Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo phương pháp "bàn tay nặn bột" ở Tiểu học - Đình Quốc Nguyễn

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo phương pháp "bàn tay nặn bột" ở Tiểu học - Đình Quốc Nguyễn

 Phương pháp “Bàn tay nặn bột” (BTNB) là phương pháp dạy học khoa học dựa trên cơ sở của sự tìm tòi - nghiên cứu, áp dụng cho việc dạy học các môn tự nhiên. Thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột”, dưới sự giúp đỡ của GV, chính HS tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều ttra để từ đó hình thành kiến thức cho mình.

 Mục tiêu của phương pháp BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của HS. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp BTNB còn chú ý nhiều đến việc hình thành năng lực nghiên cứu khoa học; rèn luyện kĩ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho HS.

 

docx 5 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 06/07/2022 Lượt xem 395Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo phương pháp "bàn tay nặn bột" ở Tiểu học - Đình Quốc Nguyễn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ
DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT”
Ở TIỂU HỌC
  1. Khái quát về phương pháp “Bàn tay nặn bột”:
          Phương pháp “Bàn tay nặn bột” (BTNB) là phương pháp dạy học khoa học dựa trên cơ sở của sự tìm tòi - nghiên cứu, áp dụng cho việc dạy học các môn tự nhiên. Thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột”, dưới sự giúp đỡ của GV, chính HS tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều ttra để từ đó hình thành kiến thức cho mình.
        Mục tiêu của phương pháp BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của HS. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp BTNB còn chú ý nhiều đến việc hình thành năng lực nghiên cứu khoa học; rèn luyện kĩ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho HS.
2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiên dạy theo pp bàn tay nặn bột
1. Thuận lợi: a, Giáo viên:
- Tất cả GV đều được tham gia tập huấn
- Đội ngũ GV nhiệt tình luôn quan tâm đến HS, sẵn sàng áp dụng, vận dụng PP vào giảng dạy.
- Sử dụng tốt trang thiết bị dạy học sẵn có và tự làm đơn giản, dễ tìm để áp dụng vào tiết học.
- GV sử dụng PPBTB linh hoạt, sáng tạo.
b, Học sinh: - Đa số HS chăm ngoan, có ý thức học tốt.
- PP này HS được tham gia tự dặt câu hỏi, tự giải quyết vấn đề thông qua thực hành thí nghiệm, rồi tự đưa ra đánh giá, thảo luận so sánh kết quả với các bạn trong nhóm để đi đến kết luận kiến thức. Đa số các em hào hứng, thích thú muốn tự khám phá, tự chiếm lĩnh kiến thức trong quá tring tiết học, hiểu bài sâu hơn.
- Rèn luyện được kĩ năng giao tiếp, diễn đạt nói và viết, kĩ năng làm việc theo nhóm, làm việc tập thể, hợp tác trao đổi,
- Phát huy được tính say mê sáng tạo, giải quyết vấn đề.
2. Khó khăn: a, Giáo viên:
- GV còn lúng túng trong cách thức tổ chức dạy học môn TNXH theo PPBTNB như thế nào để học sinh đạt kết quả cao nhất trong học tập.
- GV chưa được thực hành, áp dụng nhiều với PPBTNB và đặc biệt chưa nắm rõ bản chất của PP nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng.
- Tài liệu hướng dẫn tham khảo, tài liệu hỗ trợ bước đầu còn hạn chế.
- Việc chuẩn bị bài dạy bằng phương pháp này tốn quá nhiều thời gian: Nghiên cứu bài dạy, soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học cho GV, học sinh
- SGK chưa phù hợp với cách dạy học theo PPBTNB, chưa kích thích được suy nghĩ của học sinh.
- GV xử lí chưa tốt trong việc điều hành hoạt động cá nhân, nhóm, trình độ học sinh chênh lệch nhau
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng được với PP dạy học này. Bàn ghế không phù hợp với cách dạy học theo nhóm, chưa có phòng thí nghiệm, chưa có đủ đồ dùng dạy học.
- Dạy học thường chiếm nhiều thời gian nên ảnh hưởng đến các môn học khác.
b, Học sinh: - Các em chưa quen với phương pháp này nên thường hay lúng túng, rụt rè trong quá trình học, tham gia thảo luận đưa ra ý kiến riêng mình.
- Một số HS trong nhóm còn chưa thật sự tập trung vào việc thảo luận nhóm, vẫn còn học sinh làm việc riêng hoặc chơi.
- HS chưa biết đặt câu hỏi sát với nội dung bài.
- Nhóm trưởng điều hành các hoạt động nhóm chưa năng động.
3.Tiến trình dạy học theo phương pháp BTNB: Có 5 bước:
a. Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
- Tình huống xuất phát hay tình huống nêu vấn đề là một tình huống do GV chủ động đưa ra như là một cách dẫn nhập vào bài học. Tình huống xuất phát phải ngắn gọn, gần gũi, dễ hiểu với HS. Tình huống xuất phát nhằm lồng ghép câu hỏi nêu vấn đề. Tuy nhiên, có trường hợp không nhất thiết phải có tình huống xuất phát mới đề xuất được câu hỏi nêu vấn đề.
- Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học. Câu hỏi nêu vấn đề  cần bảo đảm yêu cầu phù hợp với trình độ, gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tò mò, thích tìm tòi, nghiên cứu của HS nhằm chuẩn bị tâm thế cho HS trước khi khám phá, lĩnh hội kiến thức. GV phải dùng câu hỏi mở, tuyệt đối không được dùng câu hỏi đóng.
b. Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh
Làm bộc lộ quan niệm ban đầu hay biểu tượng ban đầu của HS để từ đó hình thành các câu hỏi hay các giả thuyết của HS là bước quan trọng, đặc trưng của phương pháp BTNB.
Trong bước này, GV khuyến khích HS nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình về sự vật, hiện tượng mới trước khi được học kiến thức đó.
Khi yêu cầu HS trình bày quan niệm ban đầu, GV có thể yêu cầu bằng nhiều hình thức biểu hiện của HS như: bằng lời nói, viết hay vẽ để biểu hiện suy nghĩ.
c. Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm.
- Đề xuất câu hỏi: Từ những khác biệt và phong phú về biểu tượng ban đầu của HS, GV giúp HS đề xuất câu hỏi từ khác biệt đó. Chú ý xoáy sâu vào những sự khác biệt liên quan đến kiến thức trọng tâm của bài học.
- Đề xuất phương án thực nghiệm nghiên cứu: Từ các câu hỏi được đề xuất, GV nêu câu hỏi cho HS đề nghị các em đề xuất thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu để tìm câu trả lời cho các câu hỏi đó. Sau khi HS đề xuất phương án thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, GV nêu nhận xét chung và quyết định tiến hành phương pháp thí nghiệm đã chuẩn bị sẵn. Trường hợp HS không đưa ra được phương án thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu thích hợp, GV có thể gợi ý hay đề xuất cụ thể phương án nếu gợi ý mà HS vẫn chưa nghĩ ra.
Có nhiều phương pháp như: quan sát, thực hành - thí nghiệm, nghiên cứu tài liệu,
d. Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu
Từ các phương án thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu HS đã nêu, GV khéo léo nhận xét và lựa chọn dụng cụ thí nghiệm hay các thiết bị dạy học thích hợp để HS tiến hành nghiên cứu.
Nếu phải làm thí nghệim thì ưu tiên thực hiện thí nghiệm trực tiếp trên vật thật. Một số trường hợp không thể tiến hành thí nghiệm trực tiếp trên vật thật có thể làm trên mô hình hoặc cho HS quan sát tranh vẽ.
Khi tiến hành thí nghiệm, GV nêu rõ yêu cầu và mục đích thí nghiệm hoặc yêu cầu HS cho biết mục đích của thí nghiệm chuẩn bị tiến hành. Sau đó GV mới phát các dụng cụ, vật liệu thí nghiệm tương ứng với hoạt động.
Các thí nghiệm được tiến hành lần lượt tương ứng với các mô đun kiến thức. Mỗi thí nghiệm được thực hiện xong, GV nên dừng lại để HS rút ra kết luận.
Khi HS làm thí nghiệm, GV bao quát lớp, quan sát từng nhóm. Nếu thấy nhóm hoặc HS nào đó làm sai theo yêu cầu thì GV chỉ nhắc nhở trong nhóm đó hoặc nói riêng với HS đó. GV nên yêu cầu cá nhân hoặc các nhóm thực hiện độc lập để tránh HS nhìn và làm theo cách của nhau.
e. Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức
Sau khi thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, các câu trả lời dần dần được giải quyết, các giả thuyết được kiểm chứng, kiến thức được hình thành, GV có nhiệm vụ tóm tắt, kết luận và hệ thống lại để HS ghi vào vở coi như là kiến thức của bài học.
Trước khi kết luận chung, GV nên yêu cầu một vài ý kiến của HS cho kết luận sau khi thực nghiệm. GV khắc sâu kiến thức cho HS bằng cách cho HS nhìn lại, đối chiếu lại với các ý kiến ban đầu trước khi học kiến thức mới.
4. Một số lưu ý trong dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”
1.Dạy học phải tự nhiên như quá trình tìm ra chân lý;
2. Với PPBTNB, kể cả HS đọc sách trước; học thêm trước hoặc biết trước kiến thức thì chưa chắc HS hiểu tường tận và đề xuất thí nghiệm chứng minh cho phát biểu đúng. HS sẽ lúng túng khi hỏi lại: vì sao em biết điều đó? Làm thế nào để em có thể chứng minh kết luận của em đúng?. Nếu dạy trước thì tiết học không hấp dẫn;
3. PPBTNB chú trọng đến quan niệm ban đầu của học sinh về kiến thức mới sẽ học.
4. Sử dụng vở thí nghiệm (vở nghiên cứu), như là một phương tiện rèn ngôn ngữ, tập ghi chép nghiên cứu khoa học;
5. Sử dụng PPBTNB không được nhận xét quan điểm của ai đúng, ai sai. Thông qua thí nghiệm, chính HS sẽ tự đánh giá đúng hay sai.
6. PPBTNB áp dụng chủ yếu cho dạy khoa học tự nhiên, công nghệ, khoa học TN, các chủ đề gắn với đời sống thực tiễn của HS;
7. Trong chương trình hiện nay có bài học áp dụng cả bài, có bài chỉ áp dụng một phần.
5, Ví dụ minh họa về áp dụng pp bàn tay nặn bột trong môn TNXH lớp 3
Tự nhiên xã hội
LÁ CÂY
I/ Mục tiêu:  Học sinh biết được:
  Cấu tạo ngoài của lá cây.
- Sự đa dạng về hình dạng, độ lớn và màu sắc của lá cây.
II/ Đồ dùng dạy học: 
GV:  sưu tầm 1 số loại lá cây khác nhau...
        bảng nhóm
HS: Giấy, bút chì, bút màu
III. Hoạt động dạy học
 A. Bài cũ: 3 phút
 Mỗi cây thường có các bộ phận nào?
HS nhận xét, GV nhận xét
 B. Bài mới    
1. Giới thiệu bài : 2 phút
 Các em đã được học về rễ cây, thân cây. Hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu một bộ phận nữa của cây là lá cây  
Gv ghi mục bài lên bảng - Lá cây
HS nhắc lại hôm nay ta học bài gì?  
2. Hoạt động dạy học: 28 phút
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề :
 Các em được biết rất nhiều loại lá . Bây giờ mỗi em hãy nhớ lại xem lá cây có màu gì, lá cây có những bộ phận nào, lá cây có hình dạng và độ lớn như thế nào ? các em suy nghĩ và nêu dự đoán của mình.
                Chia nhóm theo chỗ ngồi
Bước 2. Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh.
GV: Trước khi thảo luận nhóm, các em mô tả bằng hình vẽ (hoặc bằng lời) những hiểu biết ban đầu của mình về màu săc, hình dạng, cấu tạo của lá cây
– Sau đó tổ  chức thảo luận nhóm 4 để đưa ra dự đoán.
*Cho các nhóm đưa ra dự đoán trước lớp 
 Bước 3. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi:
  a, Đề xuất câu hỏi :
 Cho HS đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu
     Chúng ta đã quan sát và nghe các nhóm trình bày, ai có thắc mắc gì về hình dạng, độ lớn và màu sắc của lá cây?
 GV tổng hợp các câu hỏi phù hợp với nội dung tìm hiểu về hình dạng, màu sắc, kích thước, cấu tạo của lá cây:
? Các loại lá cây có màu sắc như thế nào?
? Các loại lá cây có hình dạng như thế nào?
? Các loại lá cây có kích thước ra sao?
? Lá cây gồm những bộ phận nào?
 b, Đề xuất phương án thực nghiệm.
Để trả lời các câu hỏi này nhằm tìm hiểu về màu sắc, hình dạng, kích  thước  và cấu tạo của lá cây có thể lựa chọn phương án nào?
 Có nhiều cách................nhưng ở đây cô đã có sẵn một số lá cây, ta chọn phương án nào thuận lợi nhất ?
Cho HS lên bàn cô lấy lá cây về quan sát
Bước 4.Thực hiện phương án tìm tòi
 - Lần lượt tổ chức cho HS  tiến hành quan sát vật thật và viết nội dung trả lời các câu hỏi thắc mắc ở trên.
 Y/cầu trình bày kết quả thảo luận.
         + Nói về màu sắc, hình dạng, kích thước của những lá cây quan sát được..
         + Chỉ đâu là cuống lá, phiến lá
Bước 5. Kết luận và hợp thức hóa kiến thức:
Hướng dẫn HS so sánh với dự đoán ban đầu
  Gv : Qua đó các con rút ra kết luận gì ? 
  Gv nói đây chính là nội dung bài học hôm nay- 
Gọi 2 học sinh nhắc lại kết luận: 
   Lá cây thường có màu xanh lục, một số ít lá cây có màu đỏ hoặc vàng. Mỗi chiếc lá thường có cuống lá,phiến lá; trên phiến lá có gân lá.
Lá cây có rất nhiều hình dạng và độ lớn khác nhau.
Đây là kết luận SGK trang 87
Y/C mở SGK đọc
Y/C HS Viết vào vở
3. Củng cố, dặn dò : 2 phút
Liên hệ:Gv : ở vườn nhà em, bố mẹ em trông cây gì ? cây đó có lá màu gì ?
Vẻ đẹp của lá cây...
Gv : Để cho lá cây luôn tươi tốt chúng ta phải làm gì ? 
GV nhận xét giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_theo_phuong_phap_ban_tay_nan_b.docx