Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 3 giải Toán hợp đạt hiệu quả cao

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 3 giải Toán hợp đạt hiệu quả cao

 1. Lí do chon đề tài :

 Mục tiêu quan trọng của sự nghiệp Giáo dục là vấn đề chất lượng học tập của học sinh trong nhà trường. Trong tất cả các môn học ở trường Tiểu học thì môn Toán và Tiếng Việt là hai môn văn hóa cơ bản. Cùng với môn Tiếng Việt thì môn Toán có vị trí rất quan trọng vì lí do sau :

 Trong chương trình toán ở Tiểu học, các bài toán có lời văn có vai trò rất quan trọng, đó là loại toán hấp dẫn học sinh nhất, nếu học sinh được cung cấp phương pháp giải một cách khoa học. Qua giải Toán, giúp học sinh có phương pháp suy luận, phương pháp làm việc và giúp học sinh phát triển trí thông minh. Giúp học sinh gắn liền Toán học với thực tiễn .

 Ngôn ngữ Toán, kiến thức Toán là những điều rất cần thiết trong đời sống sinh hoạt, cho việc học tập các môn học khác và là cơ sở cho học sinh học ở các lớp cao hơn. Bên cạnh đó, tư duy Toán rất quan trọng và rất cần thiết trong đời sống sinh hoạt, cho việc học tập vì nó giúp học sinh :

 + Biết cách đặt vấn đề và phân tích vấn đề thu nhận được.

 + Biết suy luận ngắn gọn, có căn cứ chính xác, nhất quán và biết trình bày, biết diễn đạt ý nghĩa rõ ràng, mạch lạc.

 Môn Toán ở Tiếu học góp phần làm cho học sinh phát triển toàn diện, xây dựng cho học sinh có thói quen đạo đức tốt đẹp.

 Trong thực tế, việc giải bài Toán có lời văn đối với học sinh Tiểu học thường gặp không ít khó khăn đặc biệt là giải Toán hợp.

Thực hiện nghị quyết số 40/2000/QH ngày 09/12/2000 của Quốc hội và Chỉ thị 14/2001/CT-TTG ngày 11/06/2001 của Thủ tướng Chính phủ về Đổi mới nội dung chương trình Giáo dục phổ thông. Bộ giáo dục đã chỉ đạo triển khai đại trà Chương trình và sách giáo khoa Tiểu học mới trên phạm vi toàn quốc từ năm học 2002-2003. Bắt đầu từ lớp 1.

 Để phù hợp với công cuộc giáo dục hiện nay, Chương trình đã được nâng cao hơn với những bài toán khó hơn.

 Là một giáo viên Tiểu học vùng sâu, vùng xa có nhiều con em dân tộc, năng lực tiếp thu bài và trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế nên ở trường Tiểu học Đồng Tâm chúng tôi thống kê ở các đợt kiểm tra chất lượng có tới trên 60% không đạt điểm ở bài Toán có lời văn và dạng bài Toán hợp. Đặc biệt ở lớp 3 chất lượng giải toán hợp đạt chưa tới 50%. Vậy số học sinh không đạt điểm đó gặp phải khó khăn gì?.Ta cần làm gì để giúp học sinh nắm được kỹ năng giải Toán và giải các bài Toán hợp đạt hiệu quả cao ???.Với những suy nghĩ đó tôi quyết định tìm hiểu về phương pháp “hướng dẫn học sinh lớp 3 giải toán hợp”

2. Mục đích nghiên cứu :

 Tìm hiểu thực trạng giải Toán hợp của học sinh lớp 3 và xác định được một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh giải Toán còn yếu đặc biệt là Toán hợp. Trên cơ sở đó tìm ra những biện pháp khắc phục tình trạng này.

3. Kế hoạch nghiên cứu :

- Tháng 9/2005 : Xác định vấn đề cần nghiên cứu.

- Tháng 10/2005 – 09/2006 : Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo, nghiên cứu các loại sách viết về phương pháp dạy học toán ở Tiểu học và tâm sinh lý học sinh Tiểu học.

- Tháng 01/2007 – 05/2007 : Viết đề cương sơ bộ.

- Tháng 9/2007 – 05/2008 : Áp dụng thực tiễn, thu thập thông tin và phân tích các sản phẩm hoạt động.

 

doc 14 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1865Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 3 giải Toán hợp đạt hiệu quả cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
--------*&*--------
 1. Lí do chon đề tài :
 Mục tiêu quan trọng của sự nghiệp Giáo dục là vấn đề chất lượng học tập của học sinh trong nhà trường. Trong tất cả các môn học ở trường Tiểu học thì môn Toán và Tiếng Việt là hai môn văn hóa cơ bản. Cùng với môn Tiếng Việt thì môn Toán có vị trí rất quan trọng vì lí do sau :
 Trong chương trình toán ở Tiểu học, các bài toán có lời văn có vai trò rất quan trọng, đó là loại toán hấp dẫn học sinh nhất, nếu học sinh được cung cấp phương pháp giải một cách khoa học. Qua giải Toán, giúp học sinh có phương pháp suy luận, phương pháp làm việc và giúp học sinh phát triển trí thông minh. Giúp học sinh gắn liền Toán học với thực tiễn .
 Ngôn ngữ Toán, kiến thức Toán là những điều rất cần thiết trong đời sống sinh hoạt, cho việc học tập các môn học khác và là cơ sở cho học sinh học ở các lớp cao hơn. Bên cạnh đó, tư duy Toán rất quan trọng và rất cần thiết trong đời sống sinh hoạt, cho việc học tập vì nó giúp học sinh :
 + Biết cách đặt vấn đề và phân tích vấn đề thu nhận được. 
 + Biết suy luận ngắn gọn, có căn cứ chính xác, nhất quán và biết trình bày, biết diễn đạt ý nghĩa rõ ràng, mạch lạc.
 Môn Toán ở Tiếu học góp phần làm cho học sinh phát triển toàn diện, xây dựng cho học sinh có thói quen đạo đức tốt đẹp.
 Trong thực tế, việc giải bài Toán có lời văn đối với học sinh Tiểu học thường gặp không ít khó khăn đặc biệt là giải Toán hợp.
Thực hiện nghị quyết số 40/2000/QH ngày 09/12/2000 của Quốc hội và Chỉ thị 14/2001/CT-TTG ngày 11/06/2001 của Thủ tướng Chính phủ về Đổi mới nội dung chương trình Giáo dục phổ thông. Bộ giáo dục đã chỉ đạo triển khai đại trà Chương trình và sách giáo khoa Tiểu học mới trên phạm vi toàn quốc từ năm học 2002-2003. Bắt đầu từ lớp 1.
 Để phù hợp với công cuộc giáo dục hiện nay, Chương trình đã được nâng cao hơn với những bài toán khó hơn.
 Là một giáo viên Tiểu học vùng sâu, vùng xa có nhiều con em dân tộc, năng lực tiếp thu bài và trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế nên ở trường Tiểu học Đồng Tâm chúng tôi thống kê ở các đợt kiểm tra chất lượng có tới trên 60% không đạt điểm ở bài Toán có lời văn và dạng bài Toán hợp. Đặc biệt ở lớp 3 chất lượng giải toán hợp đạt chưa tới 50%. Vậy số học sinh không đạt điểm đó gặp phải khó khăn gì?.Ta cần làm gì để giúp học sinh nắm được kỹ năng giải Toán và giải các bài Toán hợp đạt hiệu quả cao ???.Với những suy nghĩ đó tôi quyết định tìm hiểu về phương pháp “hướng dẫn học sinh lớp 3 giải toán hợp” 
2. Mục đích nghiên cứu :
 Tìm hiểu thực trạng giải Toán hợp của học sinh lớp 3 và xác định được một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh giải Toán còn yếu đặc biệt là Toán hợp. Trên cơ sở đó tìm ra những biện pháp khắc phục tình trạng này.
3. Kế hoạch nghiên cứu :
- Tháng 9/2005 : Xác định vấn đề cần nghiên cứu.
- Tháng 10/2005 – 09/2006 : Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo, nghiên cứu các loại sách viết về phương pháp dạy học toán ở Tiểu học và tâm sinh lý học sinh Tiểu học.
- Tháng 01/2007 – 05/2007 : Viết đề cương sơ bộ.
- Tháng 9/2007 – 05/2008 : Áp dụng thực tiễn, thu thập thông tin và phân tích các sản phẩm hoạt động.
- Tháng 08/2008 – 11/2008 : Hoàn chỉnh đề tài và công bố.
PHẦN NỘI DUNG
Chương I : THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN
I.1. Thực trạng : 
Qua 11 năm giảng dạy, dự giờ, thăm lớp, tôi thấy thực trạng của vấn đề này như sau:
 Đa phần học sinh không biết giải Toán. Số ít em biết đặt phép tính nhưng không đúng lời giải và hầu như HS không có kỹ năng giải Toán và không nắm được quy trình giải Toán.
 I.2. Nguyên nhân:
+ Về giáo viên :
 Giáo viên chưa vận dụng linh hoạt các PP dạy Toán, chưa nắm rõ đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh vì thế chưa phát huy được hết năng lực giải toán của học sinh.
 Giáo viên chưa đầu tư và nghiên cứu kỹ mục tiêu chương trình, mục tiêu bài học và mục tiêu từng bài tập.
 Trong một số tiết học, thường thì giáo viên chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu có sẵn trong sách giáo khoa hay trong sách hướng dẫn của giáo viên.
 Phần đông giáo viên chỉ dạy hết số bài quy định trong một tiết học mà chưa chú trọng đến hướng dẫn cho HS biết đường lối chung để giải bài Toán sao cho khoa học, dễ hiểu và phù hợp với từng đối tượng học sinh.
 Một số giáo viên giảng dạy cho rằng : “ Để phát huy tính tích cực của học sinh thì cứ để học sinh tự làm mà không cần phải có sự hướng dẫn gì hết.”
 Bên cạnh đó, một số giáo viên chưa đầu tư vào đồ dùng dạy học, chưa nâng cao trình độ của bản thân và khi hướng dẫn học sinh còn lúng túng thậm chí có trường hợp dùng hệ thống câu hỏi không chính xác, từ đó dẫn đến tình trạng bài giảng không toát lên nội dung cần giảng, HS không hiểu được cách làm.
 Giáo viên hướng dẫn giải bài toán thường sa vào nói nhiều, với cách giảng giải thuyết trình, HS chỉ còn nghe mà ít được thực hành nên khi gặp một bài Toán hơi khác đi một vài số liệu thì chỉ có học sinh khá, giỏi làm được còn HS trung bình, yếu không làm nổi.
+ Về học sinh :
 Tâm lí học sinh Tiểu học thường hay hiếu động ít kiên trì, ít cẩn thận, thiếu tập trung.
 Do không nắm vững kiến thức, kĩ năng giải Toán, không tự mình chủ động tìm cách giải, quen chờ giáo viên dắt đi từng bước, nên số lượng học sinh giải bài Toán có đáp số đúng không được nhiều .
 Một số HS đã xác định rằng : Một bài kiểm tra chỉ cần đạt 5-6 điểm, do đó không cần đến việc giải Toán có lời văn. Giải bài Toán có lời văn, HS phải tìm hiểu, xác định và trình bày tốn nhiều thời gian hơn làm tính. Từ đó gây tâm lí “ngại” tìm hiểu thậm chí có một số HS nghe đến bài giải Toán là “sợ” không làm được.
+ Về phía phụ huynh :
 Nhiều bậc cha mẹ chưa thực sự quan tâm đến con em mình, phó mặc việc học tập của con em mình cho nhà trường vì họ quan niệm việc dạy dỗ là việc của thầy cô.
 Và đa phần cha mẹ không có thời gian kèm cặp con em mình vì quá bận .Ngoài ra một số cha mẹ không thể hường dẫn con học vì không biết chữ .Không quan tâm đến tình hình học tập của con em mình.
 Một số cha mẹ cho rằng con mình năm nào cũng được lên lớp rồi đâu cần giỏi.Và đặc biệt họ còn cho rằng Toán giải quá phức tạp không cần quan tâm
 Kết quả thi khảo sát chất lượng học kỳ I ở lớp 31với 25 học sinh trong năm học 2007 – 2008 đạt được như sau: 
Điểm
TSHS
%
Ghi chú
9-10
1
4%
Đạt điểm 9 vì còn sai sót nhỏ ở bài Toán giải
7-8
3
12%
Trên 70% học sinh làm sai ở bài Toán giải, một số ít có định hướng giải Toán.
5-6
14
56%
100% học sinh làm sai ở bài Toán giải và không có định hướng đúng trong việc giải Toán
3-4
5
20%
làm sai ở bài Toán giải và không có định hướng đúng trong việc giải Toán
2-1
2
8%
làm sai ở bài Toán giải và không có định hướng đúng trong việc giải Toán
 Một số bậc phụ huynh cho rằng Toán giải phức tạp quá, chỉ cần con mình giải đúng các bài toán số học là đủ điểm lên lớp rồi cần gì làm Toán giải và đặc biệt không ít phụ huynh lại phó mặc toàn bộ việc học tập của con em mình cho nhà trường.
 * Theo tôi, tất cả các thực trạng trên hoàn toàn có thể khắc phục được, nếu giáo viên chủ động và sáng tạo trong quá trình dạy học. Giúp học sinh học tập tích cực, chủ động trong từng bài Toán và lôi cuốn các bậc phụ huynh vào việc dạy và học của con em mình..
Chương II : MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
 Từ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh thực hiện giải Toán đặc biệt là Toán hợp quá yếu. Tôi đã tìm được một số biện pháp khắc phục như sau :
 Khi giải một bài Toán cần yêu cầu HS đọc kỹ đề bài, xác định loại Toán. Từ đó sẽ lựa chọn được cách giải đúng và thuận tiện nhất.
 Theo tôi, việc giúp HS hiểu rõ lí do của mỗi việc làm là vì sao chọn phép tính này mà không chọn phép tính kia sẽ giúp HS không bị lệch hướng khi giải một bài Toán. Để giúp HS giải tốt một bài Toán, cần giúp HS thực hiện các bước:
Bước 1: Tìm hiểu kỹ đề bài.
Bước 2: Tóm tắt bài Toán.
Bước 3: Lập kế hoạch giải.(Phân tích)
Bước 4: Thực hiện kế hoạch giải. Kiểm tra lời giải, đánh giá cách giải.
Bước 5:Tìm cách giải khác.(Bước này giành cho học sinh khá giỏi )
 Trong thực tế các bước này khó phân biệt rõ ràng được, nhất là ba bước đầu tiên, nó thường gắn bó với nhau hỗ trợ cho nhau tạo nền tảng cho từng bước giải bài Toán đạt hiệu quả.Ta đi vào nghiên cứu từng bước giải :
1. Nghiên cứu kĩ đề bài :
 Trước tiên ta phải tìm hiểu rõ cách diễn đạt bằng lời văn, nắm được nội dung của đề bài (giáo viên yêu cầu HS nhắc lại đề bài, không cần đọc đề bài mà cần diễn đạt nội dung theo ý của mình).
 Mỗi đề Toán có 3 yếu tố cơ bản:
 Dữ kiện là cái đã cho.Ẩn số là cái chưa biết hay cái phải tìm.Điều kiện là quan hệ giữa Dữ kiện và Ẩn số.
 Hiểu rõ đề bài thì chỉ ra được và phân biệt được rành mạch ba yếu tố đó.
 Trong một bài toán ở Tiểu học thường chứa các từ gọi là chìa khóa. Từ “Chìa khóa” là những từ mà nội dung nó gợi ra phép tính mà ta phải thực hiện để giải một bài toán.
 Giáo viên cần lưu ý học sinh : Trước tiên phải đọc đúng đề bài, suy nghĩ về những điều kiện đã cho của bài toán, chớ vội tính toán khi chưa đọc kỹ đề bài. Nhằm tìm hiểu bài toán giáo viên đặt một số câu hỏi ví dụ như:
- Bài toán cho chúng ta biết những gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
Hoặc:
- Cái gì đã biết ?
- Cái gì là dữ kiện ?
- Cái gì cần tìm ?
 Bằng một yêu cầu : Hãy gạch dưới những “điều kiện” đã cho, “dữ kiện” đã biết và “yêu cầu” cần tìm của bài toán.
 Cả lớp (nghĩa là mỗi học sinh) đều phải chú ý đọc đề toán để tìm các dữ kiện đã cho, yêu cầu tìm và gạch dưới.
 Ví dụ 1: Bài toán 2 – SGK Toán 3 trang 50.
 Bể thứ nhất có 4 con cá, bể thứ hai nhiều hơn bể thứ nhất 3 con cá. Hỏi hai bể có bao nhiêu con cá ?
 Ở bài này HS phải chỉ rõ được :
 Cái đã cho là bể thứ nhất : Có “4 con cá”.
 Cái cần tìm là : “Cả hai bể có bao nhiêu con cá ?”.
 Điều kiện là: “ Bể thứ hai nhiều hơn bể thứ nhất 3 con cá” ( Cũng chính là mối quan hệ giữa “ẩn số” và “dữ kiện” hay “cái đã biết” và “cái cần tìm”. Từ “nhiều hơn” được coi là từ “chìa khóa” của bài Toán ).
 Trong lúc HS làm việc giáo viên nên đi xuống bên cạnh các em để đôn đốc, động viên và giúp đỡ các em đặc biệt là những em kém. Giáo viên có thể đưa mắt bao quát lớp hễ thấy học sinh nào không cầm chì thước “gạch- gạch”cái gì đó thì nhắc nhở em ấy làm việc. Nhờ yêu cầu trực tiếp mà HS không chịu làm việc sẽ lộ ra ngay. Giáo viên dễ dàng kiểm soát được hoạt động của cả lớp.
 * Lưu ý: Nếu chỉ đọc lướ ... thể từng ví dụ .
 Ví dụ 1:
 ( Lập quy trình giải toán cho ví dụ 1)
Giáo viên hỏi
Học sinh trả lời
Ghi lại quy trình (cách 1)
a. Bài toán hỏi gì ?
b. Muốn biết số cá ở cả hai bể ta làm như thế nào?
c.Muốn tìm số cá ở bể thứ hai ta làm như thế nào?
Số cá cả hai bể.
Lấy số cá ở bể thứ nhất cộng với số cá ở bể thứ hai
Lấy số cá ở bể thứ nhất cộng với số cá bể thứ hai hơn
 Số cá cả hai bể
Số cá bể thứ nhất + Số cá bể thứ hai
 Số cá bể thứ nhất + 3 
Hoặc ta có thể lập quy trình để giải bài toán này theo cách thứ 2 .
Lập quy trình giải ví dụ 1 theo cách 2 :
Bể1 và bể 2 : con ?
Bể 2 :  con ? (cần tìm )
Bể 1 : 4 con.
Bể 1 + Bể 2 = (4+7) con.
Bể 2 = ( 4+3) con
Bể 2 hơn bể 1 là 3 con.
(Phân tích )
 (Tổng hợp)
 Trên đây là hai cách lập quy trình giải toán, song cách 2 cụ thể, tỉ mỉ và khoa học hơn nhưng mất nhiều thời gian hơn. Khi hướng dẫn giáo viên cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi cụ thể hơn. Vì thế, Tùy vào từng bài và thời gian cho phép hoặc bài toán “lạ”, “quen” mà giáo viên chọn cho mình một cách hướng dẫn phù hợp. Tuy nhiên ở hai cách trên thì nó cơ bản giống nhau. Khi mới làm quen với quy trình giải toán giáo viên nên hướng dẫn một cách tỉ mỉ, cần kết hợp gợi ý bằng lời, giáo viên ghi lại quy trình để cho học sinh dễ thấy.
Ví dụ 2 :
Giáo viên đặt câu hỏi
HS trả lời
Ghi lại quy trình
a. Bài toán hỏi gì ?
b.Muốn tìm được diện tích mảng tường (tức là diện tích 9 viên gạch) ta làm thế nào ?
c. Muốn tìm được diện tích một viên gạch ta làm thế nào ?
Diện tích mảng tường.
Ta phải tìm được diện tích của 1 viên gạch nhân với 9
Ta lấy độ dài 1 cạnh nhân với 4
 Diện tích mảng tường.
 Diện tích 1 viên gạch x 9
Cạnh viên gạch x 4
Với ví dụ 3:
 Khi HS đã quen với cách làm này thì giáo viên chỉ cần yêu cầu: Em hãy lập quy trình giải toán.!. Học sinh sẽ hiểu rằng, cùng một lúc phải kết hợp tự hỏi, tự trả lời và ghi lại quy trình bằng sơ đồ như đã nêu ở trên. Khi giáo viên đã yêu cầu thì tất cả HS phải đều cố gắng suy nghĩ để tự lập được quy trình giải toán như sau: 
Tự đặt câu hỏi
Học sinh tự trả lời
Tự ghi lại quy trình
a. Bài toán hỏi gì ?
b. Muốn biết số sách ở 5 thùng ta làm như thế nào?
c.Muốn tìm số sách ở một thùng ta làm như thế nào?
Số sách ở 5 thùng
Lấy số sách ở một thùng nhân với 5
Lấy số sách ở 7 thùng chia cho 7
 Số sách ở 5 thùng 
 Số sách ở 1 thùng x 5
Số sách ở 7 thùng : 7
 Như thế, HS nào không chịu suy nghĩ lập quy trình là giáo viên biết ngay để nhắc nhở. HS nào cố gắng lập quy trình nhưng còn lúng túng, giáo viên cũng có thể phát hiện để giúp đỡ. Ngoài ra, HS suy nghĩ lập sơ đồ đúng hay sai giáo viên cũng có thể kiểm soát được.
 * Ghi chú : Theo dõi kỹ phần hỏi, đáp trong khi phân tích hay quan sát kỹ sơ đồ tóm tắt, HS sẽ thấy khi giải bài toán hợp, cần tách nó ra thành những bài toán đơn giản hơn (bài toán đơn) mà HS đã biết giải.Khi lập quy trình ta phải đi từ cái yêu cầu cần tìm đến các điều kiện của bài toán và đến cái đã biết.
4. Thực hiện kế hoạch giải toán :
 Để giải bài toán ta vào quy trình giải như vừa nêu ở trên ta suy luận ngược chiều để có bài giải như sau cho từng ví dụ :
Ví dụ 1 : Bài giải
Số cá ở bể thứ hai là
4 + 3 = 7 (con)
Số cá ở cả hai bể có là
4 + 7 = 11 (con cá)
Đáp số : 11 con cá.
Ví dụ 2 : Bài giải
Diện tích một viên gạch là :
10 x 10 = 100 ( cm2 )
Diện tích mảng tường được ốp thêm là :
100 x 9 = 900 ( cm2 )
Đáp số : 360 cm2
Ví dụ 3 : Bài giải
Số quyển vở trong mỗi thùng là:
2135 : 7 = 305 (quyển )
Số quyển vở trong 5 thùng là :
305 x 5 = 1525 (quyển)
Đáp số : 1525 quyển vở.
5. Kiểm tra đánh giá :
 Sau mỗi bài giải hướng dẫn hoặc yêu cầu học sinh kiểm tra xem đã tính đúng chưa ? viết câu lời giải đã phù hợp chưa ? và còn cách giải nào khác không ?
 Ví dụ : Ở ví dụ 2 ta có thể cho học sinh tìm cách giải khác.
Cách 2 : Bài giải 
Từ 9 viên gạch sẽ xếp được hình vuông có cạnh là:
10 x 3 = 30 ( cm )
Diện tích mảng tường được ốp thêm là :
30 x 3 = 900 ( cm2 )
Đáp số : 900 cm2
Chương III : KẾT QUẢ
Qua các năm học từ năm 2006-2007 tôi đã áp dụng phương pháp “Hướng dẫn HS lớp 3 giải toán hợp” như đã trình bày ở trên, thực hiện ở trường Tiểu học Đồng Tâm, huyện Đồng Phú. Với cách làm này, tôi áp dụng đã cuốn hút được 100% HS tham gia vào giải toán. Đến giờ học toán giáo viên không phải nói nhiều, thuyết trình nhiều nữa .Giờ học diễn ra nhẹ nhàng hơn. Đặc biệt là không những HS học tập tích cực mà còn hứng thú với tiết học toán nhất là với bài toán dạng toán hợp.
 Qua cách làm này HS đã được thực hành, luyện tập nhiều. Phát huy được tính tích cực, tự giác học tập của HS.
 Đặc biệt là năm học 2007-2008 thi GV giỏi vòng trường với bài “ Bài toán giải bằng hai phép tính” tôi đã mạnh dạn đưa phương pháp giải toán như trên vào tiết học và đã được ban giám hiệu đánh giá rất cao. Kinh nghiệm này đã được phổ biến trong tổ khối và đã được ban giám hiệu chọn để mở chuyên đề cho giáo viên trong toàn trường tham khảo và đã được các giáo viên đánh giá rất cao.
 Sau một năm áp dụng phương pháp này, môn Toán ở khối III, Với 103 em học sinh Trường Tiểu học Đồng Tâm cuối năm học 2007-2008 đã đạt được kết quả như sau :
Điểm
Tổng số HS
Tổng số %
Ghi chú
9-10
26 em
25,2%
100% HS giải đúng bài toán hợp 
7-8
40 em
39%
100% HS có hướng giải đúng nhưng còn sai sót nhỏ ở lời giải hoặc đơn vị.
5-6
33 em
32%
Đa phần các em có hướng giải đúng nhưng còn nhầm lẫn ở lời giải, tính sai kết quả, sai đơn vị.
3-4
4em
3.8%
Các em có hướng giải đúng nhưng kĩ năng tính toán còn yếu, sai lời giải, tính sai kết quả, sai đơn vị.
Số HS giải được toán hợp trên 90%. Số HS không đạt điểm tối đa ở bài toán hợp chủ yếu là do kĩ năng tính toán yếu hoặc tính đúng nhưng ghi sai đơn vị. Hầu hết số HS chưa đạt được điểm tối đa đã có hướng giải đúng song không tính đúng kết quả hoặc cách diễn đạt, câu trả lời còn sai.
PHẦN KẾT LUẬN
-------*&*------
 1. Bài học kinh nghiệm :
Như đã trình bày ở trên, khi hướng dẫn HS giải bài toán, giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu kỹ từng bước.
 Song, trong thực tế thì các bước giải này không phân biệt rõ ràng rành mạch được nhất là ba bước đầu tiên nó thường gắn bó với nhau, hỗ trợ nhau tạo nền tảng cho từng bước giải bài toán đạt kết quả cao.
 Trong tiết học toán, giáo viên cần tổ chức cho từng hoạt động học thật cụ thể. Hướng dẫn học sinh không chỉ học mà còn học như thế nào ?. Giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức, hướng HS làm trung tâm của hoạt động học. Giáo viên không nên thuyết trình nhiều mà tập trung giảng giải những gì cần thiết, chưa biết, chưa hoàn chỉnh Còn HS thì phải được làm việc nhiều.
 Bên cạnh đó tránh sự nhàm chán trong tiết học, giáo viên cần phối hợp nhiều hình thức dạy học như : Dạy theo lớp, cá nhân, nhóm, hiện trường, trò chơi học tập...
 Giáo viên phải hướng dẫn học sinh quen với việc tự lập lấy kế hoạch giải bài toán. Công việc này đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian hơn. Cụ thể là giáo viên phải chuẩn bị một kế hoạch dạy học thật chu đáo và khoa học sao cho tất cả các học sinh đều được làm việc.
 Trong một bài toán HS đã lập được đúng quy trình giải bài toán thì coi như đã giải quyết được 50 % yêu cầu của đề bài. Vấn đề còn lại là kĩ năng tính toán và trình bày bài giải. Như vậy, khi mới làm quen với việc làm này thì việc giải bài toán được thực hiện một cách dễ dàng.
 Các câu hỏi mà giáo viên đưa ra phải chuẩn mực, ngắn gọn, phù hợp với trình độ học sinh.
 VD : Không nên hỏi : Khi gặp bài toán có từ “nhiều hơn” ta làm phép tính gì ? (Phép tính cộng ). 
 Giáo viên phải luôn chủ động và sáng tạo trong từng bài dạy đồng thời phải tôn trọng mọi cố gắng dù là nhỏ nhất của học sinh. Tất cả các thái độ đó của giáo viên sẽ giúp học sinh tự tin, phấn khởi và nhiệt tình hơn trong việc giải toán cũng như trong học tập.
 Trong khi cả lớp đang làm việc cần tránh tất cả các nguyên nhân gây phân tán hoặc làm mất sự tập trung hay suy nghĩ của các em.
 VD : Không nên nói to trong khi làm bài.
 Khi cần thiết giáo viên nên giải bài mẫu theo từng bước một cách rõ ràng, sạch đẹp, cẩn thận, chuẩn mực đặc biệt với những bài mới.để học sinh bắt chước. Trong tiết học cần tổ chức cho học sinh luyện tập nhiều nhưng số lượng bài tập nên vừa phải, không bắt học sinh làm việc quá sức.
 Nhất thiết phải tổng kết, đánh giá các hoạt động giải toán của từng học sinh hay cả lớp bằng cách chấm bài tập. Kiểm tra và sửa chữa, điều chỉnh sai lầm hoặc bổ sung những thiếu sót thật chu đáo trong mọi bài tập của học sinh. Bên cạnh đó việc khen thưởng đúng mức, kịp thời là nguồn động viên khích lệ lớn đối với các em. Luôn ca ngợi công việc các em đang làm. Ở phần nào có thể hãy đưa các bậc cha mẹ và những thành viên khác trong cộng đồng tham gia vào việc “dạy” và “học” tạo nên sự khăng khít gữa gia đình, nhà trường và xã hội.
 2. Kết luận :
 * Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi, rút ra từ quá trình giảng dạy cũng như học hỏi các bạn bè đồng nghiệp mà tôi và một số giáo viên ở trường Tiểu học Đồng Tâm huyện Đồng Phú đã áp dụng nhằm nâng cao chất lượng giải Toán hợp cho học sinh lớp 3 và đã đạt hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập. Song không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong các đồng nghiệp sau khi đọc sáng kiến kinh nghiệm này sẽ có những góp ý chân thành, để sáng kiến này được hoàn thiện hơn, cũng như năng lực chuyên môn của tôi ngày được nâng cao hơn. Nếu có thể, bạn hãy lựa chọn và áp dụng vào lớp bạn đang dạy, đơn vị bạn đang công tác “Được” hay “Không ?”.
 Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này.
Đồng Tâm, ngày 23 tháng 11 năm 2008.
 Người thực hiện : 
 Đỗ Thị Thu Hằng
PHỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU :
Lí do chọn đề tài. Trang 1
Mục đích nghiên cứu. Trang 2
Kế hoạch nghiên cứu. Trang 2
PHẦN NỘI DUNG :
Chương I : Thực trạng và nguyên nhân.
Thực trạng. Trang 2
Nguyên nhân. Trang 2
 Chương II : Một số biện pháp khắc phục.
Nghiên cứu kỹ đề bài. Trang 4
 2. Tóm tắt bài toán. Trang 5
Lập kế hoạch giải toán. Trang 7
Thực hiện giải toán. Trang 9
Kiêm tra đánh giá. Trang 9 Chương III : Kết quả.
PHẦN KẾT LUẬN :
1. Bài học kinh nghiệm. Trang 11
Kết luận. Trang 12
* Ý KIẾN CỦA TỔ KHỐI : 
* Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG : ..
* Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC : 
..

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN DAY MON TOAN TIEU HOC.doc