Một số trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Toán ở Lớp 2

Một số trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Toán ở Lớp 2

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

 1. Tìm hiểu nguyên tắc và các bước tổ chức trò chơi Toán học ở lớp 2, tìm hiểu nội dung chương trình, hệ thống bài tập có thể thiết kế thành trò chơi.

 2. Thiết kế trò chơi và vận dụng vào giảng dạy, góp phần gây hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Toán, nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Toán.

 

doc 21 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 10/01/2022 Lượt xem 359Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Toán ở Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Đặt vấn đề
I - lời mở đầu	
Trong dạy – học Toán ở trường Tiểu học, môn Toán có một vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Thông qua việc dạy – học Toán, giúp học sinh phát triển năng lực tư duy một cách tích cực và rèn luyện cho các em kỹ năng phán đoán, tìm tòi. Từ đó các em có thể vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tế cuộc sống.
Toán học là một môn khoa học mang tính trừu tượng và khái quát cao. Do vậy việc gây hứng thú cho học sinh trong giờ học toán là một vấn đề hết sức khó khăn và mang ý nghĩa rất quan trọng. 
	Kinh nghiệm cho thấy muốn học sinh Tiểu học học tốt môn toán thì đòi hỏi người giáo viên không những phải nắm vững kiến thức, nội dung chương trình mà còn phải biết đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức các hình thức học tập hấp dẫn. 	
Trong thực tế dạy học nhiều năm ở tiểu học, tôi thấy rằng có nhiều học sinh say mê, chăm chỉ học tập, nhưng cũng không ít học sinh chưa có thái độ đúng đắn đối với việc học, nhất là môn Toán. Các em lơ là, thậm chí chán ghét học toán. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do các em chưa có hứng thú học tập, chưa nắm vững kiến thức, kỹ năng thực hành yếu, giờ học diễn ra buồn tẻ.
	Là một giáo viên tôi luôn trăn trở: làm thế nào để học sinh của mình say mê học Toán hơn, năng động, sáng tạo hơn, làm sao gây được hứng thú học tập cho các em trong giờ học Toán để giờ học bớt căng thẳng, các em có thể học mà chơi, chơi mà học. Vì vậy tôi mạnh dạn thiết kế một số trò chơi toán học và vận dụng vào giờ học Toán ngay từ đầu năm và thấy rằng: đến giờ học Toán các em không còn cảm thấy chán mà luôn phấn khởi, tập trung học tập và giờ học cũng bớt căng thẳng hơn nên kết quả học tập của các em tiến bộ rõ rệt. Với thời gian thử nghiệm vừa qua, tôi thấy việc thiết kế trò chơi trong giờ học toán là rất quan trọng và thiết thực. 
Hơn nữa tôi nghĩ rằng lứa tuổi học sinh Tiểu học rất hiếu động, thích tò mò, thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán. Đối với các em trò chơi là một phát hiện mới, kích thích sự tò mò, muốn tìm hiểu, muốn khám phá của các em. Do vậy quan điểm “Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập” là rất phù hợp với tất cả các môn học ở trường tiểu học nói chung và môn Toán học nói riêng.
II - Thực trạng
Trong quá trình giảng dạy và tìm hiểu chương trình môn Toán lớp 2, tôi thấy rằng cấu trúc chương trình, hệ thống bài tập phù hợp với các đối tượng học sinh ở từng lớp. 
Qua tìm hiểu chung về giáo viên trong nhà trường, tôi thấy hầu hết các đồng chí 
đều nắm vững nội dung kiến thức trong chương trình môn Toán ở tiểu học. Và để nâng cao chất lượng học tập của học sinh, các đồng chí đã vận dụng rất nhiều các hình thức dạy học vào trong bài giảng như: dạy học theo nhóm, cá nhân và cả lớp. Một số đồng chí cũng đã vận dụng tổ chức trò chơi vào tiết học làm cho không khí lớp học sôi nổi hơn Song ngược lại cũng có không ít các đồng chí giáo viên chưa quan tâm đến việc làm sao gây hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Toán. ít đưa trò chơi học toán vào giảng dạy mà có đưa thì cũng chỉ là trong những tiết nhà trường đi thanh tra, hoặc những tiết thao giảng. Và khi tổ chức trò chơi cho các em, các đồng chí thực hiện chưa đúng quy trình, không đúng nguyên tắc tổ chức trò chơi dẫn đến hiệu quả đem lại thấp, chưa phát huy hết tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em ở cả 3 đối tượng mà chỉ phát huy được tính tích cực học tập của học sinh khá, giỏi còn học sinh trung bình, học sinh yếu các em vẫn nhác học và không muốn học Toán. Bởi vậy các em nắm bắt nội dung kiến thức một cách hời hợt, chưa chắc và sâu.
Qua khảo sát thực tế chất lượng đầu năm môn Toán của lớp tôi chủ nhiệm cho thấy chất lượng thấp, tỷ lệ học sinh giỏi ít. Cụ thể như sau:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
2A
17
1
5,9
4
23,5
9
53,0
3
17,6
Từ thực trạng trên bản thân tôi đã mạnh dạn đưa ra “ Một số trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Toán ở lớp 2”.
Phần II: Giải quyết vấn đề
I. Các giải pháp thực hiện
 1. Tìm hiểu nguyên tắc và các bước tổ chức trò chơi Toán học ở lớp 2, tìm hiểu nội dung chương trình, hệ thống bài tập có thể thiết kế thành trò chơi.
 2. Thiết kế trò chơi và vận dụng vào giảng dạy, góp phần gây hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Toán, nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Toán. 
II. Các biện pháp tổ chức thực hiện
 1. Thiết kế trò chơi dựa theo các nguyên tắc: 
	 a. Nguyên tắc vừa sức, dễ thực hiện:
- Chương trình toán 2 được chia thành 5 mạch kiến thức: Số học và yếu tố đại số, đại lượng và đo đại lượng, yếu tố hình học, yếu tố thống kê, các dạng toán giải. Các trò chơi được xây dựng từ các dạng bài tập có chọn lọc của các tiết học có trong 5 mạch kiến thức trên nhưng có thể mang những cái tên gọi khác nhau, góp phần hình thành, củng cố hoặc hệ thống kiến thức.
	- Các trò chơi phải giúp học sinh rèn luyện kỹ năng toán học, phát huy trí tuệ, óc phân tích, tư duy sáng tạo. Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian ( từ 5 đến 10).
- Trò chơi phải có sức hấp dẫn, thu hút được sự chú ý, tham gia của học sinh, tạo không khí vui vẻ, thoải mái. Trò chơi cần phải gần gũi, sát thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh.
- Tổ chức trò chơi không quá cầu kỳ, phức tạp.	
b - Nguyên tắc khai thác và thực hành 
- Sử dụng triệt để yêu cầu, nội dung kiến thức cơ bản, cũng như đồ dùng, phương tiện có sẵn của môn học ( ở thư viện , đồ dùng của giáo viên, học sinh).
- Các đồ dùng tự làm từ những vật liệu gần gũi ở xung quanh chúng ta, Sao cho đồ dùng vừa đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, tính thẩm mỹ nhưng ít tốn kém.
 2. Tổ chức thực hiện trò chơi theo quy trình các bước:
	Thông thường khi tổ chức một trò chơi, chúng ta cần thực hiện theo các bước sau:
* Bước 1: Chuẩn bị: Chia nhóm, đặt tên nhóm và ấn định số lượng thành viên tham ra trò chơi của mỗi nhóm.
- Mỗi nhóm cử số thành viên tham gia theo yêu cầu của giáo viên ( lên xếp hàng hoặc đứng tại chỗ tuỳ theo yêu cầu của từng trò chơi.)
* Bước 2: Nêu tên trò chơi.
Giáo viên nêu tên trò chơi và giải thích qua ý nghĩa của trò chơi.
* Bước 3: Phổ biến luật chơi.
 - Nêu rõ cách chơi : hiệu lệnh, phần việc và cách thức làm việc (điền, nối, viết,
 đọc) của mỗi thành viên tham gia trò chơi.
- Nêu rõ cách cho điểm, đánh giá ( thường theo 3 yêu cầu: đúng, nhanh, đẹp.) Cần lưu ý trường hợp phạm luật.
- Công bố trọng tài ( có thể là giáo viên cùng học sinh còn lại trong lớp).
* Bước 4: Tiến hành trò chơi:
- Hô hiệu lệnh dứt khoát cho các nhóm đồng loạt tiến hành.
- Trọng tài chú ý quan sát, điều chỉnh, giúp đỡ các thành viên về cách chơi 
( thường thường không nên cho tất cả học sinh làm cùng một lúc mà nên cho các em tiến hành dưới dạng “tiếp sức”).
	* Bước 5: Tổng kết trò chơi:
- Trọng tài kiểm tra kết quả để đánh giá cho điểm ( nêu rõ chỗ sai, sửa sai - nếu có, nếu là lỗi của đa số học sinh thì cần nhấn mạnh cách chữa).
- Nên cho điểm theo từng yêu cầu: đúng, nhanh, đẹp.
- Có thể đặt thêm một số câu hỏi phụ để rút ra một kết luận nào đó từ hệ thống các bài tập trò chơi đã thực hiện.
- Tính tổng điểm của từng nhóm và công bố kết quả.
- Tuyên dương học sinh, đặc biệt là nhóm có nhiều cố gắng hơn, nhóm dành giải nhất, giải nhì, trao phần thưởng ( nếu có)
III. Thiết kế và Vận dụng trò chơi vào các bài học cụ thể
 1. Trò chơi thứ nhất: Phân tích số
	a. Mục đích: Giúp học sinh củng cố cách phân tích số có ba chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.
	b. Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị hai bảng phụ có nội dung ghi giống nhau. Một số tấm bìa ghi kết quả tương ứng:
Ví dụ : Bài tập 2 tiết Ôn tập các số trong phạm vi 1000 ( trang 169)
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 800 + 90 + 5 = . 965 =  +  + ..
	 200 + 20 + 2 = . 477 = .+ .+ .
 600 + 50 = . 618 = .+ ..+. 
	 800 + 8 = . 404 =. +...+..	
650
808
895
222
400 + 4
 600 + 10 + 8
 400 + 70 + 7
900 + 60 + 5
- Học sinh chuẩn bị phấn.
c. Cách chơi:
- Chơi theo kiểu đồng đội, chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm chọn đội chơi 
( 5 - 6 em), các em còn lại cỗ vũ cho đội mình.
- Hai đội xếp thành hai hàng dọc. Đội trưởng lên nhận và phát cho mỗi bạn trong đội mình một tấm bìa ghi kết quả tương ứng với nội dung ghi trên bảng. Các em đọc, quan sát, so sánh tìm vị trí của mình cần điền (1-2 phút )
 	- Khi giáo viên có hiệu lệnh bắt đầu chơi, yêu cầu từng bạn trong đội lên điền kết quả của mình vào bảng phụ treo trên bảng lớp (phần bài của đội mình). Bạn thứ nhất điền xong quay xuống nhanh chóng và vỗ vào tay bạn thứ hai, bạn thứ hai lên điền . Cứ thế tiếp tục cho điến hết. Học sinh dưới lớp và giáo viên đánh giá, thống kê điểm. Mỗi kết quả đúng ghi 10 điểm. Đội nào nhiều điểm sẽ thắng. Trong trường hợp cả hai đội đều điền đúng kết quả thì đội nào nhanh hơn, trình bầy đẹp hơn sẽ thắng.
 2. Trò chơi thứ hai: “ Cùng tổng”
	a. Mục đích: 
- Học sinh biết chọn đúng các số có tổng bằng 10 trên mỗi dòng.
	- Học sinh thấy được sự đa dạng của “phép tính” cùng tổng; phát triển tư duy sáng tạo trong học tập.
b. Chuẩn bị: 
Ví dụ: Bài: Phép cộng có tổng bằng 10 ( trang 12)
Giáo viên chuẩn bị cho 3 nhóm, mỗi nhóm một bộ số gồm các tấm bìa có ghi các số 0, 0, 1, 2, 3, 3, 5, 6, 10. ( hoặc bộ số gồm các số 0, 1, 1, 2, 2, 3, 4, 8, 9.)
- 3 tờ giấy rô ki, mỗi tờ có ghi bảng sau:
	 + 
 + + 
 + + 	 + 
	c. Cách chơi:
	- Giáo viên phát cho mỗi nhóm một bộ số, 1 tờ giấy rô ki có ghi bảng như đã chuẩn bị.
	- Yêu cầu các nhóm đính số vào ô vuông trong mỗi bảng sao cho mỗi dòng đều có tổng bằng 10.
	Bắt đầu chơi giáo viên phát lệnh: “ Bắt đầu”. Các nhóm bắt đầu làm, nhóm nào 
đính nhanh và đúng thì nhóm đó thắng cuộc.
 3. Trò chơi thứ ba: Hái hoa toán học
a. Mục đích: Giúp học sinh củng cố về cách đếm hình tam giác, tứ giác. Công thức tính chu vi của hình tam giác, tứ giác. Từ đó vận dụng linh hoạt, kết hợp kĩ năng tính nhẩm để tính chu vi của các hình có kích thước đơn giản cho trước.
b. Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị một cây, trên cây có gắn các bông hoa, mỗi bông hoa là một mảnh giấy có ghi nội dung câu hỏi và đặt trên bục giảng.
	Ví dụ: Bài: Ôn tập hình học – tiếp theo (trang 177), giáo viên có thể ghi các câu hỏi vào bông hoa như sau:
	Câu  ...  giờ 
 47 l
Đề 1: Buổi sáng: | |
 37 l ? l
 Buổi chiều | | 
 32kg
Đề 2: Bình: | | |
 6 kg
 An: | |	 
 ? kg 
 24 bông hoa
Đề 3: Lan: | |
 16 bông 
 Liên: | | |
 ? Bông hoa 
 c. Cách chơi: Khi cô giáo hô : (5 phút bắt đầu ) thì tất cả 3 học sinh của 2 đội lật tờ giấy lên, đọc kỹ và giải quyết nhanh chóng yêu cầu đặt ra. Ai xong nộp bài cho cô giáo rồi về chỗ ngồi, cô đánh dấu nhữngbài nộp trước thời gian quy định . Hết giờ nếu bài của đội nào viết tiếp là phạm quy không tính điểm. Mỗi bài giải đúng ghi 10 điểm. Mỗi bài nộp trước thời gian, đúng ghi thêm 1 điểm. Đội nào có tổng điểm nhiều hơn là thắng cuộc.
( Trò chơi được sử dụng trong tiết ôn tập về giải toán trang 88.) 
 14. Trò chơi thứ mười bốn: Bác mặt nạ thông thái
 a. Mục đích chơi : 
 - Giúp học sinh củng cố lại thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, khả năng diễn đạt thành thạo, tự tin . 
 b. Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 4 biển hình mặt nạ, một bên có hình mặt cười một bên có hình mặt mếu, 4 bảng con . Chọn 3 đội chơi, mỗi đội chơi khoảng 3 em. Chọn ban thư ký, ban giám khảo, các em còn lại là cổ động viên.
 Cách chơi : Chơi thi đua giữa các đội 
 - Giáo viên lần lượt xuất hiện từng bảng con. Trên mỗi bảng con có ghi cách 
thực hiện 1 biểu thức. 
 Ví dụ: Bài Luyện tập chung (trang 89)
14 - 8 + 9 = 6 + 9 15 – 6 + 3 = 15 - 9 5 + 7 – 6 = 5 + 1
 = 15 = 6 = 6
8 + 8 - 9 = 16 - 9 11 – 7 + 8 = 4 + 8 13 – 5 + 6 = 13 - 11
 = 7 = 12 = 2
 	Mỗi lần giáo viên xuất hiện một bảng con, các đội quan sát nội dung. Khi giáo viên có tiến hiệu nếu đội nào thấy thực hiện đúng thì giơ mặt cười nếu thấy là thực hiện sai thì giơ mặt mếu. Giáo viên có thể nêu câu hỏi chấp vấn thêm để các em nhớ lại thứ tự thực hiện phép tính trong một biểu thức như vì sao đội em cho là đúng ? Hoặc căn cứ 
vào đâu mà đội em cho là sai ? 
 - Giáo viên cũng đưa ra đáp án bằng cách quay mặt nạ .
 	 - Ban thư ký tổng hợp điểm sau một cuộc chơi: Mỗi lần trả lời đúng, quay mặt nạ đúng thì được 10 điểm, nếu quay mặt nạ đúng nhưng chưa trả lời được câu hỏi phụ của giáo viên thì bị trừ đi 1 điểm. Đội nào nhiều điểm nhất đội đó sẽ thắng cuộc được thưởng bút chì, vở viết .
 	( Trò chơi được sử dụng ở các tiết có bài tập dạng tính giá trị của biểu thức như : bài tập 2 Tiết: Luyện tập chung (trang 89, 90); bài 1 tiết Luyện tập ( trang 91); bài 2 tiết Luyện tập( trang 102); bài 3 tiết Luyện tập chung ( trang 105). 
 15. Trò chơi thứ mười lăm: Que tính thông minh
	a. Mục đích:
	- Rèn trí thông minh, nhanh nhẹn, kỹ năng tính toán đối với dạng bài toán về 
nhiều hơn, ít hơn. 
	b. Chuẩn bị: 
	Ví dụ: Đối với bài: Bài toán về nhiều hơn
	Giáo viên chuẩn bị:
	+ 40 que tính màu: 20 que màu đỏ, 20 que màu vàng.
	+ 2 ống nhựa màu đỏ, 2 ống nhựa màu vàng. Trên 2 ống nhựa màu đỏ dán mảnh giấy ghi: “ nhiều hơn”.
	c. Cách chơi:
	Gồm 2 người: 1 người nam, 1 người nữ đại diện cho 2 đội. Mỗi em cầm 20 que tính, tay trái 10 que màu vàng, tay phải 10 que màu đỏ; 2 ống nhựa 1 đỏ, 1 vàng đặt trên mặt bàn trước vị trí của mỗi em. Cả 2 cùng được chơi 3 lần, mỗi lần là 1 phút.
	Lần 1: Em hãy cắm số que tính vào 2 ống, sao cho ống đỏ nhiều hơn ống vàng là 4 que.
	Lần 2: Em hãy tiếp tục chuyển một số que tính ở ống vàng sang ống đỏ để ống đỏ nhiều hơn ống vầng 8 que.
	Lần 3: Để ống đỏ có nhiều hơn ống vàng là 10 que tính thì em chuyển chúng như thế nào?
	Sau mỗi lần chơi, giáo viên đánh giá kết quả, lưu ý cách giải thích của học sinh ở lần chơi thứ 3.
* Cách tính điểm: Mỗi lượt chơi học sinh làm đúng cho 4 điểm. Lời giải thích ngắn gọn, dễ hiểu: 1 điểm.
* Cuối cùng cộng điểm sau 3 lần chơi. Ai được nhiều điểm nhất là thắng cuộc.
IV - dạy thực nhiệm 
	Tôi đã tiến hành soạn giáo án dạy tiết Toán với tên bài là: Luyện tập. Sau đó dạy
 thực nghiệm ở lớp 2A.
 0Dạy xong tôi tiến hành kiểm tra 15 phút để làm cơ sở đối chứng. Kết quả thu được 
như sau:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
 Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2A
17
5
29,4%
6
35,3%
6
35,3%
0
0
Nhận định về kết quả: Qua kết quả kiểm tra, tôi thấy sau khi đưa trò chơi vào dạy học thì học sinh học tập sổi nổi và tự tin hơn, chất lượng được nâng lên rõ rệt.
 Tieỏt 18: Luyeọn taọp
I/ MUẽC TIEÂU 
Giuựp hoùc sinh cuỷng coỏ veà: Pheựp coọng daùng 9 + 5; 29 + 5 ; 49 + 25.
- So saựnh moọt toồng vụựi moọt soỏ, so saựnh caực toồng vụựi nhau.
- Giaỷi baứi toaựn coự lụứi vaờn baống moọt pheựp tớnh coọng.
- Cuỷng coỏ bieồu tửụùng veà ủoaùn thaỳng. Laứm quen vụựi baứi toaựn traộc nghieọm.
- Reứn ủaởt tớnh nhanh, ủuựng chớnh xaực.
II/ CHUAÅN Bề 
	- Giaựo vieõn chuaồn bũ 2 baỷng phuù, moói baỷng ghi 6 pheựp tớnh (gioỏng nhau) trong baứi taọp 1 ủeồ toồ chửực troứ chụi. 2 buựt daù khaực maứu. Hoùc sinh: Phaỏn, baỷng con.
III/ CAÙC HOAẽT ẹOÄNG DAẽY HOẽC CHUÛ YEÁU 
HOAẽT ẹOÄNG CUÛA GV
HOAẽT ẹOÄNG CUÛA HS
1. Kieồm tra baứi cuừ : 
- Yeõu caàu HS ủoùc baỷng 9 coọng vụựi moọt soỏ
2.Daùy baứi mụựi : Giụựi thieọu baứi.
Hoaùt ủoọng 1: Luyeọn taọp.
Baứi 1 : Cuỷng coỏ pheựp coọng daùng 9 + 5
- Toồ chửực cho HS chụi troứ chụi tieỏp sửực
+ GV neõu teõn troứ chụi: Thi tieỏp sửực
+ Phoồ bieỏn luaọt chụi.
- GV daựn phieỏu ghi caực pheựp tớnh cuỷa moói nhoựm leõn baỷng.
- Choùn moói ủoọi chụi 6 em, ủửựng xeỏp haứng doùc trửụực phieỏu cuỷa nhoựm mỡnh.
- Khi GV hoõ “baột ủaàu” thỡ HS ủửựng ủaàu tieõn cuỷa caực nhoựm leõn ủieàn keỏt quaỷ pheựp tớnh ủaàu tieõn vaứo phieỏu cuỷa nhoựm mỡnh sau ủoự quay xuoỏng truyeàn buựt cho baùn thửự hai vaứ baùn thửự hai cuừng tieỏp tuùc leõn ủieàn keỏt quaỷ pheựp tớnh thửự hai vaứo phieỏu cuỷa mỡnh, cửự nhử theỏ cho heỏt caực pheựp tớnh.
- Neỏu ủoọi naứo ủieàn ủuựng vaứ nhanh laứ thaộng cuoọc.
+ Toồ chửực cho HS chụi:
+ Nhaọn xeựt, ủaựnh giaự, ruựt kinh nghieọm.
Baứi 2 : Cuỷng coỏ caựch thửùc hieọn pheựp tớnh coọng coự nhụự daùng: 29 + 5 ; 49 + 2
- Baứi yeõu caàu gỡ?
- Cho moói lửụùt 3 em leõn baỷng laứm. ễỷ dửụựi laứm vaứo vụỷ oõ li 
- Lửu yự HS : Caựch ủaởt tớnh vaứ thửùc hieọn tớnh coọng coự nhụự.
Baứi 3: Cuỷng coỏ caựch so saựnh moọt toồng vụựi moọt soỏ, so saựnh caực toồng vụựi nhau.
- Goùi HS ủoùc yeõu caàu cuỷa baứi taọp 2
- Baứi toaựn yeõu caàu chuựng ta laứm gỡ 
Vieỏt: 9 + 5 ........ 9 + 6
- Muoỏn ủieàn ủuựng daỏu thớch hụùp ta phaỷi laứm gỡ?
- Cho HS leõn baỷng, ụỷ dửụựi laứm vaứo baỷng con
- Ngoaứi thửùc hieọn pheựp tớnh em coứn coự caựch laứm naứo khaực khoõng ?
Baứi 4 : Cuỷng coỏ caựch giaỷi baứi toaựn coự lụứi vaờn baống moọt pheựp tớnh coọng.
- Goùi HS ủoùc ủeà
- Hửụựng daón HS toựm taột
- Yeõu caàu hoùc sinh tửù laứm baứi.
- Lửu yự caựch trỡnh baứy baứi giaỷi
Baứi 5 :
 - Giaựo vieõn giụựi thieọu hỡnh veừ. Quan saựt hỡnh veừ vaứ keồ teõn caực ủoaùn thaỳng.
- Vaọy coự taỏt caỷ bao nhieõu ủoaùn thaỳng ?
- Ta phaỷi khoanh vaứo chửừ naứo ?
Hoaùt ủoọng 3: Cuỷng coỏ : 
- Cuỷng coỏ baứi, nhaọn xeựt tieỏt hoùc. Daởn HS hoùc baứi.
- Thửùc hieọn theo yeõu caàu.
- Nghe phoồ bieỏn luaọt chụi
- Thửùc haứnh chụi troứ chụi theo hửụựng daón.
- Nhaọn xeựt, ủaựnh giaự tuyeõn dửụng.
- Neõu yeõu caàu: Tớnh.
- HS tửù laứm baứi vaứ chửừa baứi.
- ẹoùc ủeà
- ẹieàn daỏu >; <; = vaứo choó chaỏm cho thớch hụùp.
