Sáng kiến kinh nghiệm Cần làm gì để dạy phân môn Tập làm văn đạt kết quả cao theo yêu cầu đổi mới

Sáng kiến kinh nghiệm Cần làm gì để dạy phân môn Tập làm văn đạt kết quả cao theo yêu cầu đổi mới

I- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Trong công cuộc đổi mới CNH- HĐH đất nước cần những con người năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề. Đó là những con người tự tin, có trách nhiệm, có hành động phù hợp với giá trị nhân văn và công bằng xã hội. để đáp ứng điều đó ngành giáo dục nước nhà đã có sự thay đổi kể cả nội dung lẫn phương pháp, việc đổi mới này nhằm cung cấp cho HS đầy đủ các tri thức, hình thành cho các em kỹ năng, kỹ xảo, cách làm việc độc lập, sáng tạo để phù hợp với thực tế cuộc sống.

Bậc tiểu học là nền tảng, là cơ sở ban đầu cho việc phát triển toàn diện nhân cách con người. Nhiệm vụ bậc tiểu học là giáo dục HS phát triển toàn diện các mặt: Đức – Trí – Thể _ Mỹ.

Tuy nhiên mỗi môn học có đặc thù riêng nhưng chúng vẫn có sự hỗ trợ qua lại lẫn nhau. Trong môn Tiếng Việt thì phân môn Tập làm văn là phân môn có tính chất tích hợp của các phân mônkể chuyện, chính tả, luyện từ và câu, tập viết. Qua tiết tập làm văn HS có khả năng xây dựng một văn bản, đó là bài nói, bài viết. Nói và viết là những hình thức giao tiếp rất quan trọng, cung cấp cho HS 4 kĩ năng: Nghe – nói - đọc – viết.

Nói và viết (dưới dạng nói ngôn bản, dưới dạng viết văn bản) giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển xã hội. Chính vì vậy hướng dẫn cho HS nói đúng và viết đúng là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ nặng nề đó phụ thuộc phần lớn vào việc giảng dạy môn Tiếng việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng.

Vấn đề đặt ra là: Người Gv dạy Tập làm văn theo hướng đổi mới như thế nào để đáp ứng được khả năng tiếp thu của HS? Cách thức tổ chức, tiến hành tiết Tập làm văn ra sao để đạt hiệu quả như mong muốn.

Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là phân môn tương đối khó trong các phân môn của môn Tiếng việt. Do đặc trưng phân monn Tập làm văn với mục tiêu cụ thể là: Hình thành và rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày văn bản ( nói và viết) ở nhiều thể loại khác nhau như: miêu tả, kể chuyện, viết thư, tường thuật, kể lại bản tin, tập tổ chức cuộc họp, giới thiệu về mình và những người xung quanh. Trong quá trình tham gia các hoạt động này, học sinh với vốn kiến thức còn hạn chế nên thường ngại nói. Nếu bắt buộc phải nói các em thường đọc lại bài viết đã chuẩn bị trước. Do đó giờ dạy chưa đạt hiệu quả cao.

Xuất pát từ thực tiễn đó, bản thân tôi tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm đề tài “Cần làm gì để dạy phân môn Tập làm văn đạt kết quả cao theo yêu cầu đổi mới”

II- CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ LÍ LUẬN:

1/ Cơ sở lí luận:

Tập làm văn là một trong những phân môn có vị trí quan trọng của môn Tiếng việt. Phân môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức tổng hợp từ nhiều phân môn. Để làm được một bà văn, học sinh phải sử dụng cả 4 kĩ năng; nghe – nói - đọc – viết; phải vận dụng cac kiến thức về Tiếng việt, về cuộc sống thực tiễn.

Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kỹ năng tạo lập văn bản, trong quá trình lĩnh hội các kiến thức khoa học, góp phần dạy học sử dụng Tiếng việt trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, Tập làm văn được coi là phân môn có tính tổng hợp, có liên quan mật thiết đến các môn học khác. Trên cơ sở nội dung, chương trình phân môn Tập làm văn có rất nhiều đổi mới, nên đòi hỏi tiết dạy Tập làm văn phải đtạ được mục đích cụ thể hơn, rõ nét hơn. Ngoài phương pháp của thầy, học sinh cần có vốn kiến thức, ngôn ngữ về đời sống thực tế. Chính vì vậy việc dạy tốt các phân môn khác không chỉ là nguồn cung cấp kiến thức mà còn là phương tiện rèn kĩ năng nói, viết, cách hành văn cho học sinh.

Tóm lại: Dạy tập làm văn theo hướng đổi mới phải khích lệ học sinh tích cực, sáng tạo, chủ động trong học tập; biết diễn đạt suy nghĩ của mình thành ngôn bản, văn bản. Nói cách khác, dạy tốt các phân môn trong môn Tiếng việt thì đó là phương tiện để hỗ trợ cho việc dạy tập làm văn được tốt.

2/ Cơ sở thực tiễn:

2.1/ Thuận lợi:

+ Đối với giáo viên:

- Qua nhiều năm tiến hành đổi mới phương pháp dạy và học, giáo viên đã nắm được yêu cầu của việc đổi mới một cách cơ bản nên việc sử dụng đồ dùng đã đem lại hiệu quả tương đối cao.

Sự chỉ đạo chuyên môn của phòng giáo dục, trường, tổ chuyên môn có vai trò tích cực, giúp giáo viên đi đúng nội dung, chương trình phân môn Tập làm văn.

 

doc 27 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 3426Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Cần làm gì để dạy phân môn Tập làm văn đạt kết quả cao theo yêu cầu đổi mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I
Đặt vấn đề
I- Lí do chọn đề tài:
Trong công cuộc đổi mới CNH- HĐH đất nước cần những con người năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề. Đó là những con người tự tin, có trách nhiệm, có hành động phù hợp với giá trị nhân văn và công bằng xã hội. để đáp ứng điều đó ngành giáo dục nước nhà đã có sự thay đổi kể cả nội dung lẫn phương pháp, việc đổi mới này nhằm cung cấp cho HS đầy đủ các tri thức, hình thành cho các em kỹ năng, kỹ xảo, cách làm việc độc lập, sáng tạo để phù hợp với thực tế cuộc sống.
Bậc tiểu học là nền tảng, là cơ sở ban đầu cho việc phát triển toàn diện nhân cách con người. Nhiệm vụ bậc tiểu học là giáo dục HS phát triển toàn diện các mặt: Đức – Trí – Thể _ Mỹ.
Tuy nhiên mỗi môn học có đặc thù riêng nhưng chúng vẫn có sự hỗ trợ qua lại lẫn nhau. Trong môn Tiếng Việt thì phân môn Tập làm văn là phân môn có tính chất tích hợp của các phân mônkể chuyện, chính tả, luyện từ và câu, tập viết... Qua tiết tập làm văn HS có khả năng xây dựng một văn bản, đó là bài nói, bài viết. Nói và viết là những hình thức giao tiếp rất quan trọng, cung cấp cho HS 4 kĩ năng: Nghe – nói - đọc – viết. 
Nói và viết (dưới dạng nói ngôn bản, dưới dạng viết văn bản) giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển xã hội. Chính vì vậy hướng dẫn cho HS nói đúng và viết đúng là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ nặng nề đó phụ thuộc phần lớn vào việc giảng dạy môn Tiếng việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng.
Vấn đề đặt ra là: Người Gv dạy Tập làm văn theo hướng đổi mới như thế nào để đáp ứng được khả năng tiếp thu của HS? Cách thức tổ chức, tiến hành tiết Tập làm văn ra sao để đạt hiệu quả như mong muốn.
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là phân môn tương đối khó trong các phân môn của môn Tiếng việt. Do đặc trưng phân monn Tập làm văn với mục tiêu cụ thể là: Hình thành và rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày văn bản ( nói và viết) ở nhiều thể loại khác nhau như: miêu tả, kể chuyện, viết thư, tường thuật, kể lại bản tin, tập tổ chức cuộc họp, giới thiệu về mình và những người xung quanh. Trong quá trình tham gia các hoạt động này, học sinh với vốn kiến thức còn hạn chế nên thường ngại nói. Nếu bắt buộc phải nói các em thường đọc lại bài viết đã chuẩn bị trước. Do đó giờ dạy chưa đạt hiệu quả cao.
Xuất pát từ thực tiễn đó, bản thân tôi tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm đề tài “Cần làm gì để dạy phân môn Tập làm văn đạt kết quả cao theo yêu cầu đổi mới”
II- Cơ sở thực tiễn và lí luận:
1/ Cơ sở lí luận:
Tập làm văn là một trong những phân môn có vị trí quan trọng của môn Tiếng việt. Phân môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức tổng hợp từ nhiều phân môn. Để làm được một bà văn, học sinh phải sử dụng cả 4 kĩ năng; nghe – nói - đọc – viết; phải vận dụng cac kiến thức về Tiếng việt, về cuộc sống thực tiễn.
Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kỹ năng tạo lập văn bản, trong quá trình lĩnh hội các kiến thức khoa học, góp phần dạy học sử dụng Tiếng việt trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, Tập làm văn được coi là phân môn có tính tổng hợp, có liên quan mật thiết đến các môn học khác. Trên cơ sở nội dung, chương trình phân môn Tập làm văn có rất nhiều đổi mới, nên đòi hỏi tiết dạy Tập làm văn phải đtạ được mục đích cụ thể hơn, rõ nét hơn. Ngoài phương pháp của thầy, học sinh cần có vốn kiến thức, ngôn ngữ về đời sống thực tế. Chính vì vậy việc dạy tốt các phân môn khác không chỉ là nguồn cung cấp kiến thức mà còn là phương tiện rèn kĩ năng nói, viết, cách hành văn cho học sinh.
Tóm lại: Dạy tập làm văn theo hướng đổi mới phải khích lệ học sinh tích cực, sáng tạo, chủ động trong học tập; biết diễn đạt suy nghĩ của mình thành ngôn bản, văn bản. Nói cách khác, dạy tốt các phân môn trong môn Tiếng việt thì đó là phương tiện để hỗ trợ cho việc dạy tập làm văn được tốt.
2/ Cơ sở thực tiễn:
2.1/ Thuận lợi:
+ Đối với giáo viên:
- Qua nhiều năm tiến hành đổi mới phương pháp dạy và học, giáo viên đã nắm được yêu cầu của việc đổi mới một cách cơ bản nên việc sử dụng đồ dùng đã đem lại hiệu quả tương đối cao.
Sự chỉ đạo chuyên môn của phòng giáo dục, trường, tổ chuyên môn có vai trò tích cực, giúp giáo viên đi đúng nội dung, chương trình phân môn Tập làm văn.
- Qua các tiết dạy mẫu, các cuộc thi, hội thảo đã có nhiều giáo viên thành công khi dạy tập làm văn.
- Qua các phương tiện thông tin đại chúng: ti vi, đài, sách, báo... giáo viên được tiếp cận với phương pháp dạy phân môn tập làm văn thường xuyên hơn.
+ Đối với học sinh:
- Học sinh lớp 3 đang ở lứa tuổi rất thích học và ham học.
- Môn tiấng việt nói chung và phân môn tập làm văn nói riêng có nội dung phong phú, sách giáo khoa được trình bày với kênh hình, kênh chữ đẹp, trang thiết bịdạy học hiện đaih, hấp dẫn học sinh, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi các em.
- Các em đã được học chương trình thay sách từ lớp 1, đặc biệt là các em ở lớp 2 đã nắm vững kiến thức, kĩ năng của phân môn tập làm văn như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tạo lập ngôn bản, kĩ năng kể chuyện miêu tả. Đây là cơ sở giúp các em học tốt phân môn tập làm văn ở lớp 3.
2.2/ Khó khăn:
+ Đối với học sinh:
- Do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, các em nhanh nhớ nhưng cũng mau quên, mức độ tập trung thực hiện các yêu cầu của bài học chưa cao.
- Sự hiểu biết của học sinh lớp 3 về phân môn tập làm văn còn hạn chế. Bước đầu kế thừa, tập làm quen phân môn tập làm văn của lớp 2.
- Kiến thức về cuộc sống thực tế của học sinh còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài học.
- Vốn từ vừng của các em chưa nhiều vì vậy cũng ảnh hưởng đến việc thực hành độc lập. Cụ thể là: các em víêt câu rời rạc, chưa liên kết, thiếu lô gic; câu lủng củng; tính sáng tạo trong thực hành viết văn chưa cao, thể hiện ở cách bố cục bài văn, cách chấm câu, sử dụng hình ảnh gợi tả, gợi cảm chưa linh hoạt sinh động.
- Một số học sinh còn phụ thuộc vào bài văn mẫu, áp dụng một cách máy móc, chưa biết vận dụng bài mẫu để hình thành lối hành văn của riêng mình.
- Ví dụ: Phần lớn học sinh dùng luôn lời cô hướng dẫn để viết bài của mình.
+ Đối với giáo viên:
Tiếng viết là môn học khó, nhất là phân môn tập làm văn đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, phong phú. Cần phải có vốn sống thực tế, người giáo viên biết kết hợp linh hoạt các phương pháp trong giảng dạy. Biết gợi mở óc tò mò, khả năng sáng tạo, độc lập ở học sinh, giúp cho các em nói, viết thành văn bản, ngôn ngữ quả không dễ.
Các điều kiện về cơ sở vật chất phần nào chưa đáp ứng được đầy đủ cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập của giáo viên, một số bài dạycòn thiếu tranh ảnh, nên giáo viên dùng lời nói mô tả học sinh tiếp thu trừu tượng. Kết quả giờ dạy còn hạn chế.
Với những thuận lợi và khó khăn trên, tôi tiến hnàh khoả sát chất lượng môn tập làm văn lớp 3 vào tháng 10 - tuần 6 với đề bài như sau: Hãy viết một đoạn văn ngắn ( từ 5 – 7 câu ) kểlại buổi đầu em đi học ( trang 52).
Kết quả khảo sát như sau: Tổng số học sinh lớp 3A: 26 em.
Nội dung khảo sát
Số học sinh
Tỷ lệ %
1. Biết viết câu, dùng từ hợp lí.
 15/26
 57,6%
2. Biết nói – viết thành câu.
 12/26
 46,1%
3. Biết dùng từ ngữ, câu văn có hình ảnh.
 8/26
 30,7%
4. Biết trình bày đoạn văn.
 13/26
 50%
Bài viết học sinh đạt từ trung bình trở lên
 20/26
 76,9%
 	Qua khảo sát cho thấy học sinh chưa biết cách diễn đạt câu văn có hình ảnh, vốn từ vựng chưa nhiều, hiểu biết thực tế còn ít; do vậy chất lượng bài viết của các em chưa cao, câu rời rạc, lủng củng. Kết qỷa này cũng thể hiện phương pháp giảng dạy của giáo viên hcưa phát huy được tính tích cực của học sinh trong giờ học.
II/ Phạm vị và lĩnh vực nghiên cứu:
1- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 3A trường Tiểu học Duy Minh.
2- Lĩnh vực nghiên cứu: Các tiết dạy tập làm lớp 3.
III/ Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát thông qua dự giờ, xem băng đĩa.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm ,kiểm tra đối chứng.
- Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu.
B/ Phần nội dung:
I/ Nội dung chương trình SGK và các hình thức luyện tập làm văn lớp 3:
1. Nội dung dạy học: Chương trình dạy tập làm văn lớp 3 bao gồm 35 tiết/ năm ( thực học 31 tiết + 4 tiết ôn tập):
- Kì I; 16 tiết + 2 tiết ôn tập.
- Kì II; 15 tiêt + 2 tiết ôn tập.
Yêu cầu trang bị cho học sinh một số kiến thức và kĩ năng phục vụ cho học tập và đời sống hàng ngày như: Điền vào giấy tờ in sẵn, viết thư, làm đơn, tổ chức hợp và phát biểu trong cuộc họp, giới thiệu hoạt động của tổ, lớp, trương, ghi chép sổ tay...
- Tiếp tục rèn kĩ năng đọc, nghe, nói, viết thông qua kể chuyện và miêu tả như: Kể một việc đơn giản, tả sơ lược về người, vật xung quanh theo gơi ý bằng tranh hoặc câu hỏi.
- Rèn kĩ năng thông qua các bài tậpnghe.
2. Các hình thức luyện tập:
Các hình thức luyện tập
Bài tập viết
Bài tập nghe
 Bài tập nói
1. Bài tập nghe: Gồm các tiết:
- Tuần 4: Nghe kể: dại gì mà đổi.
- Tuần 7: Nghe kể: Không nỡ nhìn.
- Tuần 11: Nghe kể: Tôi có đọc đâu.
- Tuần 14: Nghe kể: Tôi cũng như bác.
- Tuần 15: Nghe kể: Giấu cày.
- Tuần 16: Nghe kể: Kéo cây lúa lên.
- Tuần 19: Nghe kể: Chàng trai Phù ủng.
- Tuần 21: Nghe kể: Nâng niu từng hạt giống.
- Tuần 24: Nghe kể: Người bán quạt may mắn.
- Tuần 34: Nghe kể: Vươn tới các vì sao.
* Yêu cầu các bài tập nghe:
- Học sinh hiểu nội dung câu chuyện, thuật lại được câu chuyện một các mạnh dạn, tự tin.
- Học sinh thấy cái hay, cái đẹp, cái cần phê phán trong câu truyện. 
- Biết diễn đạt rõ ràng thành câu, dễ hiểu.
- Giọng kể phù hợp nội dung từng câu truyện.
2. Bài tập nói: Gồm các tiết;
- Tuần 1: Nói về đội TNTP.
- Tuần 5: Tập tổ chức cuộc họp.
- Tuần 6: Kể lại buổi đầu em đi học.
- Tuần 8: kể về người hàng xóm.
- Tuần 11: Nói về quê hương.
- Tuần 12: nói về cảnh đẹp đất nước.
- Tuần 15: Giới về tố em.
- Tuần 16: Nói về thành thị, nông thôn.
- Tuần 20: Báo cáo hoạt động.
- Tuần 21: Nói về tri thức.
- Tuần 22: Nói về người lao đông trí óc.
- Tuần 25: Kể về lễ hội.
- Tuần 26: Kể về một ngày hội.
- Tuần 28: Kể lại một trận thi đấu thể thao.
- Tuần 32: Nói về bảo vệ môi trường.
* Yêu cầu: - Mọi học sinh nói đúng và rõ ý, diễn đạt rõ ràng dễ hiểu.
- Học sinh nói theo nội dung, chủ đề cho trước.
- Nõi thành câu, biết cách dùng từ chân thực.
- Nói thành đoạn văn.
3. Bài tập viết: Gồm các tiết: 
- Tuần 1: Điền vào tờ giấy in ...  dẫn đọc đoạn 2 bài “ Cửa Tùng” Tiếng Việt 3 – Tập I. Tôi tiến hành như sau : 
Trước hết tôi chép sẵn câu văn dài ra bảng phụ.
- Cho học sinh đọc nối tiếp bài đọc lần hai.
- Sau khi học sinh đọc xong đoạn thứ hai tôi hỏi ;
? Hãy tìm và đọc lại những câu văn dài có trong đoạn vừa đọc.
+ Học sinh tìm và đọc- Giáo viên đưa bảng phụ chép 3 câu văn dài : 
“ Diệu kì thay, trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.” 
- Học sinh đọc thầm lại đoạn văn. Giáo viên hỏi khi đọc câu văn này cần ngắt hơi và nghỉ hơi sau những tiếng nào?
- Học sinh được phép tranh luận trình bày ý kiến của mình, sau đó giáo cùng cả lớp nhận xét rồi đi đến kết luận và dùng phấn màu vạch cách ngắt nghỉ như sau : 
“ Diệu kì thay,/ trong một ngày,/ Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển.// Bình minh,/ mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển,/ nước biển nhuộm màu hồng nhạt.// Trưa,/ nước biển xanh lơ/ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.//” 
- Tiếp theo tôi cho học sinh đọc lại câu văn trên, sau đó đọc lại đoạn văn có chứa câu văn rồi mới ghép vào bài.
Đối với các bài đọc thuộc thể thơ tôi cũng tiến hành tương tự để HS tự mình tìm ra cách ngắt nghỉ hơi. Từ đó biết cách đọc đúng và bước đầu thể hiện cái hay, cái đẹp của bài.
Ví dụ : bài nhớ Việt Bắc của Tố Hữu ( Tiếng Việt 3 – Tập I ) 
2- 4 ( với các câu 6 ) 
2- 2 – 4 và 4- 4 ( với các câu 8 ) 
Ngoài ra, để rèn đọc cho HS có thói quen đọc đúng tốc độ, tôi thường cho HS luyện đọc trong nhóm ( hoặc theo cặp ) để HS tự sửa chữa và bổ sung cho nhau. Đó là bước cuối cùng trước khi giáo viên đọc mẫu để chuyển sang phần tìm hiểu bài.
Bước 3 : Rèn đọc diễn cảm
Đây là bước làm quen đối với học sinh lớp 3, là tiền đề là nền móng để học sinh tiếp cận chuẩn bị tốt khả năng đọc của mình khi học tập đọc lớp 4- 5. Đọc diễn cảm là thể hiện chất lượng đọc cao nhất đối với HS Tiểu học. Đọc diễn cảm là sự kết hợp đầy đủ giữa đọc đúng, đọc lưu loát, đọc hay và sự cảm nhận cái hay, cái đẹp cả về nội dung và nghệ thuật của bài đọc mà người đọc thể hiện, đồng thời phải bộc lộ được tư tưởng, tình cảm của tác giả.
Như vậy muốn rèn đọc diễn cảm thì trước hết phải rèn cho HS thực hiện tốt 2 bước đã nêu ở trên. Sau đó tôi hướng dẫn HS hiểu được nội dung bài đọc thông qua phần tìm hiểu bài để cảm nhận cái hay, cái đẹp của bài đó. Bởi vì muốn đọc hay, đọc diễn cảm thì HS phải hiểu bài đọc nói về cái gì ? Nói lên điều gì? Thông qua các chi tiết, từ ngữ, hình ảnh nào? Tính cách của từng nhân vật ra sao? Từ đó, biết nhấn giọng ở những từ ngữ quan trọng, biết đọc cao giọng hay hạ thấp giọng theo từng loại câu ( câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm ) và thể hiện giọng đọc ( hào hứng, vui tươi hay trầm lắng ...) cho phù hợp.
Khi cho học sinh tìm hiểu nội dung bài, tôi thường kết hợp khai thác cả nghệ thuật nhất là những từ gợi tả, gợi cảm ( nhân hoá, so sánh ) và từ “ thần” cần được học sinh phát hiện để khi đọc cần nhấn giọng. Sau khi học sinh đã hiểu được nội dung bài, tôi mới đi hướng dẫn đọc diễn cảm. Để rèn đọc diễn cảm tôi thường tiến hành theo quy trình sau : 
+ Giáo viên hoặc học sinh khá đọc mẫu.
+ Giáo viên đọc câu hỏi hướng dẫn gợi mở để HS tìm ra cách đọc, giọng đọc nhằm diễn tả nội dung tốt nhất.
+ Học sinh luyện đọc.
+ Học sinh thi đọc.
Vì nội dung các bài tập đọc dài nên ở từng tiết tôi chỉ chọn và hướng dẫn các em luyện đọc một đoạn ( tuỳ tình hình thực tế ) còn các đoạn khác, tôi yêu cầu các em tự luyện đọc và kiểm tra vào tiết sau.
Chẳng hạn : Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn : 
“ Diệu kì thay, trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.” Bài Cửa Tùng (Tiếng Việt 3 – Tập I ) tôi tiến hành như sau :
+ ở bước tìm hiểu bài, tôi đặt câu hỏi để học sinh thấy được vẻ đẹp đặc biệt của Cửa Tùng thông qua việc phát hiện tác giả dùng những từ gợi tả :
 Đỏ ối, hồng nhạt, xanh lơ, xanh lục.
+ Sau khi HS đã hiểu được những ý nêu trên đến phần luyện đọc diễn cảm, tôi chép khổ thơ ra bảng phụ, gọi 1 HS khá đọc rồi đặt câu hỏi:
? Bạn đọc với giọng thế nào?
? Bạn nhấn giọng ở những từ ngữ nào? – GV gạch chân từ ngữ đó.
Tiếp theo tôi cho học sinh luyện đọc diễn cảm theo nhóm. Cuối cùng tôi cho các nhóm thi đọc và chọn ra những nhóm, những cá nhân đọc tốt nhất.
Đối với những văn bản có lời thoại, tôi hướng dẫn các em đọc phân biệt lời các nhân vật, lời người dẫn truyện, cũng có thể luyện đọc theo lối phân vai làm cho không khí lớp học thêm sinh động. Tuy nhiên giáo viên phải là người “đạo diễn” giúp HS hiểu rõ tính cách của nhân vật thì mới có thể đọc hay được.
Ví dụ đọc bài : Người liên lạc nhỏ ( Đoạn 3 + đoạn 4 )
Tôi cho 2 học sinh đọc lời của 3 nhân vật : Lời người dẫn truyện, lời của Tây đồn, lời của Kim Đồng đọc một lượt.
Học sinh thảo luận nêu cách đọc: Cần thể hiện đúng tâm trạng của từng nhân vật.
Ví dụ : Lời Tây đồn : Trơ tráo, xấc xược : Bé con đi đâu sớm thế? Lời Kim Đồng : Bình thản, tự nhiên : “ Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm.” Lời người dẫn truyện: Vui, phấn khởi thể hiện sự coi thường giặc ngu ngốc, khâm phục hai bác cháu : “ Mắt giặc tráo trưng mà hoá thong manh. Hai bác cháu đã ung dung đi qua trước mặt chúng. Những tảng đá ven đường sáng hẳn lên như vui trong nắng sớm”.
Sau đó tôi cho từng tốp học sinh phân vai luyện đọc và cuối cùng cho HS thi đọc diễn cảm. Trong quá trình HS đọc giáo viên nghe, sửa và có thể đọc mẫu ( Tuỳ tình hình thực tế ).
Tóm lại tuỳ từng bài mà trước khi hướng dẫn đọc diễn cảm giáo viên có thể đọc mẫu để học sinh đọc lại. Khi học sinh đọc giáo viên lưu ý rèn cách ngắt nhịp, nghỉ hơi, nhấn giọng từ quan trọng và đọc đúng ngữ điệu của từng loại câu. Khi đọc, nếu học sinh đọc chưa đúng cho học sinh dừng lại rồi gợi mở để học sinh đọc cho đúng, cho hay. Sau khi học sinh đó đọc xong nên cho học sinh khác nhận xét bổ sungvà có thể đọc lại những chỗ bạn đọc cho đúng.
IV- Kết quả:
Sau một thời gian dụng các biện pháp rèn đọc trên cùng với sự nỗ lực của học sinh, tính kiên trì, tận tuỵ của giáo viên, tôi nhận thấy chất lượng đọc của học sinh được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt là đọc sai về âm, vần, thanh, sai tốc độ giảm đi rất nhiều. Số lượng học sinh đọc hay, đọc diễn cảm tăng lên đáng kể.
Cuối kỳ I tôi tiến hành khảo sát chất lượng đọc thông qua bài : Mồ Côi xử kiện ( tiếng Việt 3- Tập I ) kết quả như sau:
 Điểm giỏi
 Điểm khá
 Điểm trung bình
 Điểm yếu
Số lượng
 Tỷ lệ
Số lượng
 Tỷ lệ
Số lượng
 Tỷ lệ
Số lượng
 Tỷ lệ
 6/31
19,3%
 11/31
35,4%
 10/31
32,3%
 4/31
13%
 Điểm giỏi
 Điểm khá
Điểm trung bình
 Điểm yếu
Số lượng
 Tỷ lệ
Số lượng
 Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
 8/31
25,8%
 13/31
42%
 9/31
29%
 1/31
3,2%
Vẫn tiếp tục tiến hành các biên pháp nêu trên đến đợt kiểm tra định kỳ lần 3 kết quả thu được là:
Trong đó : Sai âm đầu : 1 em
 Sai thanh : 1 em
 Sai tốc độ : 0 em
Nguyên nhân vẫn còn học sinh đọc sai là do các em bị ngọng. Do đó đòi hỏi phải có thời gian vì đây là cả một quá trình rèn đọc.
Tóm lại : Bằng kết quả thực tế này, tôi nhận thấy việc áp dụng những biện pháp, hình thức rèn đọc cho học sinh như đã nêu ở trên là có hiệu quả.
C- Phần III- Kết thúc vấn đề:
I. những kinh nghiệm của bản thân:
1, Giáo viên cần quan tâm tới từng đối tượng học sinh, nhất là những em đọc kém.
2, Rèn cho các em thói quen đọc và tìm hiểu bài ở nhà trước khi đến lớp.
3, Hướng dẫn và rèn kĩ năng đọc thầm trước khi đọc thành tiếng.
4, Giáo viên phải luyện phát âm gọn, rõ, chuẩn, để đọc diễn cảm thực sự là đọc “ mẫu” cho học sinh.
5, Phải rèn từng bước từ thấp đến cao ( Luyện đọc câu, luyện đọc đoạn rồi toàn bài. )
6, Giáo viên chỉ là người hướng dẫn gợi mở để học sinh phát hiện ra cách đọc.
7, Cần xác định được mục tiêu của mỗi tiết học tập đọc: Luyện đọc là khâu chủ yếu.
8, Chia nhóm học tập, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng tổ chức thi đọc diễn cảm giữa các nhóm.
9, Cần kết hợp rèn đọc thông qua tất cả các tiết học khác và trong giao tiếp hàng ngày.
10, Kết hợp với phụ huynh để học sinh rèn đọc ở nhà.
11, Khuyến khích học sinh dọc thêm sách, báo, truyện phù hợp với lứa tuổi.
II. Một số ý kiến đề nghị:
Mặc dù kết quả đạt được cũng khá khả quan song trong quá trình thực hiện, bản thân tôi cũng còn gặp một số khó khăn. Do vậy tôi xin đề xuất một vài ý kiến sau:
1. Mở lớp bồi dưỡng, tập huấn phương pháp dạy tập đọc để giáo viên được vận dụng vào học tập và giảng dạy.
2. Tổ chức hội thi “ Đọc diễn cảm” đối với học sinh Tiểu học và với cả giáo viên.
Kết luận chung:
Tiếng Việt là một trong những môn học cơ bản, góp phần hình thành nên 4 kĩ năng chính cho học sinh Tiểu học : Nghe - nói - đọc – viết. Tiếng Việt còn là phương tiện cho quá trình giao tiếp và tư duy. Mặt khác thông qua môn Tiếng Việt bồi dưỡng cho học sinh những hiểu biết về tự nhiên, về xã hội về cuộc sống xung quanh. Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của Tiếng Việt, các em càng thêm yêu quý cuộc sống hơn. Song để thấy được cái hay, cái đẹp đó thì học sinh phải hiểu biết thể hiện bằng giọng đọc của chính mình. Bởi vậy đọc thông, viết thạo là một trong những mục tiêu cần đạt được ở bậc tiểu học. Cho nên mỗi giáo viên chúng ta cần phải nghiên cứu, tìm tòi sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tuỳ theo năng lực của mình, phải vận dụng những vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học trong từng tiết dạy để nâng cao chất lượng đọc cho học sinh.Tuy nhiên dù vận dụng phương pháp nào đi chăng nữa thì vẫn phải đảm bảo nguyên tắc : Dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động học của học sinh, vừa cải tiến phương pháp dạy học cổ truyền, vừa vận dụng phương pháp dạy học mới phù hợp với môn học và từng đối tượng học sinh.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc rèn đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh lớp 3. Rất mong được sự góp ý của các cấp quản lý và của các đồng nghiệp để tôi có điều kiện nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của mình và từng bước đưa chất lượng học tập của học sinh ngày một khởi sắc. 
 Tôi xin trân trọng cảm ơn!
 Duy Minh, Ngày 15 tháng 4 năm 2009
 Người viết
 Nguyễn Thị Thanh Thuỷ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem cap huyen.doc