính 78 : 4 = ? và yêu cầu học sinh đặt tính theo cột dọc.
- 1 học sinh lên bảng đặt tính, học sinh cả lớp thực hiện đặt tính vào giấy nháp.
- Yêu cầu học sinh cả lớp suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên, nếu học sinh tính đúng, giáo viên cho học sinh nêu cách tính sau đó giáo viên nhắc lạïi để học sinh cả lớp ghi nhớ. Nếu học sinh cả lớp không tính được, giáo viên hướng dẫn học sinh tính từng bước như phần bài học của SGK. (Đặt câu hỏi hướng dẫn từng bước chia tương tự như phép chia 72 : 3 = 24 ở tiết 69)
78 4
4 19
38
36
2
­Hoạt động 2 : Luyện tập thực hành
 +Bài 1 :Xác định yêu cầu của bài, sau đó cho học sinh tự làm bài 
 _4 học sinh lên bảng thực hiện các phép tính . Cả lớp làm bài vào vở 
+ Yêu cầu học sinh nhận xét bài làøm của bạn trên bảng.
+ Yêu cầu 4 học sinh vừa lên bảng nêu rõ từng bước thực hiện phép tính của mình.
+ Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
 +Bài 2:Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Học sinh đọc đề bài
- Lớp học có bao nhiêu học sinh?
- Lớp học có 33 học sinh.
- Loại bàn trong lớp làø loại bàn như thế nào?
- Loại bàn trong lớp làø loại bàn hai chỗ .
- Yêu cầu học sinh tìm số bàn có 2 học sinh ngồi.
- Số bàn có 2 học sinh ngồi làø 33 : 2 = 16 bàn (dư 1 bạn học sinh).
- Vậy sau khi kê 16 bàn thì còn mấy bạn chưa có chỗ ngồi?
- Còn 1 bạn chưa có chỗ ngồi 
- Vậy chúng ta phải kê thêm ít nhất làø một bàn nữa để bạn học sinh này có chỗ ngồi. Lúc này trong lớp có tất cả bao nhiêu bàn?
- Trong lớp có 16 + 1 = 17 (chiếc bàn).
- Hướng dẫn học sinh trình bày lời giải bài toán
 Bài giải 
Ta có 33 : 2 = 16 ( dư 1 )
Số bàn có 2 học sinh ngồi là 16 bàn,còn 1 học sinh nữa nên cần kê thêm ít nhất 1 bàn nữa .
 Vậy số bàn cần có ít nhất là 
+ 1 = 17 ( cái bàn )
 Đáp số : 17 cái bàn 
 +Bài 3:
- Giúp học sinh xác định yêu cầu của bài, sau đó cho các em tự làøm bài.
- 1 học sinh lên bảng làøm bài, học sinh cả lớp làøm bài vào vở.
- Chữa bài và giới thiệu hai cách vẽ:
+ Vẽ hai góc vuông có chung một cạnh của tứ giác
+ Vẽ hai góc vuông không chung cạnh
 +Bài 4
- Tổ chức cho học sinh ghi ghep hình nhanh giữa các tổ. Sau 2 phút, tổ nào có nhiều bạn ghép đúng nhất làø tổ thắng cuộc. 
Đáp án:
- Tuyên dương tổ thắng cuộc.
 4.Củng cố :_ Giáo viên nhận xét tiết học.
 5.Dặn dò : _Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
 _Chuẩn bị bài:Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số
 *Các ghi nhận lưu ý:
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Thứ sáu, ngày 20 tháng 11 năm 2009
MÔN: HÁT TUẦN:14
BÀI : NGÀY MÙA VUI
I.Mục đích yêu cầu :
_ Học sinh biết thêm một làn điệu dân ca của đồng bào Thái ( Tây Bắc ) được đặt lời mới có tiêu đề là bài Ngày mùa vui
_ Hát đúng giai điệu với tính chất vui tươi , rộn ràng
_ Giáo dục học sinh tình yêu quê hương dất nước
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên :
_ Bản đồ Việt Nam ( để giới thiệu vị trí miền Tây Bắc nuớc ta )
_ Tranh ảnh về thiên nhiên Tây Bắc, cảnh sinh hoạt và trang phục của đồng bào Thái
_ Chép lời ca vào bảng phụ
_ Nhạc cụ, băng nhạc, máy nghe và một vài nhạc cụ gỗ
2.Học sinh :_ Vở hát
III.Hoạt động lên lớp: 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: Hát bài hát
2.Kiểm tra bài cũ : Gọi 3 học sinh lên hát bài: Con chim non 
3.Bài mới:
­Giới thiệu bài:Bài Ngày mùa vui được đặt lời trên một làn điệu dân ca Thái vùng Tây Bắc. Giai điệu bài dân ca này giản dị ,vui tươi, trong sáng . Nhạc sĩ Hoàng Lân đặt lời mới, nội dung ca ngợi mùa lúa chín, tình cảm vui sướng của mọi người trong ngày được mùa, thóc vàng đầy sân, ấm no trên khắp bảng làng
­Hoạt động 1 : Dạy bài hát: Ngày mùa vui (lời 1)(Phương pháp trực quan,quan sát,đàm thoại)
_ Giáo viên hát mẫu bài hát.
_ Hướng dẫn học sinh đọc lời ca 
_Lời 1 ( SGV trang 34 )
_ Dạy học sinh hát từng câu . Chú ý 3 tiếng có 2 luyến âm là : bõ công , ấm no , có đâu vui 
­Hoạt động 2 : Học sinh hát kết hợp gõ đệm 
 _ Hát bài Ngày mùa vui , có thể lần lượt tập gõ đệm theo 3 kiểu 
+ Đệm theo phách 
Ngoài đồng lúa chín thơm .
 x x x x
Con chim hót trong vườn 
 x x x x
+ Đệm theo nhịp 2 : 
Ngoài đồng lúa chín thơm. 
 x x
Con chim hót trong vườn 
 x x
+ Đệm theo tiết tấu lời ca 
Ngoài đồng lúa chín thơm 
 x x x x x
Con chim hót trong vườn 
 x x x x x
_ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
_Học sinh xem tranh ảnh về phong cảnh núi rừng Tây Bắc và đồng bào Thái trong trang phục dân tộc , xem bản đồ Việt Nam để biết vị trí vùng Tây Bắc 
 _ Các nhóm luân phiên luyện tập
 _ Học sinh vừa hát vừa gõ đệm theo 3 kiểu . 
 4.Củng cố :_ Giáo viên nhận xét tiết học 
 5 Dăn dò: _Bài nhà: Tập hát lại nhiểu lần 
 _Chuẩn bị bài: Ngày mùa vui (Lời 2)
 *Các ghi nhận, lưu ý : 
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 14.doc