Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải tốt bài toán liên quan đến rút về đơn vị

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải tốt bài toán liên quan đến rút về đơn vị

PHẦN I : MỞ ĐẦU

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Trong nhà trường tiểu học, mỗi môn học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu quan trọng của nhân cách con người Vệt Nam. Trong đó môn Toán giữ vai trò quan trọng, thời gian dành cho việc học Toán chiếm tỉ lệ khá cao. Thực tế những năm gần đây, việc dạy học Toán trong các nhà trường tiểu học đã có những bước cải tiến về phương pháp, nội dung và hình thức dạy học.

Cùng với các môn học khác như: Tiếng Việt, Đạo đức, TNXH, . Môn toán cũng có một vị trí rất quan trọng cho việc hình thành nhân cách cho học sinh, vì môn toán là một môn học mang tính khoa học, nghiên cứu một số mặt của thế giới hiện thực và cũng qua môn toán mỗi học sinh tiểu học được trang bị một hệ thống kiến thức cơ bản về nhận thức, điều đó rất cần thiết cho đời sống sinh hoạt và lao động. Bên cạnh đó học sinh tiểu học qua việc học toán sẽ phát huy tốt trí tưởng tượng, các kĩ năng, kĩ xảo về tính toán, có tính chính xác cao. Qua môn toán giúp các em cảm thụ tốt kiến thức của các môn học khác. Cũng qua môn toán, trong suốt cấp học, các em cũng tích luỹ được những kinh nghiệm để tiếp tục nhận thức thế giới xung quanh, áp dụng một cách thành thạo, chính xác kiến thức đã được trang bị vào trong thực tiễn cuộc sống, cũng như sự sáng tạo trong hoạt động học tập của các cấp học cao hơn.

 

doc 28 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 987Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải tốt bài toán liên quan đến rút về đơn vị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN I : MỞ ĐẦU
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong nhà trường tiểu học, mỗi môn học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu quan trọng của nhân cách con người Vệt Nam. Trong đó môn Toán giữ vai trò quan trọng, thời gian dành cho việc học Toán chiếm tỉ lệ khá cao. Thực tế những năm gần đây, việc dạy học Toán trong các nhà trường tiểu học đã có những bước cải tiến về phương pháp, nội dung và hình thức dạy học. 
Cùng với các môn học khác như: Tiếng Việt, Đạo đức, TNXH, ... Môn toán cũng có một vị trí rất quan trọng cho việc hình thành nhân cách cho học sinh, vì môn toán là một môn học mang tính khoa học, nghiên cứu một số mặt của thế giới hiện thực và cũng qua môn toán mỗi học sinh tiểu học được trang bị một hệ thống kiến thức cơ bản về nhận thức, điều đó rất cần thiết cho đời sống sinh hoạt và lao động. Bên cạnh đó học sinh tiểu học qua việc học toán sẽ phát huy tốt trí tưởng tượng, các kĩ năng, kĩ xảo về tính toán, có tính chính xác cao. Qua môn toán giúp các em cảm thụ tốt kiến thức của các môn học khác. Cũng qua môn toán, trong suốt cấp học, các em cũng tích luỹ được những kinh nghiệm để tiếp tục nhận thức thế giới xung quanh, áp dụng một cách thành thạo, chính xác kiến thức đã được trang bị vào trong thực tiễn cuộc sống, cũng như sự sáng tạo trong hoạt động học tập của các cấp học cao hơn. 
Chúng ta biết rằng, hoạt động cơ bản của người học toán, làm toán là giải toán. Việc giải bài toán có tầm quan trọng lớn và từ lâu đã là một trong những vấn đề trung tâm của phương pháp dạy học toán. Đối với học sinh tiểu học, có thể coi việc giải toán là một hình thức chủ yếu của việc học toán. Việc dạy giải các bài toán cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng và quyết định trong việc học toán của các em. 
Từ trước đến nay, giải toán đã trở thành hoạt động trí tuệ sáng tạo, hấp dẫn đối với nhiều học sinh và thầy giáo trong trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng. Vấn đề cốt lõi để giải được bài toán là nhận dạng bài toán, hiểu và tóm tắt được bài toán, lựa chọn được phương pháp thích hợp để giải bài toán. Do đó đòi hỏi học sinh phải được trang bị kiến thức cũng như kỹ năng vận dụng các phương pháp giải toán.
Như chúng ta đã biết, căn cứ vào sự phát triển tâm, sinh lí của học sinh Tiểu học mà cấu trúc nội dung môn Toán rất phù hợp với từng giai đoạn phát triển của học sinh. Ở lớp 3, các em được học các kiến thức, kĩ năng ở thời điểm kết thúc của giai đoạn 1, chuẩn bị học tiếp giai đoạn sau, cho nên các em phải nắm được chắc tất cả các cơ sở ban đầu về giải toán nói riêng, tất cả các kĩ năng khác nói chung. Đặc biệt, ở lớp 3 sang học kì II, các em bắt đầu được làm quen với các dạng toán hợp cơ bản, trong đó có dạng toán liên quan đến rút về đơn vị. Dạng toán này có rất nhiều ứng dụng trong thực tế, nó đòi hỏi các em phải có kĩ năng giải toán tốt, kĩ năng ứng dụng thực tế trong cuộc sống. Sau khi dạy giải toán ở lớp 3 hai năm liền, tôi thấy các em nắm được kĩ năng giải toán của giáo viên truyền đạt tới như là một văn bản của lí thuyết, còn nó có ứng dụng vào thực tế như thế nào đó thì chưa cần biết. Đó là điều băn khoăn, suy nghĩ cho chúng ta. Có những bài toán các em làm xong, không cần thử lại, không cần xem thực tế áp dụng trong thực tế như thế nào, cứ để kết quả như vậy mặc dù có thể sai. Đó là những tác hại lớn khi học toán. Xuất phát từ tình hình thực tế học sinh như vậy, tôi mong muốn có những sáng kiến về phương pháp giúp các em giải toán dạng toán có liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3. đến thời điểm này, tôi đã nghiên cứu xong, sau đây tôi sẽ trình bày để các đồng chí đóng góp ý kiến với đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải tốt bài toán liên quan đến rút về đơn vị”.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Dựa trên thực trạng dạy và học môn Toán ở lớp 3 nói chung, dạy học sinh giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị nói riêng, tôi muốn đưa ra một số ý kiến đổi mới để giúp các em nắm chắc cách giải dạng toán này một cách sâu sắc, tránh bị nhầm lẫn, giúp các em nắm vững bài học và yêu thích môn Toán hơn. Từ đó các em có vốn kĩ năng tính toán chính xác ở những lúc cần thiết trong cuộc sống, tránh được những sai sót có thể xảy ra. Tạo cho các em tác phong học tập và làm việc có suy nghĩ, có kế hoạch, có kiểm tra, có tinh thần hợp tác, độc lập và sáng tạo, có ý chí vượt khó khăn, cẩn thận, kiên trì, tự tin.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Để làm rõ được mục đích tôi đã nói ở trên, tôi đã thấy đối tượng nghiên cứu là học sinh ở lớp 3 Trường Tiểu học Trung Mỹ - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc trong hai năm học gần đây nhất đó là 2010-2011và năm học 2011-2012. Tôi đã thực nghiệm nghiên cứu trên tất cả các đối tượng học sinh lớp 3, lấy kết quả đối chứng trong từng giai đoạn của hai năm sau khi dạy dạng toán này.
 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Xuất phát từ tình hình thực tế, để các em nắm vững được phương pháp giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị, tôi lần lượt nghiên cứu phương pháp dạy giải dạng toán này theo kiểu bài ứng với từng bước sau:
Bước 1: Giúp các em nắm chắc phương pháp chung để giải các bài toán.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh nắm chắc phương pháp giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị bằng phép tính chia, nhân.
Bước 3: Hướng dẫn học sinh nắm chắc phương pháp giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị bằng hai phép chia.
