Nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học và bảo quản tốt thiết bị dạy học ở điểm trường phụ

Nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học và bảo quản tốt thiết bị dạy học ở điểm trường phụ

1/ Lý do khách quan:

Thực hiện theo NQ 40 của quốc hội khóa X về vấn đề đổi mới phương tiện giáo dục phổ thông, báo cáo chính trị trước đại hội IX của Đảng đã khẳng định “ Giáo dục đào tạo là khâu đột phá”. Đây là vấn đề cấp bách hiện nay, chỉ có vậy mới đào tạo nguồn nhân lực , bồi dưỡng nhân tài, nâng cao dân trí đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội trong thời kỳ phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá . Do đó công tác nâng cao chất lượng dạy học là vấn đề rất cần thiết, nhất là ở bậc tiểu học .

2/ Lý do chủ quan:

Từ thực tế dạy học ở trường tiểu học Long Bình 3 trong những năm qua . Để dạt được mục tiêu giáo dục , rèn luyện nhằm tăng cường tính độc lập , tích cực hoạt động của học sinh , phát huy tối đa khả năng tham gia của học sinh và tập thể vào quá trình dạy học, tổ chức và thu hút học sinh vào các quá trình dạy học khác nhau.

Qua phân tích trên tôi thấy được tầm quan trọng của đồ dùng dạy học trong tiết dạy, là một chuyên trách thiết bị tôi nghiên cứu tìm ra biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo quản tốt TBDH của nhà trường trong năm học 2006- 2007

doc 13 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1935Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học và bảo quản tốt thiết bị dạy học ở điểm trường phụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi được sự giúp đỡ nhiệt tình của:
-Ban giám hiệu trường tiểu học Long bình 3.
-Tập thể giáo viên khối lớp 5 trường tiểu học Long Bình 3.
-Đội học sinh thiết bị cùng tất cả học sinh của nhà trường trong năm học 2006- 2007.
Xin chân thành cảm ơn, mặc dù đã có những cố gắng, song không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý khắc phục của quí vị.
Người thực hiện
Nguyễn Văn Đức
Mục lục
trang
* Lời cảm ơn 	 1
* Mục lục 	 2
* Phần mở đầu	 3
* Lý do chọn đề tài 	 3
* Nhiệm vụ đề tài 	 3
* Giới hạn đề tài 	 3
* Phương pháp nghiên cứu 	 4
* Phần nội dung 	 5
* Chương I. Giới thiệu chung 	 5
* Chương II. Một số giải pháp nhằm nâng cao Chất lượng sử dụng 
và bảo quản tốt đồ dùng dạy học lớp 5. 	 7
* Chương III. Hiệu quả đạt được 	 9
* Kết luận 	 12
* Vai trò của bộ phận thiết bị trong nhà trường 	 12
* Đề xuất ý kiến 	 12
* Tài liệu tham khảo 	 13
Phần mở đầu
I/ Lý do chọn đề tài :
1/ Lý do khách quan:
Thực hiện theo NQ 40 của quốc hội khóa X về vấn đề đổi mới phương tiện giáo dục phổ thông, báo cáo chính trị trước đại hội IX của Đảng đã khẳng định “ Giáo dục đào tạo là khâu đột phá”. Đây là vấn đề cấp bách hiện nay, chỉ có vậy mới đào tạo nguồn nhân lực , bồi dưỡng nhân tài, nâng cao dân trí đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội trong thời kỳ phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá . Do đó công tác nâng cao chất lượng dạy học là vấn đề rất cần thiết, nhất là ở bậc tiểu học .
2/ Lý do chủ quan:
Từ thực tế dạy học ở trường tiểu học Long Bình 3 trong những năm qua . Để dạt được mục tiêu giáo dục , rèn luyện nhằm tăng cường tính độc lập , tích cực hoạt động của học sinh , phát huy tối đa khả năng tham gia của học sinh và tập thể vào quá trình dạy học, tổ chức và thu hút học sinh vào các quá trình dạy học khác nhau.
Qua phân tích trên tôi thấy được tầm quan trọng của đồ dùng dạy học trong tiết dạy, là một chuyên trách thiết bị tôi nghiên cứu tìm ra biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo quản tốt TBDH của nhà trường trong năm học 2006- 2007 .
II/ Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài :
Đề tài tập trung :
Tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng và bảo quản đồ dùng dạy học lớp Năm ở điểm Hoà phú trường tiểu học Long Bình 3.
Đề xuất biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo quản tốt thiết bị dạy học ở điểm trường Hoà phú .
Từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân chuyên trách thiết bị.
III/ Giới hạn đề tài :
Đề tài nghiên cứu để nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo quản tốt thiết bị dạy học của lớp 5 trường tiểu học Long Bình 3 năm học 2006 – 2007.
IV/ Phương pháp nghiên cứu :
1/ Phương pháp trò chuyện phỏng vấn :
- Trao đổi trực tiếp với giáo viên dạy lớp 5 về tác dụng của thiết bị dạy học và tầm quan trọng của TBDH trong tiết dạy .
- Trao đổi về danh mụctối thiểu của TBDH lớp 5 và hướng dẫn sử dụng theo danh mục .
2/ Phương pháp điều tra trắc nghiệm :
- Tìm hiểu về việc sử dụng thiết bị dạy học trong tiết dạy.
- Tìm hiểu về cách bảo quản TBDH ở các lớp học ( từ lớp Năm 1 đến lớp Năm 6).
- Tìm hiểu thái độ học tập của học sinh trong giờ học có sử dụng thiết bị daỵ học .
3/ Phương pháp quan sát :
-Dự giờ thăm lớp tìm hiểu phương pháp sử dụng ĐDDH trong giờ dạy của giáo viên .
- Theo dõi thái độ học tập của học sinh qua việc khai thác TBDH trong tiết dạy của giáo viên.
4/ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm :
Tổng kết các kinh nghiệm của đồng nghiệp đi trước, xem những biện pháp áp dụng có hiệu quả .
Phần nội dung
Chương I .Giới thiệu chung
1/ Lịch sử nghiên cứu :
- Thực hiện theo quyết định 206/GD- ĐT Tiền giang ngày 
7/ 7/ 1998 và quyết định 41/2000/QĐ- BGD – ĐT ngày 7/9/2000 và công văn số 01 KHPGD phòng giáo dục huyện Gò Công Tây năm học 2006- 2007 .
- Công trình của tôi được nghiên cứu tại trường tiểu học Long Bình 3 trong năm học 2006- 2007 đến nay.
2/ Cơ sở lý luận của đề tài :
-Thực hiện theo quan điểm dạy học “ lấy học sinh làm trung tâm” và đổi mới PPDH dựa trên các hoạt động tích cực, chủ động tìm tòi, sáng tạo của học sinh, dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên, nhằm hình thành cách học , nhu cầu tự học của học sinh . Như vậy để đáp ứng yêu cầu của chương trình học đòi hỏi chúng ta phải giải quyết rất nhiều vấn đề trong đó có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học .
-Giáo viên là người tổ chức điều khiển dạy học, phối hợp nhịp nhàng với việc sử dụng đồ dùng dạy học , nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo, tạo cơ hội để học sinh phát triển trí tuệ, tự giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức và phát huy năng lực của từng cá nhân.
3/Thực trạng của vấn đề :
3.1/ Đặc điểm tình hình :
-Trường có 6 lớp Năm nằm tại điểm ấp Hoà Phú, xã Long Bình , huyện Gò Công Tây,Tiền Giang,với tổng số học sinh 192/106.
3.1.1/ Thuận lợi:
-Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và ban giám hiệu nhà trường .
-Tập thể giáo viên đã nhiều năm trong công tác giảng dạy , năng nổ nhiệt tình trong mọi lĩnh vực hoạt động của nhà trường.
 	- Đội học sinh thiết bị nhiệt tình trong công việc.
3.1.2/ Khó khăn:
- Học sinh đa số là con em của nhân dân lao động nghèo, ít có dịp tham quan cảnh đẹp của đất nước .
- Cơ sở vật chất chưa đủ để bảo quản ĐDDH, Chuyên trách gặp nhiều khó khăn trong việc phục vụ, bảo quản.
3.2/ Thực trạng của việc sử dụng và bảo quản đồ dùng dạy học lớp Năm trong thời gian qua:
- Trong thời gian qua , việc sử dụng và bảo quản ĐDDH trong giáo viên còn gặp nhiều khó khăn ,đặc biệt là ở lớp Năm 6, giáo viên nhà xa, phòng học chưa đủ tủ để bảo quản ĐDDH , có lúc phải nhờ vào phòng cạnh bên để bảo quản.Vì vậy vào đầu năm học 2007- 2008 xây dựng kế hoạch hoạt động của bộ phận thiết bị chúng tôi có kế hoạch tham mưu BGH để trang bị cơ sở vật chất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo quản tốt ĐDDH.
3.3/ Tham gia quản lý và bảo quản ĐDDH :
- Hàng tuần chuyên trách thiết bị và đội học sinh thiết bị phục vụ thiết bị vào đầu tuần và đến từng lớp để kiểm tra việc sử dụng, bảo quản ĐDDH, kịp thời nắm bắt tình hình và có kế hoạch hỗ trợ giáo viên nhằm để đảm bảo giờ dạy đạt hiệu quả cao.
- Giáo viên thiết bị tổng hợp lượt sử dụng ĐDDH và rút kinh nghiệm trong cách bảo quản ĐDDH, hàng tháng lồng vào phiên họp hội đồng sư phạm đồng thời đề ra biện pháp bảo quản tốt hơn.
Chương II. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sử dụng và bảo quản tốt đồ dùng dạy học lớp 5.
1/ Xây dựng kế hoạch phục vụ và bảo quản tại cơ sở :
Nhiệm vụ của chuyên trách thiết bị và bộ phận thiết bị là xây dựng kế hoạch tổ chức và phục vụ cho hoạt động dạy và học trong nhà trường . Vì vậy kế hoạch của chuyên trách thiết bị giữ vai trò rất quan trọng, kế hoạch phải cụ thể , toàn diện và có sự phân công rõ ràng theo chủ đề tháng, học kỳ .
2/ Xây dựng mạng lưới sử dụng và tự làm :
-Vào đầu năm học chuyên trách thiết bị phối hợp cùng chuyên môn tổ chức lấy ý kiến trong tổ khối hành chánh , thành lập mạng lưới sử dụng và tự làm .Chọn tổ trưởng ở từng khối giữ nhiệm vụ tổ trưởng.Chọn những giáo viên khéo tay, nhanh nhẹn , sáng tạo giữ nhiệm vụ nhóm trưởng nhóm tự làm .
-Lựa chọn đội học sinh thiết bị là những học sinh nhanh nhẹn , tháo vác, nhà gần trường để tiện liên hệ trong khâu phục vụ ĐDDH.
3/ Đổi mới nội dung và hoạt động phục vụ thiết bị dạy học :
-Thường xuyên thay đổi hoạt động phục vụ nhằm đảm bảo mục đích , yêu cầu đặt ra trong kế hoạch .
-Trong việc tổ chức hoạt động phục vụ, vai trò chủ đạo, định hướng thuộc về chuyên trách thiết bị và phải tích cực sáng tạo , tự thực hiện công việc của mình theo kế hoạch, ngoài ra tuỳ vào từng chủ điểm mà mạng lưới tự làm phối hợp hỗ trợ bộ phận thiết bị và cùng chuyên môn nhà trường tổ chức tốt các hoạt động và kế hoạch đề ra.
4/ Kế hoạch hoạt động theo chủ điểm:
-Thực hiện theo sự chỉ đạo của tổ sách thiết bị phòng giáo dục , theo chủ điểm có liên quan đến những ngày lễ lớn và kỷ niệm của ngành.Bộ phận thiết bị tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng phong trào bằng các cuộc hội thi, tổ chức sưu tầm, các phong trào tự làm 
( ví dụ như vẽ tranh nhân ngày 20/11), nhờ đó tạo nên môi trường thân thiện thống nhất giữa hoạt động phục vụ và hoạt động dạy học .
-Các chủ điểm diễn ra liên tục hàng tuần, hàng tháng và nối tiếp nhau, các công việc được thực hiện không những diễn ra trong giờ dạy, hoạt động trên lớp mà còn ngoài xã hội. Đổi mới giáo dục toàn diện không những ở trong nhà trường mà còn là nhiệm vụ của toàn xã hội . Tổ chức hoạt động theo chủ điểm là cơ hội để nhà trường và gia đình thống nhất với nhau, hỗ trợ nhau trong giáo dục. 
5/ Xây dựng nề nếp hoạt động phục vụ :
Để duy trì các hoạt động và phục vụ , chuyên trách thiết bị lên kế hoạch và thời gian tổ chức , phân công cụ thể và có kiểm tra đánh giá nhằm rút kinh nghiệm kịp thời , từ đó có những giải pháp giúp hoạt động đi vào chiều sâu , đạt kết quả khả quan hơn. 
6/ Khen thưởng động viên : 
Sau mỗi cuộc thi, mỗi hoạt động , mỗi giai đoạn thi đua ,chuyên trách thiết bị đều phải tổ chức sơ kết khen thưởng những tập thể cá nhân có thành tích tốt , có sáng kiến hay. 
7/ Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường 
( chi bộ đảng , đoàn đội , công đoàn, hội phụ huynh học sinh).
Vào đầu năm học chuyên trách thiết bị xây dựng kế họch hoạt động năm học, tham mưu cùng ban giám hiệu và phối hợp liên tịch giữa các bộ phận trong nhà trường . Hàng tháng tham gia họp cùng tổ chuyên môn để nắm bắt thông tin và tình thực tế ở từng khối lớp .
8/ Xây dựng kế hoạch trang bị bổ sung và dự trù kinh phí hoạt động :
Để đảm bảo tốt hoạt động phục vụ thì kế hoạch trang bị bổ sung không thể thiếu được:
-Chuyên trách thường xuyên cập nhật tên và số lượng đồ dùng dạy học theo đăng ký giảng dạy của tổ khối trưởng hàng tuần , tháng ,để có kế hoạch bổ sung , mua sắm kịp thời.
-Chuyên trách tham mưu cùng ban giám hiệu chi kinh phí bổ sung theo kế hoạch cụ thể.
-Vận động cán bộ giáo viên tự làm, tự phục vụ , sưu tầm tranh ảnh, hỗ trợ kinh phí để mua sắm .
-Vận động hội phụ huynh học sinh đóng góp kinh phí để bổ sung mua sắm theo kế hoạch trang bị và bảo quản.
-Hàng tháng báo cáo hoạt động về tổ sách thiết bị phòng giáo dục và có kiến nghị bổ sung thông qua ban giám hiệu.
Chương III. Hiệu quả đạt được 
1/ kết quả:
Trong quá trình thực hiện đạt được kết quả như sau :
Stt
Tên đồ dùng dạy học
Số lượng
Cấp phát
Mua sắm
Ghi chú
1
Bộ toán BD 
06 
//
2
Bộ toán TH 
96 
//
3
Khoa học tơ sợi 
21 
//
4
MH bánh xe nước
03 
//
5
Kỹ thuật thêu BD 
06
//
6
MH lắp ghép kỹ thuật
45
//
7
Bảng nhóm 
32
//
8
Tủ đựng 
06
//
9
Tranh ảnh lịch sử 
04
//
10
Bản đồ địa lí, lịch sư’
04
//
11
Tranh địa lí 
04 
//
12
Tranh thể dục 
03
//
13
Tranh kể chuyện 
06
//
14
Môn âm nhạc 
04 
//
15
MH vườn ao chuồng 
01
//
16
Bánh xe nước 
01
//
17
Tranh mỹ thuật
02
//
Học sinh thật hứng thú trong học tập, hoạt động sôi nổi trong giờ học, thu hút được nhiều học sinh có nguy cơ bỏ học trở lại trường, tích cực ôn bài, trả lời câu hỏi đố vui dưới cờ, thi đạt chất lượng khá cao cụ thể là:
Xếp loại 
Giỏi 
Khá 
TB 
Yếu 
Tỉ lệ % 
Ghi chú
Học lực
77/47 
91/39 
26/6 
/ 
100% 
CN
 05- 06
89/65 
80/35 
22/6 
1 
99,5%
HKI
 06-07
95/52 
69/42 
24/10 
4/1 
97,9 %
GKII 06- 07
Hạnh kiểm
182/91 
12/1
/
/
100%
CN
05- 06
172/95 
20/11 
/
/
100%
HKI
06- 07
171/ 94
21/7 
/
/
100%
GKII
06- 07
Vở sạch chữ đẹp
73/54
75/32
46/6
/
100%
CN
05- 06
83/57
89/43
21/6
/
100%
HKI
06- 07
88/57
89/40
16/9
/
100%
GKII
06- 07
-Giáo viên tham gia dự thi đồ dùng dạy học cấp trường có tăng lên so với năm học trước:
( năm 2005-2006: 04 ĐDDT; năm 2006- 2007: 08 ĐDDT).
2/ Bài học kinh nghiệm:
2.1/ Đối với học sinh:
-Học sinh tiếp thu bài dễ dàng nhanh chóng , nhớ lâu hơn.
-Học sinh rèn được kỹ năng thực hành, thí nghiệm, từ đó tạo cho các em có tính kỹ lưỡng , khéo tay, thẩm mỹ .
2.2/ Đối với giáo viên:
-GV cần phải thực hành trước khi lên lớp, nắm rõ yêu cầu của TBDH.
-GV cần phải phối hợp nhiều phương pháp và các hình thức tổ chức khác nhau, nhằm kích thích hứng thú học tập của các em, từng bước hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh.
-GVCN phối hợp tốt với phụ huynh học sinh trong việc giao nhận nhiệm vụ,thực hành trong các hoạt động và phong trào theo chủ đề tháng , GV tránh lặp đi lặp lại một vài hình thức hoạt động mà học sinh cảm thấy quen thuộc .
-Tăng cường vai trò chủ thể của học sinh trong thực hành, tạo điều kiện để học sinh bộc lộ khả năng và khẳng định mình. Từ đó giúp GVCN thể hiện được ý tưởng của mình khi tổ chức các hoạt động thực hành thí nghiệm.
2.3/ Đốùi với chuyên trách thiết bị:
Để thực hiện tốt kế hoạch nhiệm vụ năm học, theo tôi phải nâng cao hiệu quả sử dụng , bảo quản tốt thiết bị dạy học và đảm bảo các tiêu chí sau:
-Tạo điều kiện tốt cho giáo viên chủ nhiệm sử dụng thiết bị dạy học và bảo quản .
-Luôn đôn đốc kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học, tránh dạy chay , hoa loa, luôn đào sâu nội dung, ý tưởng của đồ dùng dạy học.
-Thường xuyên trao đổi, nắm bắt tâm tư , nguyện vọng của giáo viên chủ nhiệm, kịp thời tư vấn , giúp đỡ giáo viên chủ nhiệm khi gặp khó khăn.
-Nâng cao hiệu quả sử dụng chính là nâng cao công tác nghiệp vụ , đáp ứng yêu cầu của chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
Kết luận
I/ Vai trò của bộ phận thiết bị trong nhà trường:
-Thực hiện theo chương trình đổi mới giáo dục phổ thông là mục tiêu quan trọng trong nhà trường. Bộ phận thiết bị phải có kế hoạch, nhằm thực hiện theo kế hoạch đề ra của nhà trường theo từng thời điểm vì vậy sự phới hợp giữa chuyên trách và hội đồng sư phạm là hết sức quan trọng và cần thiết. Hiệu quả của sự phối hợp là điều kiện cần và đủ để nâng cao chất lượng của nhà trường. Thực tiễn công tác phục vụ của bộ phận thiết bị trong thời gian qua cho thấy chất lượng giáo dục được nâng lên, đồng thời cũng thể hiện khả năng sư phạm của đội ngủ giáo viên trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục.
-Như vậy hoạt động phục vụ và bảo quản đồ dùng dạy học là hoạt động được phối hợp giữa các hình thức, tổ chức hoạt động trong và ngoài nhà trường, phối hợp giữa các bộ phận và đoàn thể nhằm hỗ trợ cho công tác dạy và học trong nhà trường phổ thông.
II/ Đề xuất ý kiến:
1/ Đối với ngành giáo dục:
-Thường xuyên mở lớp tập huấn về công tác thiết bị cho đội ngũ chuyên trách .
-Mở chuyên đề để trao đổi và học tập kinh nghiệm trong nghiệp vụ chuyên môn .
2/ Đối với địa phương:
Hỗ trợ kinh phí để trường có điều kiện tổ chức bảo quản ĐDDH cho tốt, nhất là ở các điểm ấp.
3/ Đối với phụ huynh học sinh:
-Chuẩn bị tốt cho học sinh dụng cụ học tập , tạo tinh thần ham thích học tập cho các em , sắp xếp công việc gia đình cho các em đi học đều, đúng giờ.
-Thường xuyên quan tâm đến việc học ở nhà của con em mình.
-Thông tin kịp thời với giáo viên chủ nhiệm về tinh thần học tập của con em mình ở gia đình, xã hội để có biện pháp tác động phù hợp.
Tài liệu tham khảo
1/ Định hướng và các giải pháp cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo Tiền Giang đến năm 2010.( Đỗ Bảo).
2/ Thông tin quản lý giáo dục ( Bộ Giáo Dục và Đào Tạo).
3/ Thế giới trong ta: “ Những cần biết về đổi mới – Chương trình và sách giáo ở tiểu học”.
4/ Một số công việc cần làm trong công tác chủ nhiệm lớp ở tiểu học( Võ Xuân Nghi).
5/ Vai trò của thiết bị giáo dục và việc đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục trong quá trình dạy học tích cực ( Ngô Quang Sơn).
6/ Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả( Đặng Thị Thanh Huyền).
7/ Tổ chức việc dạy học theo phòng học bộ môn, một biện pháp hữu hiệu để quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học hiện nay( Trần Đức Vượng).

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn lop 5 xem roi biet.doc