A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tiếng Việt là tiếng phổ thông của dân tộc Việt. Trong nhà trường tiểu học, tiếng Việt là đối tượng mà học sinh cần chiếm lĩnh. Đồng thời, Tiếng Việt cũng là một môn học: môn Tiếng Việt. Môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt như nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động lứa tuổi, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy. Môn Tiếng Việt còn cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt. Học tiếng Việt, học sinh còn được bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Sáng kiến kinh nghiệm: Moọt soỏ bieọn phaựp reứn kú naờng laứm vaờn mieõu taỷ cho hoùc sinh lụựp Naờm A. Phần mở đầu I. Lí do chọn đề tài T iếng Việt là tiếng phổ thông của dân tộc Việt. Trong nhà trường tiểu học, tiếng Việt là đối tượng mà học sinh cần chiếm lĩnh. Đồng thời, Tiếng Việt cũng là một môn học: môn Tiếng Việt. Môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt như nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động lứa tuổi, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy. Môn Tiếng Việt còn cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt. Học tiếng Việt, học sinh còn được bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong chương trình Tiểu học mới, môn Tiếng Việt được chia thành các phân môn, mỗi môn có nhiệm vụ rèn cho học sinh một số kĩ năng nhất định. Phân môn Tập làm văn là phân môn mang tính tổng hợp cao nhất. Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh cả bốn kĩ năng, trong đó chú trọng vào các kĩ năng nghe, nói, viết. Đối với phân môn này, học sinh phải được hình thành và rèn luyện năng lực trình bày văn bản (nói và viết) ở nhiều thể loại khác nhau. Quá trình dạy học là một quá trình tư duy sáng tạo – người giáo viên là một kĩ sư của tâm hồn, hơn nữa cũng là một nhà làm nghệ thuật. Và việc dạy học ngày nay luôn dựa trên cơ sở phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Chính vì thế nó đòi hỏi người giáo viên phải luôn có sự sáng tạo, tự cải tiến phương pháp dạy học của mình nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học. Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách của mỗi học sinh, cung cấp cho học sinh những kiến thức cần thiết. Phân môn Tập làm văn ở Tiểu học có nhiệm vụ rất quan trọng là vốn kĩ năng nói và viết. Thế nhưng hiện nay, đa số các em học sinh lớp 4, 5 đều rất sợ học phân môn Tập làm văn vì không biết nói gì ? viết gì ? Ngay cả bản thân giáo viên đôi khi cũng không tự tin lắm khi dạy phân môn này so với các môn học khác . Qua thực tế giảng dạy tại trường Tiểu học Ngọc Thiện 1, tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là phân môn khó trong các phân môn của môn Tiếng Việt. Để thực hiện được mục tiêu của phân môn Tập làm văn là xây dựng các văn bản (nói và viết), học sinh cần huy động tất cả các kiến thức tiếng Việt tiếp thu được qua việc học Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện Trong khi đó, học sinh đại trà của nhà trường với gần bốn phần năm nên việc giúp các em đạt được các yêu cầu trên là vấn đề nan giải. Học sinh thường rất ngán học Tập làm văn. Với học sinh lớp Năm, việc rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh là cần thiết. Học tốt văn miêu tả sẽ là điều kiện thuận lợi để học sinh học tốt các môn học khác ở Tiểu học và học lên lớp trên. Nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường nói chung, dạy học sinh lớp Năm học tốt văn miêu tả nói riêng, tôi đã chọn đề tài: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp Năm . II. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài, tôi không có nhiều tham vọng mà chỉ nhằm mục đích góp một phần công sức của mình vào công tác giáo dục của nhà trường. Với việc nghiên cứu đề tài, tôi mong muốn sẽ có được bài học kinh nghiệm để có thể áp dụng vào thực tiễn giảng dạy môn Tập làm văn trong trường Tiểu học Ngọc Thiện 1 nói riêng, ngành giáo dục nói chung. Điều này càng có ý nghĩa nếu đề tài thành công sẽ đồng thời là chất lượng học tập của các em học sinh đại trà được nâng lên. Chỉ tiêu: Cuối năm học, 99% học sinh có thể làm được bài văn miêu tả theo yêu cầu. Trên cơ sở các kiến thức, kĩ năng về văn miêu tả đã được học, học sinh có thể vận dụng học tiếp lên lớp trên. III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1. Phạm vi nghiên cứu Nhằm đi sâu vào một vấn đề và chỉ dừng ở mức độ sáng kiến kinh nghiệm nên tôi chỉ giới hạn đề tài trong phạm vi nghiên cứu việc dạy học kiểu bài miêu tả cho học sinh lớp Năm. Với phạm vi nghiên cứu hẹp như vậy, tôi hi vọng sẽ thu được nhiều kết quả khả quan, góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục của một nhà giáo trong giai đoạn mới. 2. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 5E trường Tiểu học Ngọc Thiện 1, xã Ngọc Thiện, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Trong quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi có chú ý phân loại đối tượng học sinh theo trình độ học sinh ngay từ đầu năm học môn Tiếng Việt, như sau: Tổng số HS Giỏi % Khá % Trung bình % Yếu % 24 0 0 6 25 10 41,6 8 33,4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Chọn đề tài này để nghiên cứu, tôi đề ra những nhiệm vụ cho từng giai đoạn như sau: 1. Giai đoạn 1: Đầu năm học 2011-2012: + Điều tra phân loại đối tượng học sinh lớp 5E. Từ đó mạnh dạn áp dụng những biện pháp nhằm giúp học sinh yêu thích và học tốt kiểu bài miêu tả trong chương trình Tiếng Việt lớp Năm. + Trên cơ sở các giải pháp đã áp dụng, tôi sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm trong dạy học kiểu bài miêu tả cho học sinh lớp Năm. 2. Giai đoạn 2: Cuối năm học 2011- 2012: + Phát triển sáng kiến kinh nghiệm thành đề tài nghiên cứu. Tiếp tục áp dụng những biện pháp nhằm giúp học sinh của lớp yêu thích và học tốt kiểu bài miêu tả. B. Nội dung nghiên cứu I. Quá trình thực hiện *Đặc điểm tình hình trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 1. Thuận lợi a. Giáo viên - Đội ngũ giáo viên đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm qua nhiều năm thực hiện đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa. b. Học sinh - Trong thư viện nhà trường có nhiều sách tham khảo và đồ dùng phục vụ cho việc dạy học phân môn Tập làm văn. Đối với học sinh thì phụ huynh quan tâm tới con em mình nên có sự chuẩn bị cho con em đầy đủ về sách vở, dụng cụ học tập. 2. Những tồn tại a. Giáo viên + Việc vận dụng quan điểm dạy học tích hợp trong dạy học chưa được giáo viên vận dụng triệt để nên lượng kiến thức, kĩ năng cung cấp cho học sinh trong một tiết Tập làm văn thường rất lớn, nhiều lúc dẫn đến tình trạng quá tải trong tiết học. + Giáo viên đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhưng đôi khi cũng ngại không dám thoát li các gợi ý của sách giáo khoa, sách hướng dẫn vì sợ sai. b. Học sinh - Học sinh chưa vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học trong các phân môn của Tiếng Việt, của các môn học khác, của các lớp dưới vào học tập môn tập làm văn. Chẳng hạn khi dạy cho học sinh cấu tạo một bài văn tả cảnh, giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản mẫu để rút ra nhận xét. Trong khi đó, nếu dựa trên kiến thức đã học về văn miêu tả ở lớp Bốn để hình thành cho học sinh cấu tạo bài văn tả cảnh ở lớp