Luận văn Phương pháp dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3

Luận văn Phương pháp dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong cuộc sống hàng ngày, khi trò chuyện, giao tiếp với những người xung quanh không ai không một lần sử dụng phép tu từ so sánh.

“So sánh” là “cách nói” rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như trong sáng tạo văn chương. Nhờ phép so sánh, người viết có thể gợi ra những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, đẹp đẽ cho người đọc, người nghe. So sánh được coi là một trong những phương thức tạo hình, gợi cảm hiệu quả nhất, có tác dụng lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người. Mặt khác, nó còn làm cho tâm hồn và trí tuệ của con người thêm phong phú, giúp con người cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế hơn, sâu sắc hơn.

 

doc 24 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1133Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phương pháp dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học vinh
lê thị hạnh
Phương pháp dạy học
phép tu từ so sánh ở lớp 3
Chuyên ngành: Giáo dục học (bậc tiểu học)
Mã số: 60 14 01
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học
Vinh - 2007mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cuộc sống hàng ngày, khi trò chuyện, giao tiếp với những người xung quanh không ai không một lần sử dụng phép tu từ so sánh.
“So sánh” là “cách nói” rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như trong sáng tạo văn chương. Nhờ phép so sánh, người viết có thể gợi ra những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, đẹp đẽ cho người đọc, người nghe. So sánh được coi là một trong những phương thức tạo hình, gợi cảm hiệu quả nhất, có tác dụng lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người. Mặt khác, nó còn làm cho tâm hồn và trí tuệ của con người thêm phong phú, giúp con người cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế hơn, sâu sắc hơn.
Xuất phát từ vai trò và tác dụng của phép tu từ so sánh, từ mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học, ngay từ lớp 1, các bài học của sách giáo khoa đã đưa vào khá nhiều hình ảnh so sánh Tuy nhiên, đến lớp 3 học sinh mới chính thức được học về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu.
Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 đã giới thiệu sơ bộ về phép so sánh, hình thành những hiểu biết và kĩ năng ban đầu về so sánh cho học sinh thông qua các bài tập thực hành.Từ đó, giúp học sinh cảm nhận được cái hay của một số câu văn, câu thơ và vận dụng phép so sánh vào quan sát sự vật, hiện tượng xung quanh và thể hiện vào bài tập làm văn được tốt hơn. Mặt khác, việc dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 cũng là một cách chuẩn bị dần để các em sử dụng thành thạo hơn phép tu từ này khi làm các bài văn kể chuyện, miêu tả ở lớp 4, lớp 5.
Trong thực tế, giáo viên và học sinh lớp 3 còn gặp nhiều khó khăn khi dạy học về phép tu từ so sánh, hiệu quả dạy học về phép tu từ so sánh chưa cao. Học sinh lớp 3 nhận biết được các hình ảnh so sánh nhưng việc vận dụng kiến thức về phép so sánh vào nói, viết thì còn nhiều hạn chế. Giáo viên còn lúng túng khi lựa chọn các phương pháp hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách so sánh và tác dụng của phép so sánh. Việc đánh giá kỹ năng sử dụng phép so sánh của học sinh cũng chưa có các tiêu chí cụ thể, nhiều khi, sự đánh giá của giáo viên còn mang tính chất cảm tính và kinh nghiệm chủ nghĩa. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu về vấn đề này hầu như chưa có, vì vậy, giáo viên tiểu học còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm các tài liệu tham khảo.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Phương pháp dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đề xuất phương hướng ứng dụng một số phương pháp dạy học vào việc hình thành những hiểu biết ban đầu và rèn luyện kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3. 
- Thiết kế quy trình dạy học các dạng bài tập về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu; quy trình tổ chức hướng dẫn học sinh vận dụng phép tu từ so sánh trong các giờ học Tập đọc và Tập làm văn, góp phần giải quyết những khó khăn của giáo viên tiểu học và nâng cao hứng thú và kết quả học tập về phép tu từ so sánh cho học sinh.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3.
4. Giả thuyết khoa học
Chúng tôi giả định rằng, nếu áp dụng những phương pháp dạy học mới vào việc dạy học phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3; trên cơ sở đó, xây dựng các quy trình hướng dẫn học sinh vận dụng phép tu từ so sánh trong phân môn Tập đọc và Tập làm văn thì hiệu quả của việc dạy học sẽ được nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 
- Tìm hiểu các vấn đề lý thuyết về phép tu từ so sánh trong tiếng Việt.
- Tìm hiểu nội dung dạy học về phép tu từ so sánh và thực trạng của việc dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3. 
- Đa ra một số đề xuất về việc ứng dụng một số phương pháp dạy học vào việc hình thành những hiểu biết ban đầu và rèn luyện kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3; quy trình tổ chức dạy các dạng bài tập về phép so sánh ở phân môn Luyện từ và câu; quy trình hướng dẫn học sinh vận dụng phép so sánh trong giờ Tập đọc, Tập làm văn. 
- Tổ chức dạy học thử nghiệm để kiểm tra tính hiệu quả và tính khả thi của những đề xuất trên.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, đề tài sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận nhằm thu thập các thông tin lí luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn nhằm điều tra thực trạng dạy học các phép tu từ để phát hiện những vấn đề cần nghiên cứu, cần tìm ra giải pháp.
- Nhóm phương pháp phân tích thống kê nhằm xử lí những số liệu thu được từ thử nghiệm sư phạm.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Phương pháp dạy học về phép tu từ so sánh ở lớp 3.
Chương 3: Thử nghiệm và kết quả thử nghiệm.
Chương 1
Cơ sở lí luận và thực tiễn
1.1. cơ sở lí luận
1.1.1. Phép tu từ so sánh và việc dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3
1.1.1.1. Phép tu từ so sánh 
a. So sánh logic
b. So sánh tu từ
So sánh tu từ là một biện pháp tu từ trong đó người ta đối chiếu các sự vật với nhau miễn là giữa các sự vật có một nét tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức người đọc, người nghe. 
Hình thức đầy đủ nhất của phép so sánh tu từ gồm 4 yếu tố:
	1
	2
	3
	4
Mẹ
về
như
nắng mới
Dựa vào cấu trúc, có thể chia ra các dạng so sánh như sau:
Dạng 1: Phép so sánh đầy đủ 4 yếu tố:
Dạng 2: So sánh vắng yếu tố (1):
Dạng 3: So sánh vắng yếu tố(2):
Dạng 4: So sánh vắng yếu tố (2) và yếu tố(3) 
Ngoài ra, còn có trường hợp yếu tố (1) và yếu tố (4) đổi chỗ cho nhau, còn gọi là so sánh đổi chỗ.
Dựa vào mặt ngữ nghĩa ta có thể chia phép so sánh thành các dạng:
Dạng 1: So sánh ngang bằng
Dạng 2: So sánh bậc hơn – kém
Dạng 3: So sánh bậc cao nhất (bậc tuyệt đối)
c. Chức năng của so sánh tu từ
- Chức năng nhận thức
- Chức năng biểu cảm- cảm xúc
d. Sự phát triển của cấu trúc so sánh
Về mặt hình thức trong thời kì hiện đại phép so sánh có chiều hướng phát triển về độ dài cấu trúc dưới các dạng sau:
A x B (ca dao) " A x B x C (thơ hiện đại)
 " A x B1 x B2 x B3 
 Mặt nội dung ngữ nghĩa
 Xét về mức độ ý nghĩa, mô hình so sánh thường gặp trong ca dao là:
A - x - B hoặc A - x - B 
 (trừu tượng) (cụ thể) (cụ thể) (cụ thể)
Nhưng trong phong cách nghệ thuật hiện đại ta gặp các phép so sánh ở tất cả các dạng lí tưởng của nó:	
A - B: trừu tượng 	- cụ thể
A - B: trừu tượng 	- trừu tượng
A - B: cụ thể 	- cụ thể
A - B: cụ thể 	- trừu tượng
1.1.1.2. Dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3
a. Mục tiêu của việc dạy học phép tu từ so sánh ở tiểu học
Mục tiêu của việc dạy biện pháp tu từ so sánh ở lớp 3 là rèn luyện kĩ năng. Biết vận dụng so sánh tu từ vào việc nói viết, như biết dùng những hình ảnh so sánh sinh động trong giao tiếp, trong làm văn hay khi kể lại một câu chuyện mà các em được nghe, được đọc
b. Nội dung dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3
Nội dung phép tu từ so sánh được dạy trong 7 tiết học, khoảng 1/5 tổng số thời gian của phân môn Luyện từ và câu và 1/35 tổng số thời gian của môn Tiếng Việt.
b1. Phân tích nội dung dạy học phép tu từ so sánh
Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 có những loại bài tập sau: 
- Bài tập nhận biết phép tu từ so sánh
ở loại bài tập này, hình thức bài tập thường là nêu ngữ liệu (câu văn, câu thơ; đoạn văn, đoạn thơ) trong đó có sử dụng phép tu từ so sánh; yêu cầu học sinh chỉ ra các hình ảnh so sánh, các sự vật được so sánh, các vế so sánh, các từ so sánh, các đặc điểm so sánhvới nhau trong các ngữ liệu đó. Sau đây là một số dạng bài tập trong loại bài tập nhận biết.
 	+ Tìm những sự vật được so sánh:
	+ Tìm những hình ảnh so sánh:
 	+ Tìm các từ so sánh
+ Tìm các đặc điểm so sánh: 
- So sánh âm thanh với âm thanh:
- So sánh hoạt động với hoạt động
- Bài tập vận dụng phép tu từ so sánh
ở dạng bài tập này có 2 loại bài tập nhỏ, đó là bài tập nhận biết tác dụng của phép tu từ so sánh và bài tập đặt câu có dùng phép so sánh. Ngoài ra, còn có dạng bài điền từ thích hợp vào chỗ trống, bài tập cho trước cái so sánh yêu cầu học sinh tìm ra cái để làm chuẩn so sánh.
c. Một số nhận xét về nội dung dạy học phép so sánh tu từ ở lớp 3
- Nội dung phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Chương trình được sắp xếp từ dễ đến khó. Ngữ liệu để dạy phép so sánh thể hiện tính linh hoạt và sinh động rất phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học. 
- Chương trình đã cung cấp những kiến thức cơ bản về biện pháp tu từ so sánh. Các em được làm quen với cấu trúc hoàn chỉnh của phép so sánh với đầy đủ cả 4 yếu tố, với các dạng so sánh không đầy đủ: so sánh vắng yếu tố 2, so sánh vắng yếu tố 2 và yếu tố 3, với các kiểu so sánh: So sánh sự vật với con người, so sánh âm thanh với âm thanh, so sánh hoạt động với hoat động. Ngoài ra các em còn được làm quen với các dạng so sánh: so sánh ngang bằng, so sánh bậc hơn kém, được làm quen với sự phát triển của thủ pháp so sánh thông qua các ngữ liệu.
- Nội dung phép tu từ so sánh được xây dựng theo quan điểm tích hợp. Những kiến thức về phép so sánh tu từ sẽ được dạy lồng ghép trong các phân môn khác của môn Tiếng Việt. Cách biên soạn chương trình nàyđã tạo điều kiện để các em có cơ hội được tiếp cận với phép so sánh nhiều hơn, có cơ hội để học hỏi và cảm nhận giá trị của so sánh tu từ một cách toàn diện.
Có thể nói, nội dung dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3 được biên soạn một cách logic, khoa học vừa phù hợp với đặc điểm tâm lí, trình độ nhận thức của học sinh. Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, cần thiết về phép so sánh. Tạo cơ sở vững chắc giúp học sinh phát triển kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ.
1.1.2. Một số phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 
1.1.2.1. Khái niệm phương pháp dạy học Tiếng Việt
Phương pháp dạy học tiến ... nh ở lớp, hướng dẫn hoạt động tiếp nối (ở ngoài tiết học, ở sau tiết học).
Chương 3
thử nghiệm và kết quả thử nghiệm
3.1. Giới thiệu khái quát về quá trình thử nghiệm
3.1.1. Mục đích thử nghiệm
Thử nghiệm được tiến hành nhằm kiểm chứng tính hiệu quả của hệ thống phưong pháp đã đề xuất đối với việc phát triển kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 trong các phân môn tiếng Việt.
3.1.2. Nội dung thử nghiệm
Giảng dạy một số bài Luyện từ và câu trong chương trình môn Tiếng Việt 3.
3.1.3. Phương pháp thử nghiệm
Các bài dạy thử nghiệm được tiến hành theo cách thức, quy trình chúng tôi đề xuất
3.1.4. Tổ chức thử nghiệm
a. Thời gian thử nghiệm
b. Cơ sở thử nghiệm
Chúng tôi đã chọn các trường thuộc tỉnh Thanh Hoá.
c. Đối tượng thử nghiệm
Các lớp đối chứng và thử nghiệm được chọn theo nguyên tắc: cân bằng về số lượng, giới tính và lực học. Cụ thể ở bảng sau:
Bảng 1: Các lớp thử nghiệm và đối chứng
Trường
Nhóm thử nghiệm
Nhóm đối chứng
Lớp
Số học sinh
Lớp
Số học sinh
TH Đông Xuân
3A
20
3B
20
TH Thị Trấn
3A
20
3B
20
TH Trần Phú
3B
25
3A
25
TH Đông Tân
3B
20
3A
20
TH Đông Minh
3A
20
3B
20
d. Chọn các bài thử nghiệm
Phân môn Luyện từ và câu:
Bài 1: Luyện từ và câu, Tuần 1, tr. 8.
Bài 2: Luyện từ và câu, Tuần 5, tr. 42
Phân môn Tập đọc: 
Bài: Mẹ vắng nhà ngày bão (TV3, t.1, tr.32)
Phân môn: Tập làm văn:
Bài: Kể về gia đình (Tuần 6, tr. 52)
e. Soạn giáo án thử nghiệm
Giáo án được thiết kế xong được chính tác giả dạy thử và nhờ giáo viên của trường thử nghiệm dự giờ nhằm phát hiện những điểm chưa hợp lí để bổ sung, sữa chữa trước khi đi vào dạy thử nghiệm trên đối tượng đã chọn.
3.1.5. Tiến hành thử nghiệm
Tiến hành giảng dạy theo các phương án thử nghiệm đã thiết kế ở lớp thử nghiệm và giáo viên giảng dạy bình thường ở các lớp đối chứng của từng bài dạy.
a. Tiêu chí đánh giá kết quả thử nghiệm
a1. Kết quả học tập của học sinh
Việc đánh giá kết qủa học tập của học sinh căn cứ vào khă năng nhận diện và vận dụng phép tu từ so sánh trong khi nói và viết, biểu hiện ở 2 tiêu chí sau:
Tiêu chí 1: Kĩ năng nhận diện phép tu từ so sánh trong các bài tập, đoạn văn, đoạn thơ...
Tiêu chí 2: Kĩ năng vận dụng biện pháp tu từ so sánh vào các bài tập làm văn, và trong giao tiếp...
Trong từng tiêu chí, chúng tôi chia ra 4 mức độ: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu.
+ Mức độ giỏi: 9-10 điểm: Học sinh nhận diện và vận dụng thành thạo phép tu từ so sánh ở các bài tập trong chương trình tiếng Việt. Hiểu được tác dụng của phép so sánh tu từ và có thể tạo ranhững hình ảnh so sánh đẹp trong bài Tập làm văn của mình.
+ Mức độ khá: 7- 8 điểm: Học sinh nhận diện và vận dụng thành thạo phép tu từ so sánh vào bài làm của mình, hiểu đuợc tác dụng của phép so sánh tu từ.
+ Mức độ trung bình: 5 - 6 điểm: Học sinh nhận diện được phép so sánh tu từ song còn khó khăn trong việc vận dụng biện pháp này vào các bài Tập làm văn.
+ Mức độ yếu: 3-4 điểm Học sinh chưa có khả năng nhận diện và không thể vận dụng phép so sánh vào bài làm của mình.
a2. Đánh giá một số chỉ tiêu hỗ trợ
Ngoài việc đánh giá kết qủa học tập, đánh giá việc hình thành kĩ năng chúng tôi còn tiến hành đánh giá các chỉ tiêu hỗ trợ như:
+ Mức độ hoạt động tích cực hoạt động của học sinh trong giờ học
+ Hứng thú của học sinh trong giờ học
+Mức độ chú ý của học sinh trong giờ học
+ Thời gian duy trì trạng thái tích cực hoạt động và chú ý của học sinh trong giờ học.
b. Xử lí kết quả thử nghiệm
b1. Phương pháp xử lí về mặt định lượng
Chúng tôi đã sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu, cụ thể là phương pháp thống kê mô tả. 
b2. Phương pháp xử lí về mặt định tính
Đánh giá qua việc quan sát, dự giờ, trao đổi, phỏng vấn các đối tượng thử nghiệm, nhóm nào có độ lệch chuẩn lớn hơn thì nhóm đó có kết quả cao hơn.
3.2. Kết quả thử nghiệm
3.2.1. Kết quả lĩnh hội tri thức
Các lớp thử nghiệm có kết quả cao hơn hẳn các lớp đối chứng.
Bảng: Kết quả thử nghiệm
Tên trường
Lớp
Số HS
Mức độ %
Kém
T. Bình
Khá
Giỏi
Đông Tân
TN
20
5
15
55
25
ĐC
20
15
35
40
10
Đông Xuân
TN
20
5
30
35
30
ĐC
20
15
50
25
10
Đông Minh
TN
20
0
25
45
30
ĐC
20
10
45
30
15
Thị Trấn
TN
20
5
25
40
30
ĐC
20
20
35
30
15
Trần phú
TN
25
8
24
40
28
ĐC
25
16
36
32
16
Tổng hợp
TN
105
4.76
23.81
42.86
28.57
ĐC
105
15.24
40.0
31.43
13.33
Nhìn vào bảng trên ta thấy có sự khác nhau về điểm số các mức độ: kém, trung bình, khá, giỏi ở các lớp thử nghiệm và đối chứng. Kết quả này cho phép khẳng định tính hiệu quả của bài thực nghiệm, chất lượng học tập của học sinh nhóm lớp thử nghiệm cao hơn nhóm lớp đối chứng.
3.2.2. Đánh giá về hứng thú học tập của học sinh
Mức độ hứng thú đối với bài học của học sinh ở nhóm lớp thử nghiệm và nhóm lớp đối chứng có sự khác nhau rõ rệt. ở nhóm lớp thử nghiệm, tỉ lệ học sinh thích và rất thích rất cao (rất thích: 69 %; thích: 29 %). Hầu hết các em phấn khởi, hào hứng, tự tin sau bài học, số học sinh không thích học bài chiếm tỉ lệ rất ít (6.67 %). Trong khi đó, tỉ lệ học sinh rất thích và thích bài học ở nhóm lớp đối chứng lại thấp hơn (rất thích: 15 %; thích 44 %) số học sinh tỏ ra không hào hứng với bài học chiếm tỉ lệ cao hơn (45.71 %).
3.2.3. Sự chú ý của học sinh trong tiến trình bài dạy
ở lớp thử nghiệm
Khả năng chú ý của học sinh được tập trung rất cao. Ngoài ra, trong giờ học, mối quan hệ cộng tác giữa giáo viên và học sinh được thể hiện rất rõ, học sinh có ý thức cao đối với quá trình học tập, các em thực sự bị lôi cuốn vào hoàn động học tập.
ở lớp đối chứng
Sự tập trung chú ý của học sinh trong lớp đối chứng còn nhiều hạn chế. Do không được hướng dẫn tham gia vào các hoạt động học tập, không được tổ chức hoạt động tập thể nên học sinh rất chóng mệt mỏi, nhàm chán và điều hiển nhiên các em sẽ không hào hứng học tập.
3.3. Đánh giá chung về kết quả thử nghiệm
Qua phân tích kết quả thử nghiệm chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
a. Tỉ lệ học sinh đạt khá giỏi qua các bài kiểm tra ở các lớp thử nghiệm cao hơn nhóm lớp đối chứng, trong khi đó tỉ lệ học sinh đạt điểm kém lại thập hơn.
b. Kĩ năng thực hành, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân... của học sinh nhóm lớp thử nghiệm cũng cao hơn lớp đối chứng.
c. ở các lớp thử nghiệm, hứng thú học tập của học sinh cũng cao hơn ở nhóm lớp đối chứng. Các em cũng hoạt động tích cực hơn và chủ động trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.
Kết luận và đề xuất
1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi rút ra được những kết luận sau:
1.1. Việc nắm vững những kiến thức về phép so sánh tu từ có ý nghĩa rất quan trọng, tạo cơ sở vững chắc cho việc phát triển kĩ năng nói và viết cho HS, làm giàu và góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Cụ thể, giúp HS phát triển kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng cảm thụ văn học, cảm thụ vẻ đẹp của văn chương và làm tốt các bài Tập làm văn miêu tả, kể chuyện ở các lớp trên.
1.2. Những nhận thức hạn chế về mục đích, nội dung, phương pháp và và việc hiểu rõ về tầm quan trọng của việc dạy so sánh tu từ của GV còn nhiều bất cập. Điều này, đã làm nảy sinh những thực trạng dạy và học ảnh hưởng đến việc rèn luyện và phát triển kĩ năng sử dụng phép so sánh của HS. Nhìn chung, GV và HS còn gặp một số khó khăn trong quá trình dạy và học.
1.3. Từ kết quả tìm hiểu lí luận, thực tiễn cũng như mục tiêu, nội dung, mức độ dạy học phép so sánh, chúng tôi đã đề xuất ứng dụng các PP dạy học tiếng Việt vào việc dạy phép tu từ so sánh cho cho HS lớp 3. Ngoài ra, chúng tôi đã xây dựng quy trình tổ chức hướng dẫn HS giải các dạng bài tập về phép tu từ so sánh cho HS lớp 3 ở phân môn: Luyện từ và câu. Chúng tôi cũng đã xây dựng các quy trình tổ chức hướng dẫn HS vận dụng phép tu từ so sánh trong các giờ Tập đọc, Tập làm văn góp phần nâng cao chất lượng dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3.
1.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã chứng minh tính tính khả thi của các PP dạy học tiếng Việt được ứng dụng vào việc dạy phép tu từ so sánh cho HS lớp 3. Kết quả thực nghiệm cũng đã cho thấy tính hiệu quả của quy trình hướng dẫn HS giải các bài tập về so sánh tu từ trong phân môn Luyện từ và câu, của các quy trình tổ chức hướng dẫn HS vận dụng phép tu từ so sánh trong phân môn Tập đọc và Tập làm văn mà chúng tôi đã đề xuất. Với những quy trình và cách thức mà chúng tôi tổ chức, đã giúp HS tham gia học tập một cách chủ động, sáng tạo và việc ghi nhớ, rèn luyện các kĩ năng về so sánh tu từ đạt hiệu quả hơn.
2. Một số đề xuất
Từ kết quả nghiên cứu đã đạt được, chúng tôi xin nêu một số kiến nghị sau:
2.1. Tổ chức các đợt tập huấn bổ túc kiến thức về phong cách học cho GV tiểu học, đặc biệt là kiến thức về các biện pháp tu từ. Có như vậy, GV mới thấy tầm quan trọng của so sánh tu từ và nắm được cơ sở phương pháp luận của việc dạy phép so sánh tu từ ở Tiểu học.
2.2. ứng dụng các kết quả nghiên cứu của luận văn vào quá trình dạy học ở các trường Tiểu học. Cụ thể, giới thiệu các ứng dụng PP dạy học tiếng Việt vào việc dạy phép tu từ so sánh ở lớp 3. Giới thiệu trên phạm vi rộng các quy trình tổ chức hướng dẫn HS phát triển kĩ năng sử dụng phép so sánh tu từ trong các phân môn Luyện từ và câu, Tập đọc, Tập làm văn ở lớp 3 để góp phần nâng cao chất lượng dạy học phép tu từ so sánh ở Tiểu học.
Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Vinh
Người hướng dẫn khoa học: 
TS. Chu Thị Thủy An
Phản biện 1: 	........................................................
Phản biện 2: 	........................................................
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành: Giáo dục học (Cấp tiểu học)
Họp tại Trường Đại học Vinh
vào hồi ...... giờ ...... ngày ...... tháng 01 năm 2008
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Trường Đại học Vinh
các Công trình nghiên cứu khoa học
liên quan đến đề tài
1.	Lê Thị Hạnh (2007), “Thực trạng dạy học các biện pháp tu từ ở lớp 3”, Tạp chí Giáo dục, số 173, tr13-14.
2. 	Lê Thị Hạnh (2007), “Phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 3 luyện tập về phép tu từ so sánh qua phân môn Tập đọc”, Tạp chí Giáo dục, số Đặc biệt, tháng 12, tr32-33.
3.	Lê Thị Hạnh (2008), “Phương pháp hướng dẫn học sinh giải các bài tập về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu”, Tạp chí Tiểu học (sẽ đăng vào số 1/2008).

Tài liệu đính kèm:

  • docTTLV Hanh.doc
  • docLV GDTH (Hanh).doc
  • docPhu luc (LV Hanh).doc