LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 1: ÔN TỪ CHỈ SỰ VẬT – SO SÁNH
I/ Mục tiêu:
- Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật ( BT1).
- Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ (BT2).
- Nêu được hình ảnh so sánh mình thích và lí do vì sao thích hình ảnh đó (BT3).
II/ Đồ dùng dạy – học:
- GV: Bảng phụ viết sẵn khổ thơ BT1, BT2.
- Tranh ảnh minh hoạ cho từng bài tập.
- Một chiếc vòng ngọc thạch.
- HS: Xem trước bài học, VBT.
- Phương pháp giảng giải, thực hành.
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.KTBC: Kiểm tra việc việc chuẩn bị đồ dùng học tập của HS.
- Nhận xét.
3.Bài mới:
*Giới thiệu:Hằng ngày, khi nhận xét, miêu tả về các sự vật, hiện tượng, các em đã biết cách nói so sánh đơn giản: VD như: Tóc bà trắng như bông; Bạn A học giỏi hơn bạn B; Bạn B cao hơn bạn A .
- Trong tiết học hôm nay, các em sẽ ôn các từ ngữ chỉ sự vật. Sau đó sẽ bắt đầu làm quen với những hình ảnh so sánh đẹp trong thơ văn, qua đó rèn luyện óc quan sát. Ai có óc quan sát tốt, người ấy sẽ biết cách so sánh hay.
- Gv ghi tựa lên bảng.
-Hướng dẫn các em làm bài tập.
*Bài tập 1:
- Gv giao cho các nhóm trưởng tự điều khiển.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
• Những từ chỉ sự vật: Tay, răng, hoa nhài, tay em, tóc, ánh mai.
*Bài tập 2:
- Gv cho học sinh hoạt động theo nhóm.
- Gv giao cho các nhóm trưởng tự điều khiển.
- Gv theo dõi các nhóm.
- Chốt lại lời giải đúng từng câu: Treo tranh minh hoạ cho từng câu, tìm nét tương đồng giữa hai hình ảnh được so sánh với nhau.
- Tác giả quan sát rất tài tình nên đã phát hiện sự giống nhau giữa những vật xung quanh ta.
*Bài tập 3: Giới thiệu tác dụng của biện pháp so sánh.
- Gv: Hai câu thơ sau cùng nói về đôi bàn tay bé.
Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành
+ Em thấy câu nào hay hơn? Vì sao ?
-Rút ra nhận xét: Mỗi hình ảnh so sánh trên có một nét đẹp riêng. Các em cần chú ý quan sát các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống hằng ngày, các em sẽ nhận ra nét đẹp của sự vật hiện tượng đó là biết so sánh.
4. Củng cố:
- Cho HS nhắc lại tên bài.
- Đưa ra 2 câu văn có trong bài học cho 1HS tìm các hình ảnh so sánh, hoặc sự vật được so sánh.
+ Quan sát những vật chung quanh, xem có thể so sánh chúng với những gì ?
5.Dặn dò:
- Dặn HS về nhà làm lại các bài tập.
- Chuẩn bị bài sau: Mở rộng vốn từ : Thiếu nhi. Ôn tập câu Ai là gì?
- Nhận xét tiết học. - Hát vui.
- HS trình bày đồ dùng học tập.
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
-Cả lớp thực hiện
-Nhóm trưởng đọc yêu cầu bài tập, cả nhóm theo dõi và hỏi.
+Bài tập yêu cầu làm gì?
(Yêu cầu dùng bút chì gạch chân dưới các từ chỉ sự vật trong khổ thơ.)
-Nhóm trưởng phân công làm bài cá nhân.
- HS làm bài
( Những từ chỉ sự vật: Tay, răng, hoa nhài, tay em, tóc, ánh mai.)
-Nhóm trưởng nhận xét và báo cáo.
- Lắng nghe.
-Cả lớp thực hiện
-Nhóm trưởng đọc yêu cầu bài tập, cả nhóm theo dõi và hỏi.
+Bài tập yêu cầu làm gì?
.Yêu cầu HS đọc lại câu thơ trong phần a.
.Tìm các từ chỉ sự vật trong câu thơ trên.
.Hai bàn tay của bé được so sánh với gì ?
-Nhóm trưởng gợi ý và hướng dẫn làm bài.
+Vì sao hai bàn tay em được so sánh với hoa đầu cành ?
(Vì hai bàn tay của bé nhỏ, xinh xinh như một bông hoa.)
+Vì sao nói mặt biển như một tấm thảm khổng lồ? Mặt biển và tấm thảm có gì giống nhau ?
( Đều phẳng êm và đẹp.)
+ Màu ngọc thạch là màu như thế nào?
( Cho HS xem vòng ngọc thạch- Xanh biếc, trong sáng.)
+Vì sao cánh diều được so sánh với dấu á (Vì cánh diều hình cong, võng xuống, giống hệt một dấu á.)
+ Vì sao dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ?
*Vẽ dấu hỏi to lên bảng cho HS quan sát.
(Vì dấu hỏi cong, mở rộng ở phía trên và hẹp dần xuống.)
- HS bài làm vào vở.
- HS đổi chéo vở kiểm tra bài lẫn nhau.
-Nhóm trưởng nhận xét.
- Cả lớp đọc thầm lại hai câu thơ.
- HS phát biểu theo suy nghĩ mình. VD :
a/ Vì hai bàn tay của bé được ví với bông hoa là rất đúng,
- Lắng nghe.
-HS nhắc lại tên bài.
- HS lần lượt nêu.
-HS so sánh.
- Lắng nghe.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC - TUẦN : 01 Thứ Môn Tên bài dạy Nội dung điều chỉnh Thứ hai 2//2019 HĐTT Tập đọc Tập đọc & KC Toán L. Toán (C. Thoa) Cậu bé thông minh. Cậu bé thông minh. Đọc, viết số, so sánh các số có ba chữ số. Thứ ba 3/9/2019 Toán Anh Văn Chính tả Luyện Chính tả Âm nhạc Cộng, trừ các số có ba chữ số. Cậu bé thông minh. Cậu bé thông minh. Thứ tư 4/9/2019 Buổi chiều Tập đọc Anh văn Toán LTVC TNXH (T. Thìn) L. Chính tả Luyện Toán Hai bàn tay em. Luyện tập Ôn từ chỉ sự vật so sánh. Cậu bé thông minh Luyện tập Thứ năm 5/9/2019 Tập Viết Đạo đức Toán Chính tả Mỹ thuật Ôn chữ hoa: A Cộng các số có ba chữ số(có nhớ 1 lần) Chơi Chuyền Thứ sáu 6/9/2019 Buổi chiều Thể dục Tập làm văn Toán Thể dục Anh văn HĐTT Giới thiệu chương trình, trò chơi Nhanh lên bạn ơi. Nói về ĐTNTP Điền vào giấy tờ in sẵn. Luyện tập Đội hình đội ngũ, trò chơi “Kết bạn” Thứ hai ngày 2 tháng 9 năm 2019 TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN Tiết 1: CẬU BÉ THÔNG MINH I/ Mục tiêu: A.Tập đọc: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn truyện với lời các nhân vật. - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé.( trả lời được các câu hỏi trong SGK). *Các kĩ năng cơ bản được giáo dục: + Tư duy sáng tạo. + Ra quyết định. + Giải quyết vấn đề. B. Kể chuyện: - Kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. + Tư duy sáng tạo. + Ra quyết định. + Giải quyết vấn đề. II Các phương pháp kĩ thuật dạy học: Trình bày ý kiến cá nhân, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm. III/ Đồ dùng dạy – học: - GV: Tranh minh họa, truyện kể trong SGK. - Bảng viết sẵn câu, đoạn văn dài cần hướng dẫn. - HS: SGK, vở. IV/ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/- TẬP ĐỌC 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: sách vở của các em. Gv giới thiệu 8 chủ đề SGK tiếng Việt 3 tập 1. GV kết hợp giải thích nội dung từng chủ điểm 3. Bài mới a. Khám phá *Cho HS quan sát tranh minh hoạ chủ đề măng non, tranh minh hoạ truyện đọc mở đầu chủ điểm Cậu bé thông minh: Cậu bé thông minh là câu chuyện về sự thông minh, tài trí đáng khâm phục của một bạn nhỏ. - Gv ghi tựa bài b .Kết nối b.1. Luyện đọc trơn. - Gv đọc mẫu cả bài. - Gv cho học sinh đọc nối tiếp theo nhóm. - Gv giao cho nhóm trưởng tự điều hành. - Gv hỏi từng nhóm. - Gv nhận xét khen nhóm đọc tốt. - Gv hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. +Đọc từng câu: HS nối tiếp trong mỗi đoạn (một, hai lần). GV chỉ định HS đầu bàn đọc. Sau đó lần lượt từng em đứng lên đọc nối tiếp nhau đến hết bài - Gv theo dõi HS đọc, nhận xét hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS dễ phát âm sai - Gv theo dõi nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng và đọc đoạn văn giọng thích hợp. - Gv theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng. c. Hướng dẫn tìm hiểu nội dung: - Gv cho lớp họp nhóm thảo luận tìm hiểu bài. +Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài? +Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh nhà vua? +Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lý? +Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì? +Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy? - Gv theo dõi và giúp đỡ(nếu cần) - Gv cho đại diện nhóm trình bày. - Gv nhận xét. + Câu chuyện này nói lên điều gì ? c. Thực hành. c.1. Luyện đọc lại - Gv chọn đoạn 2 làm mẫu - Gv phát phiếu đoạn diễn cảm. - Gv đọc mẫu -GV hướng dẫn cả lớp đọc. -Gv gọi học sinh đọc phân vai trước lớp. -GV nhận xét và sửa sai(nếu có) B. KỂ CHUYỆN 1.GV nêu nhiệm vụ: Trong phần kể chuyện hôm nay, các em quan sát 3 tranh minh hoạ 3 đoạn truyện và từng tập kể lại từng đoạn của câu chuyện. 2. Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh . a. HS quan sát lần lượt 3 tranh minh hoạ 3 đoạn của câu chuyện, nhằm kể chuyện. b. GV mời 3 HS tiếp nối nhau, quan sát tranh và kể 3 đoạn câu chuyện c. Sau mỗi lần HS kể GV và cả lớp nhận xét về những yêu cầu : - Về nội dung - Về diễn đạt - Về cách thể hiện *Gv cho cả lớp tuyên dương những em có lời kể sáng tạo. 4. Áp dụng: -Cho học sinh nhắc lại tên bài. -Em thích nhân vật nào trong truyện ? Vì sao ? 5. Dặn dò: -Dặn HS về tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe và đọc lại bài để viết chính tả. -Chuẩn bị bài: Hai bàn tay. -Nhận xét tiết học. - Hát vui. - HS nhắc lại -Hs nghe -Học sinh thực hiện. -Nhóm trưởng đọc cả bài, cả nhóm theo dõi. -Nhóm trưởng phân công cho học sinh trong nhóm đọc nối tiếp từng câu. - HS đọc cả nhóm theo dõi. -Nhóm trưởng báo cáo. -Nhóm trưởng hướng dẫn lại(nếu đọc sai) -Nhóm trưởng phân công mỗi bạn 1từ +Kinh đô ? +Om sòm ? +Trọng thưởng ? - 3HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn (3đoạn) -Nơi vua và triều đình đóng quân -Ầm ĩ , gây náo động -Tặng cho phần thưởng lớn. - HS đọc từng đoạn trong nhóm (lắng nghe, góp ý) - Một HS đọc đoạn 1 - Một HS đọc đoạn 2 - Học sinh làm việc theo nhóm. - Các nhóm thảo luận hết các câu hỏi. - Nhóm trưởng đọc câu hỏi và gọi 1 bạn trả lời, bạn khác nhận xét. +lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng. +vì gà trống không đẻ trứng được. + cậu bé nói một chuyện khiến nhà vua cho là vô lý [bố đẻ em], từ đó làm cho vua phải thừa nhận : lệnh của vua là vô lí. + cậu yêu cầu sứ giả về tâu đức vua rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim. + yêu cầu một việc vua không làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh của nhà vua. -Các nhóm thảo luận xong trình bày. -1HS trong nhóm đọc câu hỏi và 1HS khác trong nhóm trả lời. - Các nhóm nhận xét. +Nội dung: Ca ngợi tài trí của cậu bé. -Học sinh đọc lại -Nhóm trưởng nhận và phát phiếu cho các bạn trong nhóm. -HS nghe - 3HS một nhóm tự phân vai. ( người dẫn chuyện, vua, cậu bé ) -Nhóm trưởng theo dõi và nhận xét. -Hai nhóm thi đọc -HS thi đọc truyện theo vai trước lớp. -Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay nhất(đọc đúng, thể hiện được tình cảm của các nhân vật ) - HS quan sát. - HS kể tiếp nối. - Học sinh nhắc lại. - HS trả lời theo cảm nghĩ. -Học sinh nghe. Toán Tiết 1: ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ I. Mục tiêu: - Biết đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số. - HS làm bài 1,2,3,4 - HS khá giỏi làm bài 5. - HS làm bài cẩn thận, yêu thích môn toán II.Đồ dùng dạy – học : - GV: Bảng phụ. - HS: VBT, bảng con. - PP: Vấn đáp, thực hành. III/ Các hoạt động dạy – học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định : 2.Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra đồ dùng học tập của HS. - Nhận xét việc chuẩn bị của HS. 3.Bài mới : *Giới thiệu bài: Giờ toán hôm nay, các em sẽ ôn về đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số qua các bài tập. - Ghi tên bài lên bảng. * Hướng dẫn HS luyện tập: * Bài tập 1: Viết ( theo mẫu ). - Gv cho học sinh làm theo nhóm. - Gv giao cho các nhóm trưởng tự điều hành. - GV yêu cầu HS làm bài. - GV mời 10 HS đứng lên nối tiếp đọc kết quả. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Đọc số Viết số Một trăm sáu mươi Một trăm sáu mươi mốt Ba trăm năm mươi bốn Ba trăm linh bảy Năm trăm năm mươi lăm Sáu trăm linh một 160 161 354 307 555 601 * Bài 2: -GV giao cho các nhóm trưởng tự điều hành. - GV yêu cầu HS làm bài. - GV theo dõi, nhận xét chốt lời giải đúng. * Bài 3 : -GV giao cho các nhóm trưởng tự điều hành. - GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài: - Nhận xét, chốt lại bài làm đúng. *Bài 4: -GV giao cho các nhóm trưởng tự điều hành. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: * Bài tập 5: Giảm 4.Củng cố : - Cho HS nhắc lại tên bài. - Cho HS đọc lại các số ở các bài tập 1. 5.Dặn dò : - Dặn HS về nhà tập đọc, viết lại các số có ba chữ số. -Chuẩn bị bài sau: Cộng, trừ các số có ba chữ số ( không nhớ ). - Nhận xét các hoạt động của HS. - Hát vui. - Lắng nghe. - Vài em nhắc lại tên bài. -HS thực hiện. -Nhóm trưởng đọc yêu cầu đề bài. -Cả nhóm nghe. +Hỏi: Đề bài yêu cầu làm gì? (Viết theo mẫu) -Nhóm trưởng phân công mỗi bạn viết hoặc đọc một số. - HS làm bài vào phiếu BT. - Lần lượt 10 em đứng lên đọc kết quả. - Nhóm trưởng nhận xét và báo cáo. Đọc số Viết số Chín trăm Chín trăm hai mươi hai Chín trăm linh chín Bảy trăm bảy mươi bảy Ba trăm sáu mươi lăm Một trăm mười một. 900 922 909 777 365 111 -Nhóm trưởng đọc yêu cầu bài tập 2và hỏi. +Đề bài yêu cầu làm gì? (Viết số thích hợp vào ô trống) -Nhóm trưởng phân công các bạn nối tiếp nhau điền kết quả vào câu avà b. - HS làm bài vào vở. - Nhóm trưởng nhận xét và báo cáo. -Nhóm trưởng đọc yêu cầu bài tập 3 và hỏi. +Bài tập yêu cầu làm gì? (Điền dấu > , < , = vào chỗ chấm.) -Nhóm trưởng yêu cầu các bạn tự làm bài. -Nhóm trưởng hỏi: Vì sao 303 < 330 ? -Nhóm trưởng yêu cầu HS nêu cách so sánh các số có 3 chữ số ? - Nhóm trưởng nhận xét và báo cáo. - Học sinh tự giải vào vở. 303 < 330 615 > 516 199 < 200 30 + 100 < 131 410 – 10 < 400 + 1 243 = 200 + 40 + 3. -Nhóm trưởng đọc yêu cầu BT 3 và hỏi. +Bài tập yêu cầu làm gì? (Tìm số lớn nhất, bé nhất trong các số) -Nhóm trưởng hỏi: + Số lớn nhất trong dãy số trên là số nào ? + Vì sao nói số 735 là số lớn nhất ? + Số nào là số bé nhất ? Vì sao ? -Nhóm trưởng yêu cầu các bạn tự làm bài. + Vì số 735 có số hàng trăm lớn nhất. + Số 142. Vì số này có hàng trăm bé nhất. *Số lớn nhất trong các số: 375; 421; 573; 241; 735; 142 là: 735. *Số bé nhất trong các số: 375; 421; 573; 241; 735; 142 là : 142. - Nhóm trưởng nhận xét và báo cáo. - HS nhắc lại tên bài. - HS lần lượt đọc số theo tay chỉ bảng của GV. - Lắng nghe Thứ ba ngày 3 tháng 9 năm 2018 Toán Tiết 2: CỘNG, TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ ( Không nhớ ) I/ Mục tiêu: - Biết cách tính cộng trừ các số có ba chữ số ( không nhớ) và giải toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn. - Bài tập cần làm là bài 1 ( cột a,c) bài 2,3,4 - HS làm bài cẩn thận, yêu thích môn toán. II/ Đồ dùng dạy – học: - GV: Bảng phụ. - HS: VBT, bảng con. - Phương pháp: giảng giải, thực hành. III/ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/.Ổn định: 2/KTBC: -Tiết trước các em học toán bài gì? -GV giao cho các nhóm trưởng điều hành công việc. - Nhận xét và tuyên dương. 3. Bài mới: *Giới thiệu bài: Giờ học toán hôm nay các em sẽ học cách cộng, cách trừ các số có ba chữ số. - Ghi tên bài lên ... về huy hiệu Đội, khăn quàng, bài hát của Đội, các phong trào của Đội. - Cung cấp thêm những thông tin về những lần thay đổi tên Đội. •15-5-1941: có tên là Đội Nhi Đồng Cứu Quốc. •15-5-1951: có tên là Đội Thiếu Nhi Tháng Tám. •2-1956: có tên Đội Thiếu Niên Tiền Phong. •30-1-1970: Có tên Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh. - Nhận xét, theo dõi bài làm của HS. Bài tập 2: Bài tập luyện viết. - Cho HS đọc yêu cầu đề bài tập 2. - Giới thiệu về hình thức của mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách ( Đơn gồm 2 phần : Quốc hiệu và tiêu ngữ ) ( Cộng hoà ). +Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn. +Tên đơn. +Địa chỉ gửi đơn. +Họ, tên, ngày sinh, địa chỉ lớp, trường của người viết đơn. +Nguyện vọng và lời hứa. +Tên chữ kí của người làm đơn. -Cho cả lớp thi đua chơi trò “ Ai nhanh” -Cho 3 HS làm xong trước đọc bài của mình. -Nhận xét, tuyên dương HS làm đúng. 4/Củng cố: - Cho HS nhắc lại tên bài. +Em hãy nhắc lại các tên Đội sau những lần thay đổi cho đến nay? +Đơn xin cấp thẻ đọc sách gồm những phần nào ? 5.Dặn dò: -Dặn HS về nhà hoàn thành mẫu đơn, xem lại các phần của mẫu đơn. -Chuẩn bị bài sau: Viết đơn. -Nhận xét tiết học. -Hát vui. -HS trình bày đồ dùng học tập. -Lắng nghe. - Vài em nhắc lại tên bài. -HS thực hiện. -Nhóm trưởng đọc yêu cầu đề bài và hỏi. -Bài tập yêu cẩu làm gì? (HSTL) - Lắng nghe. - HS thảo luận theo các nhóm. - Đại diện nhóm lên trình bày. +Đội được thành lập vào ngày 15 – 5 – 1941 tại Pác Bó, Cao Bằng. +Tên gọi lúc đầu là Đội nhi đồng cứu quốc. +Lúc đầu Đội chỉ có 5 thành viên: Đội trưởng đó là anh Nông Văn Dền ( Kim Đồng ), Nông Văn Thàn ( Cao Minh ), Lý Văn Tịnh ( Thanh Minh ), Lý Thị Mì (Thuỷ Tiên), Lý Thị Xậu ( Thanh Thuỷ). + Ngày 30- 1- 1970. - Lắng nghe. - HS đọc to, cả lớp đọc thầm. - Lắng nghe và theo dõi. - HS thi viết đơn nhanh vào VBT. - HS lần lượt đứng lên đọc. - HS dưới lớp nhận xét. - HS nhắc lại tên bài. - 2 HS lần lượt nêu lại. - Lắng nghe. Toán Tiết 5 LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: - Biết thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm ) - HS làm bài 1,2,3,4 - HS làm bài cẩn thận, yêu thích môn toán. II/ Đồ dùng dạy – học: - GV: Bảng phụ. - HS: VBT, bảng con. - Phương pháp vấn đáp, thực hành. III/ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định: 2.KTBC: -Tiết toán trước các em học bài gì? - Gv cho học sinh làm việc nhóm. - Gv giao cho các nhóm trưởng tự điều hành. - Gv nhận xét bài cũ. 3. Bài mới: *Giới thiệu bài: Giờ toán hôm nay các em sẽ ôn luyện về cộng trừ các số có ba chữ số và giải bài toán theo tóm tắt cho sẵn. - Ghi tên bài lên bảng. b. Hướng dẫn HS luyện tập: Bài tập1: - Gv giao cho các nhóm trưởng tự điều hành. - Gv yêu cầu HS đổi chéo vở. -Nhận xét, chốt lại cách tính đúng. Bài 2: - Gv giao cho các nhóm trưởng tự điều hành. - Gv theo dõi nhận xét, chốt lại bài làm đúng. Bài tập 3: - Gv cho học sinh làm việc nhóm. - Gv giao cho các nhóm trưởng tự điều hành. -Gv mời HS dựa vào tóm tắt hãy đặt thành một đề toán. VD : - Cho HS làm bài. - Gv theo dõi nhận xét, chốt lại bài làm đúng. Bài giải Số lít dầu cả hai thùng là: 125 + 135 = 260 ( l ) Đáp số: 260 lít. *Bài tập 4: - Gv cho HS hoạt động nhóm. - Gv giao cho các nhóm trưởng tự điều hành. - Gv theo dõi nhận xét, tuyên dương nhóm làm nhanh, đúng. 4. Củng cố: - Cho HS nhắc lại tên bài. - Cho HS thi làm nhanh bài tập về cộng các số có ba chữ số do GV chuẩn bị sẵn. 5. Dặn dò: - Dặn HS về làm lại bài tập 3, 4. - Chuẩn bị bài sau: Trừ các số có ba chữ số ( có nhớ một lần ). - Nhận xét tiết học. - Hát vui. -Luyện tập. -HS thực hiện. -Nhóm trưởng kiểm tra bài tập 2,3 ở tiết trước. -Nhóm trưởng nhận xét và báo cáo. -HS nghe - Vài em nhắc lại tên bài. -Nhóm trưởng đọc yêu cầu BT và hỏi. +BT1 yêu cầu làm gì? (Tính) -Nhóm trưởng giao BT và tự làm. - HS tự làm bài vào vở. + 367 120 487 + 487 302 789 + 85 72 157 + 108 75 183 - HS đổi chéo vở để sửa từng bài. - Chép phép tính đúng vào vở. -Nhóm trưởng đọc yêu cầu BT và hỏi. +BT2 yêu cầu làm gì? (Đặt tính rồi tính.) -Nhóm trưởng giao BT và tự làm. - HS làm vào vở. + 367 125 492 + 93 58 151 + 487 130 617 + 168 503 671 - HS dưới lớp nhận xét. - Chép phép tính đúng vào vở. -HS thực hiện - Nhóm trưởng đọc yêu cầu của đề bài. +Bài toán yêu cầu làm gì? (Giải bài toán theo tóm tắt.) -Hướng dẫn đặt đề toán. - HS đặt đề toán vào vở hoặc nháp. - Vài HS nêu đề toán trước lớp. “ Có hai thùng đựng dầu hỏa, thùng thứ nhất có 125 lít, thùng thứ hai có 135 lít. Hỏi cả hai thùng có bao nhiêu lít dầu hỏa?” - Học sinh tự giải vào vở. - Nhóm trưởng nhận xét. -HS thực hiện -Nhóm trưởng đọc yêu cầu của đề bài. +Bài toán yêu cầu làm gì? (Tính nhẩm) - Nhóm trưởng phân công nhóm làm việc. Nhóm 1 làm câu a. a) 310 + 40 = 350 150 + 250 = 400 450 – 150 = 300 Nhóm 2 làm câu b. b) 400 + 50 = 450 305 + 45 = 350 515 – 15 = 500 Nhóm 3 làm câu c. c) 100 – 50 = 50 950 – 50 = 900 515 – 415 = 100 -Nhóm trưởng nhận xét và báo cáo. -1HS nhắc lại tên bài. -Từng cặp HS xung phong thi làm nhanh. -Lắng nghe. *Buổi chiều THỂ DỤC KHỐI 03 TIẾT 02: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ -TRÒ CHƠI “KẾT BẠN” I.MỤC TIÊU: Tập hợp hàng dọc, quay phải, quay trái, đứng nghỉ, đứng nghiêm, dàn hàng, dồn hàng, cách chào báo cáo, xin phép ra vào lớp. Biết cách tập hợp hàng dọc, quay phải, quay trái, đứng nghỉ, đứng nghiêm, biết cách dàn hàng, dồn hàng, cách chào báo cáo, xin phép ra vào lớp. Trò chơi “Kết bạn”: + Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. Rèn luyện sức khỏe, sự khéo léo, nhanh nhẹn, tạo sự đoàn kết. II.ĐỊA ĐIỂM-PHƯƠNG TIỆN: Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sân bãi. Phương tiện: Chuẩn bị còi. DKPP: PP sử dụng lời nói. PP trực quan trực tiếp. PP thi đua, khen thưởng. HTTC: Tổ chức cả lớp. Tổ chức theo tổ, nhóm Tổ chức cá nhân. III.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: NỘI DUNG Đ/L PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC 1.phần mở đầu: - GV nhận lớp phổ biến mục tiêu bài học. - Cho HS đi theo một hàng dọc hát, vỗ tay theo nhịp tập hợp thành đội hình vòng tròn. 2. Phần cơ bản. A/ Tập hợp hàng dọc, quay phải, quay trái, đứng nghỉ, đứng nghiêm, dàn hàng, dồn hàng, cách chào báo cáo, xin phép ra vào lớp. - GV nêu tên động tác, sau đó vừa làm mẫu vừa nhắc lại động tác để hs nắm chắc. - GV dùng khẩu lệnh để cho hs tập. Trong quá trình hs thực hiện, gv kiểm tra, uốn nắn động tác cho các em. Có thể tập lần lượt từng động tác hoặc tập xen kẽ giữa các động tác với nhau. - GV cho hs ôn cách chào, báo báo khi xin phép ra vào lớp. GV hướng dẫn cho hs một vài lần, sau đó cho cán sự hướng dẫn, GV uốn nắn, sửa sai. - GV chia nhóm cho hs tự tập theo tổ. - GV nhận xét, sửa sai cho hs. B/ Trò chơi “Kết bạn”. GV nêu tên trò chơi, sau đó nêu lại cách chơi và luật chơi cho hs nắm. - Gv cùng hs nhắc lại vần điệu của trò chơi một vài lần. - GV tổ chức cho hs chơi thử kết hợp giải thích thêm cho hs nắm rõ hơn - Tổ chức cho hs chơi chính thức có thi đua. - GV nhận xét, đánh giá trò chơi. 3. Phần kết thúc. -Gv hướng dẫn cho hs thả lỏng cơ. - GV đặt một số câu hỏi cho hs trả lời. +Hôm nay lớp ôn nội dung gì? - GV nhận xét. - GDHS: học TD nhằm rèn luyện sức khỏe, rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, sức mạnh của cơ chân. - GV đánh giá tiết học. - Dặn dò: về nhà ôn lại trò chơi thêm, ôn lại động tác đi theo vạch kẽ thẳng hai tay chống hông (dang ngang). - Kết thúc tiết học GV hô giải tán. 6’ – 8’ 1’-2’ 1’ 3’-4’ 23’– 25’ 15’-16’ 7’-8’ 3’-5’ 1’-2’ 1’-2’ 1’ -Lớp trưởng tập hợp lớp theo 4 hàng dọc, sau đó cho quay thành hàng ngang, kiểm tra sĩ số báo cáo cho GV. -Sau đó cho cán sự lớp hướng dẫn xoay các khớp: cổ, vai, hông, đầu gối, cổ chân, cổ tay. -Học sinh chú ý nghe và thị phạm , thực hiện theo yêu cầu củ gv. -GV thực hiện thao tác mẫu cho hs xem 1-2 lần. -Cho cán sự hướng dẫn. Gv uốn nắn, sửa sai. -Hs tự tập luyện theo vị trí gv chỉ định. -Tuyên dương tổ tích cực tập luyện, nhắc nhở một số hs chưa tích cực tập luyện. -Hs chú ý nghe và thị phạm. -Hs chơi thử 1-2 lần, sau đó chơi chính thức. -Tuyên dương tồ thắng cuộc, phạt tổ thua cuộc, động viên tổ thua cuộc. - GV cho học sinh đi thường vun tay hít thở sâu, hát vỗ tay theo đội hình vòng tròn, sau đó quay về đội hình hàng dọc. +HS: Hôm nay lớp ôn lại Tập hợp hàng dọc, quay phải, quay trái, đứng nghỉ, đứng nghiêm, dàn hàng, dồn hàng, cách chào báo cáo. Trò chơi kết bạn. - Học sinh hô to “Khỏe”. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ * Nội dung: 1. Nhận xét tình hình học tập của lớp trong tuần vừa qua. 2. Kế hoạch và phương pháp học tập cho tuần tới. 3. Ý kiến của lớp học. *Chi tiết: 1. Nhận xét chung về học tập trong tuần qua. + Đạo đức: Các em đều có lễ phép: đi học có thưa về có trình. Gặp thầy cô và người lớn có chào hỏi lễ phép. Bạn bè trong lớp đối xử với nhau hoà thuận, không có hiện tượng chửi thề hay nói tục. - Đi đường có biết tôn trọng luật giao thông đường bộ không có hiện tượng đi xe lạng lách đánh võng trên đường. + Trí :Trong tuần vừa qua còn hơn nữa lớp chưa thuộc bài và làm các loại bài tập ở nhà, giáo viên thường xuyên kiểm tra để uốn nắn sửa chữa cho các em cùng tiến bộ trong học. - Lớp chưa tự giác kiểm tra chéo và truy bài đầu giờ học tốt lắm. + Thể: Đầu năm chưa thực hiện tập thể dục giữa giờ. + Mĩ: Nhìn chung lớp đi học ăn mặc gọn gàng đúng với tác phong của người học sinh. + Lao động: Lớp có tự giác trực lớp và quang cảnh đầu giờ học tốt. 2. Kế hoạch và phương hướng học tập cho tuần tới. + Đạo đức: Đi học phải thưa về phải trình. Gặp thầy cô và người lớn phải chào hỏi lễ phép. Bạn bè đối xử với nhau hoà thuận. - Đi đường đúng luật giao thông. + Trí: Về nhà học bài, làm bài, viết bài đầy đủ trước khi đến lớp học. -Tổ chức đọc cửu chương trước giờ học, tổ chức truy bài và kiểm tra chéo bài vở của nhau đầu giờ học. + Thể: Cần tự giác tập dục giửa giờ học, thực hiện đúng động tác do giáo viên thể dục hướng dẫn. +Mĩ: Đi học ăn mặc gọn gàng sạch sẽ đúng tác phong của người học sinh, bỏ áo vào quần. +Lao động: Trực lớp và quang cảnh trước giờ học ăn quà bỏ rác đúng nơi quy định. Chăm sóc bồn hoa theo ngày trực. 3.Ý kiến của lớp học. Duyệt TTCM
Tài liệu đính kèm: