I .ĐẶT VẤN ĐỀ :
Trong quá trình dạy học lớp 3, khoảng năm 2005 đến nay, bản thân tôi đã nhận thấy “ Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém” là một vấn đề rất cần thiết. Trong lớp ít có học sing giỏi, nhưng học sinh yếu lại cao.
Muốn lớp học phải đảm bảo chất lượng thật sự mà hiện nay được ngành luôn quan tâm chỉ đạo một cách chặt chẽ và sâu sắc. Muốn đạt được điều đó, mỗi người giáo viên chủ nhiệm lớp luôn nhiệt tình và quan tâm đến những em học sinh giỏi và học sinh yếu.
Từ đó người giáo viên giảng dạy sẽ rất khó khăn vì trong lớp học, học sinh không cùng trình độ để dạy. Tôi vận dụng năng lực sư phạm của mình lựa chọn nội dung và phương pháp phù hợp để dạy cho các em trong năm học 2010 – 2011
PHÒNG GD - ĐT GIÁ RAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH TÂN THẠNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI, GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU KÉM I .ĐẶT VẤN ĐỀ : Trong quá trình dạy học lớp 3, khoảng năm 2005 đến nay, bản thân tôi đã nhận thấy “ Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém” là một vấn đề rất cần thiết. Trong lớp ít có học sing giỏi, nhưng học sinh yếu lại cao. Muốn lớp học phải đảm bảo chất lượng thật sự mà hiện nay được ngành luôn quan tâm chỉ đạo một cách chặt chẽ và sâu sắc. Muốn đạt được điều đó, mỗi người giáo viên chủ nhiệm lớp luôn nhiệt tình và quan tâm đến những em học sinh giỏi và học sinh yếu. Từ đó người giáo viên giảng dạy sẽ rất khó khăn vì trong lớp học, học sinh không cùng trình độ để dạy. Tôi vận dụng năng lực sư phạm của mình lựa chọn nội dung và phương pháp phù hợp để dạy cho các em trong năm học 2010 – 2011. II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Lớp 3B có tổng số học sinh 14/6 nữ qua khảo sát chất lượng đầu năm tôi đã phân loại học sinh: Môn: TIẾNG VIỆT Môn: TOÁN Giỏi: Giỏi: 2 em Khá: 2 em Khá: 2 em TB: 6 em TB : 6 em Yếu: 6 em Yếu: 4 em 1) Thuận lợi: Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và Ban Giám Hiệu trường tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác dạy như: sách giáo khoa, vở bài tập, dụng cụ hoạc tập đầy đủ và có đồ dùng học tập. 2) Khó khăn: Có một số em gia đình thật sự chưa quan tâm. Bỏ mặc các em cho nhà trường và giáo viên chủ nhiệm. Từ đó dẫn đến việc học sinh yếu kém. III. GIẢI PHÁP CƠ BẢN : Qua khảo sát đầu năm đã phân loại điểm môn Tiếng Việt giỏi không có, yếu 06 em, môn Toán giỏi 02 em, yếu 04 em. Qua trao đổi ý kiến cùng phụ huynh của lớp, tôi nhận thấy trong lớp có 03 học sinh được gia đình quan tâm kèm cặp thêm ở nhà. Nên tôi định ( Kèm cặp) có hướng bồi dưỡng 03 em này nôm Tiếng Việt, Toán lực học khá lên thành giỏi. Còn lại những em học yếu lên Trung Bình hoặc Khá. Nhưng trong lớp có 02 em yếu cả hai nôm đó là nỗi lo rất lớn đối với tôi. Tôi tìm hiểu nguyên nhân học yếu về 02 em này 01 em cha mệ đi làm ăn xa, 01 em trí tuệ chậm phát triển. Toi tìm hiểu được các nguyên nhân trên để có biện pháp và giúp đỡ các em. * Phương pháp dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu: - Bồi dưỡng học sinh giỏi: Tôi dạy bồi dưỡng học sinh giỏi ngày thứ bảy hoặc chủ nhật. + Đối với môn Tiếng Việt: Tôi dạy chon thêm bài tập trong sách nâng cao, về môn Luyện từ và câu, Tập làm văn để dạy cho các em thêm để các em có những kiến thức cao. + Đối với môn Toán: Tôi cho học sinh thực hiện các bài tập cộng, từ, nhân , chia từ 5 đến 6 chữ số, biết tính chu vi diện tích hình vuông, hình chữ nhật và giải toán có lời văn từ 2 đến 3 lời giải và phép tính. Học sinh chưa nắm được bài thì tôi hướng dẫn thêm để các em hiểu được và làm bài tốt. - Phụ đạo học sinh yếu: Tôi phân công lớp phó 15 phút đầu giờ kiểm tra bài tập của các bạn, đặc biệt là những em yếu để nhắc nhở thêm cho các em học tốt hơn. Tôi tranh thủ dạy kéo dài thời gian thêm trong những ngày học 4 tiết để giúp đỡ thêm cho các em. Trong giờ học tôi chú ý quan tâm đến những em yếu nhiều hơn, phân công những em học khá học nhóm cùng những em học yếu. Về nhà các em đọc lại bài và làm bài tập ở nhà. + Đối với môn Tiếng Việt: Môn Tập đọc tôi gọi học sinh yếu đọc bài, học sinh đọc chậm đọc ê a, đọc kéo dài, đọc sai các từ khó, đọc đoạn ngắt nghỉ hơi chưa đúng. Tôi hướng dẫn học sinh đọc lại. Để tìm hiểu bài tôi nêu câu hỏi đại trà cho học sinh xung phong trả lời. Những em chưa trả được các câu hỏi đó, tôi tách ra thành những ý nhỏ để dễ tiếp thu và trả lời đúng, nhận xét tuyên dương động viên các em. Còn riêng 01 em trí tuệ chậm phát triển em đọc không được thì tôi giúp đỡ bằng cách tôi đánh vần đọc trước em đánh vần đọc theo sau. + Đói với môn Toán: Mỗi ngày có một bài dạy, trong bài dạy đó có bài có từ 1 đến 5 bài tập. Tôi hướng dẫn lý thuyết chậm để học sinh nắm được áp dụng bài tập thực hành. Bài tập 1, 2 tôi gọi lần lượt những em yếu lên bảng làm bài hay đứng tại chỗ trả lời sang bài tập 3,4,5 học sinh chưa hiểu tôi huwownhs dẫn nhiều lần của từng bài tập để học sinh hiểu và nhớ để làm bài tập. Còn dạy về phếp nhân, phép chia thì tôi cho học sinh học thuộc bảng cửu chương từ 2 đến 9 để học sinh dễ dàng áp dụng khi làm bài tập. Cứ mỗi tiết học giáo viên chủ nhiệm luôn quan tâm giúp đỡ kịp thời việc học ở lớp. Thực hành là khâu quan trọng đối với những em yếu kém, nhằm giúp các em nhớ lâu và khắc sâu được kiến thức. Đồng thời luôn khuyến khích tinh thần học tập của các em. Không nên chê trách các em trước lớp. Hàng tuần có tổng kết nhận xét những em khá, giỏi và những em yếu kém, có tiến bộ hoặc không tiến bộ để tuyên dương trước lớp. Giáo viên chủ nhiệm chủ nhiệm thường xuyên kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp đoàn thể và phụ huynh lớp của .Giáo viên thường xuyên nhác nhở, phân tích cho các em thấy rõ kết quả của việc siêng năng học tập và tác hại của việc lười biếng ham chơi để em hiếu được và mê say trong học tập. IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN : Từ những giải pháp trên tôi vừa nêu qua.Tôi áp dụng vào năm học này có hiệu quả rất cao. Kết quả của lớp cuối học kỳ I. Học sinh giỏi môn Tiếng Việt tăng lên 4 em, môn Toán tăng lên 5 em. Học sinh yếu môn Toán giảm còn 1 em. Môn Tiếng Việt giảm còn 1 em. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém bản thân tô rút ra được một số kinh nghiệm sau:Giáo viên phải nắm vững phương pháp dạy, các hoạt động tiết dạy không tách rời nhau. Nắm vững nội dung cơ bản của từng bài dạy trong sách giáo khoa, phương pháp dạy phải phù hợp từng bài dạy. Giáo viên tổ chức dạy học nhóm, dạy học cá nhân và quan tâm đến những em học yếu. Kết hợp chặt chẽ với Ban Đại diện Cha Mẹ học sinh và phụ huynh học sinh của lớp. Bên cạnh đó người giáo viên phải nhiệt tình trong giảng và luôn động viên các em học tập ở trường và học tập ở nhà. Muốn đạt được kết quả giáo viên chủ nhiệm phải chịu khó gần gũi nắm bắt những tâm tư nguyện vọng của học sinh trong học tập hằng ngày của các em. Trên đây là một số kinh nghiệm riêng tôi về cách bồi dưỡng học sinh giỏi và giúp đỡ học sinh yếu kém. Tôi luôn thực hiện nhưng vẫn không tránh khỏi những hạn chế. Mong được sự đóng góp của Ban Giám Hiệu và các đồng nghiệp để tôi có thêm kinh nghiệm trong quá trình dạy học trong thời gian tiếp theo. Tân Thạnh, ngày 18 tháng 02 năm 2011 Người thực hiện Nguyễn Ngọc Huệ
Tài liệu đính kèm: