Khảo sát chất lượng đầu năm năm học: 2008 - 2009 môn: Toán

Khảo sát chất lượng đầu năm năm học: 2008 - 2009 môn: Toán

Phần I. Trắc nghiệm:

 Mỗi bài tập dưới đây có các câu trả lời A ,B ,C,D . Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

 Bài 1. Số liền sau của số 68457 là:

 A. 68467 ; B. 68447

 C. 68456 ; D. 68458

 Bài 2. Các số 21345 ; 21543 ; 21453 ; 21354 sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là:

A. 21345 ; 21543 ; 21453 ; 21354 ; B . 21345 ; 21354 ; 21543 ; 21453

C. 21345 ; 21354 ; 21453 ; 21543 ; D . 21354 ; 21345 ; 21453 ; 21543

 Bài 3. Kết quả của phép cộng: 19827 + 30789 là:

A. 50616 ; B. 50416

 C. 50506

doc 35 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1189Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khảo sát chất lượng đầu năm năm học: 2008 - 2009 môn: Toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN CƯ JÚT	 KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN HUỆ	 NĂM HỌC: 2008 - 2009
	 MÔN : TOÁN
Điểm: Thời gian: 40 phút (Không kể thời gian phát đề)
HỌ VÀ TÊN :	 LỚP: 4 
Phần I. Trắc nghiệm:
 	Mỗi bài tập dưới đây cóù các câu trả lời A ,B ,C,D . Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
	 Bài 1. Số liền sau của số 68457 là:
 A. 68467	 	;	 	B. 68447	 	 
 C. 68456	 	;	 	D. 68458
 Bài 2. Các số 21345 ; 21543 ; 21453 ; 21354 sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là:
21345 ; 21543 ; 21453 ; 21354 	;	B . 21345 ; 21354 ; 21543 ; 21453 
C. 21345 ; 21354 ; 21453 ; 21543	;	D . 21354 ; 21345 ; 21453 ; 21543 
	 Bài 3. Kết quả của phép cộng: 19827 + 30789 là:
A. 50616	 	;	 	B. 50416	 	 
 C. 50506	 	;	 	D. 56016
	 Bài 4. Diện tích của hình chữ nhật ABCD là:
B
 A
 A. 480 cm2	 	 12cm	 	
 B. 840 cm2	 	 
 C. 48 cm2	 	 4cm	 	
 D. 84 cm2	
C
 D
 Phần II . Tự luận:
 1/ Bài 1 : 
a/ Đặt tính rồi tính: 
 45265 : 5	; 	 2163 4 
b/ Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 7m 9cm = cm.
 2/ Bài 2. Giải bài toán:
	Một nhà máy sản xuất xe đạp trong 5 ngày sản xuất được 650 chiếc xe đạp. Hỏi trong 8 ngày nhà máy đĩ sản xuất được bao nhiêu chiếc xe đạp, biết số xe đạp sản xuất mỗi ngày là như nhau.
 TÓM TẮT BÀI TOÁN 	 BÀI GIẢI
 PHÒNG GD & ĐT HUYỆN CƯ JÚT	 KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN HUỆ	 NĂM HỌC: 2009 - 2010
	 MÔN : TIẾNG VIỆT
Điểm: Thời gian: 40 phút (Không kể thời gian phát đề)
HỌ VÀ TÊN :	 LỚP: 4 
BÀI KIỂM TRA ĐỌC : (10 điểm)
 A / ĐỌC THÀNH TIẾNG: (5 điểm)
	1 / Đề 1. Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
VỀ THĂM NHÀ BÁC
Về thăm nhà Bác làng sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
Có con bướm trắng lượn vòng
Có chùm bưởi chín vàng ong sắc trời.
Ngôi nhà thuở Bác thiếu thời
Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa.
Chiếc giường tre quá đơn sơ
Võng gai ru mát những trưa nắng hè.
Làng Sen như mọi làng quê
Ngôi nhà lẫn với hàng tre bóng tròn.
Kìa hàng hoa đỏ màu son
Kìa con bướm trắng chập chờn như mơ.
 Nguyễn Đức Mậu
Câu hỏi: Tìm những chi tiết tả ngôi nhà và đồ đạc trong nhà Bác.
	2 / Đề 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
QUẦN ĐẢO TRƯỜNG XA
	Cách Bà Rịa Vũng Tàu khoảng 500 cây số về phía Đông nam bờ biển, đã mọc lên một chùm đảo san hô nhiều màu. Đó là quần đảo Trường Sa, mảnh đất xa xôi nhất của Tổ quốc ta.
	Quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ, đứng theo hình vòng cung. Mỗi đảo là một bông hoa san hô rực rỡ góp thành một lẵng hoa giữa mặt nước biển Đông xanh mênh mông.
	Từ lâu, Trường Sa đã là mảnh đất gần gũi với ông cha ta. Đảo Nam Yết và Sơn Ca có giống dừa đá, trái nhỏ nhưng dày cùi, cây lực lưỡng cao vút. Trên đảo còn có những cây bàng, quả vuông bốn cạnh to bằng nửa chiếc bi đông, nặng bốn năm lạng, khi chín vỏ ngả màu da cam. Gốc bàng to, đường kính chừng hai mét, xòe một tán lá rộng. Bàng và dừa đều đã cao tuổi, người lên đảo trồng cây chắc chắn phải từ rất xa xưa
Hà Đình Cẩn
Trích “Quần đảo san hô”
Câu hỏi : 
1 / Quần đảo Trường Sa nằm ở phía nào của nước ta?
2 / Trên đảo Nam Yết và đảo Sơn Ca của quần đảo Trường Sa có những giống cây gì đặc biệt ?
3 / Đề 3. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
CON NGAN NHỎ
	 Con ngan nhỏ mới nở được ba hôm, trông chỉ to hơn quả trứng một tí. Nó có bộ lông vàng óng. Một màu vàng đáng yêu như màu những con tơ non mới guồng. Nhưng đẹp nhất là đôi mắt với cái mỏ. Đôi mắt chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền lúc nào cũng long lanh đưa đi đưa lại như có nước làm hoạt động hai con ngươi bóng mỡ. Một cái mỏ màu nhung hươu vừa bằng ngón tay đứa bé mới đẻ và có lẽ cũng mềm mại như thế, mọc ngay ngắn trước cái đầu xinh xinh vàng xuộm. Ở dưới bụng, lủn chủn hai chân bé tí màu đỏ hồng.
(Tô Hoài)
Câu hỏi: Tác giả đã tả đôi mắt con ngan nhỏ như thế nào?
	4 / Đề 4. Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
NGÀY KHAI TRƯỜNG
Sáng đầu thu trong xanh
Em mặc quần áo mới
Đi đón ngày khai trường
Vui như là đi hội.
Gặp bạn, cười hớn hở
Đứa tay bắt mặt mừng
Đứa ôm vai bá cổ 
Cặp sách đùa trên lưng.
Nhìn các thầy các cô
Ai cũng như trẻ lại
Sân trường vàng nắng mới
Lá cờ bay như reo.
Từng nhóm đứng đo nhau
Thấy bạn nào cũng lớn
Năm xưa bé tí teo
Giờ đã lên lớp bốn
Tiếng trống trường gióng giả
Năm học mới bắt đầu
Chúng em đi vào lớp
Khăn quàng bay đỏ tươi.
Câu hỏi: Bài thơ tả niềm vui của học sinh lớp mấy trong ngày khai trường?
 PHÒNG GD & ĐT HUYỆN CƯ JÚT	 KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN HUỆ	 NĂM HỌC: 2009 - 2010
	 MÔN : TIẾNG VIỆT
Điểm: Thời gian: 40 phút (Không kể thời gian phát đề)
HỌ VÀ TÊN :	 LỚP: 4 
B / ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP: (5 điểm)
CÁ HEO Ở ĐẢO TRƯỜNG SA
	Đêm trăng biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.
	Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo. Buổi văn nghệ đang đầy ắp tiếng cười, bỗng biển có tiếng động mạnh, nước đập ùm ùm như có người tập bơi. Một người kêu lên: “Cá Heo”. Thì ra cá Heo thấy chiến sĩ hò hát vui quá, gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui.
	Cá Heo giống tính trẻ em, thích nô đùa, thích được cổ vũ. Anh em ùa ra hoan hô: “ A ! Cá Heo nhảy múa đẹp quá!”. Thế là cá thích, nhảy vút lên thật cao. Có chú quá đà vọt lên boong tàu cách mặt nước đến một mét
 Hà Đình Cẩn
 Dựa vào nội dung đoạn văn đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Mục đích của đoạn văn trên là:
	* a. Tả cá Heo.
	* b. Tả các anh chiến sĩ.
	* c. Tả cả cá Heo và các anh chiến sĩ.
Câu 2. Bài văn tả cá Heo ở đâu?
	* a. Ở trên sông.
	* b. Ở biển Trường Sa .
	* c. Ở cả trên sông và biển Trường Sa .
Câu 3. Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh? 
 	* a. 1 hình ảnh.
	* b. 2 hình ảnh.
	* c. 3 hình ảnh.
Câu 4. Những sự vật nào trong đoạn văn trên được nhân hóa?
	* a. Chỉ có cá Heo được nhân hóa.
	* b. Tiếng nước biển đập ùm ùm được nhân hóa.
	* c. Cả tiếng nước biển đập ùm ùm và cá Heo được nhân hóa
Câu 5. Trong câu "Cá Heo giống tính trẻ em, thích nô đùa được cổ vũ", tác giả nhân hóa cá Heo bằng cách nào? 
	* a.Dùng từ ngữ vốn chỉ tính cách của người để nói về cá Heo.
	* b. Gọi cá Heo bằng từ ngữ vốn dùng để gọi người.
	* c. Nói với cá Heo như nói với người.
 PHÒNG GD & ĐT HUYỆN CƯ JÚT	 KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN HUỆ	 NĂM HỌC: 2009 - 2010
	 MÔN : TIẾNG VIỆT
Điểm: Thời gian: 40 phút (Không kể thời gian phát đề)
HỌ VÀ TÊN :	 LỚP: 4 
BÀI KIỂM TRA VIẾT
I/ Chính tả: (Nghe viết)
	Viết bài “Mẹ ốm” sách Tiếng Viết 4 tập 1 trang 9. Viết từ đầu  đến mang thuốc vào.
BÀI VIẾT
II/ Tập làm văn.Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) theo một trong các đề bài sau:
	1/ Kể về một người lao động.
	2/ Kể về một ngày lễ hội ở quê em.
	3/ Kể về một buổi biểu diễn văn nghệ ở trường em.
	4/ Kể lại một cuộc thi đấu thể thao.
BÀI LÀM
ĐÁP ÁN KIỂM TRA ĐỌC LỚP 4
I/ ĐỌC THÀNH TIẾNG: (5 điểm)
	Yêu cầu học sinh đọc trôi chảy bài đọc mà học sinh bốc thăm được, phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/phút, biết ngắt nghỉ sau các đấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật. Trả lời đúng câu hỏi dưới mỗi bài đọc được 5 điểm.
Tùy mức độ đọc và trả lời câu hỏi của học sinh, giáo viên chấm điểm cho phù hợp.
 1 / Đề 1. Những chi tiết tả ngôi nhà và đồ đạc trong nhà Bác là:
	* Ngôi nhà: Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa.
	* Tả đồ đạc trong nhà của Bác: Chiếc giường tre quá đơn sơ và chiếc võng gai.
 2 / Đề 2 : 
	1/ Quần đảo Trường Sa nằm ở phía đông – nam của nước ta.
	2/ Trên đảo Nam Yết và đảo Sơn Ca của quần đảo Trường Sa có giống cây đặc biệt đó là cây dừa đá và cây bàng.
 3 / Đề 3. Tác giả đã tả đôi mắt của đàn ngan nhỏ là:
	“ Đôi mắt chú bằng hột cườm đen nhánh hạt huyền lúc nào cũng long lanh đưa đi đưa lại như có nước làm hoạt động hai con ngươi bóng mỡ”.
 4 / Đề 4. Bài thơ miêu tả niềm vui của học sinh lớp 4 trong ngày khai trường.
II/ ĐỌC THẦM VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: (5 điểm)
Câu 1 : Ý a	;	Câu 2 : Ý b	;	Câu 3 : Ý b	;	Câu 4 : Ý c	;	Câu 5 : Ý a
ĐÁP ÁN KIỂM TRA VIẾT LỚP 4
I/ Chính tả: (5 điểm)
	Bài viết:
	- Trình bày đúng, đẹp, sạch sẽ, chữ viết rõ ràng được 5 điểm.
	- Sai phụ âm đầu, vần hoặc dấu thanh  : Mỗi lần trừ 0,25 điểm (Các lỗi giống nhau chỉ trừ điểm 1 lần).
	- Viết không đúng cỡ chữ, trình bày bẩn, trừ 1 điểm toàn bài.
II/ Tập làm văn: (5 điểm)
Viết được một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) theo yêu cầu của một trong 4 đề trên.
Bài viết có đủ các phần theo yêu cầu đã học .
Dùng từ đặt câu chính xác.
Chữ viết rõ ràng , đúng độ cao con chữ , trình bày sạch sẽ.
Bài viết đạt được các tiêu chí nêu trên đạt tối đa 5 điểm.
Tùy mức độ bài làm của học sinh, giáo viên chấm điểm cho hợp lý.
ĐÁP ÁN MÔN TOÁN LỚP 4
(Thi khỏa sát chất lượng đầu năn năn học 2009 – 2010)
PHẦN I:(3 điểm).
	Mỗi lần khoanh vào trước câu trả lời đúng của các bài 1, 2, 3 được 0,5 điểm. Riêng bài 4 , khoanh vào đúng câu trả lời được 1,5 điểm.
	Bài 1 : Ý D
	Bài 2 : Ý C
	Bài 3 : Ý A
	Bài 4 : Ý ... oặc dấu thanh  : Mỗi lần trừ 0,25 điểm (Các lỗi giống nhau chỉ trừ điểm 1 lần).
	- Viết không đúng cỡ chữ, trình bày bẩn, trừ 1 điểm toàn bài.
B/ Tập làm văn: (5 điểm)
Dựa vào câu hỏi gợi ý HS viết được bài văn theo yêu cầu.
Bài viết có đủ các phần theo yêu cầu đã học .
Dùng từ đặt câu chính xác.
Chữ viết rõ ràng, đúng độ cao con chữ, trình bày sạch sẽ.
Bài viết đạt được các tiêu chí nêu trên đạt tối đa 5 điểm.
Tùy mức độ bài làm của học sinh, giáo viên chấm điểm cho hợp lý.
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN CƯ JÚT	 KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN HUỆ	 NĂM HỌC: 2009 - 2010
	 MÔN : TOÁN
 Điểm: Thời gian : 40 phút (Không kể thời gian phát đề)
HỌ VÀ TÊN:LỚP:5..
Phần I. Trắc nghiệm:
 Mỗi bài tập dưới đây cóù các câu trả lời A ,B ,C,D. Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :
	 Bài 1 : Chữ số 7 trong số 578263 chỉ:
 A. 7000	 ;	B. 700	;	C. 70000	;	D. 700000	
 Bài 2 : Phân số bằng phân số nào dưới đây ?
