Ôn tập Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 21

Ôn tập Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 21

1. Nghe – Viết: Ông tổ nghề thêu (từ đầu đến triều đình nhà Lê)

2. a) Điền vào chỗ trống tr hay ch?

– Trần Quốc Khái rất thông minh, chăm chỉ học tập nên đã trở thành tiến sĩ, làm quan to trong triều đình nhà Lê. Được cử đi sứ Trung Quốc, trước thử thách của vua nước láng giềng, ông đã xử trí rất giỏi làm cho mọi người phải kính trọng, ông còn nhanh trí học được nghề thêu của người Trung Quốc để truyền lại cho nhân dân.

b) Đặt dấu hỏi hay dấu ngã lên các chữ gạch dưới?

– Lê Quý Đôn sống vào thời Lê. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh. Năm 26 tuổi, ông đỗ tiến sĩ. Ông đọc nhiều, hiểu rộng, làm việc rất cần mẫn. Nhờ vậy, ông viết được hàng chục cuốn sách nghiên cứu về lịch sử, địa lí, văn học, , sáng tác cả thơ lẫn văn xuôi, ông được coi là nhà bác học lớn của nước ta thời xưa.

 

docx 5 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 06/07/2022 Lượt xem 396Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Tập đọc: Ông tổ nghề thêu
Học sinh đọc bài Ông tổ nghề thêu và trả lời các câu hỏi sau:
1. Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học ra sao?
2. Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam?
3. Trần Quốc Khái đã làm thế nào?
a) Để sống?
b) Để không bỏ phí thời gian?
c) Để xuống đất bình an vô sự?
4. Vì sao ông được suy tôn là ông tổ nghề thêu?
Hướng dẫn
1. Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học ra sao?
Trả lời: Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn để đọc sách.
2. Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam?
Trả lời: Để thử tài sứ thần Việt Nam là Trần Quốc Khái, vua Trung Quốc sai dựng một cái lầu cao, mời ông lên chơi, rồi cất thang đi và chờ xem ông xử trí ra sao với hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ "Phật trong lòng" và một vò nước.
3. Trần Quốc Khái đã làm thế nào?
a) Để sống?
– Trần Quốc Khái đọc bức trướng và hiểu ra ý nghĩa của ba chữ "Phật trong lòng" là có thể ăn tượng Phật vào trong bụng. Và ông đã không lầm. Bức tượng Phật và vò nước đã giúp ông có thức ăn, thức uống.
b) Để không bỏ phí thời gian?
Để không bỏ phí thời gian, ông tìm tòi quan sát và học được cách thêu, cách làm lọng.
c) Để xuống đất bình an vô sự?
Ông quan sát thấy dơi xoè cánh chao đi chao lại như những chiếc lá bay, ông liền ôm lọng nhảy xuống bình an vô sự. Những chiếc lọng xoè rộng như cánh dơi đỡ cho ông rơi từ từ xuống dưới.
4. Vì sao ông được suy tôn là ông tổ nghề thêu?
Trả lời: Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu vì khi về nước ông đã truyền dạy nghề thêu cho dân ta, làm cho nghề này lan rộng ra khắp nơi trong đất nước.
Nội dung: Ông đã học được nghề thêu của người Trung Quốc, và dạy lại cho dân ta.
 Kể chuyện: Ông tổ nghề thêu
Hướng dẫn
+ Kể chuyện
1. Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện Ông tổ nghề thêu.
Đoạn 1: Cậu bé ham học
Đoạn 2: Vua Trung Quốc thử tài
Đoạn 3: Mấy ngày sống trên lầu cao
Đoạn 4: Hạ cánh an toàn
Đoạn 5: Truyền bá nghề thêu và nghề làm lọng
2. Kể lại một đoạn của câu chuyện:
Kể lại đoạn 2: Khi Trần Quốc Khái được cử làm sứ giả sang Trung Quốc, vua Trung Quốc nghe tin ông là người có tài, muốn thử thách ông nên đã mời ông lên một cái lầu cao rồi rút thang ra. Trên lầu không có thức ăn, chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ "Phật tại tâm” và một vò nước.
Tập đọc: Bàn tay cô giáo
Học sinh đọc bài Bàn tay cô giáo và trả lời các câu hỏi sau:
1. Từ mỗi tờ giấy, cô giáo đã làm những gì?
2. Hãy tả bức tranh cắt dán giấy của cô giáo.
3. Em hiểu hai dòng thơ cuối bài như thế nào?
4. Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ.
Hướng dẫn
1. Từ mỗi tờ giấy, cô giáo đã làm những gì?
Trả lời: Từ mỗi tờ giấy có màu khác nhau, cô giáo đã làm ra chiếc thuyền, mặt trời, mặt nước, biển biếc.
2. Hãy tả bức tranh cắt dán giấy của cô giáo.
Trả lời: Cô giáo đã cắt dán bức tranh mô tả cảnh biển lúc bình minh có mặt trời hồng mới mọc toả ra nhiều tia nắng mới, có mặt nước biển xanh đang dập dềnh vỗ sóng và có một chiếc thuyền đang lướt sóng ra khơi.
3. Em hiểu hai dòng thơ cuối bài như thế nào?
Trả lời: Em hiểu hai dòng thơ cuối bài.
Biết bao điều lạ
Từ bàn tay cô
Có ý nghĩa như sau: Cô giáo là người rất khéo tay, có khả năng sáng tạo. Hai bàn tay cô đã làm ra nhiều dụng cụ học tập, đã vẽ nên nhiều bức tranh minh hoạ làm cho học sinh rất thích thú, rất say mê. Hai bàn tay khéo léo như có phép màu của cô đã giúp các em cảm nhận được cảnh tượng bát ngát của trời xanh, biển biếc.
Nội dung: Ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo. Cô đã tạo ra biết bao điều lạ từ đôi bàn tay khéo léo của mình.
Chính tả
Nghe – viết: Ông tổ nghề thêu – Phân biệt tr/ch, dấu hỏi/dấu ngã
Hướng dẫn
1. Nghe – Viết: Ông tổ nghề thêu (từ đầu đến triều đình nhà Lê)
2. a) Điền vào chỗ trống tr hay ch?
– Trần Quốc Khái rất thông minh, chăm chỉ học tập nên đã trở thành tiến sĩ, làm quan to trong triều đình nhà Lê. Được cử đi sứ Trung Quốc, trước thử thách của vua nước láng giềng, ông đã xử trí rất giỏi làm cho mọi người phải kính trọng, ông còn nhanh trí học được nghề thêu của người Trung Quốc để truyền lại cho nhân dân.
b) Đặt dấu hỏi hay dấu ngã lên các chữ gạch dưới?
– Lê Quý Đôn sống vào thời Lê. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh. Năm 26 tuổi, ông đỗ tiến sĩ. Ông đọc nhiều, hiểu rộng, làm việc rất cần mẫn. Nhờ vậy, ông viết được hàng chục cuốn sách nghiên cứu về lịch sử, địa lí, văn học,, sáng tác cả thơ lẫn văn xuôi, ông được coi là nhà bác học lớn của nước ta thời xưa.
Chính tả
Nhớ – viết: Bàn tay cô giáo – Phân biệt tr/ch, dấu hỏi/dấu ngã
Hướng dẫn
1. Nhớ – Viết: Bàn tay cô giáo (cả bài)
2. a) Điền tr hay ch?
Trí thức là những người chuyên làm các công viêc trí óc như dạy học, chữa bệnh, chế tạo máy móc, nghiên cứu khoa học. Cùng với những người lao động chân tay như công nhân, nông dân, đội ngũ trí thức đang đem hết trí tuệ và sức lực của mình xây dựng non sông gấm vóc của chúng ta.
b) Đặt dấu hỏi hay dấu ngã?
Trên đồng ruộng, trong nhà máy, trên lớp học hay trong bệnh viện, ở đâu, ta cũng gặp những trí thức đang lao động quên mình. Các kĩ sư nông nghiệp nghiên cứu giống lúa mới, kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi mới. Các kĩ sư cơ khí cùng công nhân sản xuất máy móc, ô tô. Các thầy giáo, cô giáo dạy ta thành người có ích cho xã hội. Các bác sĩ chữa bệnh cho dân.
Luyện từ và câu
Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu?
Hướng dẫn
+ Luyện từ và câu
1. Đọc bài thơ
ÔNG TRỜI BẬT LỬA
Chị mây vừa kéo đến
Trăng sao trốn cả rồi
Đất nóng lòng chờ đợi
Xuống đi nào, mưa ơi!
Mưa! mưa xuống thật rồi!
Đất hả hê uống nước
Ông sấm vỗ tay cười
Làm bé bừng tỉnh giấc
Chớp bỗng loè chói mắt
Soi sáng khắp ruộng vườn
Ổ! Ông trời bật lửa
Xem lúa vừa trổ bông
2. Những sự vật nào được nhân hoá? Nhân hoá bằng cách nào?
Trong bài thơ trên có nhiều sự vật được nhân hoá:
a) Mây được gọi bằng chị, sấm được gọi bằng ông, trời cũng được gọi bằng ông.
b) Các sự vật cũng có hành động, ý nghĩa như người: trăng sao biết trốn, đất nóng lòng chờ đợi, đất hả hê uống nước, ông sấm vỗ tay cười, ông trời bật lửa xem lúa trổ bông.
c) Tác giả coi mưa như một người bạn thân thiết đã từ lâu đi vắng, nay nóng lòng muốn gặp lại nên đã gọi rất thân mật: Xuống đi nào, mưa ơi!
3. Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi ở đâu? và gạch dưới bộ phận đó.
a) Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
b) Ông học được nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ.
c) Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ở quê hương ông.
4. Đọc lại bài tập Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU và trả lời:
a) Câu chuyện kể trong bài diễn ra khi nào và ở đâu?
Trả lời: Câu chuyện kể trong bài diễn ra trong thời kì kháng chiến chống Pháp ở tại chiến khu Bình-Trị-Thiên.
b) Trên chiến khu, các chiến sĩ nhỏ tuổi sống ở đâu?
Trả lời: Trên chiến khu, các chiến sĩ nhỏ tuổi sống ở trong cái lán.
c) Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi, trung đoàn trưởng khuyên họ về đâu?
Trả lời: Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn tại chiến khu, trung đoàn trưởng khuyên họ trở về với gia đình.
Tập làm văn
Nói về trí thức – Nghe – kể: Nâng niu từng hạt giống
Hướng dẫn
1. Quan sát các bức tranh và cho biết những người trí thức là ai, họ đang làm gì?
Trả lời:
Tranh 1: Người trí thức ở đây là một bác sĩ. Ông đang ngồi bên giường bệnh của một bệnh nhân. Bệnh nhân là một cậu bé. Bác sĩ đang cầm nhiệt kế để xem nhiệt độ trong người của cậu bé, sau đó sẽ cho cậu uống thuốc.
Tranh 2: Ba người trí thức ở đây là ba kĩ sư cầu đường. Họ đang bàn bạc với nhau xem nên xây dựng cây cầu mới sao cho vững chắc nhất, đẹp nhất và đỡ tốn kém nhất.
Tranh 3: Người trí thức ở đây là một cô giáo dạy tiểu học. Trước mặt cô là các em học sinh đang chăm chú nghe cô nói. Cô giáo đứng trên bảng, viết lên đó hai chữ Tập đọc để bắt đầu cho một bài học mới.
Tranh 4: Những người trí thức ở đây là các nhà khoa học. Phòng thí nghiệm của họ có rất nhiều dụng cụ để làm các thí nghiệm về vật lí, về hoá học, về sinh vật học Họ đang tiến hành các thí nghiệm để tìm ra những kết quả mong muốn phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
2. Nghe và kể lại câu chuyện Nâng niu từng hạt giống
Bài làm
Lương Định Của là một nhà khoa học lớn, ông đã lai tạo được nhiều giống lúa mới cho nước ta.
Một lần, người bạn của ông ở nước ngoài gửi về Viện nghiên cứu của ông mười hạt giống. Giữa lúc trời rét đậm mà phòng thí nghiệm lại không đủ tiện nghi, sợ những hạt giống sẽ chết vì rét, ông đem mười hạt giống chia làm hai phần, mỗi phần năm hạt. Ông gieo trong phòng thí nghiệm năm hạt, còn năm hạt còn lại ông ngâm vào nước ấm, gói vào khăn. Mỗi tối, ông đem ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm làm cho thóc nảy mầm.
Kết quả như ông dự đoán, năm hạt giống gieo trong phòng thí nghiệm đã nảy mầm rồi chết vì rét. chỉ có năm hạt thóc của ông Lương Định Của ủ ấm trong người là giữ được

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_tap_tieng_viet_lop_3_tuan_21.docx