Kinh nghiệm hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh lớp 3

Kinh nghiệm hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh lớp 3

 Tiếng việt là một môn học có vai trò quan trọng. Thông qua các bài học, bài tập phát triển kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, Tiếng việt còn rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy cơ bản như so sánh, phân tích, tư duy, tưởng tượng. Ngoài ra Tiếng việt còn là một trong các phương tiện để học tốt các môn học khác.

 Luyện từ và câu là phân môn có vị trí quan trọng trong Tiếng Việt. Nó cung cấp hệ thống các từ ngữ, cấu tạo câu qua các bài luyện tập. Dạng bài tập của luyện từ và câu của lớp 3 mà xuyên suốt cả quá trình học đó là dạng bài về dấu câu. Dấu câu có vị thế không nhỏ trong lượng kiến thức cần chiếm lĩnh của học sinh. Học tốt mảng “dấu câu” sẽ có tác động tốt khi học phân môn Tập đọc (Có kĩ năng sử dụng dấu câu sẽ biết cách ngắt, nghỉ câu văn, câu thơ đúng chỗ, ngược lại , biết đọc đúng, ngắt , nghỉ đúng chỗ sẽ dần dần hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu). Ngoài ra học tốt mảng “ dấu câu” còn là điều kiện quan trọng để học sinh viết câu văn, đoạn văn với ý tứ rõ ràng, diễn đạt mạch lạc khi học môn Tập làm văn.

 

doc 24 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 11340Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh nghiệm hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Đặt vấn đề
I. Cơ sở lí luận
 Tiếng việt là một môn học có vai trò quan trọng. Thông qua các bài học, bài tập phát triển kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, Tiếng việt còn rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy cơ bản như so sánh, phân tích, tư duy, tưởng tượng. Ngoài ra Tiếng việt còn là một trong các phương tiện để học tốt các môn học khác.
 Luyện từ và câu là phân môn có vị trí quan trọng trong Tiếng Việt. Nó cung cấp hệ thống các từ ngữ, cấu tạo câu qua các bài luyện tập. Dạng bài tập của luyện từ và câu của lớp 3 mà xuyên suốt cả quá trình học đó là dạng bài về dấu câu. Dấu câu có vị thế không nhỏ trong lượng kiến thức cần chiếm lĩnh của học sinh. Học tốt mảng “dấu câu” sẽ có tác động tốt khi học phân môn Tập đọc (Có kĩ năng sử dụng dấu câu sẽ biết cách ngắt, nghỉ câu văn, câu thơ đúng chỗ, ngược lại , biết đọc đúng, ngắt , nghỉ đúng chỗ sẽ dần dần hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu). Ngoài ra học tốt mảng “ dấu câu” còn là điều kiện quan trọng để học sinh viết câu văn, đoạn văn với ý tứ rõ ràng, diễn đạt mạch lạc khi học môn Tập làm văn.
II. Cơ sở thực tiễn
Qua quá trình giảng dạy ở lớp 3, tôi thấy nhiều giáo viên chưa thực sự chú tâm vào việc rèn kĩ nănng sử dụng dấu câu. Thể hiện qua việc khi dạy các bài tập về dấu câu rất lúng túng lựa chọn hình thức tổ chức, việc tìm con đường giúp HS tiếp cận với lời giải đúng một cách ngắn, nhanh, rễ hiểu nhất là rất khó khăn. Phần lớn thường sa vào giảng giải hoặc ấn định hoặc “mớm” sẵn cho học sinh mà không giúp các em vận dụng kiến thức ở các bài tập dạng khác, ở phân môn khác để giải quyết vấn đề.
 Mặt khác, về phía học sinh lớp 3, do còn nhỏ nên khả năng tư duy, khả năng phân tích chưa cao nên khi gặp các dạng bài tập về dấu câu các em thường không hứng thú nhiều. Các em thường chờ đợi sự gợi ý của giáo viên, hoặc tuỳ tiện dùng bất kì dấu câu nào vào bất kì chỗ nào mà không cần cân nhắc tại sao lại điền dấu đó. Chính vì thế, đôi khi chúng ta thường hay gặp những bài làm với cách đặt dấu câu đó, đọc lên thấy lủng củng, nghĩa của câu cũng thay đổi hoàn toàn so với văn bản gốc. Với một số em khá, giỏi, gặp bài khó, phức tạp một chút là làm bài có thể đúng nhưng bài làm đó thường dựa vào cảm tính, phỏng đoán chứ không có kĩ năng phân tích nên khi giáo viên hỏi về lí do đặt dấu đó thì các em giải thích một cách yếu ớt, không có cơ sở.
 Xuất phát từ mục đích cần đạt được của môn Tiếng việt, xuất phát từ những khó khăn gặp phải của GV, đặc biệt xuất phát từ thực tế học sinh và sau khi áp dụng vào lớp 3 có hiệu quả, tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm nhỏ của mình trong việc “ Hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh lớp 3 ”.
B. Giải quyết vấn đề
I. Những vấn đề cần giải quyết
 Để hình thành kĩ nănng sử dụng dấu câu cho học sinh lớp 3, tôi phân thành các kiểu, các dạng, các loại bài khác nhau, đồng thời cung cấp kiến thức về công dụng và cách dùng từng loại dấu câu. Học sinh cần làm tốt các dạng bài tập, kiểu bài tập được phân chia như sau :
 Dấu câu được chia làm 3 kiểu bài: 
1.Kiểu bài điền dấu trong câu
2. Kiểu bài điền dấu cuối câu
 - Kiểu bài này chia làm 2 dạng:
 + Dạng 1: Ngắt một đoạn văn thành các câu rồi viết lại cho đúng chính tả.
 + Dạng 2 : Điền dấu câu thích hợp trên một đoạn với các câu được phân cách sẵn bằng ô trống ( hoặc không có ô trống).
 ở dạng này tôi chia làm 2 loại bài:
 - Loại bài yêu cầu điền một loại dấu cuối câu
 - Loại bài yêu cầu điền nhiều loại dấu câu
3. Kiểu bài hỗn hợp
 Điền dấu cuối câu và điền dấu trong câu.
 Sau khi quan sát những lỗi sai của học sinh, tìm hiểu nguyên nhân, từ đó tìm những biện pháp để khắc phục những tồn tại đó của các em. Tôi đưa ra các biện pháp giải quyết như sau. 
II. Các biện pháp giải quyết
1. Kiểu bài điền một loại dấu trong câu.
 Như đã nói ở trên, dấu trong câu gồm dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm phẩyTrong các loại dấu này, ở chương trình lớp 3 tập trung nhiều và chủ yếu là dấu phẩy, dấu phẩy có một ý nghĩa cực kì quan trọng trong quá trình viết văn của học sinh. Khi hướng dẫn HS sử dụng dấu phẩy, điều đầu tiên tôi cần làm đó là giúp HS nhận ra chức năng của dấu phẩy được thể hiện trong câu.Dấu phẩy ngăn cách các danh từ, cụm danh từ, động từ, cụm động từđi liền nhau trong câu, ngăn cách các trạng ngữ với bộ phận chính trong câu vvTuy nhiên theo chương trình thay sách lớp 3 thì các khái niệm về danh từ, động từtrạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ không được giới thiệu tường minh mà được thể hiện thông qua việc nhận diện mẫu câu với những bộ phận chính được diễn đạt dưới dạng các câu hỏi: Ai? Cái gì? Làm gì? Như thế nào? Với bộ phận phụ (trạng ngữ) diễn đạt qua các câu hỏi: ở đau? Khi nào? Để làm gì? Vì sao? Làm gì? Do vậy, khi tiến hành các biện pháp dạy học các bài tập sử dụng dấu câu, GV cần lưu ý HS các điểm sau: 
 * Dấu phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu, cụ thể là:
 - Đánh dấu ranh giới giữa các thành phần phụ của câu với bộ phận cchính của câu.
 Ví dụ : Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
 - Đánh dấu ranh giới giữa các từ, cụm từ có cùng chức vụ trong câu:
 Ví dụ: Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà.
 - Đánh dấu ranh giới giữa một từ ngữ với một bộ phận chú thích của nó.
 Ví dụ: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, lòng mẹ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
 - Đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép (chức năng này ít được sử dụg ở các bài tập về dấu ở lớp 3)
 Ví dụ: Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt.
 Sau khi nắm vững các điều cần lưu ý, GV áp dụng vào việc thực hiện các bài tập dấu trong câu như sau :
1.1 Giáo viên đặt những câu hỏi phù hợp giúp học sinh phát hiện ra chỗ cần đặt dấu câu.
 Ví dụ: Thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau:
 a) Ông em bố em và chú em đều là thợ mỏ.
 b) Các bạn mới được kết nạp vào Đội đều là con ngoan trò giỏi.
 c) Nhiệm vụ của Đội viên là thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy tuân theo Điều lệ đội và giữ gìn danh dự Đội.
 GV: Ai đều là thợ mỏ?
 HS: Ông em, bố em và chú em
 GV: Vậy chúng ta có thể đặt dấu phẩy ở đâu?
 HS: Ông em, bố em và chú em.
 Ngay ở câu a, tôi lưu ý và giúp HS hiểu: Dùng dấu phẩy để tách các từ chỉ sự vật (chỉ người) đứng liền nhau trong câu.
 Trường hợp cụm từ có từ “và” đứng trước thì không cần phân cách bằng dấu phẩy.
 Tương tự với cách hỏi như vậy với câu b, c.
 GV: Các bạn mới được kết nạp vào Đội là người như thế nào?
 HS: Con ngoan- trò giỏi.
 Sau khi trả lời xong, HS tự đặt dấu phẩy ở vị trí “con ngoan, trò giỏi”.
 GV: Nhiệm vụ của Đội viên là gì?
 HS: Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy- tuân theo Điều lệ Đội và giữ gìn danh dự Đội.
 HS sễ đặt dấu phẩy ở vị trí ”thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, tuân theo Điều lệ đội và giữ gìn danh dự Đội.
 Sau đó tôi giao tiếp bài tập cho HS, yêu cầu các em tự đặt câu hỏi, tự trả lời, tự ghi dấu vào vị trí phù hợp.
 Bài tập 1: Em dặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau:
 a. ở nhà em thường giúp bà xâu kim.
 b. Trong lớp Liên luôn luôn chăm chú nghe giảng.
 c. Hai bên bờ sông những bãi ngô bắt đàu xanh tốt.
 d. Trên cánh rừng mới trồng chim chóc lại bay về ríu rít.
 Bài tập 2: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu văn sau:
 a. Lá ngô rộng dài trổ ra mạnh mẽ nõn nà.
 b. Cây hồi thẳng cao tròn xoe.
 c. Hồ Than Thở nước trong xanh êm ả có hàng thông bao quanh reo nhạc sớm chiều.
 d. Giữa Hồ Gươm là Tháp Rùa tường rêu cổ kính xây trên gò đất cỏ mọc xanh um.
 Bài tập 3: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau:
 a. Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt SEA Game 22 đã thành công rực rỡ.
 b. Muốn cơ thể khoẻ mạnh em phải năng tập thể dục.
 c. Để trở thành con ngoan trò giỏi em cần học tập và rèn luyện.
1.2 Dùng câu hỏi kết hợp sơ đồ hỗ trợ học sinh làm việc theo nhóm nhằm phát hiện chỗ cần đặt dấu câu theo yêu cầu:
 Ví dụ: 
 a. Vì thương dân Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa nuôi tằm dệt vải.
 b. Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác chi em Xô phi đã về ngay.
 c. Tại thiếu kinh nghiệm nôn nóng và coi thường đối thủ Quắm Đen đã bị thua.
 Câu a: GV đưa ra sơ đồ: Vì sao? Ai? làm gì?
 - HS phân tích câu theo mô hình sau:
 Vì thương dân - Chử Đồng Tử và công chúa - đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa nuôi tằm dệt vải
 Vì sao? Ai? Làm gì?
 GV đưa ra câu hỏi phụ như sau: 
 - Dạy dân những gì?
 - HS tách thành 3 việc theo sơ đồ:
 Dạy cách trồng lúa - nuôi tằm - dệt vải.
 Khi HS phân cách các phần trong câu theo sơ đồ xong, GV hướng dẫn HS đặt dấu phẩy bằng cách đặt câu hỏi như sau:
 GV: Như vậy, ta có thể đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong câu a?
 HS: Vì thương dân, Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.
 Câu b: GV đưa ra mô hình tổng quát cho câu b:
 Vì sao? Ai? làm gì?
 GV yêu cầu HS so sánh với mô hình câu a để thấy hai mô hình tương tự nhau. Vì vậy, GV yêu cầu HS tự phân tích mô hình ấy để nhận ra chỗ cần đặt dấu phẩy. 
 HS phân tích mô hình như sau:
Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác - Chị em Xô phi - đã về ngay.
 Vì sao? Ai? Làm gì?
 Sau khi phân tích theo mô hình như trên, HS có thể rễ ràng đặt dấu phẩy vào vị trí đúng như sau:
Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác, chi em Xô phi đã về ngay.
Câu c: Trong câu c có phần trạng ngữ chỉ guyên nhân khá phức tạp, với ba cụm từ chỉ đặc điểm đi liền nhau . Vì vậy cần có mô hình hỗ trợ khác để giúp các em tìm ra chỗ cần phân cách bằng dấu phẩy như sau:
 GV đưa ra sơ đồ: Vì sao? Ai?......thế nào?
 HS phân cách các phần của câu theo mô hình sau:
Tại thiếu kinh nghiệm nôn nóng và coi thường đối thủ - Quắm Đen - đã bị thua.
 Vì sao? Ai? Thế nào?
GV đưa tiếp câu hỏi phụ như sau:
 - Vì mấy điều?
 HS phân tích theo mô hình phụ:
 Tại thiếu kinh nghiệm- nôn nóng- và coi thường đối thủ.
 Sau khi HS phân cách các phần của câu theo sơ đồ xong, GV hướng dẫn HS đặt dấu phẩy bằng cách đặt câu hỏi:
 Như vậy, ta có thể đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong câu c?
 HS sẽ đặt đúng dấu phẩy vào vị trí thích hợp như sau:
 Tại thiếu kinh nghiệm, nôn nóng và coi thường đối thủ, Quắm Đen đã bị thua.
 Sau khi HS đặt đúng dấu phẩy ...  Tuấn về thể dục đã khá hơn nhiều. Để học tốt môn học này Tuấn còn phải tiếp tục cố gắng.
 Bài tập 2: (4 điểm) : 
 Ngắt đoạn văn sau thành 4 câu và ghép lại đoạn văn (nhớ viết hoa chữ đầu câu).
 Chiều nắng tàn mát dịu, biển xanh veo màu mảnh chai đảo xa tím pha hồng những con sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát bọt sóng màu bưởi đào.
 Bài tập 3: (3 điểm) 
 Điền dấu thích hợp vào mỗi ô trống:
 Cảnh hừng đông mặt biển nguy nga rực rỡ Phía bên kia những đám mây trắng hồng hầu như dựng đứng hơi ngả về phía trước Tất cả đều mời mọc lên đường . 
 Sau khi HS làm xong tôi thu về chấm và thu được kết quả như sau:
Trên trung bình
Dưới trung bình
SL
%
SL
%
Trước khi thực nghiệm
30
85.7
5
14.3
Sau khi thực nghiệm
35
100
0
0
Nhìn vào bảng số liệu tôi thấy thật đáng mừng. Tôi thấy các em làm bài tốt và không còn ngại học phân môn này nữa. Các em có hứng thú, tự tin hơn khi gặp các dạng bài điền dấu câu và làm bài tập đạt kết quả cao.
C. Kết luận
I. Bài học kinh nghiệm
 Để HS biết sử dụng đúng “Dấu trong câu” và “Dấu cuối câu” là cả một quá trình dạy và học nghiêm túc, kiên trì của tôi và HS lớp 3A được chọn làm lớp thực nghiệm. Trong quá trình nghiên cứu, áp dụng tôi giúp ra bài học kinh nghiệm về các biện pháp hướng dẫn HS sử dụng đúng dấu câu là:
* Một là: Gv đặt những câu hỏi phù hợp để giúp HS phát hiện ra chỗ cần đặt dấu câu theo yêu cầu.
* Hai là: Dùng câu hỏi kết hợp sơ đồ hỗ trợ HS làm việc theo nhóm nhằm phát hiện chỗ cần đặt dấu câu theo yêu cầu.
* Ba là: Tổ chức cho HS đặt câu hỏi theo nhóm nhỏ để tự phát hiện a chỗ cần đặt dấu trong câu.
* Bốn là: Sử dụng trò chơi tập trung.
II. Điều kiện áp dụng 
 Với kinh nghiệm trên có thể áp dụng hướng dẫn và rèn luyện kĩ năng cho tất cả các đối tượng HS yếu, trung bình, khá, giỏi.
 Để áp dụng đầy đủ và triệt để những biện pháp như đã nêu ở trên có chất lượng cần rất nhiều điều kiện. Song điều kiện cơ bản là:
 1. Với giáo viên:
Cần nắm vững vai trò và tầm quan trọng của dấu ở trong câu.
Lên kế hoạch giảng dậy cụ thể, chu đáo trước khi lên lớp.
Khéo léo, linh hoạt khai thác khả năng nhận diện dấu câu của HS.
 - Luôn có ý thức tìm tòi, phát huy sáng kiến, cải tiến kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy học.
 2. Với học sinh.
 Cần phải kiên trì nghiêm túc, nhiệt tình say mê học. Có niềm tin vào khả năng nhận biết về dấu câu của bản thân mình.
 Kết hợp hài hoà hai điều kiện về người dạy và người học thì chất lượng các bài tập về dấu câu sẽ được nâng cao hơn nhiều.
III. Đề xuất và hướng tiếp tục nghiên cứu.
 - Nhà trường và Phòng giáo dục thường xuyên tổ chức chuyên đề đổi mới
phương pháp dạy Luyện từ và câu qua các buổi hội thảo, qua các tiết dạy mẫu chất lượng cao....
 - Ban giám hiệu nhà trường, Thanh tra phòng giáo dục tăng cường kiểm tra, dự giờ phân môn Luyện từ và câu để nhận xét, góp ý nhằm xây dựng các tiết dạy đạt kết quả cao.
 - Kiến nghị và liên hệ với cấp trên để phát hành các tài liệu tham khảo về phân môn này cho GV nghiên cứu.
 Trên đay tôi đã trình bày kinh nghiệm : “Hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh lớp 3”.
 Kính mong các thầy, cô giáo bổ sung và đóng góp ý kiến để nâng cao hơn nữa chất lượng sử dụng dấu câu cho HS .
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
 Tân Dân, ngày 25 tháng 11 năm 20007.
 Người thực hiện
 Hoa Thị Quyên
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN TiengViet3.doc