Bước 4: Luyện tập, so sánh cách giải và củng cố kiến thức cho học sinh.
Để giải quyết được nhiệm vụ trên, tôi bám sát vào các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học toán ở Tiểu học nói chung, ở lớp 3 nói riêng sao cho phù hợp đặc điểm tâm sinh lí và nhận thức của học sinh, giúp các em có hứng thú tốt khi học toán, tạo không khí học tập sôi nổi, chất lượng.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Khi tiến hành nghiên cứu, tôi thường sử dụng các phương pháp sau:
 Phương pháp nghiên cứu, lí luận
Đọc các tài liệu cần thiết.
Tìm hiểu sách giáo khoa, sách giáo viên, chương trình liệu bồi dưỡng giáo viên, sách tham khảo.
2. Phương pháp điều tra quan sát
Tìm hiểu, phỏng vấn giáo viên.
Điều tra học sinh, các loại vở bài tập.
3. Phương pháp kiểm tra, thống kê kết quả
Kiểm tra chất lượng qua mỗi giai đoạn.
Thống kê kết quả ở từng giai đoạn.
4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Giáo viên rút kinh nghiệm cho mình, tổng kết thành các bài học cơ bản.
5. Phương pháp thiết kế bài dạy
Tiết 122: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Tiết 157: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị (tiếp theo).
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Từ những năm trước, tôi đã nghiên cứu rất nhiều phương pháp dạy học của các lớp 4-5, năm học 2010-2011 và năm học 2011-2012, tôi đặc biệt đã chú trọng đến phương pháp dạy dạng “bài toán liên quan đến rút về đơn vị” ở lớp 3. Mục đích chính là giúp các em có một kĩ năng giải toán và phân loại dạng toán tốt, tạo cơ sở tốt cho các em học tốt dạng toán về đại lượng tỉ lệ thuận và đại lượng tỉ lệ nghịch sau này. Thực chất ở dạng bài toán này, chúng ta đã phân loại cho các em thành hai kiểu bài theo chương trình học. Cho nên cái chính là tôi muốn giúp các em không những có phương pháp tốt giải hai kiểu bài này mà còn giúp các em có kĩ năng nhận biết, so sánh, đối chiếu sự giống nhau và khác nhau ở hai kiểu bài, từ đó các em tránh được nhầm lẫn đáng tiếc xảy ra. Vậy nên, chúng ta phải có phương pháp khéo léo phù hợp với quá trình nhận thức của các em, giúp các em nhẹ nhàng tiếp thu, không gò bó, nhớ được sâu sắc kĩ năng giải.
KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được mục tiêu của mình đề ra, tôi đã lập kế hoạch về thời gian và nội dung thực hiện theo từng bước sau:
Bước 1: Tập hợp lại kết quả chất lượng sau khi học ở mỗi kiểu bài của năm học 2010-2011 để lấy kết quả thực nghiệm đối chiếu với năm học 2011-2012.
Bước 2: Tổ chức chuyên đề phương pháp dạy học kiểu bài 1, để giáo viên khối 3 nắm và truyền thụ cho tất cả học sinh khối 3.
Bước 3: Khảo sát chất lượng lấy kết quả ở kiểu bài 1.
Bước 4: Tổ chức chuyên đề phương pháp dạy - học kiểu bài 2, để giáo viên khối 3 nắm và truyền thụ cho tất cả học sinh khối 3.
Bước 5: Khảo sát chất lượng lấy kết quả ở kiểu bài 2 rồi đối chiếu.
Bước 6: Cùng giáo viên khối 3 thảo luận phân tích, so sánh sự giống nhau và khác nhau ở 2 kiểu bài đó, thống nhất phương pháp rèn luyện cho học sinh, tránh khi giải các em lại nhầm kiểu bài 1 với kiểu bài 2.
Bước 7: Lập kế hoạch cho tất cả học sinh lớp 3 luyện tập hai kiểu bài song song.
Bước 8: Khảo sát chất lượng sau một thời gian luyện tập, lấy kết quả đối chiếu.
Bước 9: Phân tích, đánh giá, rút ra những kinh nghiệm khi dạy học dạng toán này.
PHẦN II: NỘI DUNG
CƠ SỞ LÍ LUẬN
Quá trình dạy học Toán 3 phải góp phần thiết thực vào việc hình thành phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập và làm việc tích cực, chủ động, khoa học, sáng tạo cho học sinh. Cho nên, giáo viên cần tổ chức hoạt động học tập thường xuyên tạo ra các tình huống có vấn đề, tìm các biện pháp lôi cuốn học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề bằng cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu kĩ năng vấn đề đó, huy động các kiến thức và các công cụ đã có để tìm ra con đường hợp lí nhất giải đáp từng câu hỏi đặt ra trong qua trình giải quyết vấn đề, diễn đạt các bước đi trong cách giải, tự mình kiểm tra lại các kết quả đã đạt được, cùng các bạn rút kinh nghiệm về phương pháp giải. Tuy nhiên, để tổ chức được các hoạt động học tập, giáo viên cần xác định được: Nội dung bài học cần cho học sinh lĩnh hội là gì? Tổ chức các hoạt động dạy - học như thế nào? Mặt khác, nội dung dạy giải toán ở lớp 3 được sắp xếp hợp lí, đan xen và tương hợp với các mạch kiến thức, phù hợp với sự phát triển nhận thức của học sinh lớp 3. Dạy học giải toán có lời văn là một trong những con đường hình thành và phát triển trình độ tư duy của học sinh. Các em biết phát hiện và tự giải quyết vấn đề, tự nhận xét so sánh, phân tích, tổng hợp, rút ra quy tắc ở dạng khái quát nhất định.
Trong quá trình dạy học, giáo viên cần chủ động tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động theo mục đích nhất định với sự trợ giúp đúng mức của giáo viên, của sách giáo khoa và đồ dùng dạy học, để mỗi cá nhân học sinh tự khám phá, tự phát hiện và tự giải quyết bài toán thông qua việc biết thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới với các kiến thức liên quan đã học cùng với kinh nghiệm sẵn có của bản thân. Đó là các cơ sở để các em giải tốt dạng toán rút về đơn vị nói riêng, các dạng toán hợp  ... c em đặt kết quả tìm được vào phần tóm tắt của bài các em sẽ thấy được cái vô lí khi thực hiện sai phép tính của bài giải như:
35 l : 7 can. 35 l : 7 can
10 l : 2 can ( đúng) 10 l : 50can ( vô lí).
Từ đó các em nắm chắc phương pháp giải kiểu bài 2 tốt hơn, có kĩ năng , kĩ xảo tốt khi giải toán.
4/ Hướng dẫn học sinh luyện tập, so sánh phương pháp giải 2 kiểu bài Để học sinh luyện tập tốt 2 kiểu bài này, tôi đã hướng dẫn các em so sánh các bước giải và đặc điểm của mỗi kiểu bài.
CÁC 
BƯỚC
KIỂU BÀI 1
( Tìm giá trị của các phần)
KIỂU BÀI 2
( Tìm số phần)
1
-  Tìm giá trị của 1 phần:
( phép chia)
-  Tìm giá trị của 1 phần: 
( phép chia)
(Đây là bước rút về đơn vị)
(Đây cũng là bước rút về đơn vị)
2
-  Tìm giá trị của các phần:
-  Tìm số phần.
(phép nhân)
  (Phép chia)
-  Lấy giá trị 1 phần nhân với số phần
 Lấy giá trị các phần chia cho giá trị 1 phần.
Sau đó, tôi yêu cầu học sinh học thuộc để áp dụng nhận dạng kiểu bài và giải các bài toán đó. Khi luyện tập, tôi tiến hành cho học sinh luyện 2 bài tập song song với nhau, mục đích là để các em vừa làm, vừa nhận dạng, so sánh. Sau mỗi lần luyện tập như vậy, chúng ta lại củng cố kiến thức một lần cho các em, chắc các em không còn nhầm lẫn nữa.
* Lần 1:
Bài toán 1: Có 5 túi gạo chứa được 40 kg gạo. Hỏi 3 túi gạo thì chứa được bao nhiêu ki - lô - gam gạo?
Bài toán 2: Có 40 ki – lô - gam gạo đựng vào 5 túi. Hỏi có 24 kg gạo thì cần bao nhiêu túi như thế để đựng?
* Củng cố cách giải, mối quan hệ giữa các phép tính trong 2 bài toán này. Mặt khác học sinh dễ dàng nhìn nhận ra lỗi sai của mình, nếu như nhầm phép tính ( Bài toán 2 là bài toán ngược của bài toán 1)
* Lần 2:
Bài toán 1: Có 4 cái áo đơm hết 24 cái cúc áo. Hỏi có 1236 cúc áo thì đơm được bao nhiêu cái áo như thế?
Bài toán 2: Ba thùng như nhau đựng được 27 lít mật ong. Hỏi 7 thùng như thế đựng được bao nhiêu kg mật ong?
*Đổi thứ tự bài để học sinh củng cố được cách nhận dạng 2 kiểu bài và phương pháp giải.
* Tóm lại: Trên đây là phương pháp hướng dẫn các em học sinh lớp 3 giải tốt dạng toán: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị, tôi tin rằng nếu chúng ta làm được như vậy thì các em nắm được phương pháp giải dạng toán này tốt hơn, chắc chắn hơn, tránh được những sai sót có thể xảy ra. Các em sẽ có được tinh thần phấn khởi, tự tin khi giải toán.
TỔNG KẾT KINH NGHIỆM
Trong suốt quá trình nghiên cứu, quan sát học sinh giải toán, tôi thấy các em rất thích giải toán khi các em đã có đủ vốn kiến thức, phương pháp giải toán. Các em giải toán đúng, chính xác hơn khi các em được thầy cô nhiệt tình hướng dẫn với phương pháp dễ hiểu nhất, dễ nhớ nhất. Với phương pháp này tôi đã trang thiết bị cho các em vốn kiến thức phương pháp cơ bản để các em giải dạng toán này không nhầm lẫn, sai sót đến chất lượng học của các em được nâng lên rõ rệt. So với năm học 2010-2011, năm nay các em làm bài tốt hơn nhiều, chất lượng bài làm cũng cao, tỉ lệ nhầm lẫn hay làm bài sai chỉ chiếm có 1%. Nhìn chung, các em được giải toán, so sánh cách giải của 2 kiểu bài này sẽ làm bài chính xác cao, chất lượng khả quan. Kết quả khảo sát với 103 học sinh khối 3 ở hai kiểu bài cụ thể như sau:
T. Sè HS
ĐIỂM
1 - 4
5 - 6
7 - 8
9 - 10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
103
1
1.0
15
14.6
35
34.0
52
50.5
Kết quả trên cho chúng ta thấy được có phương pháp tốt thì học sinh làm bài tốt hơn. Chất lượng học của học sinh không tự dưng mà có được, đòi hỏi mỗi người giáo viên chúng ta biết phương pháp truyền đạt tới từng đối tượng học sinh. Nhiều đồng chí cho rằng dạng toán này dễ. Song, không hẳn như vậy, nếu chúng ta truyền đạt kiến thức, phương pháp hời hợt, không đi sâu, rộng vấn đề thì các em dễ dàng nhầm lẫn ở bước 2 của 2 kiểu bài đó, cũng có khi nhầm cả sang dạng toán khác. Cho nên dạy toán ở dạng toán này, chúng ta càng cẩn thận, chi tiết bao nhiêu thì chất lượng tiếp thu và làm bài càng tăng, các em học toán càng tự tin hơn bấy nhiêu.
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Dạy toán ở Tiểu học nói chung, ở lớp 3 nói riêng là cả một quá trình kiên trì, đầy sự sáng tạo, nhất là đối với dạng toán liên quan đến rút về đơn vị, cho nên khi hướng dẫ học sinh giải toán nói chung, giải dạng toán liên quan đến rút về đơn vị nói riêng chúng ta cần phải:
Tạo niềm hứng thú, sự say mê giải toán, bởi các em có thích học toán thì các em mới có sự suy nghĩ, tìm tòi các phương pháp giải bài toán một cách thích hợp.
Hướng dẫn học sinh nắm đầy đủ các kĩ năng cần thiết khi giải toán bằng phương pháp phù hợp, nhẹ nhàng, không gò bó.
Kích thích tư duy sáng tạo, khả năng phân tích, tổng hợp trong khi tìm tòi, phát hiện "đường lối" trong giải toán.
Thường xuyên thay đổi hình thức dạy học ở mỗi bài để tránh sự nhàm chán.
Tập cho học sinh có kĩ năng tự phân tích bài toán, tự kiểm tra đánh giá kết quả của bài toán, tập đặt các câu hỏi gợi mở cho các bước giải trong bài toán.
Phải coi việc giải toán là cả một quá trình, không nóng vội mà phải kiên trì tìm và phát hiện ra “chỗ hổng” sau mỗi lần hướng dẫn để khắc phục, rèn luyện.
Nên động viên, khuyến khích các em có đưa ra phương pháp giải gần hợp lí, tránh đưa ra tình huống phủ định ngay.
Gần gũi, động viên những em học yếu môn Toán đ các em có tiến bộ, giúp đỡ nhẹ nhàng khi cần thiết.
NHỮNG ĐIỀU CÒN BỎ NGỎ
Với phương pháp giúp các em học sinh lớp 3 giải tốt bài toán liên quan đến rút về đơn vị tôi vừa nêu ở trên, áp dụng cho mọi đối tượng học sinh, tuy có nhiều thành công song mặt nào đó nó vẫn còn hạn chế của nó. Đối với học sinh yếu kém, các em vẫn phải giải đi giải lại nhiều lần (luyện nhiều) mới nhớ được các bước giải, kĩ năng phân biệt ở 2 kiểu bài chưa chắc lắm. Đối với học sinh giỏi, các em làm tốt dạng toán này, đòi hỏi phải có sự nâng cao hơn về kiến thức, nếu không, các em sẽ chủ quan cho rằng việc giải toán quá đơn giản. Điều này tôi còn chưa nêu ở trong phương pháp dạy dạng toán này. Tôi sẽ coi đây là mục tiêu để nghiên cứu sau này.
KHẢ NĂNG VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN
Trên đây, tôi đã trình bày phương pháp hướng dẫn học sinh giải tốt dạng toán liên quan đến rút về đơn vị. Với phương pháp này, tôi đã triển khai chuyên đề với tất cả giáo viên tổ 3, nó được áp dụng dạy với tất cả đối tượng học sinh, thực tế đã mang lại kết quả cao. Từ phương pháp này, giáo viên sẽ giúp các em nắm được các bước cần thực hiện được khi giải toán, các em biết phân biệt cách giải các kiểu bài này trong cùng một dạng toán cơ bản. Đối với phương pháp này, tất cả các đối tượng học sinh sẽ nắm được quy trình giải 2 kiểu bài một cách dễ dàng, dễ nhớ mà không nhầm lẫn, các em biết phân biệt được sự giống nhau và khác nhau khi thực hiện bài giải của 2 kiểu bài này. Đó cũng là mong muốn của mỗi chúng ta.
PHẦN III: KẾT LUẬN
KẾT QUẢ THÀNH CÔNG
Ngay từ khi bước sang học kỳ II của năm học này, tôi đã tiến hành triển khai chuyên đề Toán lớp 3 để các đồng chí nắm được phương pháp giải dạng toán có liên qua đến rút về đơn vị. Cho nên khi dạy đến dạng bài toán này, phương pháp dạy theo chuyên đề đã được áp dụng với tất cả học sinh các lớp ở khối 3. Chính vì vậy, các em đã nhanh chóng nắm được cách giải kiểu bài 1 rồi đến kiểu bài 2 của dạng toán này, các em biết phân tích để thấy được sự giống nhau, khác nhau khi thự hiện bài giải, đặc biệt là các em biết nhận dạng toán này một cách thành thục, có kĩ năng, kĩ xảo tốt. Các em học sinh trung bình thì làm khá tốt. Đó là tất cả những gì chúng ta mong muốn để có được khi dạy học sinh giải toán. Tôi mong muốn giải pháp này sẽ được áp dụng sâu rộng hơn để quá trình dạy học toán, thích giải toán và thích tìm tòi, khám phá cái mới, cái cần có khi giải toán. Đạt được tất cả những điều trên đó là thành công lớn trong giảng dạy.
PHƯƠNG HƯỚNG TIẾP TỤC HOÀN THIỆN
Mỗi chúng ta, khi đứng trên bục giảng, ai cũng luôn mong muốn cho mình một phương pháp dạy tốt nhất để mang lại chất lượng dạy – học cao nhất. Đặc biệt, tôi rất thích nghiên cứu về môn toán với đối tượng là học sinh giỏi hoặc khá giỏi. Cho nên,trong thời gian tới, tôi tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm, thiết lập các kiểu bài nâng cao của dạng toán tôi vừa nghiên cứu và các dạng kiểu bài toán khác để hướng dẫn học sinh học toán có chất lượng cao. Hình thành kĩ năng, kĩ xảo khi giải toán tốt nhất cho cho học sinh. Tôi sẽ nghiên cứu, mở rộng với tất cả các khối lớp, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở Tiểu học nói riêng, của ngành giáo dục nói chung.
Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
* Đối với giáo viên: Tích cực tham gia tích luỹ kiến thức để tập trung nghiên cứu các phương pháp đổi mới ở tất cả các môn học ở bậc Tiểu học.
* Đối với tổ chuyên môn; Thường xuyên tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, thảo luận sâu sắc cách viết và làm sáng kiến kinh nghiệm.
* Đối với trường: Cần phát động sâu rộng phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, thường xuyên tổ chức chuyên đề ở tất cả các môn học, đặc biệt là môn Toán..
* Đối với Phòng Giáo dục và đào tạo: Hàng năm, Phòng nên tổ chức nhiều chuyên đề cấp Huyện, đặc biệt là các chuyên đề liên quan đến các dạng toán cơ bản ở các khối lớp 1, 2, 3.
LỜI KẾT
Trên đây, tôi vừa trình bày Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải tốt dạng toán liên quan đến rút về đơn vị. Qua đây, muốn góp phần nhỏ vào phương pháp dạy học toán ở Tiểu học nói chung, phương pháp dạy toán lớp 3 nói riêng. Hơn nữa, tôi muốn trình bày ý kiến của mình để các đồng nghiệp tham khảo, đóng góp ý kiến xây dựng để cho phương pháp dạy học của tôi hoàn thiện hơn. Kính mong các đồng nghiệp xem xét và nhiệt tình góp ý kiến cho tôi để tôi có nhiều thành công trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trung Mỹ, ngày 30 tháng 4 năm 2012
TÁC GIẢ
Trịnh Xuân Bốn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Đỗ Đình Hoan - Nguyễn Áng - Đỗ Tiến Đạt - Đào Thái Lai - Đỗ Trung Hiệu “ SGK Toán 3” – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
 Đỗ Đình Hoan - Nguyễn Áng - Đỗ Tiến Đạt - Đào Thái Lai - Đỗ Trung Hiệu “ SGV Toán 3” – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
 Dạy lớp 3 - Theo chương trình Tiểu học mới - Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Tiểu học
 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy lớp 3, NXB Giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học lớp 3, NXB Giáo dục.
Chương trìnhTtiểu học (Ban hành kèm theo quyết định số 43/2001/QĐ - BGD & ĐT ngày 9/11/2001 của Bộ giáo dục và Đào tạo).

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_g.doc