Kế hoạch dạy học Tiếng Việt 3

Kế hoạch dạy học Tiếng Việt 3

Tập đọc - kể chuyện

Cậu bé thông minh

I – Mục tiêu

A. Tập đọc.

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.

- Đọc trôi chảy toàn bài: đọc đúng các từ ngữ có âm vần: hạ lệnh, làng, vùng nọ, lo sợ, lấy làm lạ.

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt lời ngời kể và lời các nhân vật.

2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu.

- Đọc thầm nhanh hơn lớp 2

- Hiểu các từ ngữ khó chú giải cuối bài

- Hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyên: ca ngợi sự thông minh tài trí của cậu bé

 

doc 273 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 07/01/2022 Lượt xem 459Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học Tiếng Việt 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch dạy học
Tiếng Việt 3
Tuần 1
Thứ ...hai.... ngày..18...tháng ...8..năm 2008
Tập đọc - kể chuyện
Cậu bé thông minh 
I – Mục tiêu
A. Tập đọc.
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
- Đọc trôi chảy toàn bài: đọc đúng các từ ngữ có âm vần: hạ lệnh, làng, vùng nọ, lo sợ, lấy làm lạ.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.
2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu.
- Đọc thầm nhanh hơn lớp 2
- Hiểu các từ ngữ khó chú giải cuối bài
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyên: ca ngợi sự thông minh tài trí của cậu bé
B. Kể chuyện.
1. Rèn kỹ năng nói.
- Dựa vào trí nhớ và tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
- Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nd.
2. Rèn KN nghe.
- Có khả năng theo dõi bạn kể
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
II - Đồ dùng 
- Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể (phóng to)
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học
Tập đọc 
A. Mở đầu:
Giáo viên giới thiệu chủ điểm SGK Tiếng Việt 3 tập I.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
 Cho học sinh quan sát chủ điểm măng non, tranh minh bài học.
2. Luyện đọc.
a. GV đọc toàn bài.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc + giải nghĩa từ.
- HS đọc từng câu tiếp nối đến hết bài: GV hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ dễ sai.
- Đọc từng đoạn trước lớp: HS đọc tiếp nối 3 đoạn cả bài 1 lượt: nhắc HS ngắt nghỉ hơi đúng, giúp HS giải nghĩa từ khó.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc tiếp nối theo lớp.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
a. Đọc thầm đoạn 1 - trả lời
? Nhà vua đã nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
? Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua?
b. Đọc thầm đoạn 2.
? Cậu bé đã làm cách nào để nhà vua thấy lệnh của ngài là vô lí?
c. Đọc thầm đoạn 3.
? Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì?
? Câu chuyện này nói lên điều gì?
4. Luyện đọc lại: 
- GV đọc mẫu đoạn 2.
- HS đọc theo nhóm phân vai: 2 nhóm, bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay nhất
Kể chuyện. 
1. GV nêu nhiệm vụ: QS tranh - kể lại 3 đoạn của câu chuyện.
2. Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện trong tranh.
a. HS quan sát kể từng đoạn trong tranh.
b. Mời 3 HS kể tiếp nối 3 đoạn của câu chuyện.
- GV cho HS nhận xét, bình chọn HS kể hay nhất.
3. Củng cố - dặn dò
? Trong câu chuyện, con thích nhân vật nào nhất" Vì sao?
- GV nhận xét, khen những HS kể tốt.
- Về nhà tập kể.
...................................................................
 Thứ ..ba..... ngày ...19 .. tháng...8..... năm2008
Chính tả: tập chép 
Cậu bé thông minh
I – Mục tiêu
1. Rèn KN viết chính tả:
- Chép lại chính xác đoạn văn 53 chữ trong bài từ " Hôm sau......xẻ thịt chim".
- GV chép mẫu lên bảng, cho HS quan sát để nắm được cách trình bày một đoạn văn, viết hoa chữ đầu đoạn, đầu câu và lui vào 1 ô, biết viết câu văn đối thoại, dùng dấu hai chấm, xuống dòng gạch đầu dòng.
- Viết đúng các tiếng: sẻ, sứ giả, trọng....
2. Ôn bảng chữ.
- Điền đúng 10 chữ và tên của chữ đó vào ô trống trong bảng.
- Thuộc lòng 10 chữ đầu trong bảng.
II - Đồ dùng 
- Bảng viết sẵn nội dung tập chép, bài tập 2a, b.
- Bảng phụ kẻ bảng chữ ở bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy – học
A. Mở đầu: nhắc nhở, củng cố nền nếp dạy - học.
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn tập chép.
a. Hướng dẫn chuẩn bị.
- GVđọc đoạn chép trên bảng.
- HS nhìn đọc.
- Hướng dẫn nhận xét.
? Đoạn văn này chép từ bài nào?
? Tên bài viết ở vị trí nào?
? Đoạn văn chép có mấy câu?
? Cuối mỗi câu có dấu gì?
? Chữ đầu câu viết như thế nào?
- Hướng dẫn viết từ khó vào giấy nháp.
b. HS chép bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài.
- HS tự chữa lỗi ra lề vở = bút chì hoặc viết xuống cuối bài.
- GV chấm 5 - 7 bài nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
a. Bài tập 2a: Điền l hay n.
- Cả lớp làm bài giấy nháp - 2 HS lên bảng.
- Chữa bài - gọi HS đọc cho đúng, nhận xét.
- Cả lớp viết vào vở.
b. BT 3: Điền chữ và tên chữ còn thiếu ...
- 1 HS làm mẫu 1 ô.
- 1 HS làm bảng lớp.
- HS nhận xét, sửa lại cho đúng.
- 1 số HS nhìn bảng đọc.
- HS học thuộc thứ tự các chữ tại lớp.
- Cả lớp viết bài vào vở.
4. Củng cố - dặn dò: GV nhận xét - dặn dò.
Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà tiếp tục luyện viết.
 Thứ ..tư..... ngày .20.... tháng...8..... năm2008
Tập đọc
Hai bàn tay em
I – Mục tiêu
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
- Đọc trôi chảy cả bài. Chú ý đọc đúng các tiếng có âm đầu l/n, các từ mới: siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ...
- Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu.
- Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ mới được giải nghĩa.
- Hiểu được nội dung từng câu thơ và ý nghĩa của bài thơ: Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích và đáng yêu.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II - Đồ dùng 
- Tranh minh hoạ bài đọc.
- Bảng phụ viết khổ thơ cần luyện đọc và HTL.
III. Các hoạt động dạy – học
A. KT bài cũ: 3 HS kể tiếp nối 3 đoạn của câu chuyện " Cậu bé thông minh" và trả lời các câu hỏi của 3 đoạn.
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện đọc.
a. GV đọc bài.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc + giải nghĩa từ.
- Đọc từng dòng thơ tiếp nối (lưu ý phát âm đúng).