- Tớnh toồng caực soỏ haùng roài so saựnh vaứ ủieàn daỏu thớch hụùp.
- HS laứm vaứ chửừa baứi.
- So saựnh caực soỏ haùng vụựi nhau
VD: 9 + 5 vaứ 9 + 6
Ta thaỏy 9 = 9; 5 < 6 neõn toồng 
9 + 5 < 9 + 6
- ẹoùc vaứ toựm taột ủeà 
 Toựm taột: 
 19 con
Gaứ troỏng: | | 
 ? con gaứ
Gaứ maựi: | |
 25 con
-1 em leõn baỷng laứm. Lụựp laứm vụỷ.
- Quan saựt hỡnh veừ vaứ keồ teõn caực ủoaùn thaỳng: MO, MP, MN, OP, ON, PN. Coự 6 ủoaùn thaỳng.
C. Phần kết luận
I. Kết quả nghiên cứu:
	Qua quá trình áp dụng kinh nghiệm “ Thiết kế trò chơi góp phần gây hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học toán lớp 2 ”, bản thân tôi nhận thấy việc đưa hình thức trò chơi vào giờ học toán ở Tiểu học nói chung và giờ học Toán lớp 2 nói riêng là rất cần thiết. Bởi vì trò chơi toán học không những đã giúp các em thay đổi loại hình hoạt động trong giờ học, làm cho giờ học bớt căng thẳng, tạo cho các em cảm giác thoải mái, dễ chịu và gây hứng thú học tập cho các em mà thông qua trò chơi, các em đã biết vận dụng kiến thức một cách linh hoạt hơn, đồng thời kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ của các em, giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như: tình đoàn kết, thân ái, lòng trung thực, tinh thần cộng đồng trách nhiệm. 
Cụ thể trò chơi Toán học giúp cho không khí học tập của lớp tôi chủ nhiệm khác hẳn so với đầu năm. Đến giờ học Toán các em chủ động, tích cực học tập hơn, những em nhút nhát và tiếp thu chậm như: em Lương, Xinh, Đồng, Yến, Mai, cũng năng động hơn, có ý thức học tập hơn nhiều, các em biết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, cùng giúp nhau tiến bộ và ngoan hơn trước rất nhiều. Bởi vậy kết quả học Toán của lớp tôi so với đầu năm được nâng lên rõ rệt. Cụ thể kết quả kiểm tra môn Toán sau đợt kiểm tra định kì lần 3 như sau: Tổng số học sinh lớp là 17, trong đó:
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
11
64,8
3
17,6
3
17,6
0
II. Bài học kinh nghiệm:
 Qua quá trình giảng dạy và thực nghiệm tổ chức trò chơi tôi nghĩ rằng mỗi người giáo viên chúng ta muốn làm tốt công tác giảng dạy của mình thì mục tiêu cuối cùng chính là nâng cao chất lượng học sinh. Để làm được điều này thì người giáo viên không phải chỉ nhiệt tình giảng dạy là đủ mà còn phải vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Phải biết đưa các trò chơi học tập vào giờ học để giờ học sinh động, sôi nổi hơn, kích thích lòng say mê học tập của các em. Song phải tuỳ vào điều kiện thực tế ở mỗi lớp, mỗi trường, mỗi khu vực mà áp dụng trò chơi ở các dạng câu hỏi khó, dễ khác nhau để phù hợp với trình độ học sinh, phù hợp với nội dung bài học và phải đảm bảo được các nguyên tắc tổ chức trò chơi. 
 ái Thượng, ngày 15 tháng 4 năm 2010
 Người thực hiện 
 Lê Thị Mười
mục lục
 Nội dung Trang
Phần I: Đặt vấn đề 1
I - Lời mở đầu 1
II – Thực trạng 1 
Phần II: Giải quyết vấn đề 3 
I. Các giải pháp thực hiện 3
II. Các biện pháp thực hiện 3
III. Thiết kế và vận dụng trò chơi vào các bài học cụ thể 4 
IV. Dạy thực nghiệm 16
Phần III. Kết luận 20
Kết quả nghiên cứu 20
 II. Bài học kinh nghiệm 20

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_tro_choi_gay_hung_thu_hoc_tap_cho_hoc_sinh_trong_gio.doc