Năm rõ ràng là nhanh hơn. - Vốn từ của học sinh chưa phong phú, các em chưa hiểu hết nghĩa của từ nên việc vận dụng vào bài làm còn nhiều sai sót. - Chương trình tiếng Việt mới có rất nhiều ưu điểm trong việc phát huy sáng tạo của học sinh nhưng lại tương đối nặng đối với đối tượng học sinh ở vùng núi. - Đôi lúc, do nhiều nguyên nhân, một số giáo viên vẫn lạm dụng phương pháp làm mẫu đối với học sinh dẫn đến tình trạng học sinh nhìn nhau, học thuộc bài văn mẫu. - Thời gian quy định đối với một tiết học cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc dạy Tập làm văn trong nhà trường Tiểu học. - Hầu hết học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, các em phải phụ giúp với gia đình trong công việc đồng áng. Việc dành thời gian học ở nhà còn ít. - Kĩ năng làm văn miêu tả của học sinh thấp. Các em chưa biết cách quan sát, thực hiện làm một bài văn miêu tả chưa đúng quy trình, chưa biết cách chọn lọc các chi tiết miêu tả đặc sắc để đưa vào bài văn mà hầu như bê nguyên si cả những điều đã biết vào bài văn, tạo cho bài văn thành một mớ hỗn độn của các chi tiết hoặc thành một bản liệt kê khoa học - Do trong lớp có nhiều đối tượng học sinh nên giáo viên thường sử dụng phương pháp làm mẫu để giúp học sinh còn kém làm văn. Phương pháp này giúp học sinh yếu có thể làm được bài bằng những gợi ý. Tuy nhiên, một số học sinh học được lại thường hay bắt chước các câu, đoạn văn mẫu nên nhiều bài làm có các câu, đoạn giống nhau. - Có sự chênh lệch rất lớn về trình độ của học sinh khá giỏi và học sinh yếu nên người giáo viên rất khó sử dụng các phương pháp để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục. Nếu chú ý đến số học sinh học trung bình và khá, giỏi thì sẽ bỏ qua số học sinh yếu. Nhưng nếu tập trung đến số học sinh yếu, kiên trì giúp số học sinh này có được bài văn thì lại ảnh hưởng đến sự phát triển của số học sinh khá, giỏi. - Học văn miêu tả, làm văn miêu tả nhưng nhiều học sinh lại thiếu vốn sống thực tế nên dẫn đến hai tình huống hay gặp trong dạy học tập làm văn miêu tả. Đó là: + Học sinh không biết làm như nào để tách giữa ba phần của bài văn. + Học sinh sử dụng các gợi ý của giáo viên, các đoạn văn mẫu để viết (theo kiểu kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc). Sản phẩm của các em không nói chắc chúng ta cũng có thể hình dung đó là những đoạn văn, bài văn khô cứng, không cảm xúc, nếu không nói là vô vị. - Một khó khăn nữa là nhiều học sinh viết chữ chưa đẹp, nếu không nói là rất xấu, sai chính tả. Nhiều bài văn có chữ viết lem nhem, đầy vết bẩn. Có bài viết, số chữ sai chính tả nhiều hơn số chữ viết đúng. Với một bài văn đầy lỗi chính tả, tẩy xóa thì việc đọc lại bài, trau chuốt câu văn, sửa ý, sửa từ quả là rất khó. c. Cha mẹ học sinh - Trong lớp còn nhiều gia đình có kinh tế khó khăn, thường xuyên phải đi làm xa nên ít có thời gian quan tâm đến con em mình. Trình độ học vấn của cha mẹ chưa cao nên khi tự học ở nhà các em gặp rất nhiều khó khăn. II. Một số biện pháp đã áp dụng nhằm giúp học sinh học tốt kiểu bài miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp Năm. 1. Điều tra phân loại học sinh Giáo viên điều tra phân loại học sinh, nắm chắc từng đối tượng học sinh: học sinh năng khiếu, trung bình, học sinh yếu. Nắm chắc được đối tượng học sinh, giáo viên sẽ đề ra được kế hoạch dạy học phù hợp, có những biện pháp dạy học giúp vun xới, phát triển năng lực học văn của học sinh năng khiếu. Đồng thời, giáo viên cũng có biện pháp phù hợp giúp học sinh yếu biết làm văn miêu tả, có thể vận dụng làm được một bài văn hoàn chỉnh. 2. Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát. Quan sát theo trình tự từ xa đến gần, từ trong ra ng ... au. *Đoạn thân bài: Bằng tuổi em nhưng bạn Thảo đứng chỉ đến vai em. Bạn có nước da ngăm ngăm của một người hay lam hay làm quen dãi dầu nắng mưa. Nhiều lúc, đi bò, Thảo để đầu trần, đi chân không nên mái tóc bạn không đen như tóc em mà vàng hoe, khen khét mùi nắng. Bạn rất hay cười. Mỗi khi bạn cười, hai lúm đồng tiền hiện rõ trên khuôn mặt ngăm đen.Thảo có đôi mắt to rất đẹp với hàng lông mi dài, cong. Đôi mắt luôn ánh lên những tia nhìn hồn nhiên, chất phác. Thảo viết chữ rất đẹp. Bạn đã được chọn dự thi viết chữ đẹp cấp trường và và bạn đã mang vinh dự về cho lớp khi đạt giải. Cô giáo hay lấy bạn làm gương cho chúng em noi theo để rèn chữ. Mấy hôm nay, cô Huệ đi công tác, thầy Hải dạy thay. Thầy giáo rất hay khen Thảo vì bạn hiểu bài rất nhanh và hay phát biểu. Em chưa bao giờ thấy Thảo cãi nhau với ai. *Đoạn kết bài: Mỗi khi vắng Thảo, em cứ cảm thấy nhớ nhớ. Em sẽ cố gắng chân thành với Thảo để tình bạn của chúng em mãi mãi bền lâu. Và nhất là em phải cố gắng rèn chữ viết để có những trang chữ đẹp giống như bạn. Giáo viên cần lưu ý cho học sinh mục đích của từng đoạn văn. Đoạn mở bài có tác dụng giới thiệu cho người đọc, người nghe biết xuất xứ nhân vật. Đoạn thân bài là bức tranh vẽ bằng lời hình dáng, đường nét, cử chỉ hoạt động, tính nết của nhân vật. Có chọn được những chi tiết đặc sắc, tiêu biểu ta mới vẽ được một nhân vật mang những cá tính riêng. Bạn học sinh trong bài là một học sinh vùng nông thôn với những đặc điểm riêng, cá tính riêng không lẫn với bất cứ một bạn học sinh nào khác. Đoạn kết bài mang đậm dấu ấn cá nhân của người viết. Không thể có đoạn kết bài chung cho mọi học sinh. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh nêu được cảm xúc tự nhiên, chân thật, không sáo rỗng kiểu như: Em rất yêu quý bạn. III. Kết quả Sau một thời gian thực hiện, dựa vào kết quả kiểm tra định kì các đợt, chất lượng học tập kiểu bài miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp 5E có sự chuyển biến rõ rệt. Kết quả bài kiểm tra viết của học sinh trong tháng 03/2012 Đề bài: Em hãy tả một người bạn của em. Số HS làm bài Điểm Yếu Trung Bình Khá Giỏi TS % TS % TS % TS % Lớp 5E 24 0 0 4 16,6 15 62,5 5 20,9 C. Kiến nghị Với những kết quả ban đầu thu được sau một thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp Năm”, tôi đề nghị Nhà trường tổ chức khảo nghiệm và có ý kiến góp ý, chỉ đạo để tôi tiếp tục hoàn chỉnh đề tài. Nếu được công nhận, đề nghị Nhà trường tạo điều kiện cho tôi tiếp tục triển khai đề tài trong nhà trường để góp phần nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt nói riêng, chất lượng dạy học cho học sinh lớp Năm nói chung. D. kết luận Sau một thời gian áp dụng vào thực tế giảng dạy ở lớp Năm, qua các kết quả kiểm tra, đề tài đã thu được một số kết quả nhất định. Học sinh có những chuyển biến rõ rệt trong việc học kiểu bài miêu tả của chương trình Tập làm văn lớp Năm. Đồng thời, bản thân tôi cũng rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau: 1. Trước hết, người thầy giáo phải luôn có lòng yêu nghề, yêu người, có ý thức trách nhiệm và tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi và mạnh dạn áp dụng những cái mới vào trong thực tiễn giảng dạy. 2. Nhiệm vụ quan trong bậc nhất của người giáo viên tiểu học là phải nắm vững đối tượng học sinh, hiểu rõ trình độ và năng lực, hoàn cảnh và sở thích của từng em cũng như tâm sinh lí lứa tuổi học sinh. Phân loại được học sinh, người giáo viên mới có thể áp dụng những phương pháp dạy học phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh, với từng cá thể học sinh. 3. Giáo viên phải thường xuyên nghiên cứu, dự giờ đồng nghiệp, tham dự đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn để nắm bắt những thông tin về nội dung, phương pháp của chương trình môn Tiếng Việt. Từ đó, giáo viên mới có thể lập kế hoạch dạy học và kế hoạch bài học một cách khoa học, có sự tích hợp giữa kiến thức các môn học và các lớp học với nhau. 4. Dạy Tập làm văn theo quan điểm tích hợp kiến thức, kĩ năng giữa bài trước với bài sau, giữa các phân môn Tiếng Việt với nhau, giữa lớp dưới với lớp trên. 5. Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nhằm khuyến khích học sinh bộc lộ trí tuệ và cảm xúc của mình trong các ngôn bản mà các em tạo lập: + Phương pháp phân tích ngôn ngữ: Trên cơ sở các văn bản mẫu, học sinh khai thác, nhận biết kết cấu bài văn, trình tự miêu tả. + Phương pháp trực quan: Học sinh phải được quan sát đối tượng miêu tả. Các em có thể quan sát đối tượng tả trên thực tế ở lớp hoặc ở nhà, quan sát qua phim ảnh. Vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học, tạo điều kiện cho học sinh quan sát những đối tượng miêu tả không có ở địa phương để mở rộng hiểu biết cho các em. + Phương pháp rèn luyện theo mẫu: Dựa vào văn bản mẫu, học sinh tạo lập các văn bản mới theo nét riêng của các em. + Phương pháp thực hành giao tiếp: Tạo điều kiện cho mọi đối tượng học sinh được trình bày sản phẩm của mình, được tranh luận để tìm ra cái mới. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi và “ Một số biện pháp rèn kĩ năng miêu tả cho học sinh lớp Năm” . Tôi mong muốn khi đọc tài liệu này những đồng nghiệp của tôi sẽ nhận thấy được một vài kinh nghiệm nho nhỏ cho bản thân để áp dụng vào “ Rèn kĩ năng miêu tả cho học sinh lớp Năm” trong những giờ dạy Tập làm văn và quá trình dạy Tiếng Việt ở Tiểu học. Trong quá trình làm đề tài này, tôi đã cố gắng hết mình, xong cũng không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong các lãnh đạo và đồng nghiệp đóng góp ý kiến để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn và tiếp thu mọi ý kiến đóng góp để nâng cao chất lượng đề tài, cũng như phương pháp dạy phân môn Tập làm văn trong trường Tiểu học. Ngọc Thiện, Ngày 10 tháng 04 năm 2012 Người viết Đoàn Thị Phương Mục lục A. Phần mở đầu I. Lí do chọn đề tài1 II. Mục đích nghiên cứu2 III.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.3 1. Phạm vi nghiên cứu...3 2. Đối tượng nghiên cứu3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu.3 B. Nội dung nghiên cứu I. Quá trình thực hiện.4 1. Thuận lợi.4 2. Những tồn tại..4 II. Một số biện pháp đã áp dụng nhằm giúp học sinh học tốt kiểu bài miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp Năm6 Điều tra phân loại học sinh..6 Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát..7 Chọn đề tài gần gũi, quen thuộc đối với học sinh7 Hướng dẫn học sinh lập dàn ý..8 Sử dụng phương pháp luyện tập theo mẫu8 Cá thể hóa hoạt động dạy học..8 Chấm bài thường xuyên10 Làm giàu vốn từ cho học sinh...10 Giúp học sinh luyện viết câu.11 Hướng dẫn học sinh tích lũy vốn kiến thức văn học.12 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, cảm nhận cái hay, cái đẹp của một đoạn văn.12 Rèn kĩ năng sắp xếp, diễn đạt ý13 III. Kết quả.15 C. Kiến nghị ...................................................................................16 D.Kết luận....17 Kết quả đánh giá của nhà trường .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... Kết quả chấm. của hội đồng khoa học cấp huyện .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... ............................................................................................................
Tài liệu đính kèm: