Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 4, lớp 5 đọc tốt, đọc diễn cảm

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 4, lớp 5 đọc tốt, đọc diễn cảm

MỞ ĐẦU :

1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu:

A. Cơ sở lí luận:

Như ta biết: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.”- Luật Giáo dục-1998

Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết.

“Phương pháp giáo dục tiểu học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dương phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”- Luật Giáo dục -1998

 Chương trình tiểu học có rất nhiều phân môn, trong đó phân môn Tiếng Việt là phân môn chiếm thời lượng giảng dạy nhiều nhất. Môn Tiếng Việt nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết ) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy.Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 

doc 13 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 521Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 4, lớp 5 đọc tốt, đọc diễn cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC KRÔNG NÔ
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN QUỐC TOẢN
* * * * *
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
GIÚP HỌC SINH LỚP 4 , LỚP 5
ĐỌC TỐT , ĐỌC DIỄN CẢM
NGƯỜI THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ LOAN
TÂN THÀNH – 2010
TT
NỘI DUNG
TRANG
1
Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 
Trang 2 
2
A. Cơ sở lí luận B. Cơ sở thực tiễn 
trang 3
trang 3-4
3
2. Mục đích sáng kiến kinh nghiệm 
Trang 4
4
3. Đối tượng nghiên cứu – Phạm vi nghiên cứu 
trang 5
5
4. Kế hoạch nghiên cứu 
trang 5
6
PHẦN II: NỘI DUNG:
7
CHƯƠNG I:
ĐỌC DIỄN CẢM – NHỮNG YẾU TỐ LIÊN QUAN
8
1. Thế nào là đọc diễn cảm ? 
trang 6
9
2 .Nguyên tắc đọc diễn cảm 
trang 6
10
3. Ý nghĩa của đọc diễn cảm 
trang 6-7
11
4. Những yếu tố liên quan đến đọc diễn cảm 
trang 7-8
12
CHƯƠNG II:
GIÚP HỌC SINH LỚP 4, LỚP 5 ĐỌC TỐT, ĐỌC DIỄN CẢM 
trang 9-15
13
CHƯƠNG III:
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ 
trang 16
14
PHẦN III: KẾT LUẬN 
trang 17-18
15
TƯ LIỆU THAM KHẢO 
trang 19
MỤC LỤC
* * * *
PHẦN I: 
MỞ ĐẦU :
1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu:
A. Cơ sở lí luận:
Như ta biết: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.”- Luật Giáo dục-1998
Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết.
“Phương pháp giáo dục tiểu học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dương phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”- Luật Giáo dục -1998
 Chương trình tiểu học có rất nhiều phân môn, trong đó phân môn Tiếng Việt là phân môn chiếm thời lượng giảng dạy nhiều nhất. Môn Tiếng Việt nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết ) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy.Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
B. Cơ sở thực tiễn:
Trong những năm gần đây, vấn đề phát triển tính tích cực sáng tạo của học sinh đang là mục tiêu lớn nhất của giáo dục, đặc biệt là giáo dục ở bậc Tiểu học. “Việc đọc diễn cảm trong nhà trường như một quá trình sáng tạo, trong đó học sinh đóng vai trò tích cực”(“Nghệ thuật đọc diễn cảm”-Vũ Nho-Tr 43).
	Tiếng Việt là môn học không thể thiếu ở trường tiểu học . Trong Tiếng Việt, phân môn Tập đọc là một phân môn đóng vai trò vô cùng quan trọng việc phát triển kĩ năng nghe, đọc của học sinh . Mục đích lớn nhất của phân môn này là giúp học sinh phát triển kĩ năng đọc, bao gồm : đọc đúng, đọc trôi chảy , đọc diễn cảm đoạn văn ( bài văn ), đoạn thơ ( bài thơ ) trong chương trình tiểu học.
	Thực tế hiện nay, khi đọc một đoạn văn ( bài văn ) hay một đoạn thơ ( bài thơ ), đa số học sinh thường đọc một mạch, đọc cho hết chữ, ít quan tâm đến việc ngừng, nghỉ, ngắt nhịp, học sinh chủ yếu đọc cho hết hơi thì dừng lại mà không quan tâm đến việc mình ngắt nghỉ như vậy đã phù hợp hay chưa. Đồng thời, khi đọc, các em ít chú ý đến giọng đọc, nên khi các em thể hiện bài đọc thường đọc với giọng đều đều , ít hoặc không có ngữ điệu . Như vậy , có thể thấy rằng thực tế hiện nay, đa số học sinh chỉ mới dừng lại ở mức đọc đúng, đọc trôi chảy, rất ít học sinh đạt đến mức đọc tốt, đọc diễn cảm được một cách trọn vẹn, hoàn chỉnh bài đọc của mình. Trong khi đó yêu cầu của “Chuẩn Kiến thức - Kĩ năng” mà Bộ Giáo dục ban hành năm 2009 là hầu hết các bài Tập đọc trong chương trình lớp 4, lớp 5 đều phải đọc diễn cảm . Hơn nữa, đối tượng học sinh của chúng ta chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu số, ngôn ngữ giao tiếp chính của các em là tiếng mẹ đẻ (Dao, Thái ), nên khi nói, đọc tiếng Việt các em gặp khó khăn hơn những học sinh khác, việc đọc diễn cảm một đoạn văn, đoạn thơ lại càng khó khăn hơn với các em rất nhiều.. Điều này đồng nghĩa với việc đa số học sinh của chúng ta chưa đảm bảo được yêu cầu đọc của “Chuẩn Kiến thức – Kĩ năng” !
2. Mục đích sáng kiến kinh nghiệm:
Trước thực tế đó, bản thân là một giáo viên trực tiếp giảng dạy học sinh lớp 4, lớp 5 trong thời gian qua, với mong muốn góp phần giúp học sinh hạn chế những khuyết điểm trong khi đọc, tiến tới đọc tốt, đọc diễn cảm, đạt được yêu cầu của “Chuẩn kiến thức- Kĩ năng”, cũng như là giúp học sinh học tốt hơn môn Tập đọc nói riêng cũng như môn Tiếng Việt nói chung, tôi mạnh dạn đưa ra một số cách giúp học sinh đọc tốt, đọc diễn cảm dựa trên những kinh nghiệm bản thân đúc rút được trong quá trình giảng dạy .
3 . Đối tượng nghiên cứu – Phạm vi nghiên cứu:
	Để có được những cách giúp hoc sinh đọc tốt, đọc diễn cảm ta cần nắm rõ những yếu tố liên quan đến khả năng đọc của học sinh. Từ đó đi vào tìm hiểu những yếu tố này để có được cách phù hợp nhất với học sinh để giúp học sinh đọc tốt , đọc diễn cảm .
Có rất nhiều yếu tố liên quan đến khả năng đọc điễn cảm của học sinh tiểu học như : ngữ điệu giọng đọc, sắc thái giọng đọc, ngắt giọng khi đọc, ngắt giọng thi ca , nhịp điệu đọc, nhấn giọng , nét mặt ,, đặc điểm giọng đọc , giọng nói của học sinh , yếu tố tâm lí học sinh khi đọc  Ở phạm vi đề tài này tôi chỉ nêu ra môt số cách giúp học sinh đọc tốt , đọc diễn cảm trên cơ sở tìm hiểu một số yếu tố như: ngữ điệu , sắc thái giọng , ngắt giọng , ngắt giọng thi ca , nhịp điệu , nhấn giọng của học sinh trong quá trình đọc .
Đối tương học sinh được tìm hiểu ở phạm vi đề tài này là học sinh lớp 4, lớp 5.
4. Kế hoạch nghiên cứu:
Theo dõi mức độ tiến bộ về khả năng đọc (đọc chưa đạt, đọc đạt mức độ trung bình, đọc đúng, đọc tốt, đọc diễn cảm) của học sinh lớp 4 năm học 2008-2009 và học sinh lớp 5 năm học 2009-2010 (học sinh lớp 4 lên lớp).
* * * * *
PHẦN II: NỘI DUNG:
CHƯƠNG I:
ĐỌC DIỄN CẢM .
NHỮNG YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỌC DIỄN CẢM
Thế nào là đọc diễn cảm ?
Đọc diễn cảm là nghệ thuật đọc văn , thơ làm toát lên được tình cảm chứa đựng trong bài để truyền tình cảm đó đến người nghe .
Đọc diễn cảm thể hiện ở kĩ năng làm chủ ngữ điệu để biểu đạt ý nghĩa , tình cảm mà tác giả gửi gắm trrong tác phẩm .
Đọc điễn cảm thể hiện năng lực đọc cao trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát .
Nguyên tắc đọc diễn cảm :
Để đọc diễn cảm được bài văn ( đoạn văn ), bài thơ ( đoạn thơ ) người đọc cần hiểu rõ bài đọc , nắm được nội dung, ý tưởng, ý nghĩa của bài đọc, đồng thời có mong muốn diễn đạt lại những gì mình cảm nhận được từ tác phẩm để người nghe hiểu và có được những cảm nhận như mình về tác phẩm đó .
Ý nghĩa của đọc diễn cảm :
Đọc diễn cảm một bài văn ( đoạn văn ), một bài thơ ( đoạn thơ ) giúp ta khám phá được nhiều điều thú vị mà việc đọc thầm bằng mắt không thể nhận thấy hết được .
Đọc diễn cảm phát triển trí tưởng tượng của học sinh, giúp học sinh hiểu sâu săc hơn giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Đọc diễn cảm (ở tường tiểu học ) còn là phương tiện quan trọng chống lại lối học vẹt của học sinh , đặc biệt là học sinh lớp 4, lớp 5. Học sinh đọc diễn cảm được bài văn ( đoạn văn ) , bài thơ ( đoạn thơ ) đồng nghĩa với viêc học sinh đã lĩnh hội được tác phẩm đó không những bằng trí nhớ mà còn bằng cả cảm xúc, tình cảm .
Những yếu tố liên quan đến đọc diễn cảm :
Ngữ điệu :
Ngữ điệu là sự biến đổi lên xuống của giọng nói, giọng đọc: độ mạnh, độ cao, độ nhanh.
Sắc thái giọng :
Sắc thái giọng là sự thể hiện những trạng thái khác nhau của giọng đọc : vui , buồn , diu dàng , trầm lắng , tha thiết , gay gắt 
Ngắt giọng :
Ngắt giọng là việc tạm ngừng , nghỉ trong khi đọc nhằm tạo sự mạch lạc cho giọng đọc , bộc lộ cảm xúc , ý tưởng của câu văn , câu thơ .
Ngắt giọng gồm ngắt giọng logic (ngắt giọng theo dấu câu) và ngắt giọng biểu cảm (ngắt giọng theo ý thơ, cảm xúc thơ).
Ngắt giọng thi ca :
Đây là ngắt giọng đặc trưng của thơ: ngắt giọng theo dòng thơ , ý thơ, nhịp thơ , vần thơ bộc lô cảm xúc tự nhiên đặc trưng của thơ .
Nhịp điệu :
Nhịp điệu là tốc độ nhanh chậm kết hợp với sự trầm bổng của giọng đọc . ( Trong một số bài thơ yếu tố này có thể nâng lên thành nhạc điệu ) .
Nhấn giọng :
Nhấn giọng là việc đọc nhấn, đọc mạnh ở từ, cụm từ quan trọng mang sắc thái ý nghĩa, sắc thái tình cảm của câu .
*Đối tượng học sinh lớp 1, 2, 3 (giai đoạn đầu của chương trình Tiểu học) vốn ngôn ngữ của các em chưa nhiều, chỉ mới bước đầu làm quen với đọc diễn cảm. Đối tượng học sinh lớp 4, lớp 5 vốn ngôn ngữ của các em đã hình thành, tư duy trừu tượng của các em đã và đang phát triển, vì vậy ta có thể vận dụng những yếu tố trên trong quá trình giảng dạy để giúp học sinh đọc tốt, đọc diễn cảm.
* * * * *
CHƯƠNG II :
GIÚP HỌC SINH LỚP 4 , LỚP 5
ĐỌC TỐT , ĐỌC DIỄN CẢM .
Muốn giúp học sinh đọc tốt , đọc diễn cảm trước hết người giáo viên phải nắm vững những yếu tố liên quan đến đọc diễn cảm , từ đó vận dụng phù hợp với từng đối tượng học sinh để giúp học sinh hạn chế những thói quen không đúng khi đọc, có như vậy mới có thể giúp học sinh đọc tốt , đọc diễn cảm .
Trong thực tế hiện nay, đa số giáo viên chúng ta khi dạy phân môn Tập đọc đều thực hiện theo quy trình : luyện đọc - tìm hiểu bài - luyện đọc diễn cảm , chỉ một số ít bài là vừa luyện đọc vừa tìm hiểu bài , ví dụ như : “Ở Vương quốc Tương lai” ( Tiếng Viêt 4 - Tập 1 - Trang 70 ) . Như vậy, có thể thấy rằng trước khi đọc diễn cảm học sinh phải đọc đúng , đọc trôi chảy , hiểu điều mình đọc, khám phá những tư tưởng và tình cảm tiềm ẩn (nội dung, ý nghĩa) của bài đọc sau đó mới có thể đọc diễn cảm , đọc thể hiện tình những gì mình cảm nhận được để người nghe hiểu và cũng có những cảm nhận như mình .
“Một nhà sư phạm nói: Từ ngữ tác động mạnh mẽ đến trái tim. Nó có thể trở nên mềm mại như bông hoa đang nở hay như nước thần chuyển tải niềm tin và sự đôn hậu. Một từ ngữ thông minh và hiền hòa tạo ra niềm vui, một từ ngữ ngu xuẩn hay tàn ác, thiếu suy nghĩ và không lịch sự đem lại điều tai họa, gieo sự thiếu tin tưởng, làm giảm sức mạnh của tâm hồnNgữ điệu phát ra cũng không kém ý nghĩa, n ... ột số từ ngữ , ít có có trường hợp đọc thay đổi ngữ điệu liên tục như ở thơ và một số bài đọc thuộc thể lọai văn bản nghệ thuật . Ví dụ như bài : “Những hạt thóc giống ” (TV 4 - Tập 1 - Trang 46), “Nỗi dằn vặt của Anđrâyca ”, đoạn “Anđrâyca lên 9mang về nhà ” (TV 4 –Tập 1 – Trang104), “Rất nhiều mặt trăng” (TV 4 – Tập 1 – Trang ), “Dù sao trái đất vẫn quay ”(TV 4 – Tập 2 - Trang 85, 86), “Vương quốc vắng nụ cười ”, đoạn “ Triều đìnhtàn lụi ” (TV 4 – Tập 2 – Trang 144), “Những con sếu bằng giấy ” (TV 5 – Tập 1 - Trang 36, 37), “Buôn Chư Lênh đón cô giáo ” (TV 5 – Tập 1 – Trang144) đoạn “ Căn nhà sàn sau khi chém nhát dao ” 
Với những bài đọc thuộc dạng trên , việc chúng ta giúp học sinh xác định đúng thể loại của văn bản đọc khá quan trọng , điều này giúp học sinh xác định được giọng đọc phù hợp : đều, to, rõ ràng nhấn giọng vừa phải chứ không cần phải thay đổi giọng linh hoạt như ở thể loại văn bản nghệ thuật mà tôi đề cập đến tiếp sau đây.
Những bài đọc thuộc thể loại văn bản nghệ thuật, để giúp học sinh đọc diễn cảm ta cần hướng dẫn học sinh nắm vững ngữ điệu cũng như sắc thái giọng của đoạn đọc đó , tất nhiên ở đây yếu tố ngắt giọng hay nhấn giọng là không thể thiếu khi ta hướng dẫn học sinh đọc . (Với thể loại văn bản này ta không cần chú ý đến ngắt giọng thi ca bởi vì đây là yếu tố đặc trưng của thơ không có ở văn xuôi ) . Những bài đọc có lời thoại ta cần hướng dẫn học sinh giọng đọc phù hợp tính cách từng nhân vật . Những bài đọc thuộc thể loại chuyện kể chứa nội dung xúc động ta hướng đẫn học sinh chú ý sắc thái giọng cũng như nhấn giọng phù hợp . Khi học sinh đã nắm được các yếu tố như ngữ điệu , sắc thái giọng .. .ta tiếp tục cùng học sinh tìm hiểu nội dung , ý nghĩa đoạn đọc , bài đọc, từ đó có cách thể hiện phù hợp nhất, diễn tả được tình cảm, cảm xúc của đoạn, bài đọc đó cũng như tìm được sự đồng cảm từ phía người nghe (đạt được mục đích đọc diễn cảm bài đọc đó) .
Ví dụ minh họa :
Bài “ Người ăn xin ” (TV 4 – Tập 1 – Trang 30, 31) ta cần đọc với giọng tha thiết, xúc động, nghẹn ngào cùng với giọng đọc thay đổi cho phù hợp với cảm xúc , tuổi tác , lời thoại của từng nhân vật. Đoạn “Lúc ấy , tôi đang đi trên phố, một ông lão ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi ”: đọc giọng kể khá bình thản, nhấn giọng vừa phải ở từ “lọm khọm”. “Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt , đôi môi tái nhợt , áo quần tả tơi thảm hại biết nhường nào” : nhấn mạnh “đỏ đọc” , “giàn giụa nước mắt ” , “ tái nhợt ” , “ tả tơi ”, kéo dài giọng và nhấn giọng ở “ thảm hại”. “ Chao ơi ! biết nhường nào ”: đọc với giọng xúc động. “ Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra run lẩy bẩy ”: nhấn giọng và kéo dài ở “ vẫn đợi tôi ”, “ chìa ra ”, giọng xúc động, nghẹn ngào: “run lẩy bẩy”. Hay hạ thấp giọng , đọc chậm rãi rõ từng lời với câu : “ Cháu ơi , đã cho lão rồi” Người đọc cảm nhận được từ cậu bé , từ ông lão ăn xin sự đồng cảm giữa con người với con người, một sự đồng cảm, thương xót thật sự xuất phát từ tận đáy lòng cậu bé dành cho ông lão ăn xin xa lạ chỉ thoáng bất ngờ gặp trên đường phố. Đồng thời qua giọng đọc xúc động nghẹn ngào với ngữ điệu phù hợp từng nhân vật , tình cảm đó được truyền đến người nghe làm cho người nghe cũng có cảm xúc tương tự. ( Điều này chúng ta dễ dàng nhận thấy ở thực tế lớp học của mình, học sinh im lặng lắng nghe và có một khoảng lặng sau khi bài đọc đã dứt ).
Bài đọc “ Con sẻ ” (TV 4 –Tập 2 – Trang 90 , 91 ) , GV hướng dẫn học sinh giọng đọc , ngữ điệu từng câu , đoạn bài . Hai câu đầu bài đọc giọng kể , câu thứ ba đọc pha ít ngạc nhiên , nhấn giọng một số từ ngữ “chợt ”, “ tuồng như ” Câu thứ tư đọc giọng ngạc nhiên. Đoạn thứ hai đọc giọng kể lúc nhanh, lúc kéo dài. Đoạn thứ ba đọc giọng kể nhấn giọng vừa phải xen lẫn sự thán phục Bài đọc là một câu chuyện đầy xúc động về hình ảnh một con sẻ già bé nhỏ dũng cảm, xả thân cứu con mình trước cái mõm há rộng của con chó săn hung dữ, to lớn hơn nó rất nhiều. Tình mẫu tử thiêng liêng đã mang đến cho sẻ già bé nhỏ kia một sức mạnh, một sức mạnh vô hình mà như không có gì cản nổi, sức mạnh đó đã làm cho con chó săn to lớn, hung dữ từ tư thế tấn công dũng mãnh bỗng chuyển sang do dự, rụt rè. Hình ảnh con sẻ già tuy nhỏ bé nhưng vô cùng dũng cảm ấy đã làm cho người đọc lẫn người nghe xúc động và thán phục. Điều này tất nhiên sẽ không thể có được nếu bài này được thể hiện với giọng đọc đều đều , không cảm xúc, hình ảnh con sẻ già ấy sẽ nhanh chóng lướt qua tai người nghe rồi nhanh chóng biến mất mà chẳng để lại một cảm xúc nào. Học sinh đọc diễn cảm được bài đọc sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn về bài đọc và chắc chắn sẽ đọng lại trong trí nhớ học sinh lâu hơn, đồng thời tác dụng giáo dục mà bài đọc mang lại cũng sẽ sâu sắc hơn .
Hay với bài “Chuỗi ngọc lam” (TV 5 – Tập 1 – Trang 134 , 135 , 136 ) giọng đọc phù hợp với từng nhân vật là rất quan trọng . Cô bé Gioan được thể hiện với giọng hồn nhiên , ngây thơ có lúc pha lẫn sự vui vẻ hạnh phúc, đầy tự hào ở đoạn cô bé mở khăn tay và đổ lên bàn một nắm xu – tất cả số tiền mà cô bé có . Nhân vật Pie được thể hiện với giọng trầm tĩnh , có lúc pha chút ngạc nhiên (đoạn Pie tìm hiểu mục đích mua chuỗi ngọc của cô bé Gioan), có lúc lại nhẹ nhàng xúc động, đầy tình cảm (khi anh trao chuỗi ngọc cho chị của bé Gioan). Nhân vật cô gái, chị của Gioan, được thể hiện với giọng ngạc nhiên dò xét sau đó chuyển sang giọng ngập ngừng, xúc động, đầy ngạc nhiên khi nói chuyện với Pie. Bài đọc được thể hiện với giọng đọc thay đổi linh hoạt phù hợp như vậy đã thể hiện được tính cách, nội tâm từng nhân vật trong câu chuyện. Học sinh thấy được cả ba nhân vật đều rất đáng quý, tất cả họ đều giàu lòng nhân ái, học sinh học tập được ở nhân vật tấm lòng nhân ái đó .
Với những bài đọc thuộc thể loại kịch, việc đọc theo vai thể hiện giọng phù hợp từng nhân vật, từng lời thoại là rất quan trọng. Có thể nói rằng giọng đọc và ngữ điệu ở đây đóng vai trò quyết định sự thành cộng của đọc diễn cảm. Vì vậy, khi đọc những bài đọc là đoạn kịch ta cần giúp học sinh xác định chính xác giọng đọc và ngữ điệu là rất quan trọng. Bài đọc thuộc dạng này trong chương trình lớp 4, 5 có các bài như: “Ở Vương quốc Tương lai”, “Lòng dân”, “Người công dân số Một”, đặc biệt rõ nhất là ở vở kịch “Lòng dân” và “Người công dân số Một” thì giọng đọc đúng thể hiện đúng tính cách của nhân vật . Đọc tốt, đọc diễn cảm được thể loại kịch cũng góp phần giúp học sinh làm tốt được những bài làm văn tập viết đoạn đối thoại .
CHƯƠNG III:
TỔNG HỢP KẾT QUẢ
Sau 2 năm áp dụng cách tôi đã trình bày trên, tôi đã thu được kết quả như sau: 
Khối lớp
Tổng số HS
Số HS đọc chưa đạt yêu cầu
Số HS đọc đạt TB
Số HS đọc đúng
Số HS đọc tốt, diễn cảm
4 
(Đầu năm học)
51
9
17,65%
22
43,14%
17
33,33%
1
1,96%
5
(Đầu năm học)
51
6
11,76%
16
31,37%
20
39,22%
9
17,65%
5
(Cuối năm học)
51
0
0%
14
27,45%
23
45,1%
14
27,45%
* * * * *
PHẦN III: 
KẾT LUẬN 
Như vậy, tóm lại để hướng dẫn học sinh đọc tốt, đọc diễn cảm trước hết ta cần giúp học sinh xác định đúng thể loại văn bản cần đọc , tiếp đến giúp học sinh xác định giọng đọc , ngữ điệu , ngắt nhịp , nhấn giọng , cũng như sắc thái giọng đọc phù hợp, đồng thời giúp học sinh hiểu được nội dung , ý nghĩa , tình cảm chứa đựng trong bài đọc để có cách đọc đúng , phù hợp thể hiện được tình cảm đó. Bài đọc là đoạn thơ , bài thơ ta chú ý đến ngắt nhịp , ngắt giọng , nhấn giọng , đặc biệt là ngắt giọng thi ca . Bài đọc là đoạn văn , bài văn thuộc thểloại văn bản nghệ thuật thì chú ý đến ngữ điệu , sắc thái giọng đọc và nhấn giọng cũng như nhịp nhanh chậm , trầm bổng của giọng đọc . Đặc biệt với những đoạn văn, bài văn thuộc thể loại văn bản kịch việc đọc phân vai thể hiện rõ tính cách từng nhân vật với giọng đọc thay đổi linh hoạt phù hợp với diễn biến tâm lí của nhân vật ở từng câu , từng lời đối thoại là rất quan trọng . Những bài đọc thuộc thể loại văn bản khoa học , hay những bài đọc mang tính thống kê ta cần hướng dẫn học sinh lưu ý thể hiện bài đọc với giọng rõ ràng, rành mạch , nhấn giọng vừa phải, ngắt nhịp logic là chủ yếu 
Qua thực tế giảng dạy, với việc vận dụng các cách vừa nêu trên, nhìn chung học sinh của tôi có nhiều thay đổi tích cực rất đáng khích lệ. Số lượng học sinh đọc tốt, đọc diễn cảm tăng hơn trước. Học sinh rất hào hứng khi bước vào phần luyện đọc lại – luyện đọc diễn cảm trong giờ Tập đọc, bởi vì đấy là lúc học sinh được thể hiện giọng đọc của mình và thi đua với các bạn khác. Không những thế học sinh còn mạnh dạn xung phong đọc các đoạn văn, đoạn thơ ngữ liệu trong các giờ học Luyện từ và câu hay Tập làm văn.
Tất nhiên trong thực tế giảng dạy việc vận dụng những cách trên không phải cứng nhắc, cố định như vậy mà ta cần vận dụng sao cho thật linh hoạt phù hợp với từng bài đọc, từng đối tượng học sinh, thời gian từng tiết học để vừa đảm bảo thời lượng tiết học vừa có cách tốt nhất giúp cho học sinh đọc tốt , đọc diễn cảm .
Với phương diện là một bài viết có được từ việc tích lũy những kinh nghiệm bản thân trong quá trình giảng dạy nên bài viết này không tránh khỏi mang tính chủ quan. Vậy tôi mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến từ nhiều đồng nghiệp để giúp tôi và cũng là giúp cho chúng ta có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc giúp học sinh đọc tốt, đọc diễn cảm, đặc biệt là đối tượng học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm giúp cho học sinh chúng ta học tốt hơn môn Tập đọc nói riêng cũng như môn Tiếng Việt nói chung. Từ đó góp phần kích thích tính tích cực học tập của học sinh, làm cho học sinh thêm hứng thú khi học môn Tiếng Việt, thêm yêu tiếng Việt, nhận thấy được cái hay, cái giàu, cái đẹp của tiếng Việt từ đó có ý thức bảo vệ, giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
* * * * *
TƯ LIỆU THAM KHẢO:
1. “Chuẩn Kiến thức – Kĩ năng” Lớp 4 – NXB Giáo Dục
2. “Chuẩn Kiến thức – Kĩ năng” Lớp 5 – NXB Giáo Dục
3. SGK Tiếng Việt 4 – Tập 1, 2 – NXB Giáo Dục
4. SGK Tiếng Việt 5 – Tập 1, 2 – NXB Giáo Dục
5. Nghệ thuật đọc diễn cảm – Vũ Nho – NXB Giáo Dục
6. Chương trình Tiểu học – NXB Giáo dục
7. Những điều Giáo viên chủ nhiệm cần biết (Sách tham khảo) – NXB Lao Động
8. Sách Giáo viên Tiếng Việt 4 – Tập 1, 2 – NXB Giáo Dục
9. Sách Giáo viên Tiếng Việt 5 – Tập 1, 2 – NXB Giáo Dục
* * * * * 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_4_lop_5_doc_tot_doc.doc