I. Mục tiêu bài học
1. Đọc đúng các từ; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu hoặc ngắt nhịp thơ.
2. Giải nghĩa được một số từ ngữ: “Tân số; nỏ; bùi nhùi; rỉ; vớ; giật phắt ” bằng cách tham gia trò chơi bài tập nối từ và nghĩa hình ảnh.
3. Nêu được nội dung: Bác thợ săn tài ba, bắn được vượn mẹ đang ôm con, vượn mẹ chết, từ đó bác thợ săn không đi bắn nữa. Hoặc tóm tắt được nội dung của câu chuyện.
4. Biết được ý nghĩa: Ca ngợi tình mẫu tự thiêng liêng mà vượn mẹ dành cho con của mình, khuyên chúng ta không nên săn bắn những động vật quý hiếm.
5. Đọc diễn cảm các đoạn văn miêu tả; biết được hình dáng, điệu bộ, hành động, suy nghĩ của nhân vật; đóng vai diễn tả lại điệu bộ, hành động của nhân vât.
6. Liên hệ được bản thân với nội dung câu chuyện: Yêu thương những người thân trong gia đình, yêu quý những động vật xung quanh em.
II. Đồ dùng dạy học
1. Hình minh họa trong SGK
2. Clip ngắn minh họa bác thợ săn đi săn bắn và hình ảnh con vượn mẹ và vượn con.
3. Thẻ từ, hình ảnh minh họa “nỏ, bùi nhùi
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TV3 TẬP 2, TUẦN 32 Người đi săn và con vượn Mục tiêu bài học Đọc đúng các từ; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu hoặc ngắt nhịp thơ. Giải nghĩa được một số từ ngữ: “Tân số; nỏ; bùi nhùi; rỉ; vớ; giật phắt” bằng cách tham gia trò chơi bài tập nối từ và nghĩa hình ảnh. Nêu được nội dung: Bác thợ săn tài ba, bắn được vượn mẹ đang ôm con, vượn mẹ chết, từ đó bác thợ săn không đi bắn nữa. Hoặc tóm tắt được nội dung của câu chuyện. Biết được ý nghĩa: Ca ngợi tình mẫu tự thiêng liêng mà vượn mẹ dành cho con của mình, khuyên chúng ta không nên săn bắn những động vật quý hiếm. Đọc diễn cảm các đoạn văn miêu tả; biết được hình dáng, điệu bộ, hành động, suy nghĩ của nhân vật; đóng vai diễn tả lại điệu bộ, hành động của nhân vât. Liên hệ được bản thân với nội dung câu chuyện: Yêu thương những người thân trong gia đình, yêu quý những động vật xung quanh em. Đồ dùng dạy học Hình minh họa trong SGK Clip ngắn minh họa bác thợ săn đi săn bắn và hình ảnh con vượn mẹ và vượn con. Thẻ từ, hình ảnh minh họa “nỏ, bùi nhùi Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động mong đợi ở học sinh KIỂM TRA BÀI CŨ: Trước khi vào bài mới cả lớp sẽ giải các câu đố sau: Cổ cao cao, cẳng cao cao Chân đen cánh trắng ra vào đồng xanh Cảnh quê thêm đẹp bức tranh Sao đành chịu tiếng ma lanh nhử mồi? (là con gì?) Khi thì nứt nẻ khô cằn Khi thì nước bạc lung linh tràn trề Đầu kỳ xanh mướt đẹp ghê Cuối kỳ vàng rộm bốn bế ngát thơm. (Là gì?) Hoạt động 1 (trước khi đọc): GIỚI THIỆU BÀI Việc 1: Hướng dẫn HS liên kết giữa bài học với chủ điểm Bạn nào cho cô biết chủ điểm tháng này của chúng ta là gì? Tiết học trước các em đã được học bài nào? Hôm nay lớp chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một bài tập đọc mới tên là “ Người đi săn và con vượn”, với tên bài này gợi cho các em điều gì? Việc 2: GV cho HS xem băng tranh ảnh về thợ săn, nỏ và hình ảnh chim bị bắn. Các em hãy quan sát và cho biết những người hay đi săn bắn những động vật người gọi là gì? Và họ thường dùng gì để làm công cụ săn bắn? Nỏ (cung tên) của một thợ săn (kết hợp cho HS hiểu tư “nỏ” trong bài đọc) Việc 3: GV hướng dẫn học sinh xem tranh minh họa và giới thiệu bài: Các em quan sát những hình ảnh sau và nêu suy nghĩ của mình: + Em sẽ nghĩ gì hay cảm nhận gì nếu một con nai đang chơi đùa trong rừng bị một người đi săn nào đó dùng nỏ bắn một mũi tên làm cho nó bị thương thậm chí bị chết? + Em cảm thấy thích con chim đang tung bay vui vẻ hay chim bị nhốt trong lòng ủ rũ đến ngã bệnh và mất? Với tên bài “ Người đi săn và con vượn” em nghĩ điều gì xảy ra với vượn và với người thợ săn? ( HS làm việc nhóm đôi đoán, sau đó GV chốt lại và chuyển tiếp sang đọc bài “Người đi săn và con vượn” Hoạt động 2 ( trong khi học) HƯỚNG DẪN ĐỌC Việc 1: Nhắc HS lắng nghe và gạch chân từ khó đọc, khó hiểu. “Trước khi cô đọc bài các em chú ý lắng nghe và gạch chân những từ các em cảm thấy khó đọc và khó hiểu. Đọc xong cả lớp sẽ cùng nhau giải đáp.” Việc 2: GV đọc diễn cảm toàn bài ( nhấn giọng ở các từ ngữ “ câm giận, nhẹ nhàng, nghiến răng) Việc 3: Trò chơi học tập “ Chiếc hộp thần kỳ” Sau khi nghe cô đọc qua một lần, bây giờ các em hãy nêu các từ ngữ khó đọc (lúc đó GV gắn thẻ từ bảng phụ) Hướng dẫn HS đọc từ khó đọc Tổ chức trò chơi “ Chiếc hộp thần kỳ” Luật chơi: Chia lớp ra làm 4 nhóm tương ứng 4 tổ và lần lượt các thành viên trong tổ lên bóc thăm và đính kết quả lên bảng nghĩa. Cách chơi: GV chuẩn bị sẵn 1 chiếc hộp bên trong chiếc hộp đó có các thẻ từ khó đọc khó hiểu, trên bảng GV chuẩn bị sẵn nghĩa của tất cả thẻ từ. HS sẽ lên bóc thăm thẻ từ và đính đúng dòng bảng nghĩa của từ. Việc 4: GV hướng dẫn giọng đọc toàn bài và những điểm cần lưu ý giọng khi đọc: Đoạn 1: Đọc với giọng chậm, khoan thai. Đoạn 2: Giọng hồi hộp. Đoạn 3: Giọng buồn rầu, ân hận. Biết ngắt giọng một số câu khó, sau đó hướng dẫn cả lớp luyện ngắt giọng: Đoạn 1: Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta / thì hôm ấy coi như ngày tận số // Đoạn 2: Bác nhẹ nhàng rút mũi tên / bắn trúng vượn mẹ // Máu ở vết thương rỉ ra / loang khắp ngực// Đoạn 4: Bác cắn môi / bẻ gãy nổ / và lẳng lặng quay gót ra về // Hoạt động 3. TỔ CHỨC CHO HS ĐỌC LƯU LOÁT VÀ ĐỌC HIỂU Việc 1: Hướng dẫn HS đọc đoạn 1 từ “Ngày xưa đến tận số” và trả lời câu hỏi 1: HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm. Hỏi: Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn? Việc 2: Hướng dẫn HS đọc đoạn 2 từ “Một hômđến chờ kết quả” biết ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng cho đúng: HS đọc đoạn 2 và cả lớp đọc thầm. H1: Khi bị trúng tên của bác thợ săn, vượn mẹ đã nhìn bác ta với ánh mắt như thế nào? H2: Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì? Việc 3: HS đọc đoạn 3 từ “ Bỗng vượn mẹ đến ngã xuống” H1: Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm? Việc 4: HS đọc đoạn 4 từ “ Người đi săn đến không bao giờ đi săn nữa” và trả lời câu hỏi: H1: Khi chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn làm gì? H2: Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta? Chốt: Câu chuyện muốn khuyện con người phải biết yêu thương và bảo vệ các loài động vật hoang dã, bảo vệ môi trường. Hoạt động 4. LUYỆN ĐỌC LẠI BÀI Việc 1: GV đọc mẫu 2 đoạn chính và hướng dẫn HS cách ngăt giọng phù hợp. GV đọc mẫu đoạn 2, 3 sau đó hướng dẫn giọng đọc và các từ cần nhấn giọng như đã nêu ở phần đọc mẫu. Ví dụ : Một hôm,/ người đi săn xách nỏ vào rừng //. Bác thấy một con vượn lông xám/ đang ngồi ôm con trên tảng đá //. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên / bắn trúng vượn mẹ.// Vượn mẹ giật mình,/ hết nhìn mũi tên/ lại nhìn về phía bác thợ săn bằng đôi mắt căm giận,/ tay không rời con.// Máu ở vết thương rỉ ra loang khắp ngực.// Việc 2: HS chia nhóm đọc đoạn 2,3 GV chia lớp thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS yêu cầu đọc theo nhóm. Tổ chức cho 2-3 nhóm thi đọc đoạn 2 và 3 Cả lớp và giáo viên nhận xét bình chọn. Gv có thể hỏi HS giỏi: Em có liên tưởng gì giữa tên bài này với tên chủ điểm tuần? Hoạt động 5: TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI HỌC, RÚT RA Ý NGHĨA VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN Việc 1: Hướng dẫn HS dựa vào sơ đồ nêu tóm tắt bài GV chia lớp thành 4 nhóm ( tương ứng với 4 tổ) tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn” để giúp HS qua sơ đồ câu chuyện có thể kể lại vắn tắt nội dung bài học. Cách chơi: GV sẽ phát cho mỗi nhóm 4 bờ giấy A3 và một số sơ đồ câu chuyện ( sơ đồ câu chuyện) nhiệm vụ của HS là các em sẽ phải sắp xếp các sơ đồ đó theo đúng trình tự câu chuyện và đánh số thứ tự. Khi hoàn thành sản phẩm các nhóm kể cho các thành viên trong nhóm. Sau đó đính sản phầm lên bản và đại diện 1-2 nhóm lên trình bày vắn tắt nội dung câu chuyện. Việc 2: H1: Qua câu chuyện em thấy bác thợ săn là một người như thế nào? H2: Em có thể rút ra được điều gì từ hành động của bác thợ săn? H3: Hành động của vượn mẹ cho em biết điều gì? H4: Em có thể học tập điều gì từ vượn mẹ? Rút ra được điều gì cho bản thân. Hoạt động 6: CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ H1: Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao? H2: Qua câu chuyện này, em hiểu gì về tấm lòng người mẹ? H3: Em rút ra bài học gì cho mình? Về nhà kể chuyện cho người thân nghe. GV nhận xét bài học. Nhận xét chung. Lắng nghe. Là con cò. Đồng lúa. Lắng nghe. Trả lời: Chủ điểm ngôi nhà chung. Bài Con cò. (chưa yêu cầu HS trả lời vội). Quan sát, lắng nghe. Trả lời: Là thợ săn. Cái nỏ, cung bắn Lắng nghe. Quan sát, suy nghĩ. HS sẽ nêu lên suy nghĩ của mình. Có thể các em sẽ nói là cảm thấy không vui, thương con nai. Trả lời. Hoạt động nhóm đôi, suy đoán. Lắng nghe. Gạch chân những từ khó đọc và khó hiểu. HS nêu từ khó: tận số, nỏ, bùi nhùi, Từ khó hiểu: giật phắt, nghiến răng, Lắng nghe. Có thể đọc nhẩm. Lắng nghe. Đọc các từ khó. Lắng nghe GV giới thiệu về cách chơi và luật chơi. Theo dõi GV đọc toàn bài và đọc thầm theo. HS đọc ngắt đoạn từng câu trong đoạn. Lắng nghe. Đọc thầm đoạn 1. Con thú nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như là ngày tận số. Đọc thầm đoạn 2. Vượn mẹ nhìn bác thợ săn bằng đôi mắt căm hận. Nó căm ghét người đi săn độc ác / Nó tức giận kẻ bắn nó chết trong lúc vượn con rất cần chăm sóc Đọc thầm đoạn 3. Vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đấu con, rồi nó hái lá to , vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Đọc thầm đoạn 4. Bác đứng lặng, chảy nước mắt, cắn môi, bẻ gãy nỏ, lẳng lặng ra về. Từ đấy, bác bỏ hẳn nghề đi săn Không nên giết hại muôn thú / Phải bảo vệ động vật hoang dã / Hãy bảo môi trường sống xung quanh chúng ta / Giết hại loài vật là độc ác. Lắng nghe. Lắng nghe. Luyện đọc đoạn 2. Lắng nghe. HS theo dõi đọc mẫu. Trả lời. Lắng nghe. Chia thành 4 nhóm chơi. Lắng nghe GV phổ biến luật chơi. Là một người thợ săn tài ba, biết ăn năn hối lỗi khi vô tình bắn chết vượn mẹ. Phải biết xem xét tình huống trước khi làm một việc nào đó. Tình yêu của người mẹ dành cho con của mình. Biết yêu thương cha mẹ, cố gắng học tập thật để không phụ lòng cha mẹ. HS trả lời. Người mẹ rất yêu thương con, có thể hi sinh tất cả vì con. Người mẹ có thể hy sinh bản thân cho con được sống. Yêu thương cha mẹ và không săn bắn động vật quý hiếm.
Tài liệu đính kèm: