I/ MỤC TIÊU :
- Biết thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau).
- Áp dụng phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số để giải các bài toán liên quan
- Trình bày sạch đẹp. Cẩn thận khi làm toán.
II/ CHUẨN BỊ:
- Giáo viên : Bảng phụ.
- Học sinh : Xem bài trang 115.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Toán Tuần: 23 Tiết: 111 Ngày dạy : Thứ hai ngày 9 tháng 2 năm 2009 Tên bài dạy : NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ Người soạn : Vũ Thị Mai Phương. I/ MỤC TIÊU : - Biết thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau). - Áp dụng phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số để giải các bài toán liên quan - Trình bày sạch đẹp. Cẩn thận khi làm toán. II/ CHUẨN BỊ: - Giáo viên : Bảng phụ. - Học sinh : Xem bài trang 115. * Hoạt động 1: Ổn định - Kiểm tra kiến thức: Đặt tính và tính + 1015 x 3; 2115 x 4; 1009 x 9 + Nhận xét. { Bài mới: Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (tt). * Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức v Biết thực hiện phép tính nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số. - Viết lên bảng phép nhân 1427 x 3. + Hãy đặt tính theo cột dọc để thực hiện phép nhân 1427 x 3. Báo cáo kết quả. + Khi thực hiện phép nhân này, ta phải thực hiện tính bắt đầu từ đâu. Ž + Gọi HS nêu cách thực hiện của mình và nhắc lại cho cả lớp ghi nhớ. GV hướng dẫn thực hiện từng bước như trong SGK. - GV lưu ý HS, phép nhân trên có nhớ từ hàng đơn vị sang hàng chục, từ hàng trăm sang hàng nghìn. * Hoạt động 3: Luyện tập - thực hành v Rèn kĩ năng làm tính nhân và giải toán có liên quan. - Bài 1/115: + GV yêu cầu HS tự làm bài. + GV lần lượt từng HS đã lên bảng trình bày cách tính mà các em đã thực hiện. + Nhận xét. - Bài 2/115: + Tiến hành tương tự như bài tập 1. GV nhắc HS chú ý khi đặt tính. + Nhận xét. - Bài 3/115: + Gọi HS đọc đề bài + Yêu cầu HS tự làm bài + Sửa bài. Nhận xét - Bài 4/115: + Gọi HS đọc đề bài + Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi hình vuông. + Yêu cầu HS làm bài. + Sửa bài. Nhận xét. * Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - Cho HS nhắc lại cách thực hiện Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số. - Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số - Nhận xét tiết học. - Cả lớp hát. - Bảng lớp + bảng con - 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làmbài. + Quan sát + 1 HS lên bảng thực hiện. Lớp tính vào nháp. Nêu kết quả. 1427 x 3 4281 + Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đó đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn (tính từ phải sang trái). 3 nhân 7 bằng 21 viết 1 nhớ 2. 3 nhân 2 bằng 6, thêm 2 bằng 8 viết 8. 3 nhân 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1. 3 nhân 1 bằng 3 thêm 1 bằng 4, viết 4. Vậy 1427 x 3 = 4281. - Nháp + Nêu miệng + Thực hiện nháp. + Lên bảng, nêu cách tính. - Bảng con + HS trình bày trước lớp cách thực hiện tính. - Vở + 1HS đọc, lớp dò theo. + Cả lớp làm bài vào vở . Giải Số viên gạch 3 xe chở là: 1425 x 3 = 4275 (viên gạch) Đáp số: 4275 viên gạch. - Vở + HS nêu cách tính chu vi hình vuông rồi giải. - HS nêu. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Thầy Trò KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Toán. Tuần: 23 Tiết: 112 Ngày dạy : Thứ ba ngày 10 tháng 2 năm 2009 Tên bài dạy : LUYỆN TẬP. Người soạn : Vũ Thị Mai Phương. I/ MỤC TIÊU : - Củng cố về kĩ năng thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần không liên tiếp) - Củng cố về giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính. - Trình bày sạch đẹp. Cẩn thận khi làm bài. II/ CHUẨN BỊ: - Giáo viên : Bảng phụ. - Học sinh : Xem bài. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Thầy Trò * Hoạt động 1: Ổn định - Kiểm tra kiến thức: + Bài 2a/115. Yêu cầu HS nêu cách tính. + Nhận xét. { Bài mới: Luyện tập * Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập v Rèn kĩ năng làm tính nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số. Giải toán có liên quan - Bài 1/116: + GV yêu cầu HS tự làm bài. + Nhận xét. - Bài 2/116: + GV yêu cầu HS đọc đề bài toán. Bạn An mua mấy cái bút? Mỗi cái bút giá bao nhiêu tiền? An đưa cô bán hàng bao nhiêu tiền? GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán rồi giải. + Sửa bài. Nhận xét. - Bài 3/116: + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? + X là gì trong các phép tính của bài? + Muốn tìm số bị chia chưa biết trong phép chia ta làm như thế nào? + Yêu cầu HS tự làm bài. + Nhận xét. * Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò - Bài 4/116: Tổ chức cho HS thi đua + Nêu tên trò chơi. Phổ biến cách chơi, luật chơi. + Tổ chức cho HS chơi. + Nhận xét, tuyên dương. -Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về hình tròn. - GV nhận xét tiết học. - Cả lớp hát. - Nêu tên bài. + Bảng con. Nhắc cách tính. + Lớp nhận xét. - Bảng con + Tự làm bài. - Vở + 1 HS đọc. Lớp đọc thầm. An mua 3 cái bút. Mỗi cái giá 2500 đồng. An đưa cô bán hàng 8000 đồng. Bài giải Số tiền An phải trả cho ba cái bút là: 2500 x 3 = 7500 (đồng) Số tiền cô bán hàng phải trả cho An là 8000 – 7500 = 500 (đồng) Đáp số : 500 đồng - Vở + Tìm X. + X là số bị chia chưa biết trong phép chia. + Ta lấy thương nhân với số chia. + Làm bài. Sửa bài. - Thi đua theo nhóm 4 + Chú ý theo dõi. + Lớp tham gia trò chơi. + Lắng nghe. Ä Tổng kết đánh giá tiết dạy: KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Toán. Tuần: 23 Tiết: 113 Ngày dạy : Thứ tư ngày 11 tháng 2 năm 2009 Tên bài dạy : CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ Người soạn : Vũ Thị Mai Phương. I/ MỤC TIÊU: - Giúp HS biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp chia hết). - Áp dụng phép chia để giải các bài toán có liên quan. - Trình bày sạch đẹp. II/ CHUẨN BỊ: - Giáo viên : Bảng phụ - Học sinh : Xem bài. * Hoạt động 1: Ổn định - Kiểm tra kiến thức: Đặt tính và tính: 639 : 3, 104 : 2 - Nhận xét. { Bài mới: Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số * Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức v Biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số. a) Phép chia 6369 : 3 - GV viết lên bảng phép chia 6369 : 3 = ? và yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc. - Yêu cầu HS suy nghĩ để thực hiện phép tính trên. - Cho HS nêu cách chia của mình. - GV hướng dẫn lại như SGK/ 117: + Ta bắt đầu chia từ hàng nào của số bị chia? + 6 chia 3 được mấy? + GV mời 1 HS lên bảng viết thương trong lần chia thứ nhất, đồng thời tìm số dư trong lần chia này. + Ta tiếp tục lấy hàng nào của số bị chia? + Bạn nào có thể thực hiện lần chia này? + Ta tiếp tục lấy hàng nào của số bị chia? + Gọi 1 HS khác lên bảng thực hiện lần chia thứ 3. + Cuối cùng ta thực hiện hàng chia nào của số bị chia? + Gọi 1 HS khác lên bảng thực hiện lần chia thứ 4. + Trong lượt chia cuối cùng ta tìm được số dư là 0. Vậy ta nói phép chia 6369 : 3 = 2123 là phép chia hết. - Yêu cầu cả lớp thực hiện lại phép chia trên. b) Phép chia 1276 : 4: - Tiến hành hướng dẫn HS thực hiện phép chia này tương tự như cách đã hướng dẫn với phép chia 6369 : 3. - GV nhấn mạnh: Trong lần chia thứ nhất, nếu lấy một số bị chia mà bé hơn số chia thì ta phải lấy 2 chữ số để chia. * Hoạt động 3: Luyện tập – Thực hành. v Rèn kĩ năng làm tính chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số và giải toán có liên quan. - Bài 1/117: + GV yêu cầu HS tự làm bài. + Các HS vừa lên bảng lần lượt nêu rõ từng bước chia của mình. + Nhận xét. - Bài 2/117: + Gọi 1 HS đọc đề bài. + GV yêu cầu HS tự làm bài. + GV nhận xét. - Bài 3/117: + X là gì trong các phép tính của bài? + Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm sao? * Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò - Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số. - Hát. - Bảng lớp + nháp. - HS đọc 6369 : 3. Thực hiện theo yêu cầu. - 1 HS lên bảng, lớp làm vào nháp. - Lớp nghe, nhận xét. + Tính từ hàng nghìn của số bị chia. + 6 chia 3 được 2. + 1 HS thực hiện yêu cầu. + Lấy hàng trăm để chia. + 1 HS lên bảng vừa thực hiện chia vừa nêu + Lấy hàng chục để chia. + HS lên bảng vừa thực hiện chia vừa nêu + Thực hiện chia hàng đơn vị. + 1 HS lên bảng thực hiện - Cả lớp thực hiện vào giấy nháp, một số HS nhắc lại cách thực hiện. - Bảng lớp + Bảng con. + HS thực hiện yêu cầu. - Vở + 1 HS đọc, lớp đọc thầm. + Làm bài. Sửa bài. Bài giải Số gói bánh trong mỗi thùng là: 1648 : 4 = 412 (gói) Đáp số: 412 gói. - Vở + X là thừa số trong phép tính nhân. + Lấy tích chia thừa số kia. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Thầy Trò ÄTổng kết đánh giá tiết dạy: KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Toán. Tuần: 23 Tiết: 114 Ngày dạy : Thứ năm ngày 12 tháng 2 năm 2009 Tên bài dạy : CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (TT) Người soạn : Vũ Thị Mai Phương. I/ MỤC TIÊU: - Giúp HS biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp chia có dư). - Áp dụng phép chia để giải các bài toán có lời văn : - Trình bày sạch đẹp. II/ CHUẨN BỊ: - Giáo viên : Bảng phụ - Học sinh : Mỗi HS 8 hình tam giác vuông cân, Vở bài tập. * Hoạt động 1: Ổn định - Kiểm tra kiến thức: Đặt tính và tính: 1846 : 2 - Nhận xét. { Bài mới: Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (tt) * Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức v Biết thực hiện phép chia số có ... hận xét. * Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò - Tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài, phê bình nhắc nhở những HS chưa chú ý học bài . - Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau. - Hát. + 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK. + Quan sát tranh và nghe giảng. + 1 HS đọc trước lớp , cả lớp đọc thầm. + Nghe GV hướng dẫn. + 2 HS khá kể trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét. + Làm việc theo cặp. + HS xung phong. - Vở + 1 HS đọc, cả lớp theo dõi + Viết bài vào vở theo yêu cầu. + Một số HS cầm vở đọc bài viết. Lớp theo dõi, nhận xét. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Thầy Trò KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Đạo đức. Tuần: 23 Tiết: 23 Ngày dạy : Thứ năm ngày 4 tháng 2 năm 2010. Lớp: Ba4 Tên bài dạy : TÔN TRỌNG ĐÁM TANG. (Tiết 1). Người soạn : Vũ Thị Mai Phương. I/ MỤC TIÊU: - Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang. Bước đầu biết cảm thông với những đau thương , mất mát người thân của người khác. - Nói năng nhỏ nhẹ, không cười đùa, hét to trong đám tang. Cư xử đúng mực khi gặp đám tang: ngả mũ, nón, nhường đường, - Có cư xử đúng mực, có văn hoá. II/ CHUẨN BỊ: - Giáo viên : Bảng phụ, nội dung câu chuyện “Đám tang – Thuỳ Dung”, bộ thẻ xanh – đỏ - Học sinh : Vở bài tập đạo đức 3 * Hoạt động 1: Ổn định - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - Nhận xét. { Bài mới: Tôn trọng đám tang (Tiết 1). * Hoạt động 2: Kể chuyện v Bài 1: - Yêu cầu HS lắng nghe câu chuyện kể “Đám tang – Thuỳ Dung”. - Nêu câu hỏi và yêu cầu HS suy nghĩ trả lời: + Khi gặp đám tang trên phố, mẹ Hoàng và 1 số người đã làm gì? + Tại sao mẹ Hoàng và một số người làm như thế? + Hoàng không nên làm gì khi gặp đám tang? + Theo em, chúng ta nên làm gì khi gặp đám tang? Vì sao? Khi gặp đám tang chúng ta cần tôn trọng, chia sẻ nỗi buồn với mọi người. Đó là một nếp sống văn hoá. v Bài 2: Nhận xét hành vi - Yêu cầu HS đưa thẻ biểu thị thái độ: Đ – Đúng ; X – Sai. Cho biết tại sao đúng hoặc sai? 1/ Coi như không biết gì, đi qua cho thật nhanh. 2/ Dừng lại, bỏ mũ nón. 3/ Bóp còi xe xin đi trước. 4/ Nhường đường cho mọi người, 5/ Coi như không có gì. Cười nói vui vẻ. 6/ Chạy theo sau chỉ trỏ. - Yêu cầu 1- 2 HS nêu kết luận. Chúng ta cần tôn trọng đám tang, không chỉ trỏ mà phải biết ngả mũ, nón , nhường đường, im lặng. * Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò v Liên hệ bản thân - Yêu cầu HS nêu ra một vài hành vi mà em đã chứng kiến hoặc thực hiện khi gặp đám tang và xếp vào hai nhóm ở bảng kết quả của GV . - Khen, tuyên dương những HS đã có những hành vi đúng khi gặp đám tang. Nhắc nhở những HS còn chưa có hành vi đúng. Chúng ta cần chú ý tôn trọng đám tang thông qua những việc làm dù nhỏ. - Yêu cầu HS thực hiện tốt bài học trong cuộc sống hằng ngày. - GV nhận xét tiết học. - Hát. - Lắng nghe và trả lời câu hỏi của GV. + Dừng xe lại và đứng sát vào lề đường. + Để tôn trọng người đã khuất và chia sẻ với người thân của họ. + Không nên chạy theo xem, chỉ trỏ, cười đùa khi gặp đám tang. + Phát biểu theo cảm nghĩ. - Giơ thẻ màu biểu hiện ý kiến của mình với mỗi hành vi. Giải thích. + X + Đ + X + Đ + X + X - HS nhắc lại. - HS nêu ra một số hành vi mà em đã chứng kiến hoặc bản thân đã thực hiện và tự xếp loại vào bảng - Lắng nghe. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Thầy Trò KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Tự nhiên xã hội. Tuần: 23 Tiết: 45 Ngày dạy : Thứ ba ngày 10 tháng 2 năm 2009 Tên bài dạy : LÁ CÂY. Người soạn : Vũ Thị Mai Phương. I/ MỤC TIÊU : - Giúp HS quan sát và mô tả được đặc điểm bên ngoài của lá cây : màu sắc, hình dạng, độ lớn. - Kể tên, xác định được các bộ phận ngoài của lá cây, đặc điểm của lá cây. - Có ý thức bảo vệ cây xanh. II/ CHUẨN BỊ: - Giáo viên : Một số cành, lá cây thật, các hình minh hoạ trong SGK. - Học sinh : Xem bài. Sưu tầm lá cây. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Thầy Trò * Hoạt động 1: Ổn định - Kiểm tra kiến thức: Rễ cây + Rễ cây thường có mấy loại? Cho ví dụ + Rễ cây có nhiệm vụ gì? - Nhận xét. { Bài mới: Lá cây * Hoạt động 2: Giới thiệu các bộ phận của lá cây v Biết được các bộ phận của lá cây. - GV yêu cầu HS lấy những loại lá mà mình dã chuẩn bị được để quan sát và hỏi: Lá cây gồm những bộ phận nào? - GV gọi 1 HS trả lời câu hỏi. Một chiếc lá cây thường có cuống lá, phiến lá, trên phiến lá có gân lá. * Hoạt động 3: Sự đa dạng của lá cây. v Hiểu được sự đa dạng của lá cây. - Cho HS làm việc theo nhóm 5, phát cho mỗi nhóm một bộ lá như hình 4 trong SGK trang 87. - Yêu cầu HS quan sát các lá cây theo định hướng: + Lá cây có những màu gì? Màu nào là phổ biến? + Lá cây có những hình dạng gì? + Kích thước của các các loại lá cây như thế nào? - Gọi một số nhóm báo cáo kết quả quan sát. - Nhận xét. Chốt ý. Lá cây chủ yếu có màu xanh lục, một số có màu vàng, đỏ. Hình dạng và kích thước của lá cây rất đa dạng và phong phú. Tuy vậy những lá cây đều có 3 bộ phận chính là cuống lá, phiến lá, gân lá. Một số cây có răng cưa ở bên ngoài phiến lá. * Hoạt động 4: Phân loại lá cây theo đặc điểm bên ngoài v Biết phân biệt đặc điểm của lá cây theo đặc điểm bên ngoài. - GV chuẩn bị cho mỗi nhóm một bảng báo cáo. - Tiến hành phân loại lá cây - GV tuyên dương những nhóm quan sát tốt, phân loại đúng, khen ngợi những HS phát hiện nhiều đặc điểm khác của lá cây. * Hoạt động 5: Củng cố – dặn dò - Yêu cầu HS nhắc lại những ghi nhớ trong SGK. - Nhận xét tiết học - Dặn dò: Chuẩn bị: Bài 46:Khả năng kì diệu của lá cây. - Hát - Nêu tên bài. - Trả lời câu hỏi. Nhận xét. - 2 HS nhắc lại tựa bài - HS quan sát lá cây và trao đổi với bạn ngồi bên cạnh - 1 HS trình bày trước lớp, HS khác theo dõi và bổ sung. - Nhiều HS nhắc lại. - Vào vị trí nhóm. Nhân ĐDHT - HS quan sát, thảo luận, ghi ra giấy - Đại diện HS báo cáo, lớp bổ sung và nhận xét. - Lắng nghe. - Nhận bảng báo cáo. - Phân loại lá cây các em đã sưu tầm. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Tự nhiên xã hội. Tuần: 23 Tiết: 46 Ngày dạy : Thứ sáu ngày 13 tháng 2 năm 2009 Tên bài dạy : KHẢ NĂNG KỲ DIỆU CỦA LÁ CÂY. Người soạn : Vũ Thị Mai Phương. I/ MỤC TIÊU : - Giúp HS biết và nêu được các chức năng, ích lợi của lá cây. - Có ý thức bảo vệ cây cối. - Có ý thức và hành vi đúng bảo vệ cây cối trong thiên nhiên. II/ CHUẨN BỊ: - Giáo viên : Một số cây quen thuộc với HS, Các hình trong SGK trang 88,89, các loại lá cây HS và GV sưu tầm được. - Học sinh : Vở bài tập. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Thầy Trò * Hoạt động 1: Ổn định - Kiểm tra kiến thức: Lá cây + GV đưa ra một số lá cây thật và yêu cầu HS xác định đó là lá cây gì? + Nêu các bộ chính của lá cây. - GV nhận xét. { Bài mới: Khả năng kì diệu của lá cây * Hoạt động 2: Chức năng của lá cây v Hiểu được chức năng của lá cây. - GV treo sơ đồ hình 1 trang 88 SGK lên bảng, yêu cầu HS quan sát và giới thiệu đây là hình minh hoạ quá trình quang hợp và hô hấp của cây. - Chia lớp thành nhóm 4, yêu cầu thảo luận: 1/ Quá trình quang hợp diễn ra trong điều kiện nào? 2/ Bộ phận nào của cây thực hiện quá trình quang hợp? 3/ Khi quang hợp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì? 4/ Qúa trình hô hấp diễn ra khi nào? 5/ Bộ phận nào của cây thực hiện quá trình hô hấp? 6/ Khi hô hấp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì? 7/ Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp lá cây còn có chức năng gì? - Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày ý kiến. Kết luận: Lá cây có 3 chức năng chính là: Quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước. * Hoạt động 3: Ích lợi của lá cây v Biết lợi ích của lá cây đối với đời sống con người. - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm - Các nhóm quan sát từ hình 2 đến hình 7 SGK thảo luận để trả lời câu hỏi: Trong hình lá cây được dùng để làm gì? - Làm việc cả lớp + Yêu cầu từng HS ở từng nhóm lên báo cáo từng tranh. + Yêu cầu HS nêu ích lợi của lá cây mà em biết. Kết luận: Lá cây có rất nhiều ích lợi. Trong đó rất nhiều loại lá cây được dùng làm thức ăn cho người và động vật hoặc làm thuốc chữa bệnh. * Hoạt động 4: Trò chơi: Lá cây này dùng để làm gì? - GV hướng dẫn cách chơi và tổ chức cho HS chơi. - Tổng kết trò chơi: tuyên dương những HS trả lời nhanh, đúng. - Nhận xét tiết học: tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những HS chưa chú ý. - Dặn dò: Xem bài 45. - Hát - Nêu tên bài. + 3, 5 HS xác định. + 1 HS nêu, chỉ trực quan. - HS quan sát hình theo yêu cầu của GV. - Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi + Diễn ra dưới ánh sáng mặt trời. + Lá cây là bộ phận chủ yếu . + Hấp thụ khí các – bô- níc và thải ra khí ô-xi. + Diễn ra suốt ngày đêm. + Lá cây là bộ phận chủ yếu . + Hấp thụ ô-xi, thải ra khí các- bô-níc và hơi nước. + Lá cây còn làm nhiệm vụ thoát hơi nước. - Đại diện lên báo cáo. - Nhiều HS nhắc lại. - HS làm việc theo nhóm - Quan sát và trả lời câu hỏi + Đại diện các nhóm trình bày. + Phát biểu. - HS lắng nghe. Tham gia trò chơi
Tài liệu đính kèm: