Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy lồng ghép giáo dục vệ sinh môi trường trong môn học tự nhiên và xã hội lớp 2 – 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy lồng ghép giáo dục vệ sinh môi trường trong môn học tự nhiên và xã hội lớp 2 – 3

 1./ Thuận lợi:

-Môn TN&XH ở lớp 1, 2, 3 bậc Tiểu học là một môn học mang tính tích hợp bao gồm ba chủ đề: Con người và sức khoẻ - Xã hội - Tự nhiên. Nội dung chương trình được lựa chọn một cách thiết thực và gần gũi phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh, giúp các em nắm được kiến thức và vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.

-Nội dung bài học gồm kênh chữ và kênh hình ở SGK phù hợp trình độ học sinh giúp học sinh dễ dàng quan sát, nhận xét và lĩnh hội kiến thức.

-Với nội dung chương trình phù hợp và tuỳ vào nội dung bài học, giáo viên đã kết hợp lồng ghép giáo dục vệ sinh môi trường một cách dễ dàng, giúp học sinh hình thành những kĩ năng ứng xử và hành vi đúng trong cuộc sống.

-Giáo dục vệ sinh môi trường là một vấn đề mà hiện nay toàn xã hội đang quan tâm.

 2./Khó khăn:

-Trong những năm qua việc dạy lồng ghép giáo dục VSMT vào môn TN&XH ở lớp 2-3 của giáo viên còn hạn chế trong vấn đề xây dựng kế hoạch dạy - học và vận dụng phương pháp dạy lồng ghép chưa đạt hiệu quả cao.

-Giáo viên không có các tài liệu về dạy lồng ghép để tham khảo.

-Trong dạy - học lồng ghép học sinh có khả năng tư duy nhưng hiệu quả chưa cao so với mục tiêu đề ra.

 

doc 3 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1693Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy lồng ghép giáo dục vệ sinh môi trường trong môn học tự nhiên và xã hội lớp 2 – 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY LỒNG GHÉP
 GIÁO DỤC VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN HỌC 
 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 2 – 3.
I.THỰC TRẠNG:
 1./ Thuận lợi:
-Môn TN&XH ở lớp 1, 2, 3 bậc Tiểu học là một môn học mang tính tích hợp bao gồm ba chủ đề: Con người và sức khoẻ - Xã hội - Tự nhiên. Nội dung chương trình được lựa chọn một cách thiết thực và gần gũi phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh, giúp các em nắm được kiến thức và vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.
-Nội dung bài học gồm kênh chữ và kênh hình ở SGK phù hợp trình độ học sinh giúp học sinh dễ dàng quan sát, nhận xét và lĩnh hội kiến thức.
-Với nội dung chương trình phù hợp và tuỳ vào nội dung bài học, giáo viên đã kết hợp lồng ghép giáo dục vệ sinh môi trường một cách dễ dàng, giúp học sinh hình thành những kĩ năng ứng xử và hành vi đúng trong cuộc sống.
-Giáo dục vệ sinh môi trường là một vấn đề mà hiện nay toàn xã hội đang quan tâm.
 2./Khó khăn:
-Trong những năm qua việc dạy lồng ghép giáo dục VSMT vào môn TN&XH ở lớp 2-3 của giáo viên còn hạn chế trong vấn đề xây dựng kế hoạch dạy - học và vận dụng phương pháp dạy lồng ghép chưa đạt hiệu quả cao.
-Giáo viên không có các tài liệu về dạy lồng ghép để tham khảo.
-Trong dạy - học lồng ghép học sinh có khả năng tư duy nhưng hiệu quả chưa cao so với mục tiêu đề ra.
3./Phạm vi chuyên đề:
 Từ những thuận lợi và khó khăn trên tổ chuyên môn đã thảo luận và thống nhất xây dựng chuyên đề “Một số biện pháp dạy lồng ghép giáo dục vệ sinh môi trường trong môn học TN&XH lớp 2-3”. Đưa chuyên đề vào sinh hoạt chuyên môn để giáo viên trong đơn vị cùng tham khảo, rút kinh nghiệm. Từ đó có biện pháp nâng cao hiệu quả dạy lồng ghép giúp học sinh nâng cao nhận thức trong việc giữ VSMT, thực hiện những hành vi có lợi cho sức khoẻ bản thân gia đình và xã hội.
II.BIỆN PHÁP:
 Trong những năm qua việc dạy-học lồng ghép VSMT vào môn TN&XH lớp 2-3 có những hạn chế nhất định nhưng bước đầu cũng đạt được kết quả khả quan. Có được kết quả ấy là nhờ tổ chuyên môn chúng tôi đã thực hiện một số biện pháp sau:
-Trong việc dạy-học lồng ghép cụ thể là lồng ghép giáo dục VSMT vào môn TN&XH, tổ chuyên môn đã đưa vào thảo luận: chương trình môn TN&XH lớp 2-3 có những bài nào cần lồng ghép,lồng ghép ở nội dung nào, hình thức lồng ghép thế nào cho phù hợp trình độ học sinh của lớp, mục tiêu cần đạt được qua việc lồng ghép.Với từng bài dạy có nội dung lồng ghép tổ chuyên môn xây dựng và thống nhất về mục tiêu, phương pháp dạy học.Từ đó mỗi thành viên trong tổ xây dựng kế hoạch dạy học, đúc kết và bổ sung vào giáo án.
-Trong quá trình giảng dạy với mỗi hoạt động có lồng ghép trong bài, giáo viên cần đầu tư nghiên cứu lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với kiến thức chuẩn. Tuỳ theo mục đích và nội dung lồng ghép mà giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu theo nhóm, cá nhân hoặc lớp, có thể lồng ghép trong hoặc sau bài học. Giáo viên cũng lưu ý tuỳ theo điều kiện thực tế của học sinh để giao việc một cách cụ thể và phù hợp, bảo đảm mọi học sinh đều tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực.
-Giáo viên cần sưu tầm thêm tranh ảnh và tuỳ tình hình thực tế HS của lớp mà GV có thể tổ chức cho HS điều tra, sưu tầm trước những tư liệu, tranh ảnh để phục vụ cho bài học.
Ví dụ: Dạy bài “Một số hoạt động ở trường (tiếp theo)” trong chương trình TN&XH lớp 3. Giáo viên cho HS liên hệ điều tra trước về việc thực hiện VSMT ở trường học, nơi em ở, nơi công cộng; sưu tầm thêm tranh ảnh hoặc tư liệu.
-Trong giàng dạy giáo viên phải nghiên cứu kĩ mục tiêu bài dạy, xem nội dung cần lồng ghép ở hoạt động nào cho phù hợp với thực tế và trình độ HS của lớp.Trong việc lồng ghép GV không nên gượng ép và áp đặt HS, như thế sẽ thiếu đi tính khoa học và sáng tạo gây cho HS sự ức chế không phát huy được năng lực học tập của HS.Vì vậy trong quá trình giảng dạy GV phải nghiên cứu kĩ kế hoạch bài dạy, tham khảo thêm các tài liệu có liên quan để phục vụ cho tiết dạy đảm bảo việc dạy - học diễn ra một cách nhẹ nhàng tự nhiên, tạo cho HS sự hứng thú để các em tự tin và dễ dàng tìm ra kiến thức, lĩnh hội kiến thức và áp dụng vào cuộc sống một cách hiệu quả.
-Khi lồng ghép GV cần chú ý đến nội dung lồng ghép để xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lí. Hệ thống câu hỏi này phải rõ ràng chặt chẽ và phù hợp với đối tượng HS của lớp nhằm phát huy năng lực học tập của từng học sinh. Như vậy hệ thống câu hỏi có phù hợp mới giúp HS phát huy năng lực học tập của mình từ đó giúp các em biết áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống hàng ngày.
-Khi liên hệ giáo dục, GV không áp đặt HS vào một lhuôn mẫu nhất định, nên để HS tự liên hệ mở rộng để các em phát huy năng lực sáng tạo của mình trong việc tìm ra cách giải quyết những vấn đề (ví dụ: Làm những việc gì để góp phần bào vệ môi trường?...). Liên hệ giáo dục GV nên chú ý những việc làm thiết thực gần gũi với HS và các em có ý thứcthực hiện hàngngày.
 Tóm lại dạy lồng ghép giáo dục VSMT trong môn TN&XH lớp 2-3 là một biện pháp thiết thực giúp Hs hình thành hành vi đúng về bảo vệ môi trường trong thực tế cuộc sống. Muốn thực hiện dạy lồng ghép có hiệu quả đòi hỏi GV phải có sự đầu tư nghiên cứu. Vì vậy mỗi GV phải tìm tòi học hỏi, nghiên cứu tài liệu chuyên môn, sưu tầm tranh ảnh có liên quan để đạt mục tiêu đề ra trong quá trình dạy - học.
III.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 
-Học sinh có ý thức giữ vệ sinh trường lớp, nơi ở và nơi công cộng.
-HS có ý thức thực hiện những hành vi có lợi cho sức khoẻ bản thân gia đình và xã hội.
-Qua kiểm tra kiến thức lồng ghép HS các lớp có nắm được kiến thức và thực hành được trong thực tế.
IV.BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
-GV dành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu để phục vụ giảng dạy.
-Tổ chuyên môn có nâng cao chất lượng sinh hoạt.
-GV có ý thức cao trong tự học tự rèn.
V.KIẾN NGHỊ:
-BGH xây dựng thêm các chuyên đề cho GV học hỏi và áp dụng vào công tác giảng dạy.
-GV tăng cường tự học tự rèn.

Tài liệu đính kèm:

  • docMỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY LỒNG GHÉP.doc