- Đọc tiếp nối từng khổ thơ trước lớp: HD ngắt nghỉ đúng, thể hiện tình cảm qua giọng đọc, hiểu TN mới.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
? Hai bàn tay của bé được so sánh với gì?
? Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào?
? Em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao?
4. Học thuộc lòng bài thơ.
- GV treo bảng phụ HD đọc TL.
HS thi đọc TL: thi đọc tiếp sức...
5. Củng cố, dặn dò:
 GV nhận xét - dặn dò học TL
............................................................................................................
Thứ năm ngày 21 tháng 8 năm 2008
Luyện từ và câu
Ôn về từ chỉ sự vật. So sánh
I – Mục tiêu
1. ôn về từ chỉ SV.
2. Bước đầu làm quen với biện pháp tu từ: so sánh
II - Đồ dùng 
- Bảng phụ viết sẵn khổ thơ BT1, BT2.
- Tranh vẽ màu xanh nước biển, cánh diều giống dấu á.
III. Các hoạt động dạy – học
A. Mở đầu...
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
- 2 HS đọc yêu cầu BT1, cả lớp đọc thầm.
- Mời 1 HS lên bảng làm bài tập 1: 1 dòng thơ (làm mẫu).
- GV nêu: người hay bộ phân cơ thể người cũng là sự vật
- Cả lớp làm bài tập vào vở.
- GV mời 3 HS lên bảng gạch dưới các từ ngữ chỉ sự vật.
- Cả lớp nhận xét - chấm điểm.
- Cả lớp làm bài vào vở.
b. BT2.
- 2 HS đọc yêu cầu - lớp đọc thầm.
- 1 HS làm mẫu bài 2a.
- Cả lớp làm bài.
- GV mời 3 HS lên bảng gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau.
- HS nhận xét bài làm trên bảng - GV chốt.
- Cho cả lớp trả lời.
? Vì sao cácậư vật trên được so sánh với nhau?
- GV: các tác giả đã quan sát rất tài tình nên đã phát hiện ra sự giống nhau giữa các sự vật trong thế giới xung quanh ta.
- Cả lớp làm bài trong vở.
c. BT3.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS tự do phát biểu ý kiến.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học - dặn dò: về nhà tập quan sát các sự vật xung quanh để so sánh.
	Tập viết: 
Ôn chữ hoa: A
(1 tiết)
I – Mục tiêu
- Củng cố cách viết chữ hoa A (viết đúng mẫu đều nét và nối chữ đúng qui định thông qua bài tập ứng dụng).
- Viết tên riêng (Vừ A Dính) bằng chữ cỡ nhỏ.
- Viết câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ.
II - Đồ dùng 
- Mẫu chữ A, Vừ A Dính, câu tục ngữ...
- Vở tập viết, giấy nháp.
III. Các hoạt động dạy – học
A. Mở đầu: GV nêu yêu cầu nội dung tập viết ở lớp 3 và các dụng cụ cần thiết học TV.
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn viết trên bảng con.
a. Luyện viết chữ hoa.
- HS tìm các chữ hoa có tên riêng: A, V, D.
- GV viết mẫu và nhắc lại cách viết từng chữ.
- HS tập viết chữ trên nháp.
b. HD viết từ ứng dụng.
- HS đọc từ ứng dụng.
- GV: Vừ A Dính là tên của 1 TN người dân tộc Hmông đã anh dũng hi sinh trong chiến tranh chống thực dân Pháp để bảo vệ cán bộ cách mạng.
- HS tập viết trên giấy.
c. HD đọc câu ứng dụng: Tiến hành.
- HS đọc câu ứng dụng.
- GV: anh em thân thiết, gắn bó với nhau như thể chân với tay, lúc nào cũng phải yêu thương đùm bọc nhau.
- HS tập viết giấy: Anh, Rách.
3. Hướng dẫn viết vào vở
- GV nêu yêu cầu viết
- HS viết: GV nhắc HS tư thế...
4. Chấm - chữa bài: 
Chấm 5 - 7 bài nhận xét rút kinh nghiệm.
 Thứ ....sáu... ngày .22.... tháng...8..... năm2008
Chính tả: Nghe - viết 
 Chơi chuyền
I – Mục tiêu
- Rèn KN viết.
- Nghe - viết chính xác bài " Chơi chuyền".
- Từ đoạn viết, củng cố cách trình bày 1 bài thơ: chữ đầu các dòng thơ viết hoa, trình bày bài ở giữa trang vở cho cân đối.
- Điền đúng vào chỗ trống các vần ao/oao. Tìm đúng các tiếng có âm đầu l/n theo nghĩa đã cho.
II - Đồ dùng 
- Bảng phụ viết 2 lần nd bài tập 2.
- Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy – học
A. KT bài cũ:
- 3 HS lên bảng lớp viết - HS dưới lớp viết nháp các tiếng: lo sợ, rèn luyện, siêng năng, nở hoa, dân làng, làn gió.
- 2 HS đọc TL 10 tên chữ đã ôn.
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn nghe - viết:
a. Hướng dẫn chuẩn bị.
* GV đọc bài 1 lần - 1 HS đọc - cả lớp đọc thầm.
* Giúp HS nắm nd.
? Khổ thơ 1 cho biết điều gì?
? Khổ thơ 2 nói điều gì?
- HS nhận xét.
? Mỗi dòng thơ có mẫy chữ?
? Chữ đầu dòng thơ viết như thế nào?
? Những câu thơ nào trong bài đặt trong ngoặc kép? Vì sao?
? Nên viết bắt đầu từ ô nào trong vở?
- HD viết giấy nháp các tiếng dẽ viết sai.
b. Đọc cho HS viết.
c. Chấm, chữa bài: HS tự sửa lỗi = bút chì, GV chấm 5-7 bài - nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập.
a. Bài 2: treo bảng phụ, mời 2 HS lên bảng thi điền vần nhanh. Cả lớp làm bài giấy nháp.
- Cả lớp nhận xét sửa.
- 2 HS đọc lại bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
b. Bài 3.a
- Học sinh làm nháp - nêu miệng kết quả.
- HS làm bài vào vở.
4. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
Tập làm văn
I – Mục tiêu
1. Rèn kỹ năng nói: Trình bày được những hiểu biết về tổ chức Đội TNTPHCM.
2. Rèn kỹ năng viết: Biết điền đúng nd vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách
II - Đồ dùng 
- Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách phô tô cho từng HS.
III. Các hoạt động dạy – học
A. Mở đầu: GV nêu yêu cầu học TLV.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn làm bài.
a. BT1: 2 HS đọc yêu cầu của bài.
GV tổ chức Đội TNTPHCM; tập hợp trẻ em thuộc cả độ tuổi từ ...  sử dụng phép nhân hoá bài tập 2 tiết 33
	B. Dạy bài mới 
	1. Giới thiệu bài
	2. Hướng dẫn HS làm bài
	a. Bài tập 1
	- HS đọc yêu cầu bài tập – GV phát phiếu cho các nhóm, HS làm bài theo nhóm
	- Đại diện nhóm dán bài trên bảng lớp, đọc kết quả 
	- Cả lớp nhận xét bình chọn nhóm thắng cuộc
	- HS làm bài vào vở
	b. Bài tập 2: Tiến hành tương tự bài tập 1
	c. Bài tập 3:
	- HS đọc yêu cầu đề bài, làm bài CN
	- GV dán 3 tờ phiếu lên bảng lớp, mời 3 tốp HS (mỗi tốp 4 em) thì làm bài tiếp sức. Sau đó đại diện mỗi tốp đọc kết quả.
	- Cả lớp và GV nhận xét, phân tích, chốt lại lời giải đúng
.
.
	Trái đất và mặt trời
	Tuấn lên bảy tuổi 	Em rất hay hỏi 	Một lần em hỏi bố:
, 
	- Bố ơi, con nghe nói trái đất quay xung quanh mặt trời. Có đúng thế không bố?
	- Đúng đấy 	con ạ! – Bố Tuấn đáp
	- Thế ban đêm không có mặt trời thì sao?
	3. Củng cố, dặn dò: Về nhà ôn lại bài
Thứngàythángnăm 200
Tập đọc
Mưa
I. mục đích, yêu cầu
	1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
	- Chú ý các từ ngữ: lũ lượt, chiều nay, lật đật, nặng hạt, làn nước mắt, lặn lội, cụm lúa
	- Biết đọc bài thơ với giọng tình cảm thể hiện cảnh đầm ấm của sinh hoạt gia đình trong cơn mưa, tình cảm yêu thương những người lao động
	2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu
	- Hiểu các từ ngữ mới trong bài: lũ lượt, lật đật. Sinh hoạt ấm cúng của gia đình trong cơn mưa: thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình của tác giả
	3. Học thuộc lòng bài thơ
II. Đồ dùng dạy - học
	Tranh minh hoạ bài thơ SGK + ảnh con ếch
III. các Hoạt động dạy - học
	A. Kiểm tra bài cũ
	3 HS tiếp nối nhau kể 3 đoạn của câu chuyện “Sự tích chú Cuội cung trăng”
	B. Dạy bài mới 
	1. Giới thiệu bài
 	2. Luyện đọc 
	a. GV đọc
	b. Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ
	- Đọc từng dòng thơ: mỗi HS 2 dòng thơ
	- Đọc từng khổ thơ trước lớp
	- Đọc từng khổ thơ trong nhóm
	- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài
	3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
	? Tìm những hình ảnh gợi tả cơn mưa trong bài thơ?
	? Cảnh sinh hoạt gia đình ngày mưa ấm cúng như thế nào?
	? Vì sao mọi người thương bác ếch?
	? Hình ảnh bác ếch gợi cho em nghĩ đến ai?
	4. Học thuộc lòng bài thơ
	- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài 
	- HS thi đọc từng khổ thơ cả bài
	5. Củng cố, dặn dò
	? Nêu nội dung bài thơ
	- Dặn HS học thuộc lòng bài thơ
Thứngàythángnăm 200
 Tập làm văn
Nghe – kể: Vươn tới các vì sao
Ghi chép sổ tay
I. mục đích, yêu cầu
	1. Rèn kĩ năng nghe – kể
	Nghe đọc từng mục trong bài “Vươn tới các vì sao”, nhớ được nội dung, nói lại được thông tin về chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ, người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ
	2. Rèn kĩ năng viết: Tiếp tục luyện ghi vào sổ tay những ý cơ bản nhất của bài vừa nghe.
II. Đồ dùng dạy - học
	Tranh ảnh về các hoạt động chinh phục vũ trụ
III. các Hoạt động dạy - học
	A. Kiểm tra bài cũ 
	2,3 HS đọc trong sổ tay ghi những ý chính trong các câu trả lời của Đô - rê – mon tiết 33
	B. Dạy bài mới 
	1. Giới thiệu bài
	2. Hướng dẫn HS nghe – nói
	a. Bài tập 1
	- Đọc yêu cầu bài tập và các đề mục a, b, c
	- HS quan sát các hình ảnh minh hoạ 
	- GV nhắc HS chuẩn bị giấy bút, chăm chú nghe để ghi lại được chính xác những con số, tên riêng, sự kiện.
	- GV đọc bài
	? Ngày tháng năm nào, Liên Xô phóng thành công tàu vào vũ trụ Phương Đông? (12/4/1961)
	? Ai là người bay trên con tàu đó? (Ga – ga - rin)
	? Con tàu bay mấy vòng quanh trái đất? (1 vòng)
	? Ngày nhà du hành vũ trụ Am – tơ - rông được tàu vũ trụ A – Pô - lô đưa lên mặt trăng là ngày nào? (21/7/1969)
	? Anh hùng Phạm Tuân tham gia chuyến bay vũ trụ trên tàu Liên hợp của Liên Xô năm nào? (1980)
	- GV đọc lần 2, 3
	* HS nói: Theo cặp sau đó đại diện nói trước lớp
	b. Bài tập 2 
	- HS đọc yêu cầu
	- GV nhắc HS ghi vào sổ tay những ý chính (ghi ngắn gọn)
	- HS thực hành viết vào sổ tay 
	- HS tiếp nối nhau đọc trước lớp
	- Cả lớp và GV nhận xét bình chọn người biết ghi chép sổ tay
	3. Củng cố, dặn
Thứngàythángnăm 200
 Chính tả: Nghe – viết
Bài viết: Dòng suối thức
I. mục đích, yêu cầu
	Rèn kĩ năng viết chính tả
	1. Nghe – viết đúng bài chính tả, bài thơ “Dòng suối thức”
	2. Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có phụ âm đầu dễ lẫn tr/ch
II. Đồ dùng dạy - học
	3,4 tờ phiếu viết những dòng thơ có chữ cần điền âm đầu tr/ch trong bài tập 3a
III. các Hoạt động dạy - học
	A. Kiểm tra bài cũ 
	1 HS đọc – 2,3 HS viết lên bảng lớp tên 5 nước Đông Nam á
	B. Dạy bài mới 
	1. Giới thiệu bài
	2. Hướng dẫn viết chính tả
	a. Hướng dẫn chuẩn bị 
	- GV đọc bài viết – HS đọc
	? Tác giả tả giấc ngủ của muôn vật trong đêm như thế nào?
	? Trong đêm, dòng suối thức để làm gì?
	- HS nêu cách trình bày khổ thơ lục bát
	b. GV đọc – HS viết bài
	c. Chấm, chữa bài
	3. Hướng dẫn làm bài tập
	a. Bài tập 2a: HS đọc yêu cầu – tự làm bài cá nhân
	- HS phát biểu ý kiến – chốt lời giải đúng
	b. Bài tập 3a: Tiến hành tương tự bài tập 2a
	4. Củng cố, dặn dò
	- Về nhà học thuộc lòng bài “Dòng suối thức”
	- Sưu tầm tranh ảnh và những mẩu chuyện về các nhà du hành vũ trụ vừa học chuẩn bị tiết tập làm văn tới
..
Tuần 35
Thứngàythángnăm 200
Ôn tập
I. mục đích, yêu cầu
	1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc
	- Chủ yếu kiểm tra lấy điểm đọc thành tiếng: HS đọc thông qua các bài tập đọc đã học từ đầu học kì II: phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 70 tiếng/ phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
	- Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu: HS trả lời đọc 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc
	2. Biết viết một bản thông báo ngắn (theo biển quảng cáo) về 1 buổi liên hoan văn nghệ của liên đội: gọn, rõ, đủ thông tin, hấp dẫn các bạn đến xem 
II. Đồ dùng dạy - học
	- Phiếu viết tên riêng từng bài tập đọc (không có yêu cầu học thuộc lòng)
	- Giấy rời khổ A4 và bút màu để viết thông báo
	- Bảng phụ viết mẫu 1 thông báo
III. các Hoạt động dạy - học
	1. Giới thiệu bài
	2. Kiểm tra tập đọc (khoảng 8 HS)
	- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc (sau khi bốc thăm HS được xem lại bài 2)
	- HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo yêu cầu
	- GV đặt 1 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc- HS trả lời 
	- GV chấm điểm cho HS nếu HS nào không đạt cho về ôn tập tiếp để kiểm tra lại ở tiết sau
	3. Bài tập 2
	a. Hướng dẫn chuẩn bị: HS đọc yêu cầu - đọc thầm bài báo “Chương trình xiếc đặt sắc”
	? Cần chú ý những điểm gì để viết thông báo?
	- Về nội dung
	- Về hình thức
	b. HS viết thông báo
	- HS viết trên giấy A0
	- HS dán 1 số bài trên bảng lớp
	- Cả lớp nhận xét – chọn bài viết hay nhất
	- GV thu bài chấm
	4 – Nhận xét đánh giá 
III - rút kinh nghiệm sau khi dạy 
Ôn tập
I. mục đích, yêu cầu
 	1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc (yêu cầu như tiết 1)
	2. Củng cố và hệ thống hoá vốn từ theo các chủ điểm: Bảo vệ tổ quốc, sáng tạo, nghệ thuật
II. Đồ dùng dạy - học
	- Phiếu viết tên từng bài tập đọc trong sách tiếng việt 3 tập 2
	- Bút dạ + 1 số tờ phiếu khổ to kẻ bảng sẵn để HS làm bài tập 2
III. các Hoạt động dạy - học
	1. Giới thiệu bài
	2. Kiểm tra tập đọc (khoảng 8 HS + HS kiểm tra lại (nếu có))
	Tiến hành kiểm tra tương tự tiết 1
	3. Bài tập 2
	- HS đọc yêu cầu của bài – HS làm bài theo nhóm GV phát phiếu và bút dạ cho nhóm
	- Đại diện nhóm dán bài trên bảng lớp, đọc kết quả
	- Cả lớp nhận xét
	- Cả lớp làm bài vào vở
	* Bảo vệ tổ quốc
	+ Từ ngữ cùng ngữ với tổ quốc
	+ Từ ngữ chỉ hành động bảo vệ tổ quốc
	* Sáng tạo
	+ Từ ngữ chỉ trí thức
	+ Từ ngữ chỉ hoạt động của trí thức
	* Nghệ thuật 
	+ Từ ngữ chỉ những người hoạt động nghệ thuật
	+ Từ chỉ hoạt động nghệ thuật
	+ Từ ngữ chỉ các môn nghệ thuật
	4. Củng cố, dặn dò: Ôn tập – kiểm tra
Thứngàythángnăm 200
 Ôn tập
I. mục đích, yêu cầu
	1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc (như yêu cầu tiết 1)
	2. Rèn kĩ năng chính tả: nghe – viết lại chính xác, trình bày đúng bài thơ viết theo thể lục bát (Nghệ nhân Bát Tràng)
II. Đồ dùng dạy - học
	 Phiếu viết tên các bài tập đọc, yêu cầu kiểm tra
III. các Hoạt động dạy - học
	1. Giới thiệu bài
 	2. Kiểm tra tập đọc: Khoảng 8 HS + HS kiểm tra lại (nếu có). Thực hiện như yêu cầu tiết1
	3. Bài tập 2: (nghe – viết: Nghệ nhân Bát Tràng)
	a. Hướng dẫn chuẩn bị 
	- GV đọc lần 1 bài
	- 2,3 HS đọc lại
	- HS đọc chú giải
	? Dưới ngòi bút của nghệ nhân Bát Tràng những cảnh đẹp nào đã hiện ra?
	- HS nêu cách trình bày bài thơ lục bát
	b. GV đọc cho HS viết
	c. Chấm, chữa bài: GV thu bài chấm cả lớp
	4 – Nhận xét đánh giá 
III - rút kinh nghiệm sau khi dạy 
..
Thứ .. ngày . tháng . năm 200
Ôn tập
I. mục đích, yêu cầu
	1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc (như yêu cầu tiết 1)
	2. Ôn luyện về nhân hoá, các cách nhân hoá thơ “Sao mai”
II. Đồ dùng dạy - học
	14 phiếu ghi tên 14 bài tập đọc học thuộc lòng
III. các Hoạt động dạy - học
	1. Giới thiệu bài
 	2. Kiểm tra tập đọc học thuộc lòng (khoảng 11 HS)
	Thực hiện tương tự tiết 5
	3. Bài tập 2: nghe – viết bài “Sao Mai”
	a. Hướng dẫn chuẩn bị
	- GV đọc 1 lần bài chính tả - 2,3 HS đọc lại
	- GV: Sao Mai: tức là sao Kim, có màu sáng xanh thường thấy vào lúc sáng sớm nên có tên là sao Mai, vẫn sao này nhưng mọc vào lúc chiều tối thì có tên là sao Hôm
	? Ngôi sao Mai trong bài thơ chăm chỉ như thế nào?
	- HS nói về cách trình bày bài thơ bốn chữ
	- HS đọc thầm – ghi nhớ những chữ dễ mắc lỗi.
	b. GV đọc cho HS viết
	c. Chấm, chữa bài: GV thu vở chấm bài cả lớp
	4. Củng cố, dặn dò
	- Về nhà học thuộc lòng bài thơ “Sao Mai”
	- Chuẩn bị kiểm tra cuối năm
Thứngàythángnăm 200
Ôn tập
	Kiểm tra (Đọc hiểu, luyện từ và câu)
I. mục đích, yêu cầu
	- GV ra để kiểm tra đọc hiểu và Luyện từ và câu như đề bài SGK tiết 8
II. các Hoạt động dạy - học
	1. GV phát đề kiểm tra cho từng HS
	2. HS hướng dẫn HS nắm yêu cầu đề bài, cách làm bài
	3. HS đọc kể bài văn 15’ – làm bài 
	Câu 1: ý a	Câu2: ý c (3 Hình ảnh)	Câu3: ý c	Câu 4: ý b 	Câu 5: ý a
	4. Thu bài chấm
	5. Dặn dò: Chuẩn bị kiểm tra “Chính tả - tập làm văn”
Thứngàythángnăm 200
 Đ8: Ôn tập: tiết 9
	Kiểm tra (Chính tả - tập làm văn)
I. mục đích, yêu cầu
	- Kiểm tra chính tả và tập làm văn theo đề bài SGK
	- Đánh giá phân môn chính tả, tập làm văn
II. các Hoạt động dạy - học
	1. GV nêu yêu cầu
	2. Kiểm tra chính tả: khoảng 12’
	3. Kiểm tra tập làm văn: làm bài khoảng 28’
	4. Thu bài – chấm 

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_tieng_viet_3.doc