Giáo án lớp 3 Tuần 13 - Trương Thị Hồng Lắm

Giáo án lớp 3 Tuần 13 - Trương Thị Hồng Lắm

- Bước đầu biết thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại .

- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Trả lời được các câu hỏi ở SGK .

- GDHS : Bác Hồ luôn chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ .

Kể chuyện

- Biết kể 1 đoạn của câu chuyện.

 

doc 58 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần 13 - Trương Thị Hồng Lắm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 13
( Từ ngày 05/11/2012 đến ngày 09/11/2012)
Thứ/ngày
Môn học
Tiết
Tên bài dạy
Hai 
05/11
TĐ – KC
TĐ – KC
Toán
Đạo đức
SHDC
37
38
61
13
13
Người con của Tây Nguyên . ( GDT HCM )
Người con của Tây Nguyên .
So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn .
Tích cực tham gia việc lớp , việc trường(tt)
Sinh hoạt đầu tuần .
Ba 
06/11
CT(NV)
MT
Toán
TNXH
25
13
62
25
Đêm trăng trên Hồ Tây. ( GDMT )
Vẽ trang trí : Trang trí cái bát .
Luyện tập 
Một số hoạt động ở trường (tt) .
Tư
07/11
Toán
TĐ
LTVC
TD
63
39
13
25
Bảng nhân 9
Cửa Tùng. ( GDMT )
MRVT : Từ địa phương - Dấu chấm hỏi , chấm than .
Học động tác điều hòa của bài TDPTC .
Năm
08/11
Toán
CT(NV)
TNXH
TC
Hát
64
26
26
13
13
Luyện tập 
Vàm Cỏ Đông ( GDMT )
Không chơi các trò chơi nguy hiểm (GDKNS)
Cắt dán chữ H , U ( tiết 1 )
Ôn tập bài hát : Con chim non
Sáu 
09/11
Toán 
TLV
TV
TD
SHL
65
13
13
26
13
Gam
Viết thư ( GDKNS )
Ôn chữ hoa I
Ôn bài TD phát triển chung – Trò chơi :Đua ngựa .
Sinh hoạt cuối tuần
Ngày soạn: 29/10/2012
Ngày dạy: 05/11/2012
NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Tập đọc
Bước đầu biết thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại .
 Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Trả lời được các câu hỏi ở SGK .
 GDHS : Bác Hồ luôn chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ . 
Kể chuyện
Biết kể 1 đoạn của câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Ảnh anh hùng Núp trong SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần HD luyện đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ 
GV kiểm tra 2 HS nối tiếp đọc bài “Cảnh đẹp non sông ”. sau đó trả lời câu hỏi: 
Gọi hs nhận xét
GV nhận xét, cho điểm.
2.Dạy bài mới
a/.Giới thiệu bài : 
Gv giới thiệu bài – ghi tựa lên bảng
b/.Luyện đọc :
GV đọc mẫu toàn bài :Với giọng kể chậm rãi. Lời anh Núp với lũ làng: mộc mạc, tự hào. Lời cán bộ dân làng: hào hứng, sôi nổi. Đoạn cuối đọc với giọng trang trọng, cảm động. 
Gv gọi hs đọc từng câu
GV theo dõi HS để sửa phát âm sai cho HS 
Gv yêu cầu hs nêu từ khó.
GV ghi bảng từ khó và yêu cầu cả lớp luyện phát âm từ khó, dễ lẫn: bok pa, lũ làng, lòng suối, làm rẫy, .....
Gv chia đoạn.
Gv yêu cầu 3 HS nối tiếp đọc từng đoạn .
GV nhắc nhở các em cách đọc
Gv hướng dẫn hs giải nghĩa các từ khó.
GV giải nghĩa thêm từ điạ phương: kêu ( gọi, mời); coi (xem) .
 Gv yêu cầu hs đọc nhóm từng đoạn theo nhóm 3
Gv gọi vài nhóm đọc trước lớp.
Gv yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh phần đầu đoạn 2.
c/.Hướng dẫn tìm hiểu bài 
Yêu cầu hs đọc thầm cả bài, trả lời:
Anh núp được tỉnh cử đi đâu?
Gọi 1 hs đọc đoạn 2
Ở đại hội về anh Núp kể cho dân làng biết những gì? 
Chi tiết nào cho thấy đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa?
Cán bộ nói gì với làng Kông Hoa và Núp? 
Khi đó dân làng kông hoa thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào?
 Đại hội tặng làng kông hoa những gì? 
Khi xem những vật đó, thái độ của mọi người ra sao?
GV chốt lại: Bài này, ca ngợi, anh núp và làng kông hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống pháp.
GD tư tưởng Hồ Chí Minh : Sự quan tâm và tình cảm của Bác Hồ đối với anh Núp , người con của Tây Nguyên , một anh hùng của dân tộc .
d/.Luyện đọc lại: 
GV đọc diễn cảm lại đoạn 3 trong bài.
GV cho HS thi đọc đọan 3.
Thi đọc nối tiếp 3 đoạn của bài.
GV nhận xét, tuyên dương CN và nhóm đọc tốt nhất.
Tiết 2
1.Nêu nhiệm vụ: 
HD HS kể lại câu chuyện theo tranh
Xác định yêu cầu 
GV cho HS đọc lại Y/C của phần kể chuyện
+ Trong đoạn này kể lại nội dung của đoạn nào trong truyện, được kể bằng lời của ai?
+ Ngoài anh hùng núp, còn có thể kể lại truyện bằng lời của những nhân vật nào?
Gv yêu cầu hs kể theo nhóm (nhóm 3 HS).
Chia HS thành các nhóm nhỏ và yêu cầu HS kể chuyện cho nhau nghe theo nhóm.
Gọi vài hs thi kể trước lớp
Gv cho hs kể theo nhóm 3
Gv gọi vài hs kể lại toàn bộ câu chuyện
GV nhận xét, công bố nhóm, người kể hay nhất.
2.Củng Cố, Dặn Dò
+ Em biết được điều gì qua câu chuyện trên? 
GV nhận xét tiết học .
Chuẩn bị bài: “Cửa Tùng’’
Mỗi em đọc1 đoạn và trả lời câu hỏi
HS nhận xét.
Hs lắng nghe
Hs lắng nghe 
Hs theo dõi
HS nối tiếp đọc từng câu.
Hs nêu từ khó
Hs đọc từ khó
Mỗi HS đọc 1 đoạn. Chú ý ngắt giọng ở các câu: nghỉ hơi rõ, tạo nên sự nhịp nhàng trong câu nói:
+ Đất nước mình mạnh hung rồi. // Người Kinh, / người Thượng, / con gái, / con trai, / người già, / người trẻ / đoàn kết đánh giặc, / làm rẫy giỏi lắm. // 
Hs đọc các từ khó
Hs đọc theo nhóm
Vài nhóm đọc trước lớp.
HS đọc đồng thanh .
1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm.
Anh Núp được tỉnh cử đi dự đại hội thi đua.
1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm.
+ Đất nước mình bây giờ rất mạnh, mọi người (Kinh, Thượng, gái, trai, già, trẻ, đều đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi).
Đại hội mời anh Núp lên kể chuyện làng Kông Hoa. Sau khi nghe Núp kể về thành tích chiến đấu của dân làng, 
Cán bộ nói: “Pháp đánh một trăm năm cũng không thắng nổi đồng chí Núp và làng Kông Hoa đâu!”
 Dân làng Kông Hoa vui quá, đứng hết cả dậy và nói: “đúng đây! Đúng đấy!” 
Đại hội tặng dân làng một cái ảnh Bác Hồ vác cuốc đi làm rẫy, một bộ quần áo bằng lụa của Bác Hồ, ...
Mọi người xem những món quà ấy lànhững vật tặng thiêng liêng nên “Rửa tay thật sạch”....
2 HS thi đọc đoạn 3 
3 HS thi đọc, mỗi em đọc 1 đoạn.
Lớp bình chọn CN đọc
1HS đọc cả lớp theo dõi bài trong SGK.

+ Kể lại nội dung đoạn 1, kể bằng lời của anh hùng Núp. 
+ Có thể kể lại truyện bằng lời của anh Thế, của cán bộ, hoặc của một người trong làng Kông Hoa.
Mỗi nhóm 3 HS. Mỗi HS chọn một vai để kể lại đoạn truyện mà mình thích. các bạn trong nhóm nghe vàgóp ý cho nhau.
2 nhóm HS nối tiếp nhau thi kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét, bình chọn nhóm kể hay nhất. 
3 HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
Hs kể theo nhóm.
Vài hs kể lai câu chuyện
+ Ca ngợi, anh Núp và làng Kông hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp.
Hs lắng nghe
----------------------------------
TOÁN
SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN
I. MỤC TIÊU: 
Biết cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn .
Làm được các bài tập : 1 ; 2 ; 3( cột a, b )
Rèn tính cẩn thận khi làm toán . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.Giáo viên:
Tranh minh họa bài toán SGK
2.Học sinh:
Sách giáo khoa, thước kẻ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1.Kiểm tra bài cũ: 
2 Hs lên bảng đọc thuộc bảng nhân 8
Gv nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới: 
a/.Giới thiệu bài. 
Gv giới thiệu bài – ghi tựa lên bảng.
b/.Hướng dẫn thực hiện so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn
Ví dụ
Nêu bài toán: Đoạn thẳng AB dài 2 cm, đoạn thẳng CD dài 6cm. Hỏi đoạn thẳng CD dài gấp mấy lần đoạn thẳng AB? (vẽ hình minh họa)
Khi có độ dài đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB ta nói độ dài đoạn thẳng AB bằng 1/3 độ dài đoạn thẳng CD.
Hàng trên có 8 ô vuông, hàng dưới có 2 ô vuông. Hỏi số ô vuông ở hàng dưới bằng một phần mấy số ô vuông hàng trên?
Số ô vuông hàng trên gấp 4 lần số ô vuông hàng dưới, vậy số ô vuông hàng dưới bằng một phần mấy số ô vuông hảng trên?
Bài toán
Gọi hs đọc yêu cầu HS đọc bài toán.
Mẹ bao nhiêu tuổi?
Con bao nhiêu tuổi?
Vậy tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con?
Vậy tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ?
Hướng dẫn HS cách trình bày bài giải.
Bài toán trên được gọi là bài toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
c/.Luyện tập- thực hành
Bài 1: Viết vào ô trống theo mẫu 
Gv yêu cầu HS đọc dòng đầu tiên của bảng.
Hỏi: 8 gấp mấy lần 2?
Vậy 2 bằng một phần mấy 8?
Gv yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại.
Bài 2: Giải bài toán .
Gv gọi hs đọc đề.
Bài toán thuộc dạng toán gì?
Gv yêu cầu hs tự làm bài
Gọi hs nhận xét
Gv nhận xét
Bài 3: 
GV hướng dẫn hs thực hiện bài mẫu.
Gv yêu cầu hs quan sát hình a/. Và nêu số hình vuông màu xanh, số hình vuông màu trắng có trrong hình này.
Gv hỏi:
+ Số hình vuông màu trắng gấp mấy lần số hình vuông màu xanh?
+ Vậy trong hình a/, số hình vuông màu xanh bằng một phần mấy số hình vuông màu trắng?
Gv yêu cầu hs là bài vào vở.
Gv sửa bài.
GV củng cố cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn .
3.Củng cố, dặn dò .
GV nhắc lại cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn .
Gv nhận xét tiết học
Gv yêu cầu hs xem lại bài
2 Hs đọc thuộc bảng chia 8
Hs lắng nghe
Hs lắng nghe.
Độ dài đoạn thẳng CD gấp 6: 2 = 3 lần độ dài đoạn thẳng AB.
Số ô vuông hàng trên gấp 8 : 2 = 4 lần số ô vuông hàng dưới.
Số ô vuông hàng dưới bằng 14 số ô vuông hàng trên.
Mẹ 30 tuổi.
Con 6 tuổi.
Tuổi mẹ gấp tuổi con 30 : 6 = 5 lần.
Tuổi con bằng 1/5 tuổi mẹ.
Bài giải
Tuổi mẹ gấp tuổi con số lần là:
30 : 6 = 5 (lần)
Vậy tuổi con bằng 1/5 tuổi mẹ.
Đáp số: 1/5.
Hs lắng nghe.
Đọc: Số lớn, số bé, số lớn gấp mấy lần số bé, số bé bằng một phần mấy số lớn.
8 gấp 4 lần 2.
2 bằng 1/4 của 8.
1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
1 hs đọc đề toán
Bài toán thuộc dạng: So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn 
Hs làm bài vào vở, 1 hs lên bảng làm bài.
Bài giải
Số sách ngăn dưới gấp số sách ngăn trên số lần là:
24 : 6 = 4 (lần)
Vậy số sách ngăn dưới bằng 1/4 số sách ngăn trên.
Đáp số: ¼ 
Hs nhận xét.
Hs lắng nghe.
Hs nêu yêu cầu bài 3
Hs quan sát, trả lời
Số hình vuông màu trắng gấp 5 : 1 = 5 lần số hình vuông màu xanh
Số hình vuông màu xanh bằng 1/5 số hình vuông màu trắng.
Hs làm vào vở , 3Hs lên bảng
Lớp đổi vở đối chiếu kết quả .
Hs lắng nghe 
----------------------------------
Đạo đức
TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC TRƯỜNG , VIỆC LỚP
( Đã soạn ở tuần 12)
----------------------------------
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
----------------------------------
Ngày soạn: 30/10/2012
Ngày dạy: 06/11/2012
Chính tả
ĐÊM TRĂNG TRÊN HỒ TÂY
I. MỤC TIÊU:
Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
Làm đùng bài tập điền tiếng có vần iu/uyu (BT2) .Làm đúng bài tập 3a .
 * GDMT: Giáo dục tình cảm yêu mến cảnh đẹp của thiên nhiên , yêu quý môi trường xung quanh . Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường .
 II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Bảng phụ chép bài chính tả, bảng chép nội dung bài tập 2
HS :VBT 
III. CÁC HOẠ ... o nhòp 3
GV nhaän xeùt vaø söûa sai cho HS trong quaù trình oân haùt , keát hôïp kieåm tra 
Cuûng coá – daën doø : 
Nhaän xeùt chung .
 Daën HS veà oân haùt thuoäc baøi haùt ñaõ hoïc.
2 hs hát
Hs lắng nghe
Hs lắng nghe
HS luyeän haùt theo nhoùm , caù nhaân
HS haùt keát hôïp voã, goõ ñeäm theo nhòp, vaø tieát taáu lôøi ca.
HS haùt keát hôïp vaän ñoäng phuï hoaï.
Hs làm theo Gv
Hs làm theo nhóm đôi
Hs lắng nghe.
Ngày soạn: 03/11/2012
Ngày dạy: 09/11/2012
Toán
GAM
I. MỤC TIÊU: 
Biết gam là một đơn vị đo khối lượng và sự liên hệ giữa gam và ki-lô-gam . 
Biết đọc kết quả khi cân 1 vật bằng cân 2 đĩa và cân đồng hồ.
Biết tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng là gam .
Làm được các bài tập : 1 ,2 ,3 ,4 .
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
GV:1 chiếc cân đĩa, 1 chiếc cân đồng hồ.
HS:VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ
Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 9. Hỏi HS về kết quả một phép nhân bất kì trong bảng.
Nhận xét ghi điểm
2.Dạy bài mới:
a/. Giới thiệu bài:
Gv giới thiệu bài – ghi tựa lên bảng.
b/. Giới thiệu gan và mối quan hệ giữa gam và ki – lô – gam.
Đưa ra chiếc cân đĩa, một quả cân 1kg, một túi đường (hoặc vật khác) có khối lượng nhẹ hơn 1kg.
Thực hành cân gói đường và yêu cầu HS quan sát.
Gói đường như thế nào so với 1kg?
Chúng ta đã biết chính xác cân nặng của gói đường chưa?
Để biết chính xác cân nặng của gói đường và những vật nhỏ hơn1kg, hay cân nặng không chẵn số lần của ki-lô-gam, người ta dùng đơn vị nhỏ hơn ki-lô-gam là gam. Gam viết tắt là g, đọc là gam.
Giới thiệu các quả cân1g, 2g, 5g, 10g, 20g,...
Giới thiệu 1000g = 1kg.
Thực hành cân lại gói đường lúc đầu và cho HS đọc cân nặng của gói đường.
Giới thiệu chiếc cân đồng hồ, chỉ và giới thiệu các số đo có đơn vị là gam trên cân đồng hồ.
c/. Luyện tập – thực hành
Bài 1 Số 
GV có thể chuẩn bị một số vật (nhẹ hơn 1kg) và thực hành cân các vật này trước lớp để HS đọc số 
Gv hỏi:
+ Hộp đường cân nặng bao nhiêu gam?
+ 3 quả táo cân nặng bao nhiêu gam?
+ Vì sao em biết 3 quả táo cân nặng 700g?
Gv tiến hành tương tự.
Bài 2: Số 
Gv yêu cầu hs dùng quả cân, cân trước lớp và trả lời.
Gv nhận xét, kết luận
Bài 3:Tính (theo mẫu)
Vậy khi thực hành tính với các số đo khối lượng ta làm như thế nào?
Gv yêu cầu hs làm bài vào vở.
Gv gọi hs nhận xét
Gv nhận xét
Bài 4:Giải toán 
Gọi 1 HS đọc đề bài.
GV theo dõi hướng dẫn Hs yếu .
Gọi hs nhận xét
Gv nhận xét, thu tập chấm điềm
3.Củng cố, dặn dò. 
Nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà đọc, viết cân nặng của một số đồ vật.
2 HS lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi và nhận xét xem hai bạn đã đọc thuộc bảng nhân chưa.
Hs lắng nghe
Gói đường nhẹ hơn 1kg.
Chưa biết.
HS đọc gam .
Đọc số cân.
HS thực hành cân 
Hs quan sát trả lời miệng.
Hs trả lời:
+ Hộp đường cân nặng 2oog
+3 quả táo cân nặng 700g
+ Vì 3 quả táo cân nặng bằng hai quả cân 500g và 200g, 500g + 200g = 700g. Vậy 3 quả táo cân nặng 700g
HS làm VBT
Hs quan sát và nêu :
+ Quả đu đủ cân nặng : 800g
+ Bắp cải cân nặng : 600gHs quan sát trả lời.
Hs lắng nghe
Ta thực hiện phép tính bình thường như với các số tự nhiên, sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả tính. 
Hs làm bài vào vở 
163g + 28g = 135 ; 50g x 2 = 100g
 42g - 25g = 17 ; 96g : 3 = 32g 
100g + 45g – 26g = 119g
Hs nhận xét
Hs lắng nghe
Hs đọc đề bài
Cả lớp làm vào vở
Bài giải
Số gam sữa trong hộp có là:
455 – 58 = 397 (g)
Đáp số: 397 g
Hs nhận xét
Hs lắng nghe
Hs lắng nghe
----------------------------------
Tập làm văn
VIẾT THƯ
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
Biết viết một bức thư cho một người bạn cùng lứa tuổi thuộc một tỉnh miền Bắc (hoặc miền Trung, miền Nam) theo gợi ý trong SGK.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Bảng lớp viết đề bài và gợi ý viết thư (SGK)
HS : VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: 
GV gọi 4 HS đọc đoạn văn viết về cảnh đẹp đất nước ta.
 GV nhận xét, chấm điểm.
2.Dạy bài mới: 
a/.Giới thiệu bài:
Gv giới thiệu bài – ghi tựa lên bảng.
b/.Hướng dẫn HS tập viết thư cho bạn.
Gọi 1 hs đọc yêu cầu
GV hướng dẫn HS phân tích đề bài để viết lá thư đúng yêu cầu:
+ Bài tập yêu cầu các em viết thư cho ai?
Em viết thư để làm gì?
GV nhắc HS việc đầu tiên các em cần xác định rõ: Em viết thư cho bạn tên là gì? Ở tỉnh nào? Ở miền nào?
GV lưu ý HS: Nếu các em không có 1 người bạn ở miền khác của đất nước thì có thể viết thư cho 1 người bạn mình đươc biết qua đọc báo, nghe đài hoặc 1 người bạn em tưởng tượng ra.
 Những nội dung cơ bản trong thư là gì?
GV gọi 4 HS nói tên, địa chỉ người các em muốn viết thư.
Hướng dẫn HS làm mẫu – nói về nội dung thư theo gợi ý.
GV nhận xét.
HS viết thư.
GV theo dõi, giúp đỡ từng em.
GV gọi 7 em đọc thư.
GV nhận xét, chấm điểm những lá thư viết đủ ý, viết hay, giàu cảm xúc.
3.Củng cố, dặn dò: 
GV biểu dương những HS viết thư hay.
* Giáo dục HS : Phải biết cảm thông , chia sẻ khi thực hành viết một bức thư cho bạn mới quen .
GV nhắc HS về nhà viết lại lá thư sạch, đẹp .
4 HS đọc bài 
Hs lắng nghe
1 HS đọc yêu cầu của bài tập và các câu hỏi gợi ý.
+Cho 1 bạn HS ở một tỉnh thuộc một miền khác với miền em đang ở.
Làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt.
Hs lắng nghe
Nêu lí do viết thư => tự giới thiệu => hỏi thăm bạn => hẹn bạn cùng thi đua học tốt.
4HS làm mẫu phần lí do viết thư, tự giới thiệu. 
Hs lắng nghe
HS viết thư vào vở.
HS viết xong bài và đọc thư
Cả lớp nhận xét.
Hs lắng nghe
--------------------------
Tập viết
ÔN CHỮ HOA I
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Viết đúng chữ hoa I (1 dòng), Ô, K (1 dòng) , viết đúng tên riêng Ông Ích Khiêm (1 dòng) và câu ứng dụng : Ít chắt chiu phung phí (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ .
Rèn tính cẩn thận cho học sinh .
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Mẫu các chữ viết hoa I, Ô, K
 Câu, từ ứng dụng được viết trên giấy có kẻ ô li
HS :Vở tập viết ,bảng con .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiêm tra bài cũ: 
Kiểm tra bài viết ở nhà của HS.
Gv yêu cầu viết bảng: Hàm Nghi, Hải Vân
Nhận xét.
2.Bài mới: 
a/.Giới thiệu bài. 
Gv giới thiệu bài – ghi tựa lên bảng. 
b/.Hướng dẫn viết bảng con.
Luyện viết chữ hoa
GV yêu cầu HS đọc thầm bài tuần 13.
Tìm các chữ hoa trong bài ?
GV treo chữ mẫu I.
+ Chữ I cao mấy ô li? Được viết mấy nét?
GV viết và nói: Chữ I gồm 2 nét. Nét 1: kết hợp của 2 nét cơ bản: cong trái và lượn ngang. Nét 2: Móc ngược trái, phần cuối lượn vào trong
GV đưa chữ Ô
Chữ Ô viết giống chữ gì ? 
GV: ta viết giống chữ O 
GV đưa chữ K và hỏi:
+Chữ K gồm có mấy nét?.
GV viết mẫu :
+Viết bảng con: I, Ô, K mỗi chữ 2 lần
+Nhận xét khoảng cách giữa các nét chữ
Luyện viết từ ứng dụng
GV đưa từ : Ông Ích Khiêm
Các em có biết Ông Ích Khiêm là ai không?
GV: Ông Ích Khiêm (1832- 1884) quê ở Quảng Nam, là một vị quan nhà nguyễn văn võ song toàn. Con cháu ông sau này có nhiều người là liệt sĩ chống Pháp
Trong từ Ông Ích Khiêm những chữ nào viết 2,5ô li ? 
GV viết mẫu từ: Ông Ích Khiêm :
Viết bảng con
Luyện viết câu ứng dụng
GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng 
“ Ít chắt chiu, hơn nhiều phung phí”
Em có hiểu câu tục ngữ nói gì không ?
GV : Câu tục ngữ khuyên mọi người cần phải biết tiết kiệm. Có ít mà biết dành dụm con hơn có nhiều mà phung phí.
Trong câu tục ngữ những từ nào được viết hoa âm đầu ? Vì sao
Viết bảng con : Ít
GV yêu cầu bài viết 
GV nhắc nhở HS ngồi đúng tư thế ,lưu ý về độ cao, khoảng cách từ chữ .
Chấm chữa bài 
Thu 7 đến 10 vở để chấm- nhận xét .
3.Củng cố dặn dò: 
GD: HS luôn biết chú ý rèn chữ?
Dặn: Luyện viết ở nhà. Học thuộc câu ca dao. 
N/x tiết học.
1 HS nêu lại những bài trước đã học. 
2 HS viết bảng lớp, 
Lớp viết bảng con.
Hs lắng nghe.
Hs đọc thầm.
Ô, I, K 
HS quan sát.
Chữ I cao 2,5 ôli. Gồm 2 nét.
HS theo dõi
Chữ Ô viết giống chữ O.
Chữ K có 3 nét.
HS viết bảng con.
HS đọc từ ứng dụng.
HS trả lời( nếu biết)
Chữ Ô, I, K, h, g
HS viết bảng con
HS trả lời
Chữ Ít. Vì là chữ đầu câu.
HS viết bảng con
HS viết bài.
Trình bày bài sạch đẹp.
HS trả lời 
----------------------------
Thể dục
ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG. TRÒ CHƠI: ĐUA NGỰA
----------------------------
Sinh họat lớp tuần 13
I.MỤC TIÊU:
Đánh giá hoạt động tuần vừa qua có những ưu khuyết điểm.
Kế hoạch tuần 14
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Sổ ghi chép hoạt động tuần 13
Phương hướng hoạt động của tuần tới.
III/ .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1/ Khởi động (ổn định tổ chức).
2/ Sinh hoạt : 
Hoạt động 1: 
Kiểm điểm chung các hoạt động trong tuần.
Hoạt động 2 :
Giáo viên nhận xét tình hình lớp: Nhìn chung các em thực hiện tốt nề nếp lớp nhưng chưa làm bài, chưa học bài trước khi đến lớp. Vẫn còn tình trạng nhắc nhở trực vệ sinh ở tổ 2, 3.
Hoạt động 3 :Phương hướng khắc phục
Vào lớp phải nghiêm túc, trật tự, không đùa giỡn.
Giữ gìn lớp sạch sẽ , gọn gàng.
Xếp hàng ngay ngắn khi ra về, khi tập thể dục.
Cần đem đủ sách vở theo thời khoá biểu ,chú ý nghe giảng .
Cần trình bày tập sạch đẹp hơn.
Hoạt động 4: Thực hiện kế hoạch tuần tới.
a/. Nề nếp:
Củng cố lại nề nếp
Xếp hàng ra vào lớp, ra về ngay ngắn.
Đi học đúng giờ, nghỉ học xin phép.
Lễ phép với thầy cô và người lớn tuổi.
Hòa đồng với bạn bè.
Giúp đỡ bạn bè trong học tập.
b/. Học tập:
Học bài, làm bài đầy đủ.
Rèn luyện chữ viết, giữ gìn vở sạch sẽ.
Tích cực thi trong học tập.
c/ Lao động:
Vệ sinh lớp học sạch sẽ, chăm sóc bồn hoa.
Vệ sinh cá nhân để phòng tránh một số bệnh.
d/. Các hoạt động khác:
Tập thể dục đầy đủ, nhanh, đúng động tác
Đi học đều .
Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
Tiếp tục thực hiện “ Đôi bạn cùng tiến”
Giữ vệ sinh lớp , sân trường . Sắp xếp bàn ghế .
Chăm sóc cây xanh .
Hoạt động 5 :Sinh hoạt vui chơi văn nghệ.
Lớp trưởng nhận xét chung tình hình của các hoạt động. 
+Về nề nếp: Các bạn đi học đều, đúng giờ; ra vào lớp đều, xếp hàng (ngay ngắn). 
+ Về học tập : Thực hiện tốt truy bài đầu giờ; các em mang đầy đủ dụng cụ học tập khi đến lớp,...
+ Lao động: Thực hiện tốt vệ sinh trong lớp, vệ sinh cá nhân còn một số bạn chưa thực hiện tốt.
Hs lắng nghe
Hs lắng nghe và thực hiện 
Hs lắng nghe.
- Hs lớp thực hiện .
Kiểm tra của tổ trưởng
Kiểm duyệt của Hiệu trưởng
Ngày tháng năm 2012
Ngày tháng năm 2012

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 13(1).doc