A. 	 	;	 	B. 	 	 
 C. 	 	;	 	D. 
 Bài 3: Số thích hợp để điền vào chỗ chấm của 2m 5cm = cm là :
 A. 25 	 	;	 	B. 205	 	 
 C. 2005 	;	 	D. 250
 Bài 4: Số thích hợp để điền vào chỗ chấm của 2kg 45g = g là :
 A. 2045 	 	;	 	B. 20045	 	 
 C. 2450 	;	 	D. 24500
 Phần II : Làm các bài tập sau:
 Bài 1 : Viết số đo thích hợp vào chỗ trống:
 a/ 15dm 8cm = cm
 b/ 5tạ 16kg = .kg
 c/ 20m2 6dm2 = dm2
 d/ 10dm2 3cm2 = .cm2
 Bài 2 : Tính :
 a/ + =
b/ - =
c/ + - =
 Bài 3: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 35 mét và chiều rộng bằng chiều dài. Hãy tính diện tích của mảnh đất đó. 
 TÓM TẮT BÀI TOÁN 	 BÀI GIẢI
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN CƯ JÚT	 KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN HUỆ	 NĂM HỌC: 2009 - 2010
	 MÔN : TIẾNG VIỆT
 Lớp 5
KIỂM TRA ĐỌC 
Đề 1: 
LỜI HỨA
	Một hôm, tôi vào công viên, đem theo một quyển sách hay rồi mải mê đọc. Đến lúc ngoài phố lác đác lên đèn, tôi mới đứng dậy bước ra cổng. Bỗng tôi dừng lại. Sau bụi cây, tôi nghe một em bé đang khóc.
	Bướùc tới gần, tôi hỏi:
- Này, em làm sao thế?
Em ngập ngừng nhìn tôi đáp :
Em không sao cả.
Thế, tại sao em khóc ? Em đi về thôi ! Trời tối rồi, công viên sắp đóng cửa đấy.
Em không về được.
Tại sao? Em ốm phải không?
Không phải em là lính gác.
Sao lại là lính gác ? Gác cái gì ?
Ồ thế anh không hiểu hay sao ?
 (Trích)
Câu hỏi: Vào công viên thấy em bé khóc, tác giả làm gì ?
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN CƯ JÚT	 KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN HUỆ	 NĂM HỌC: 2008 - 2009
	 MÔN : TIẾNG VIỆT 
Lớp 5:
KIỂM TRA ĐỌC 
Đề 2: 
SA PA
Những tưởng Sa Pa núi liền núi
Nào ngờ trời đất đủ thênh thang
Ai phơi lụa nõn trong lòng núi
Mây ngủ sườn non trắng trễ tràng.
Hoàng liên cao vút, trời buông thấp
Thác bạc ngàn năm dạo phách đàn
Anh đến SaPa một sớm hè
Trời cao thu lạnh gió se se
Phan Xi Păng lớn cao vầng trán
Triệu triệu năm ròng vẫn khỏe khoe.
Đường lên phật động hồn thơ thới
Qua bụi phong lan vượt bến mê
Trái đào vạn tuổi hây hây đỏ
Thấy cả xa - xưa vũ trụ về.
 (Trần Đăng Khoa)
Câu hỏi : 
1/ Tác giả thấy trời đất ở SaPa như thế nào ?
2/ Thời tiết ở SaPa vào mùa thu có gì nổi bật ?
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN CƯ JÚT	 KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN HUỆ	 NĂM HỌC: 2009 - 2010
	 MÔN : TIẾNG VIỆT
Lớp 5:
KIỂM TRA ĐỌC 
Đề 3 : 
VỊ TƯỚNG VỀ THĂM TRƯỜNG CŨ
 Tiếng vỗ tay như sấm dậy
 Râm ran tưởng vỡ hội trường
Ông vào chắp tay đáp lễ
Tươi cười. Mái tóc pha sương.
Bộ quân phục màu cỏ úa
Theo ông đánh giặc một thời
Không mang quân hàm đại tướng
Giản dị. Ông như mọi người.
Tiếng vỗ tay nổ ran ran
Nhớ bài sử nào ông giảng
Xót xa nước mất nhà tan
Đêm đen đã nhen đốm sáng.
Từ thuở dao găm súng kíp
Bữa ăn nướng củ sắn rừng
Đến khi thắng ba đế quốc
Ông về thăm trường Thăng Long.
 (Nguyễn Bùi Vợi)
Câu hỏi : 
	1/ Tìm một từ láy ở trong bài.
	2/ Nêu những chi tiết chứng tỏ vị tướng rất giản dị.
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN CƯ JÚT	 KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN HUỆ	 NĂM HỌC: 2009 - 2010
	 MÔN : TIẾNG VIỆT
 Điểm: Thời gian: 25 phút (Không kể thời gian phát đề)
HỌ VÀ TÊN:LỚP:5
II/ Đọc thầm và làm bài tập: 
	1/ Đọc thầm bài: 
BÀ TÔI
	Bà tôi ngồi cạnh tôi, chải đầu. Tóc bà tôi còn đen, dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm tên tay, bà tôi đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày.
	Giọng nói của bà tôi đặc biệt trầm bổng, nghe như tiếng chuông đồng. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, như những đóa hoa, và cũng dịu dàng rực rỡ, đầy nhựa sống.Khi bà tôi mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh dịu hiền khó tả. Đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui như không bao giờ tắt. Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn. Khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn tươi trẻ. Lưng hơi còng, bà tôi đi lại vẫn nhanh nhẹn.
 (Mác – xim gor – ki)
	2/ Trả lời câu hỏi:
	 Câu 1: Tìm những từ ngữ tiêu biểu tả về mái tóc và đôi mắt của người bà?
 Câu 2: Dựa vào nội dung đoạn văn, đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng:
a/ Giọng nói trầm bổng là giọng nói :
	* ý 1. Bình thường không cao thấp và ngân vang, trong trẻo.
	* ý 2. Nhanh cao thấp và ngân vang , trong trẻo.
	* ý 3. Cao thấp và ngân vang, trong trẻo.
b/ Câu “Bà tôi ngồi cạnh tôi, chải đầu” là loại câu gì ?
	* ý 1. Câu tả.
	* ý 2. Câu kể.
	* ý 3. Câu hỏi.
c/ Trong câu “Lưng hơi còng, bà tôi đi lại vẫn nhanh nhẹn” từ ngữ nào là chủ ngữ ?
 	* ý 1. Lưng.
	* ý 2. Bà.
	* ý 3.Tôi.
	* ý 4. Bà tôi.
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN CƯ JÚT	 KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN HUỆ	 NĂM HỌC: 2009 - 2010
	 MÔN : TIẾNG VIỆT
 Điểm: Thời gian: 25 phút (Không kể thời gian phát đề)
HỌ VÀ TÊN:LỚP:5
BÀI KIỂM TRA VIẾT
 I/ Chính tả: (Nghe viết)
	Bài “Nắng trưa” sách Tiếng Việt 5 tập 1 trang 12, 13. Viết từ đầu đến  ạ ời.
BÀI VIẾT
 II/ Tập làm văn: 
Em hãy chọn một trong số các đề sau để viết thành một bài văn.
	1/ Tả một cây có bóng mát.
	2/ Tả một cây ăn quả.
	3/ Tả con vật mà em yêu thích.
	4/ Tả chiếc cặp sách của em.
BÀI LÀM
ĐÁP ÁN MÔN TOÁN LỚP 5
(Thi khỏa sát chất lượng đầu năn năn học 2008 – 2009)
PHẦN I : (2 điểm).
	Mỗi lần khoanh vào trước câu trả lời đúng của các bài 1, 2, 3,4 được 0,5 điểm. 
	Bài 1 : Ý B
	Bài 2 : Ý C
	Bài 3 : Ý B
	Bài 4 : Ý A
PHẦN II : (8 điểm).
	Bài 1 : (2 điểm). Viết đúng mỗi trường hợp được 0,5 điểm.	
 a/ 15dm 8cm = 158 cm
 b/ 5tạ 16kg = 516 kg
 c/ 20m2 6dm2 = 2006 dm2
 d/ 10dm2 3cm2 = 1003 cm2
 Bài 2 : (3,5 điểm). Tính Tính đứng mỗi trường hợp avà b mỗi trường hợp được 1 điểm. Riêng trường hợp c được 1,5 điểm.
a/ + = + = 
b/ - = - = = 
c/ + - = + - = = = 
 Bài 3 : (2,5 điểm).
Nêu đúng lời giải và tìm được chiều rộng của mảnh đất được 1 điểm.
Nêu đúng lời giải và tìm được diện tích của mảnh đất được 1 điểm.
Viết đúng đáp số được 0,5 điểm.
ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
(Thi khỏa sát chất lượng đầu năn năn học 2008 – 2009)
A/ KIỂM TRA ĐỌC : (10 điểm)
	I/ Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi theo hình thức bốc thăm : (5 điểm)
- Học sinh đọc to, rõ ràng, trôi chảy. Ngắt nghỉ đúng dấu dấu chấm, dấu phẩy, phát âm chính xác các tiếng khó. Đọc đúng thể loại, diễn cảm.
- Tùy theo bài đọc của học sinh, giáo viên chấm điểm cho chính xác.
Bài 1: 
- Phần đọc thành tiếng tối đa là 4 điểm.
- Phần trả lời câu hỏi 1 điểm. Yêu cầu HS trả lời : được vào công viên thấy em bé khóc, tác giả đã thông cảm gặp để hỏi lý do sao lại khóc, vì trời đã tối.
Bài 2:
 - Phần đọc thành tiếng tối đa 4 điểm.
 	- Phần trả lời câu hỏi 1 điểm. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1: Tác giả thấy trời đất ở SaPa đủ thênh thang. (0,5 điểm).
Câu 2: Thời tiết ở SaPa vào mùa thu gió se se. (0,5 điểm).
Bài 3: - Phần đọc thành tiếng tối đa 3,5 điểm.
 - Phần trả lời câu hỏi 1,5 điểm.
Câu 1: (0,5 điểm). Từ láy trong bài là: ran ran.
Câu 2: (1 điểm). Những chi tiết chứng vị tướng rất giản dị: Chắp tay đáp lễ, tươi cười, mái tóc pha sương, bộ quân phục màu cỏ úa, không quân hàm đại tướng.
II/ Đọc thầm và làm bài tập. (5 điểm).
Câu 1:(2điểm). HS tìm đúng những từ ngữ tả về mái tóc và đôi mắt của người bà được 2 điểm. (Tùy thuộc vào bài làm của HS, gv chấm điểm cho chính xác.)
Đáp án: - Từ ngữ tả về mái tóc: còn đen, dày phủ kín cả hai vai, xỏa xuống ngực, xuống đầu gối.
	 - Từ ngữ tả về đôi mắt: long lanh tia sáng dịu hiền, ấm áp, tươi vui.
Câu 2:(3 điểm). HS đánh dấu đúng vào các ý trả lời đúng, mỗi ý đúng được 1 điểm.
Ý 1: *Cao thấp và ngân vang trong trẻo.
Ý 2: *Câu kể.
Ý 3: *Bà tôi.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
- HS tả đúng theo yêu cầu đề bài mà HS đã chọn. Bài viết đủ 3 phần theo quy định, dùng từ đặt câu chính xác, chữ viết rõ ràng, đúng độ cao kiểu chữ, đúng chính tả, trình bày sạch sẽ, độ dài bài viết đảm bảo từ 10 câu trở lên.
Tùy mức độ bài làm của học sinh, giáo viên chấm điểm phân loại theo 4 mức độ cụ thể sau :
	Giỏi : từ 9 đến 10 điểm.	 ;	Khá : từ 7 đến 8 điểm.
	TB : từ 5 đến 6 điểm.	 ;	Yếu , kém : dưới điểm 5.

Tài liệu đính kèm:

  • docThi KSCLDN Nam hoc 20092010.doc